Căn bệnh bí ẩn nhất trong lịch sử y học thế giới

  发布时间:2025-01-27 03:52:31   作者:玩站小弟   我要评论
Sự xuất hiệnChứng bệnh ngủ li bì lần đầu tiên được quan sát thấy vào thế kỷ 17,ănbệnhbíẩnnhấttronglịbi-abi-a、、。

Sự xuất hiện

Chứng bệnh ngủ li bì lần đầu tiên được quan sát thấy vào thế kỷ 17,ănbệnhbíẩnnhấttronglịchsửyhọcthếgiớbi-a khi một số người ở London (Anh) đột nhiên rơi vào trạng thái buồn ngủ kéo dài với các triệu chứng tương tự như bệnh viêm não, không tỉnh dậy sau vài tuần, không uống, không ăn… Người ta đã cố gắng đánh thức họ bằng tiếng ồn, ánh sáng và bằng nhiều cách khác, nhưng vô ích. Căn bệnh này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1917 bởi bác sĩ tâm thần và thần kinh học người Áo Konstantin von Economo, người gọi nó là “viêm não hôn mê” (vì vậy thỉnh thoảng người ta còn gọi là bệnh Economo).

Các triệu chứng đầu tiên thường xuất hiện khá đột ngột, bắt đầu bằng đau đầu và cảm thấy mệt mỏi, sau đó xuất hiện trạng thái lơ mơ, đôi khi kèm theo mê sảng nhưng bệnh nhân dễ tỉnh giấc. Bệnh có thể dẫn đến tử vong sớm hoặc sau vài tuần; nhưng nó có thể kéo dài trong nhiều tuần hoặc thậm chí vài tháng. Điều đáng sợ là căn bệnh này không có các triệu chứng đồng nhất - nó giống như một chứng thủy đậu nhiều đầu, biểu hiện theo những cách khác nhau.

{ keywords}
Qua hàng trăm năm, đến nay, nguồn gốc và phương pháp điều trị bệnh viêm não hôn mê vẫn là một thách thức lớn đối với các nhà khoa học. Ảnh: russian7.ru

Một phần ba số bệnh nhân bệnh ngủ chết trong giai đoạn cấp tính, hôn mê không thể đánh thức hoặc rơi vào trạng thái mất ngủ nặng đến mức không thể bằng cách nào làm cho họ ngủ được, thường kết thúc bằng cái chết trong vòng 10 đến 14 ngày. Do cảm thấy khó thở nên trong khi ngủ, bệnh nhân thường thực hiện các tư thế khác lạ. Đôi khi mất ngủ đi kèm với sự phấn khích cao liên tục, khiến bệnh nhân trở nên điên cuồng, cả về thể xác lẫn tinh thần.

Những bệnh nhân này ở trong trạng thái phấn khích và vận động không ngừng cho đến khi chết, do hoàn toàn kiệt sức trong 1 tuần hoặc 10 ngày. Tổng số nạn nhân bị chết ước tính khoảng 1,6 triệu người (có tài liệu ghi là 5 triệu, dịch bệnh kéo dài 10 năm), khoảng 20% ​​bệnh nhân sống sót cần được chăm sóc chuyên nghiệp cho đến hết đời; dưới 1/3 số bệnh nhân hồi phục hoàn toàn.

Bệnh viêm não hôn mê đã không tái phát trong hơn hai thế kỷ - cho đến mùa đông năm 1916-1917, khi người dân ở Vienna (Áo) và các thành phố châu Âu khác đột nhiên bắt đầu buồn ngủ. Một trong những trường hợp đầu tiên được ghi nhận gần Verdun ở Pháp, nơi căn bệnh tấn công và đã cướp đi sinh mạng của một số quân lính Atlanta. Trong đại dịch, tất cả mọi người đều được chẩn đoán mắc bệnh ngủ, vì giấc ngủ quá dài dẫn đến tử vong là dấu hiệu duy nhất của căn bệnh.

