Thủ tướng Chính phủ: Cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội thực hiện khát vọng dân tộc

时间:2025-01-19 16:56:47 来源:NEWS

Sáng nay 5/12,ủtướngChínhphủCáchmạngcôngnghiệplàcơhộithựchiệnkhátvọngdântộđội hình atlético madrid gặp getafe Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự và cắt băng khai mạc hội thảo quốc tế "Phát triển công nghiệp thông minh - Smart Industry World 2017”.

Phát biểu tại hội thảo, Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết: Thế giới hôm nay đang chứng kiến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với sự phát triển bùng nổ của các cuộc cách mạng chuyên ngành thế hệ mới mở ra một thời đại phát triển mới của loài người gắn với trí tuệ nhân tạo, Internet cùng với sự phát triển bùng nổ của nền kinh tế số, cách mạng 4.0 đã tạo ra những thách thức to lớn đối với sự phát triển của mỗi quốc gia.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đánh giá cao việc tổ chức hội thảo và triển lãm. Đây là một diễn đàn rất có ý nghĩa để chúng ta cùng thảo luận, cùng chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ, phát triển công nghiệp thông minh, nhận diện rõ những thời cơ thuận lợi và đặc biệt là những khó khăn, thách thức để đề ra được các định hướng, giải pháp chủ yếu phát triển công nghiệp thông minh Việt Nam trong giai đoạn tới.

Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 này, sự hội tụ của các công nghệ tiên tiến tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho phát triển công nghiệp thông minh, tạo ra những khả năng hoàn toàn mới trong sản xuất và kinh doanh, có tác động sâu sắc tới nền kinh tế toàn cầu và từng quốc gia. Hình thành các phương thức phát triển mới để tạo cơ hội cho các quốc gia đi sau rút ngắn khoảng cách phát triển với các đất nước tiên tiến. Các quốc gia trên thế giới đều phải kết nối với nhau để tận dụng được xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Chương trình “Công nghiệp 4.0” được Chính phủ Đức thông qua từ năm 2012, đã và đang được đầu tư ngân sách cho nghiên cứu và phát triển nhằm phục vụ phát triển công nghiệp thông minh để duy trì khả năng cạnh tranh công nghiệp của Đức, các nước châu Âu hay hầu hết các nước Tây Âu cũng như các nước phát triển ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore đều đã đưa ra những chiến lược để thúc đẩy công nghiệp thông minh dựa trên số hoá và kết nối.

Việt Nam chúng ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm xây dựng các cơ chế chính sách phát triển công nghiệp thông minh, thúc đẩy Công nghiệp 4.0, nhưng trong từng lĩnh vực liên quan.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 16/CT-TTg chỉ ra các định hướng giúp Việt Nam tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó có giải pháp về phát triển hạ tầng công nghệ thông tin; cải thiện môi trường cạnh tranh kinh doanh để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp; ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ số, nông nghiệp thông minh, du lịch thông minh, đô thị thông minh; thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo; thay đổi nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới.

Theo đánh giá của Thủ tướng, các Bộ, ngành, địa phương đã bước đầu ứng dụng CNTT vào công tác cải cách hành chính và quản lý nhà nước ở từng bộ, ngành và địa phương. Đa số các dịch vụ công hiện nay đã chuyển sang trực tuyến (88%), trong đó hơn 10% đã ở mức độ 3 và 4. Hạ tầng, nhân lực và ứng dụng CNTT đang được tập trung đầu tư. Hiện nay, mạng di động 4G đã có hơn 4000 trạm phát sóng với mức phủ sóng dân số là hơn 95%.

Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sang tạo quốc gia đã có sự phát triển về cả lượng và chất. Số doanh nghiệp khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo năm 2017 tăng gần gấp đôi so với năm 2016, từ khoảng 1.800 năm 2016 đến hơn 3000 năm 2017. Bên cạnh 40 Quỹ đầu tư mạo hiểm quốc tế đã có mặt và hoạt động tại Việt Nam, các nhà đầu tư và các tập đoàn, ngân hàng lớn cũng tham gia huy động, sử dụng nguồn lực tài chính lớn cho khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo năm 2017 . Các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu phát triển, chuyển giao và ứng dụng công nghệ dịch chuyển dần sang xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

推荐内容