
Pew Pew và Trâm Anh từng cùng tham gia một chương trình hẹn hò Hot stremer Pew Pew và hot girl Đỗ Thị Trâm Anh vốn là hai cái tên nổi tiếng trong giới trẻ Việt và họ càng nổi hơn nữa khi cùng tham gia chương trình hẹn hò mang tên “Mảnh ghép tình yêu” vào tháng 7/2018.
Thời điểm đó, Pew Pew từng “gây sốt” dân mạng khi tỏ tình với Trâm Anh bằng câu nói ngôn tình: “Anh không ngại ra Hà Nội, anh chỉ cần có lý do thôi”. Trước đông đảo khán giả, cặp đôi nắm tay nhau ra về, báo hiệu một chuyện đẹp sắp nở. Tuy nhiên, sau đó cặp đôi lại chia sẻ rằng, họ chỉ có thể là bạn chứ rất khó đến với nhau.
 |
Tuy nhiên sau đó, cặp đôi không hẹn hò mà chỉ làm bạn |
Từ sau câu chuyện ngôn tình đó, Pew Pew khá kín tiếng trong chuyện tình cảm. Mới đây, anh chàng khiến fan bất ngờ khi công khai chế độ hẹn hò với một cô gái xinh đẹp trên Facebook cá nhân. Cô nàng là Hồng Nhật – cũng để chế độ hẹn hò với Pew Pew trên Facebook.
Những thông tin xung quanh cô gái tên Hồng Nhật khá ít ỏi. Trên mạng xã hội, Hồng Nhật cũng không tiết lộ nhiều về bản thân.
 |
Hồng Nhật - cô gái Pew Pew công khai để chế độ hẹn hò trên trang cá nhân |
Trong số những bức ảnh hiếm hoi được cập nhật trên Facebook, có thể thấy Hồng Nhật là một cô gái rất xinh đẹp và trẻ trung. Cô nàng sở hữu gương mặt bầu bĩnh, phong cách ăn mặc nữ tính, nhẹ nhàng. Dân mạng vẫn đang tích cực tìm kiếm những thông tin xung quanh cô gái đặc biệt này.
Pew Pew tên thật là Hoàng Văn Khoa (sinh năm 1991) là bình luận viên game online chuyên nghiệp, hiện sống tại TP.HCM. Anh chàng là một trong những streamer hàng đầu của làng game Việt, sở hữu hơn 1 triệu lượt theo dõi trên Fanpage. Pew Pew là cựu du học sinh Úc, chuyên ngành Kế toán.
Trước khi để chế độ hẹn hò với Hồng Nhật, Pew Pew từng nổi tiếng với chuyện tình đẹp kéo dài hơn 10 năm với cô gái tên LyLy. Nhưng sau đó, cặp đôi đã "đường ai nấy đi" trong sự tiếc nuối của hot streamer.
 |
Hồng Nhật sở hữu gương mặt khả ái |
 |
Fan nhận xét, cô nàng "xứng đôi vừa lứa" với Pew Pew |
 |
Những thông tin xung quanh cô gái này còn khá ít ỏi. |

Được Quyền Linh bảo vệ, Nam Thư mong khán giả cho mình một cơ hội
MC Nam Thư mong khán giả cho cô một cơ hội ở chương trình ‘Bạn muốn hẹn hò’, nhất định cô sẽ làm tốt hơn ở những số tới.
" alt="Không phải Trâm Anh, đây mới là cô gái chiếm được trái tim Pew Pew"/>
Không phải Trâm Anh, đây mới là cô gái chiếm được trái tim Pew Pew
Lò gốm cổ nhất Hà thành |
Lò gốm cổ còn sót lại ở Bát Tràng |
Làng Bát Tràng (Gia Lâm) cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km. Trước đây phần lớn người dân nung gốm bằng lò bầu. Trước thập niên 90 của thế kỷ 20, cả làng có khoảng 20 lò bầu nhưng hiện chỉ còn duy nhất một lò cổ.
 |
Lò bầu nung gốm giống những mảnh vỏ sò úp ngược |
Ông Phạm Văn May - CT UBND xã Bát Tràng cho biết, lò bầu có tổng diện tích hơn 1000 m2, dài khoảng 15m. Tất cả các lò bầu đều sử dụng củi để đốt.