Tuy nhiên, vào thời điểm đó, mọi thứ được cho là do quá tải và mệt mỏi kinh niên của người lính. Các bác sĩ cũng có lúc cho rằng nguyên nhân gây ra các triệu chứng bất thường của họ là do khí mù tạt, được sử dụng rộng rãi trong chiến tranh. Nhưng những người dân thường sau đó cũng bắt đầu bị mắc bệnh, nên các bác sĩ phải thừa nhận không phải do khí độc. Căn bệnh này lây lan nhanh chóng trên khắp hành tinh cùng lúc với dịch cúm Tây Ban Nha, vốn khiến 50 triệu người thiệt mạng, khiến ít người quan tâm hơn.

Chứng bệnh ngủ ở Liên Xô

Từ châu Âu, bệnh viêm não hôn mê đã ập đến Liên Xô. Tại Nizhny Novgorod, trường hợp mắc bệnh đầu tiên được ghi nhận vào tháng 3/1921, và trong vòng 3 năm sau đó, tại vùng lãnh thổ này, 18 nam giới và 13 phụ nữ đã bị mắc bệnh. Tại Moscow, những người đầu tiên mang mầm bệnh xuất hiện vào tháng 9/1922, 2 tháng sau đó có 1 đợt tăng đột biến số bệnh nhân với các triệu chứng lạ - ngủ li bì, khó thở, mắt bị liệt, và sốt, rất khó để đánh thức, họ ngủ thiếp đi ngay cả khi đang ăn.

{ keywords}
Bệnh viêm não hôn mê là một trong những căn bệnh kỳ lạ nhất trong lịch sử nhân loại. Ảnh: livejournal.com

Các bác sĩ ghi nhận, trên bệnh nhân cơ mắt bị liệt lan rộng, mí mắt bị sụp xuống, một số trường hợp còn phát triển thành lác; không thể xác định tầng lớp dân nào có nguy cơ mắc bệnh và tỷ lệ mắc bệnh - tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, giới tính và thành phần xã hội, đều bị bệnh. Vì bệnh ngủ lây truyền qua các giọt nhỏ trong không khí, người ta tin rằng tác nhân gây bệnh là một loại virus chưa xác định. Có suy đoán rằng việc bùng phát có liên quan đến hậu quả của dịch cúm Tây Ban Nha hoành hành vào năm 1918-1919.

Hoặc người châu Âu bị suy yếu bởi bệnh cúm, trở thành “con mồi dễ dàng” cho loại virus mới, hoặc viêm não trở thành một biến chứng muộn của bệnh cúm Tây Ban Nha. Theo Giáo sư Khoa các bệnh thần kinh tại Đại học Moscow Mikhail Margulis, đầu năm 1923, số ca mắc bệnh ở thủ đô Liên Xô khoảng 100, với tỷ lệ mắc cao nhất vào tháng Giêng. Ông mô tả các triệu chứng của bệnh ngủ: các bệnh nhân rơi vào một giấc ngủ kéo dài rất lâu, nhưng họ vẫn tỉnh táo một phần.

Giấc ngủ có thể kéo dài từ một tuần đến một tháng, phụ thuộc vào mức độ phức tạp của dạng bệnh và đặc điểm của hệ thống miễn dịch của con người. Trong số những bệnh nhân của Bệnh viện Старо-Екатерининская được chẩn đoán mắc chứng này, cứ bốn người thì có một người tử vong. Những người hồi phục đã cố gắng tỉnh dậy không bao giờ có thể trở lại cuộc sống bình thường của họ, họ vẫn bị liệt hoặc mất trí; biến chứng vô hại nhất sau cơn bệnh là chứng lác mắt.

Dịch bệnh ngủ ở Liên Xô đã trở thành tình trạng khẩn cấp thực sự, một ủy ban đã được thành lập để nghiên cứu bệnh Economo. Các quan sát lâm sàng phong phú đã trở thành cơ sở cho các chuyên khảo của N. Chetverikov, A. Grinshtein, cũng như các bộ sưu tập y học tập thể đã được xuất bản. Các chuyên gia này ghi nhận sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh ngủ trong dân số Do Thái, cũng như mối tương quan của căn bệnh này với chấn thương và các bệnh tật khác.

