Trong chương trình truyền hình trực tiếp tối qua có sự góp mặt của 18 em nhỏ bị tim bẩm sinh thuộc gia đình hộ nghèo và có hoàn cảnh khó khăn đã nhận được sự hỗ trợ phẫu thuật từ "Trái tim cho em" và nay đã hoàn toàn khoẻ mạnh. Như em Nguyễn Văn Khánh (sinh năm 1996, Mê Linh, Hà Nội), là một trong những trường hợp nhận được sự hỗ trợ của "Trái tim cho em" hiện nay đã hoàn toàn khỏe mạnh và trở thành cậu sinh viên năm thứ 3 của Học viện Kỹ thuật Mật mã Việt Nam.
Ngay trong thời điểm diễn ra chương trình, Ban Tổ chức đã nhận được sự ủng hộ thông qua cam kết trực tiếp tại trường quay, qua đường dây nóng và qua tổng đài tin nhắn 1408.
Tại trường quay, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel - đơn vị sáng lập và đồng hành với chương trình đã ủng hộ 6,628 tỷ đồng, Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam ủng hộ 100 ca phẫu thuật, Ngân hàng ViettinBank ủng hộ 1 tỷ đồng, Tập đoàn Tân Hoàng Minh ủng hộ số tiền 2 tỷ đồng, Tập đoàn Vingroup ủng hộ 50 ca mổ tim miễn phí (chi phí trung bình mỗi ca mổ là 40 triệu đồng), Bệnh viện Tim Hà Nội ủng hộ 50 ca phẫu thuật miễn phí, Công ty Lixil Việt Nam ủng hộ 1 tỷ đồng, Ngân hàng Vietcombank, Tập đoàn Bảo Sơn, Công ty Ajinomoto Việt Nam, Hanvet, Sohaco cũng có những cam kết ủng hộ...
" alt=""/>Đêm Gala “Trái tim cho em” năm thứ 8 quyên góp được 20 tỷ đồngTại Diễn đàn cấp cao CNTT-TT Việt Nam (Vietnam ICT Summit 2016) với chủ đề Cách mạng số - Cơ hội và thách thức diễn ra sáng ngày 24/9 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn nhấn mạnh: Việc ứng dụng CNTT-TT thực sự đã mang lại những lợi ích vô cùng to lớn đối với các quốc gia. Lĩnh vực CNTT-TT tạo ra việc làm cho hàng triệu doanh nghiệp và người lao động trên khắp thế giới, nhiều doanh nghiệp phát triển vượt bậc trong thời gian ngắn, đạt giá trị hàng tỷ đô la, cạnh tranh được với những tập đoàn lớn, chiếm lĩnh thị trường thế giới.
Xu hướng Internet of Things (IoT), trí tuệ nhân tạo, thiết bị di động thông minh đã làm thay đổi, “thông minh hóa” nhiều lĩnh vực truyền thống như nông nghiệp thông minh, giao thông thông minh, y tế thông minh cho đến đô thị thông minh hay quốc gia thông minh. Chính việc ứng dụng CNTT-TT này đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cá nhân, tổ chức và năng lực cạnh tranh của các quốc gia trên toàn cầu.
Bên cạnh những lợi ích, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhận định những thay đổi to lớn, mạnh mẽ có thể nhìn thấy, đi kèm với cuộc cách mạng này là những khó khăn, thách thức, thậm chí là những mối đe dọa tới an ninh quốc phòng của các quốc gia nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng.
Sự kết nối mà điển hình là xu hướng IoT cũng mang lại những thách thức vô cùng lớn khi quy mô của hoạt động này đã bao trùm lên tất cả các lĩnh vực hoạt động của cuộc sống và lớn hơn rất nhiều so với những ứng dụng CNTT-TT trước đây.
Trong bối cảnh thế giới đang tiến vào cuộc cách mạng số, nhiều doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung tập trung quá nhiều vào những lợi ích, những mặt tích cực, các cơ hội và doanh thu khổng lồ và CNTT-TT mang lại mà chưa sẵn sàng, thiếu sự chuẩn bị để đối diện với mặt tiêu cực là những cuộc tấn công mạng ngày càng thường xuyên, dai dẳng với những kĩ thuật ngày càng hiện đại, tinh vi và phạm vi, quy mô tấn công ngày càng mở rộng.
Chính những nguy cơ hiện hữu này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo với các doanh nghiệp, các nhà quản lý về CNTT-TT phải có cái nhìn nghiêm túc hơn về hoạt động đảm bảo an toàn thông tin mạng song song với việc thúc đẩy hoạt động ứng dụng CNTT-TT.
Việt Nam đang bước sang một giai đoạn phát triển mới, cả nước đang nỗ lực thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020.
Tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng với việc tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mở ra cho chúng ta không gian phát triển rộng lớn.
Trong bối cảnh đó, CNTT-TT đã được Đảng và Nhà nước xác định là một trong những động lực quan trọng phát triển kinh tế tri thức, xã hội thông tin, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững đất nước, xây dựng Việt Nam thành một nước mạnh về CNTT-TT. Trước ngưỡng cửa của cuộc cách mạng số, vai trò của CNTT-TT cần phải được nâng lên một tầm cao mới. Để nắm bắt được thời cơ mà cuộc cách mạng số này mang lại, Bộ TT&TT đề xuất 6 giải pháp để Việt Nam có thể “tăng tốc”.
" alt=""/>Bộ TT&TT đề xuất 6 giải pháp để Việt Nam tăng tốc trong cuộc cách mạng sốSố tiền bồi thường kỷ lục này sẽ trả cho công ty phần mềm bảo mật VirnetX liên quan tới các bằng sáng chế về bảo mật máy tính và liên lạc di động.
Ngoài ra, khoản tiền phạt còn bao gồm cả thiệt hại cho những vi phạm của Apple với công nghệ VirnetX trong Mạng Riêng Ảo theo Yêu cầu (VPNoD).
Phán quyết này là kết quả phúc thẩm lần 3 trong vụ kiện được VirnetX khởi động cách đây 6 năm. Công ty này chuyên kiếm tiền từ việc cấp phép công nghệ tạo mạng riêng ảo qua Internet.
Tháng hai đầu năm, tòa án đã từng ra phán quyết buộc Apple phải trả cho VirnetX 625,6 triệu USD tổng cộng cho hai vụ kiện. Tuy nhiên, tòa phúc thẩm liên bang đã bác bỏ phán quyết này hồi tháng 8 vì cho rằng điều đó không công bằng cho Apple. Hai vụ kiện sẽ được xét xử riêng rẽ.
Apple cho biết sẽ tiếp tục kháng cáo phán quyết trên.
Nguyễn Minh(theo CNET)
" alt=""/>Apple thua kiện số tiền kỷ lục