Từ Úc trở về ngày 18/3, Lê Vũ Anh Thư (sinh viên năm nhất của ĐH La Trobe) hiện đang ở khu cách ly tại Trường Quân sự huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
![]() |
Trong khu cách ly, Lê Vũ Anh Thư dạy Tiếng Anh trực tuyến cho mọi người. |
Chọn lối sống tích cực, có ích trong thời gian cách ly là cách mà Anh Thư xác định để chia sẻ với mọi người trong cuộc chiến với dịch bệnh Covid-19 .
Từ thứ Bảy tuần trước (ngày 21/3), tức chỉ 3 ngày sau khi bắt đầu vào khu cách ly, với suy nghĩ biến 14 ngày xa gia đình và bạn bè trở nên có ích và thú vị hơn, qua mạng xã hội, Anh Thư đã tình nguyện dạy Tiếng Anh online cho các bạn học sinh từ lớp 1 đến 12.
“Chứng kiến sự cố gắng, vất vả của các bác sĩ, chiến sĩ trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, em cảm thấy muốn làm một điều gì đó có ích để góp phần vào nỗ lực chung. Vào đây không có việc gì nhiều, em quyết định dạy Tiếng Anh trực tuyến miễn phí, đơn giản để quãng thời gian này có ích hơn”, Anh Thư kể.
Anh Thư cho biết, trong thời gian học ở Úc, em đã từng dạy Tiếng Anh trực tuyến cho nhiều người. Do đó, qua những lời giời thiệu của các “học sinh cũ”, đến nay đã có 10 người đăng ký học.
![]() |
Mỗi ngày cô bạn sắp xếp 2 ca dạy, mỗi ca kéo dài 2 giờ đồng hồ. Ngày nào sắp xếp được thời gian và tràn đầy năng lượng thì thậm chí là 3 ca. "Em chia 2 học sinh lớp 3 một nhóm, 2 học sinh lớp 8 một nhóm, số các bạn lẻ khác lớp vào các buổi còn lại".
Cứ thế, cô bạn hướng dẫn cách giao tiếp, phát âm và cả cách viết cho học sinh nhiều lứa tuổi.
![]() |
Cô bạn hy vọng nỗ lực của mình sẽ góp phần vào công cuộc chống dịch bệnh Covid-19 của cả nước |
Sau 4 ngày bắt tay vào công việc này, cô bạn chia sẻ cảm thấy rất vui khi nhận được những phản hồi của học sinh về mức độ hiểu bài. Bên cạnh đó là cả những lời khen tặng, cảm ơn chân thành từ các phụ huynh.
“Vui nhất là từ đầu tuần đến cuối tuần em đã kín lịch. Trong phòng mọi người cũng thoải mái và không thấy bị làm phiền bởi việc làm này của em. Thậm chí, mọi người còn lưu số điện thoại em để phòng sau này nếu cần thì nhờ dạy”, Anh Thư vui vẻ tâm sự.
![]() |
Anh Thư trong thời gian ở trường. Ảnh: NCVV |
Anh Thư cho rằng đây là một trải nghiệm đáng nhớ, thậm chí “có một không hai” trong cuộc đời của mình.
Anh Thư mong rằng việc làm của mình có thể cùng những người trong phòng và khu cách ly tạo nên được một điều gì đó có ích cho cộng đồng và lan tỏa những điều tích cực để cổ vũ tinh thần các bác sĩ, chiến sĩ đang cố gắng đẩy lùi bệnh dịch.
Thanh Hùng
Hình ảnh hằng ngày ở trong khu vực cách ly tại Đà Nẵng được cô bé 19 tuổi vẽ lại. Sau khi đăng lên mạng xã hội Facebook, những hình ảnh này kèm câu chuyện cảm động của cô đã được chia sẻ và lan tỏa rộng rãi.
" alt=""/>Cách ly phòng CovidAnh nằm đâu khe suối? Thung sâu?
Đất quê hương vẫn một màu thương nhớ
Cha mong anh chưa nguôi nức nở
Mẹ vịn bậu cửa ngóng, đợi anh về
Có người con gái khóc đầm cơn mê
Đợi anh về Mùa Xuân mới nở
Có lời hẹn thề rơi vào đêm dang dở
Cả một đời khuyết trong nhau.
Hết chiến tranh rồi anh còn ở đâu?
Bốn mươi năm một màu khói phủ
Núi đá vẫn mênh mông ngàn đời nhắn nhủ
Sừng sững hiên ngang những dáng những hình.
Hồn núi sông thắp lấp lánh những sinh linh
Vị Xuyên ơi nghĩa tình mang nặng.