Tuy nhiên, y học Liên Xô không thể phác thảo phương pháp điều trị hiệu quả, Phương Tây cũng chìm trong những phỏng đoán. Các bác sĩ Liên Xô đã đặt cược vào việc tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện chế độ ăn uống tổng thể, hoạt động thể chất hợp lý và chăm sóc y tế miễn phí, bao gồm cả việc khám sức khỏe hàng năm. Để bảo vệ bản thân khỏi bị nhiễm trùng, Margulis khuyên nên thực hiện “các biện pháp phòng ngừa tương tự như đối với các bệnh truyền nhiễm khác”.

Bệnh ngủ lây lan trên toàn cầu đến năm 1927, 5 triệu người đổ bệnh vì hôn mê, nhưng tại tất cả các quốc gia, dịch bệnh đã biến mất đột ngột và bí ẩn như khi nó bùng phát. Ngày nay, bệnh viêm não Economo được gọi là một “bệnh lâm sàng hiếm gặp”, nó chưa bao giờ trở lại với quy mô ồ ạt. Đợt bùng phát lớn cuối cùng đã được ghi nhận trên lãnh thổ của Liên Xô cũ - vào năm 2014, 33 cư dân của vùng Akmola của Kazakhstan đã bị nhiễm bệnh.

Trong hàng trăm năm qua, những phòng thí nghiệm tối tân nhất và những nhà khoa học hàng đầu đã cố gắng giải thích hiện tượng viêm não hôn mê và phát triển một phương pháp chữa trị, nhưng “virus buồn ngủ” - tác nhân gây bệnh dịch viêm não hôn mê vẫn chưa được phân lập, căn bệnh vẫn là một trong những bí ẩn lớn nhất trong lịch sử.

Theo VOV

Những con số báo hiệu đại dịch Covid-19 chấm dứt

Những con số báo hiệu đại dịch Covid-19 chấm dứt

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra hai viễn cảnh cho thấy đại dịch Covid-19 sẽ kết thúc như thế nào. Đó là sự kết thúc về mặt y tế và xã hội.

相关文章

  • Kèo vàng bóng đá Man City vs Chelsea, 00h30 ngày 26/1: Chia điểm?

    Hư Vân - 25/01/2025 11:30 Kèo vàng bóng đá
    2025-01-27
  • Lợi ích sức khỏe bất ngờ khi uống cà phê buổi sáng - 1

    Uống cà phê vào buổi sáng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe (Ảnh: SciTechdaily).

    Cà phê -một đồng minh bất ngờ cho sức khỏe

    Có lẽ không có gì ngạc nhiên khi cà phê có thể mang lại nhiều lợi ích về nhận thức, bao gồm tăng sự tỉnh táo và cải thiện hiệu suất tinh thần. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người uống cà phê ở mức độ vừa phải có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer thấp hơn, một trong những dạng sa sút trí tuệ phổ biến nhất.

    "Những người uống cà phê có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, bệnh Parkinson, bệnh gan, một số loại ung thư bao gồm ung thư gan, trầm cảm và tự tử, sỏi thận, sỏi mật, cũng như tỷ lệ tử vong nói chung thấp hơn", Tiến sĩ Hensrud nói.

    Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy rằng việc tiêu thụ cà phê có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong nói chung.

    Những lợi ích này không chỉ liên quan đến hàm lượng caffeine trong cà phê. Theo Tiến sĩ Hensrud, loại đồ uống này có hàng trăm thành phần khác nhau, bao gồm các vi chất dinh dưỡng quan trọng như magie, kali, niacin và vitamin E, cũng như chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương và các gốc tự do có hại.

    Theo chuyên gia này, cà phê thường là nguồn chất chống oxy hóa lớn nhất và ổn định nhất trong chế độ ăn uống của những người uống thường xuyên.

    Tương tự, theo Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, uống cà phê có tác dụng bảo vệ gan. Gan là một trong số những cơ quan đảm nhiệm nhiều chức năng nhất trong cơ thể do đó, bảo vệ gan là việc hết sức cần thiết.

