Phát triển đô thị thông minh phải giải quyết được các bức xúc xã hội
Trao đổi tại Hội thảo Việt – Pháp về xây dựng đô thị thông minh ngày 5/12,áttriểnđôthịthôngminhphảigiảiquyếtđượccácbứcxúcxãhộbxh bóng đá các chuyên gia đánh giá cuộc CMCN 4.0 đã hình thành xu thế phát triển mới trong nhiều lĩnh vực, trong đó có đô thị thông minh.
Vấn đề phát triển đô thị thông minh đang được Việt Nam đặc biệt chú trọng thông qua việc thực hiện Nghị quyết 05 của Trung ương Đảng năm 2016 ưu tiên phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam; Quyết định số 1819 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020, đặt mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam triển khai tối thiểu có 3 đô thị thông minh.
Gần đây nhất, tại Chỉ thị 16 về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã đề ra nhiệm vụ xây dựng chiến lược chuyển đổi số, nền quản trị thông minh, ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ số, nông nghiệp thông minh, du lịch thông minh, đô thị thông minh.
Ông Phan Thảo Nguyên, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ TT&TT cho hay: hội nhập sâu rộng trong lĩnh vực ICT, Việt Nam quan tâm đến sự hợp tác với Pháp trong xây dựng Chính phủ điện tử, đô thị thông minh, để Việt Nam có thêm kinh nghiệm cho sự phát triển.
Tại hội thảo, đại diện Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam nhận định phát triển đô thị thông minh sẽ là trọng tâm trong tương lai. Dự kiến, đến năm 2020 Việt Nam sẽ có 2/3 dân số sống tại đô thị.
Với triển vọng như vậy, Việt Nam cần thay đổi phương thức tổ chức, phát triển đô thị thông minh để giải quyết các tồn tại, thách thức trong xã hội, nền kinh tế như vấn đề dân số già, bất bình đẳng…
“Pháp đã trải qua các giai đoạn đó, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam. Các doanh nghiệp Pháp muốn hợp tác với Việt Nam phát triển đô thị thông minh trong cuộc CMCN 4.0”, đại diện Đại sứ quán Pháp nói.
Trao đổi thêm về những thuận lợi để phát triển đô thị thông minh, tại hội thảo, đại diện Bộ TT&TT cho hay hệ thống đô thị Việt Nam đã có bước phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng. Tỷ lệ đô thị hóa tăng từ 19,6% với 629 đô thị năm 2009 lên khoảng 36,6% với 802 đô thị năm 2016.
Khu vực đô thị đã chiếm tỷ lệ 70% chi phối trong tổng GDP, mang lại nhiều giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất nhập khẩu, tiến bộ khoa học công nghệ và có tác dụng lan tỏa thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở các vùng và trong cả nước.
Sự phát triển mạnh của các đô thị cũng đã dẫn tới nhu cầu ứng dụng CNTT để giải quyết các bức xúc xã hội.
相关推荐
- Nhận định, soi kèo U21 Bristol City vs U21 Swansea, 21h00 ngày 13/1: Đối thủ khó chịu
- Nhận định, soi kèo Zakho vs Al Qasim Sport Club, 21h00 ngày 27/12
- Giọng ca U60 nhảy siêu chất trên sân khấu TP.HCM
- NSƯT Diệu Hương đắm đuối với ca Huế
- Soi kèo góc Torino vs Juventus, 0h00 ngày 12/1
- Nhận định, soi kèo West Brom vs Norwich City, 22h00 ngày 26/12
- Duy Mạnh nói Lệ Quyên ngu dốt vì phát ngôn về Bolero?
- Nhận định, soi kèo Zakho vs Al Qasim Sport Club, 21h00 ngày 27/12