Biên giới mãi là những gì sâu lắng
Tạc vào tâm thức ngàn năm.
Lời hát ầu ơ ru giấc anh nằm
Hoa chiến công vĩnh hằng tráng lệ
Tưới hồn mình trong lời kinh tiếng kệ
Bay về cõi Tây phương!
Mùa Xuân 2019
Hoàng Thị Trang Viên
" alt=""/>Sùng sững hiên ngang những dáng hìnhVui sướng và tự hào, đó là cảm xúc đầu tiên cô sinh viên năm cuối cảm nhận được khi nhận quyết định điều động. Với Hằng, đây vừa là trách nhiệm, vừa là cơ hội để học tập và cống hiến sức trẻ cho Tổ quốc.
Ngày chuẩn bị lên đường, Hằng nói với mẹ: “Bây giờ con đã học ngành y rồi, lại là ngành Y tế công cộng. Đây là lúc con hiểu được những việc sau này ra trường mình sẽ phải làm. Thế nên bố mẹ cứ yên tâm. Nhà trường và đơn vị thực tập đã trang bị những biện pháp tốt nhất để chúng con tự bảo vệ bản thân”. Dù lo lắng nhưng khi nghe con nói vậy, người mẹ cũng chỉ có thể dặn dò con phải cẩn thận hết sức.
“Cố gắng lên vì đất nước đang cần”
Ngày 19/3, sau khi được tập huấn kiến thức về Covid-19 và phản ứng nhanh với những trường hợp liên quan tới dịch, gần 130 sinh viên của Trường ĐH Y Hà Nội đã lên đường tham gia hỗ trợ công tác phòng chống dịch trực tiếp theo đề nghị của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, Bộ Y tế và Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19. Trong số đó có 97 sinh viên đang theo học năm cuối, hệ Bác sĩ Y học dự phòng và 27 sinh viên năm cuối hệ Cử nhân Y tế công cộng.
Lớp của Hằng gồm 27 sinh viên được phân thành các nhóm nhỏ. Có những sinh viên đã được cử tới sân bay, tham gia vào việc khai thác thông tin các chuyến bay và nơi hành khách đã đi qua; nhóm khác tham gia trực tổng đài y tế, thống kê và nhập thông tin dịch tễ học.
Hằng cùng 9 bạn trong lớp tham gia nhiệm vụ hỗ trợ CDC thu thập thông tin dịch tễ học tại các khu cách ly tập trung những người từ vùng dịch trở về.
Trước khi bắt đầu công việc, những sinh viên năm cuối đã được tập huấn kỹ càng từ việc mặc và cởi đồ bảo hộ ra sao, cần chú ý những điều gì trong quá trình thu thập thông tin dịch tễ.
Sau mỗi ca đi thu thập về, tất cả sẽ phải khử trùng và cởi bỏ toàn bộ trang phục y tế vừa sử dụng.
Hà Thị Hằng cùng các bạn tình nguyện tham gia phòng chống dịch (Ảnh: NVCC)
Một ngày, nhóm của Hằng sẽ chia thành 2 ca, mỗi ca kéo dài từ 4-6 tiếng để đảm bảo sức khỏe. “Chống dịch như chống giặc”, vì thế Hằng động viên các bạn chia nhỏ ca như vậy để có thể “đi đường dài”.
Dù đã quen với việc đi viện nhưng những sinh viên trường y vẫn có cảm giác căng thẳng với “trách nhiệm lớn”. “Cũng có một chút tự hào. Chúng em thường đùa nhau rằng: “Cố gắng lên vì mấy khi đất nước cần”. Nói vậy nhưng chúng em ai cũng hiểu, đây là cuộc chiến thực sự và chúng em phải cố gắng hết sức có thể”, Hằng nói.
Cô sinh viên năm 4 cũng cảm thấy may mắn khi ở trường chỉ học lý thuyết, nhưng giờ đây có thể vận dụng ngay những gì đã học vào thực tế. “Em cảm thấy vui sướng và tự hào vì hoá ra mình cũng có thể làm được”.
Trong lần tham gia chống dịch này, Hằng còn cảm thấy biết ơn những cán bộ y tế đã liên tục động viên, hỏi han tình hình và nhắc nhở nhóm: “Ăn uống đủ để lấy sức chiến đấu tiếp”.
Nữ sinh cũng không ít lần xúc động trước sự chu đáo của các chiến sĩ, dù phải vất vả túc trực 24/24 nhưng vẫn nhiệt tình sắp xếp nơi ăn, chốn ở cho những người Việt Nam trở về trong thời gian cách ly.