    Một số tình trạng bệnh lý có thể ảnh hưởng đến gan bao gồm viêm gan, gan nhiễm mỡ..., nếu không được điều trị có thể dẫn đến xơ gan. Trong một nghiên cứu gần đây, những người uống 4 tách cà phê mỗi ngày dường như có nguy cơ mắc xơ gan thấp hơn tới 80% so với những người khác.

    Ngoài ra, cà phê được chứng minh có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại một số loại ung thư, đặc biệt là ung thư gan và ung thư đại trực tràng. Các nghiên cứu cho thấy những người có thói quen uống cà phê có nguy cơ mắc ung thư gan thấp hơn 40% và nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng thấp hơn 15%.

    Nhiều nghiên cứu đã chứng minh cà phê không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, thậm chí còn làm giảm nguy cơ, đặc biệt là đột quỵ. Những người có thói quen uống cà phê có nguy cơ mắc đột quỵ thấp hơn đến 20%.

    Tuy nhiên, Tiến sĩ Hensrud cho biết cà phê - và caffeine dưới mọi hình thức - có thể liên quan đến nguy cơ sảy thai tăng cao.

    Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo những người đang cố gắng thụ thai hoặc đang mang thai nên hạn chế lượng caffeine nạp vào cơ thể ở mức 200 miligam, tương đương với lượng caffeine trong hai cốc cà phê 230ml. Giữ mức tiêu thụ ở mức thấp hơn nữa có thể có lợi, vì caffeine cũng có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt.

    Cuối cùng, một số loại thuốc có thể tương tác với caffeine. Vì vậy, bạn nên trao đổi với bác sĩ về các tác dụng phụ hoặc tương tác thuốc có thể xảy ra.

    Lợi ích sức khỏe bất ngờ khi uống cà phê buổi sáng - 2

    Cà phê là thức uống phổ biến đặc biệt tốt cho gan (Ảnh: N.P).

    Uống bao nhiêu cà phê là quá nhiều?

    Ngoài việc có lợi cho sức khỏe, cà phê có thể gây ra một số tác dụng phụ. Một số có thể ảnh hưởng đến bạn hoặc không, tùy thuộc vào lượng cà phê bạn uống và cách cơ thể bạn xử lý caffeine.

    Theo Tiến sĩ Hensrud, các tác dụng phụ phổ biến bao gồm các vấn đề về giấc ngủ, hồi hộp, cảm thấy bồn chồn hoặc lo lắng, trào ngược axit và ợ nóng trở nên trầm trọng hơn, rối loạn tiêu hóa và các triệu chứng về đường tiết niệu như đi tiểu thường xuyên hoặc buồn tiểu gấp.

    Caffeine cũng gây nghiện nhẹ, nghĩa là nhiều người bị đau đầu nếu họ bỏ uống cà phê một ngày hoặc không uống nhiều như bình thường.

    Nếu bạn uống cà phê suốt cả ngày nhưng không chắc mình có gặp bất kỳ tác dụng phụ nào không, Tiến sĩ Hensrud khuyên bạn nên cắt giảm lượng tiêu thụ và quan sát những gì xảy ra.

    "Mọi người cần phải nhận thức được các tác dụng phụ. Chúng có thể rất khó nhận biết, đặc biệt nếu ai đó chuyển hóa chậm. Thời gian bán hủy của caffeine là khoảng sáu giờ hoặc lâu hơn, vì vậy cà phê có thể gây ra các tác dụng phụ mà mọi người không hoàn toàn nhận thức được", Tiến sĩ Hensrud nói.

    Ví dụ, nếu bạn đang gặp vấn đề về giấc ngủ, bạn có thể giải quyết vấn đề bằng cách uống ít cà phê hơn.

    "Nhưng nếu ai đó không gặp tác dụng phụ, thì không có lý do gì để cắt giảm", Tiến sĩ Hensrud nói.

    '/>
  • Gần 270.000 người Việt tử vong do kháng thuốc kháng sinh trong 4 năm - 1

    Ông Thomas Gass, Đại sứ Thụy Sĩ tại Việt Nam (Ảnh: T.H).

    Ông Thomas Gass, Đại sứ Thụy Sĩ tại Việt Nam, cho biết, ở Việt Nam, vấn đề kháng kháng sinh có thể dẫn đến bẫy đói nghèo, làm gia tăng tổn hại về kinh tế cũng như các gánh nặng đối với nhiều gia đình và những người bệnh.

    Theo ông, hiện nay các phương pháp điều trị đáng tin cậy nhất như kháng sinh, thuốc kháng virus, kháng nấm đang trở nên kém hiệu quả hơn do tình trạng kháng kháng sinh, dẫn đến bệnh diễn biến dai dẳng lâu hơn. Đồng thời khiến cho chi phí chăm sóc, điều trị cao hơn và trong trường hợp xấu nhất là tử vong mà chúng ta có thể phòng ngừa được.

    Đáng lưu ý, tình trạng kháng kháng sinh như một thách thức với toàn nhân loại, tạo ra gánh nặng và đây như một đại dịch thầm lặng. Vấn đề này không chỉ ở một quốc gia mà có mối liên hệ giữa các quốc gia với nhau.

    Dược sĩ Nguyễn Thị Kim Anh, Phó Chủ tịch Hội Dược học TPHCM, Chủ tịch Chi hội Dược Nhà thuốc TPHCM, cho biết, kháng sinh là chất được chiết xuất từ vi sinh vật và nấm, được tổng hợp hoặc bán tổng hợp, có khả năng tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu.

    Hiện nay có khoảng hơn 100 loại kháng sinh được dùng trong y học. Kháng sinh là giải pháp vàng và gần như không thể thiếu trong y học hiện đại. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh không đúng cách sẽ biến nó thành con dao hai lưỡi.

    "Chúng tôi không thể cam kết 100% nhà thuốc ở TPHCM với hơn 8.000 nhà thuốc tuân thủ quy định bán thuốc kháng sinh phải có đơn nhưng chúng tôi kêu gọi các nhà thuốc cùng chung tay để đẩy lùi vấn đề kháng kháng sinh.

    Trước kia, bác sĩ vừa kê đơn vừa bán thuốc, dược sĩ cũng tự tư vấn thuốc cho người bệnh thì nay bác sĩ, dược sĩ cần làm đúng vai trò của mình. Bác sĩ không thể làm thay vai trò của dược sĩ, tương tự dược sĩ cũng không làm thay vai trò của bác sĩ", bà Kim Anh nói.

    Gần 270.000 người Việt tử vong do kháng thuốc kháng sinh trong 4 năm - 2

    Theo các chuyên gia, kháng thuốc xảy ra khi vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng không còn đáp ứng với các thuốc kháng vi sinh vật (Ảnh: T.H).

    Tại Việt Nam, theo kết quả giám sát kháng thuốc gần đây, tỷ lệ kháng kháng sinh cao đã được ghi nhận ở các vi khuẩn thông thường, đặc biệt trong bệnh viện. Việc sử dụng sai mục đích và lạm dụng kháng sinh trong y tế và nông nghiệp là nguyên nhân chính gây ra kháng thuốc.

    Với chủ đề "Kháng sinh đúng liều - Đủ yêu tổ ấm", chương trình cộng đồng này nhằm giải quyết mối đe dọa sức khỏe nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu với tác động đáng kể tại Việt Nam. Chương trình được triển khai trong thời gian 5 năm (2024-2028).

    Kháng kháng sinh làm tăng cao chi phí điều trị, bác sĩ buộc phải dùng kháng sinh thế hệ mới để điều trị các bệnh viêm nhiễm thông thường.

    Vì thế, chúng ta cần tăng cường truyền thông, cảnh báo nguy cơ tiềm tàng của kháng kháng sinh với cộng đồng, nêu cao vai trò trách nhiệm xã hội của bác sĩ, dược sĩ... để chung tay góp sức đẩy lùi kháng kháng sinh.

    '/>
  • Hà Nội: Nhận nuôi mèo hoang, cả gia đình bị nhiễm nấm - 1

    Cả nhà nhiễm nấm vì lây từ mèo hoang nhận nuôi (Ảnh: Bác sĩ cung cấp).