“Em biết người Việt vốn rất quan tâm, đùm bọc lẫn nhau. Nhưng qua lần này em mới cảm nhận được rõ hơn thứ tình cảm ấy. Rất nhiều người Việt, du học sinh từ các nước trở về, thế nhưng đất nước vẫn luôn sẵn sàng mở rộng vòng tay đón lấy. Khoảnh khắc đó thật ấm lòng”.
“Mọi người đều vất vả, chúng em có sá gì”
Cùng lớp với Hằng có Nguyễn Cao Duy, hiện đang tham gia làm nhiệm vụ tại sân bay Nội Bài.
Công việc của Duy tại sân bay thay đổi theo từng ngày. Bắt đầu tham gia điều động kể từ ngày 19/3, nhóm của Duy gồm 6 bạn, chia thành 3 ca trực. Mỗi ca trực thường kéo dài 24 tiếng, từ 6 giờ sáng hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau.
“Do yêu cầu công việc tại sân bay gấp gáp, chúng em không thể chia nhỏ ca vì như thế sẽ khó bàn giao và cũng không tiện đi lại”.
Bắt đầu từ 0 giờ ngày 21/3, hành khách khi nhập cảnh bắt buộc phải cách ly 100% và khai báo y tế tại nơi cách ly. Do vậy, công việc của Duy hiện tại đỡ vất vả hơn một bước. Kể từ ngày 22/3, cậu chuyển sang việc nhập liệu phiếu khai báo y tế.
Nhưng việc trực 24/24 giờ khiến Duy phải “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”. “Cao điểm nhất là vào khung giờ có nhiều chuyến bay một lúc, mọi người sẽ phải vất vả hơn. Thỉnh thoảng vào những khung giờ ít chuyến bay hoặc không có chuyến bay về, chúng em chia cả để đi ăn”.
Có những khi bữa trưa của Duy thường bắt đầu từ 2-3 giờ chiều và bữa tối sẽ ăn vào lúc 1-2 giờ sáng. Việc ngủ cũng phải gấp gáp, đôi khi chỉ là phút chợp mắt ngay trên ghế.
“Chúng em cứ thay phiên nhau, trực 1 ngày nghỉ 2 ngày. Nhưng em không thấy mệt bởi ngoài tụi em còn có rất nhiều cô chú, anh chị công an, hải quan, bộ đội cũng phải làm việc liên tục suốt 24 giờ. Khó khăn chung nên chúng em động viên nhau mỗi người cố gắng một chút.
Ngoài sinh viên trường Y còn có các bạn sinh viên ĐH Ngoại ngữ cũng tham gia vào mảng phiên dịch tại sân bay 24 tiếng mỗi ngày”.
Dù làm việc liên tục nhưng Duy cảm thấy vui bởi “mỗi người nỗ lực một chút sẽ đẩy lùi được dịch bệnh”.
“Ngay từ khi xác định thi vào đại học, bọn em đã nhận ra phần nào vai trò và trách nhiệm của mình. Em cảm thấy tự hào, sau đó hiểu được trách nhiệm mà mình cần phải đóng góp cho đất nước trước tình hình khó khăn này”.
Cả Duy và Hằng đều là sinh viên năm cuối trường y. Cả hai cùng hào hứng tham gia chống dịch với hành trang mang theo là sức khoẻ, kiến thức và sự nhiệt huyết của tuổi trẻ.
Đối với Hằng, dù chưa biết thời hạn kết thúc đợt chống dịch nhưng nữ sinh mong sẽ giống như dự đoán của thầy cô mình, “đợt dịch này sẽ giảm dần và kết thúc vào tháng 4”.
Còn Duy chỉ mong rằng, đợt dịch sớm kết thúc, bởi dịch kéo dài đã khiến kế hoạch học và thi của cậu phải đẩy lùi xuống ít nhất 1 tháng.
Tháng 6 này, những sinh viên năm cuối sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp. Những sinh viên như Duy và Hằng vẫn đang tranh thủ từng ngày vừa tham gia chống dịch, vừa sắp xếp việc học và củng cố lại kiến thức ôn thi tốt nghiệp.
“Với những nỗ lực mà chúng ta đã làm, chắc chắn cuộc chiến này sẽ thành công”, Duy nói.
Thúy Nga
- Hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội, ông Tạ Thành Văn cho biết, nếu có một nhân viên y tế hay sinh viên trường y dương tính với Covid-19, điều đó hoàn toàn không bất ngờ. “Chúng tôi đã lường trước được điều đó” - ông nói.
" alt=""/>Sinh viên y xuyên đêm chống dịch Covid