    Sau một tuần, cả nhà bắt đầu cảm thấy ngứa và xuất hiện các vết tổn thương trên da, tổn thương ngày càng lan rộng. Chị A. cho biết thêm, gia đình chưa từng nuôi mèo trước đây.

    Lo lắng cho tình trạng bệnh, cả gia đình chị A. quyết định đi khám.

    Theo ThS.BSCKII Nguyễn Tiến Thành, thành viên Hội Da liễu Việt Nam, thời điểm thăm khám, các bệnh nhân có tổn thương nằm rải rác ở 2 cánh tay, cẳng chân và đùi, các nốt ngứa ngáy khó chịu.

    "Các vết tổn thương trên da của cả ba người đều điển hình cho bệnh nấm da (bệnh da do nấm sợi - Dermatophytosis). Đây là bệnh lý rất phổ biến ở những vùng khí hậu nóng ẩm như nước ta", BS Tiến Thành cho biết.

    Kết quả xét nghiệm soi tươi tìm nấm ở tổn thương cho thấy sự hiện diện của sợi nấm có vách ngăn. Đây là một chủng nấm có thể lây nhiễm từ động vật sang người.

    BS Tiến Thành giải thích: "Bệnh nấm da có thể lây từ động vật bị nhiễm sang con người thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua các vật dụng như chăn, màn, quần áo. Chúng cũng có thể lây giữa người với người, đặc biệt trong điều kiện sinh hoạt tập thể hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân".

    Điều kiện nóng ẩm ở Việt Nam là môi trường lý tưởng để các loại vi nấm phát triển mạnh mẽ. Khi tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh, đặc biệt là chó, mèo không được chăm sóc vệ sinh đúng cách, nguy cơ lây nhiễm rất cao.

    Bệnh nấm da: Không kiểm soát có thể lan rộng

    Bệnh nấm da không phải là bệnh nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại gây ra nhiều phiền toái. Người bệnh thường cảm thấy ngứa, khó chịu, tổn thương có thể lan rộng nếu không được điều trị đúng cách.

    "Nếu không được can thiệp kịp thời, bệnh có thể lan rộng nhiều vùng cơ thể, ngứa gãi dẫn đến chàm hóa hoặc bội nhiễm. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh", BS Tiến Thành cho biết thêm.

    Trường hợp của gia đình chị A. được điều trị bằng thuốc bôi và thuốc uống chống nấm theo phác đồ (nếu đáp ứng kém có thể dùng laser, ánh sáng trị liệu). Sau 10 ngày điều trị tích cực, các triệu chứng dần cải thiện: không xuất hiện tổn thương mới, bề mặt hết vảy.

    Theo chuyên gia này, khi nhiễm nấm, người bệnh thường cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Nếu gãi, nấm có thể lây lan, khiến tình trạng trầm trọng hơn. Vì vậy, cần giữ cơ thể sạch sẽ, đặc biệt ở vùng nhiễm nấm, và tránh dùng sữa tắm hay xà phòng có tính tẩy mạnh.

    Nên chọn các sản phẩm tắm dịu nhẹ, giúp làm sạch da mà không gây khô hay kích ứng. Sau khi tắm, cần thấm khô cơ thể và thoa kem dưỡng ẩm lên vùng da bị tổn thương để giảm ngứa, tăng cường tái tạo da.

    Nấm da có khả năng lây lan nhanh, vì vậy, tránh gãi, cào lên vùng nhiễm. Nên cắt móng tay ngắn để không làm tổn thương thêm. Cần vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, thay giặt chăn ga, rèm cửa và các vật dụng tiếp xúc với da.

    Nếu nuôi chó mèo, nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, tẩy giun, và đặc biệt đưa thú cưng đến bác sĩ thú y khi thấy có dấu hiệu bệnh về da để phòng tránh lây nhiễm sang người.

    BS Tiến Thành cảnh báo: "Chúng ta không nên tiếp xúc gần với động vật lạ hoặc động vật không rõ tình trạng sức khỏe. Nếu quyết định nhận nuôi, cần đưa chúng đến bác sĩ thú y kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi tiếp xúc trực tiếp".

    '/>
  • Loại ung thư 77% ca vào viện đã ở giai đoạn 4: Lâm nguy sau cơn nuốt nghẹn - 1

    Vùng cổ họng bệnh nhân biến dạng vì khối u (Ảnh: BV).

    Bệnh nhân đã được tiến hành phẫu thuật cắt trọn hầu - thực quản cổ - thanh quản, sụn giáp, cơ trước giáp thành một khối và nạo hạch cổ hai bên. Sau đó, ekip khoa Ngoại Ngực - Bụng, Ngoại Đầu cổ - Hàm mặt đã phối hợp lấy đoạn hỗng tràng (ruột non) cuống mạch máu đôi, theo kỹ thuật đã được cập nhật từ Viện Ung thư Quốc tế Osaka (Nhật Bản).

    Nhằm đạt tỷ lệ thành công 100%, ekip tạo hình - vi phẫu thực hiện khâu nối hai cuống mạch máu, sau đó tiến hành tái tạo hầu - thực quản cổ bằng vạt hỗng tràng tự do.

    Sau mổ, bệnh nhân được theo dõi sát mỗi 2-3 giờ trong vòng 72 giờ đầu tiên, và mỗi 6 giờ trong 5 ngày sau đó. Trong quá trình hồi phục, người đàn ông được tiến hành tập vật lý trị liệu và thăm khám dinh dưỡng liên tục. Sau 18 ngày điều trị, vết mổ lành tốt, bệnh nhân đã có thể uống nước.

    Kết quả chụp CT kiểm tra sau đó cho thấy, ống tiêu hóa của bệnh nhân sau tái tạo hoạt động tốt, không có dấu hiệu xì rò đoạn hầu - thực quản đã được tái tạo. Dự kiến, người đàn ông sẽ tiếp tục được xạ - hóa trị, nhằm phòng ngừa bệnh tái phát.

    Loại ung thư 77% ca vào viện đã ở giai đoạn 4: Lâm nguy sau cơn nuốt nghẹn - 2

    Bác sĩ kiểm tra sức khỏe bệnh nhân sau mổ tái tạo hầu - thực quản (Ảnh: BV).

    Phó giáo sư Nguyễn Anh Khôi, Trưởng khoa Ngoại - Đầu cổ - Hàm mặt cho biết, ung thư hạ hầu chiếm 3-4% ung thư vùng đầu và cổ. Đáng chú ý, khoảng 77% các trường hợp nhập viện ở giai đoạn 4. Bệnh có tiên lượng xấu nhất trong các loại ung thư ở phân vùng này, với tỷ lệ sống còn 5 năm chỉ khoảng 35%.

    Bệnh có đặc điểm là bướu đa ổ, di căn hạch cổ sớm. Để điều trị ung thư hạ hầu cần có sự kết hợp của nhiều chuyên khoa, gồm phẫu thuật ung thư - tạo hình, xạ trị, nội khoa ung thư, chẩn đoán hình ảnh, phục hồi chức năng và dinh dưỡng.

    Phẫu thuật trong ung thư hạ hầu được khuyến cáo với diện cắt rộng 2-3 cm, do đó sẽ tạo ra khuyết hổng rất lớn, chiếm trọn chu vi hầu - thực quản.

    Sau phẫu thuật điều trị, phẫu thuật tái tạo là bắt buộc để phục hồi lại chức năng sống cơ bản của người bệnh. Nhưng đây là phẫu thuật rất phức tạp, chỉ có thể được thực hiện tại những trung tâm ung bướu có đầy đủ các chuyên khoa và được trang bị hiện đại.

    Theo Phó giáo sư Khôi, trước đây để điều trị ung thư hạ hầu, bệnh nhân chỉ được phẫu thuật cắt rộng hạn chế và xạ trị, nhưng hiệu quả thường rất kém. Phương pháp tái tạo hầu - thực quản bằng vạt hỗng tràng cuống đôi giúp bác sĩ có thể cắt rộng tối đa và tái tạo lại ống tiêu hóa sinh lý nhất cho bệnh nhân.

    '/>

最新评论