Sau khi người thợ xong công đoạn nặn gốm, các sản phẩm được phơi khô, xếp vào lò. Lúc này lò sẽ được đậy kín, nung từ 1 - 3 ngày tùy theo sản phẩm. Lò bầu có kiến trúc vòm cuốn liên tiếp, tựa vào nhau như những mảnh vỏ sò úp ngược.
Thực chất đây là hệ thống các lò nung được nối với nhau. Mỗi lò có từ 4 - 20 bầu (buồng nung).
Quá trình nung, nhiệt độ của lò có thể đạt tới 1.300 độ C. Vì vậy, các vòm cuốn của lò được xây bằng gạch chịu lửa.
 |
Lò bầu sử dụng lượng củi lớn để đun |
Ông May chia sẻ, với cấu tạo đơn giản, lò bầu đã từng rất phổ biến tại làng gốm Bát Tràng. Trải qua thời gian, với sự phát triển của công nghệ hiện đại, các lò gốm như vậy đã bị phá bỏ.
Lý giải sự mai một của loại lò này, ông May thông tin thêm: ‘Để vận hành lò bầu, tốn rất nhiều thời gian và củi. Hơn nữa, người điều chỉnh nhiệt độ trong lò phải có trình độ cao, là thợ lành nghề, kinh nghiệm lâu năm nếu không mẻ gốm có thể bị hỏng vì nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.
Thời gian nung lâu, năng suất thấp cùng sự phát triển của công nghệ nung mới cũng là nguyên nhân những lò gốm như vậy mất vị thế và bị phá bỏ’.
 |
Bên trong lò bầu nung gốm |
Vị chủ tịch xã cho hay, lần cuối cùng lò bầu cổ làng Bát Tràng hoạt động là năm 1990. Gần 30 năm không sử dụng nhưng đến nay lò gốm không hề bị rêu mốc phủ lên.
Bên cạnh lò bầu cổ, làng Bát Tràng còn nổi tiếng với loại gạch ‘trai xưa tìm mua về cưới vợ’.
Bí ẩn loại gạch ‘trai xưa tìm mua về cưới vợ’
Bước chân trên những con ngõ nhỏ quanh co ở làng cổ Bát Tràng, du khách sẽ được chìm đắm trong một không gian thanh bình, yên ả.
Nơi đây không chỉ là địa danh nức tiếng về nghề sản xuất đồ gốm, có truyền thống hàng trăm năm mà còn được biết đến với sản phẩm đặc biệt: ‘Gạch Bát Tràng’.
Theo một số người dân trong làng, gạch Bát Tràng cổ có đặc điểm: ‘Gạch không bị bám rêu mốc sau thời gian dài sử dụng, có tác dụng cách nhiệt tốt.
Những căn nhà xây bằng loại gạch này có độ bền chắc, mùa hè sẽ cảm nhận rõ sự mát mẻ, mùa đông ấm áp’.
 |
Gạch Bát Tràng |
Ông Phạm Văn May - Chủ tịch xã thông tin, gạch Bát Tràng không chỉ dùng xây nhà mà hàng trăm năm trước từng được dùng để xây thành và một số công trình kiến trúc lớn. Trong đó có thông tin, gạch Bát Tràng được dùng tại Hoàng thành Thăng Long và kinh thành Huế.
Gạch Bát Tràng được nung đi nung lại cùng hàng gốm sứ. Nguyên liệu làm gạch là đất sét trắng có khả năng chịu nhiệt. Do được nung ở nhiệt độ cao trong một thời gian dài nên gạch có thể chịu được những va đập mạnh.
‘Hiện nay ở Bát Tràng không còn hộ nào sản xuất gạch Bát Tràng. Một số người ở nơi khác tìm hiểu công thức làm, sản xuất và đưa ra thị trường loại gạch mang thương hiệu Bát Tràng. Tuy nhiên, sản phẩm đó không hoàn toàn giống gạch Bát Tràng cổ’, ông May khẳng định.
 |
Lò bầu xây bằng gạch Bát Tràng. Trải qua quá trình nung ở biệt độ cao nhiều lần, gạch trở lên đanh, không bị bám rêu mốc |
Vị chủ tịch xã tiết lộ, khởi nguồn, người dân Bát Tràng xưa không chủ ý sản xuất gạch xây nhà mà họ dùng loại gạch này làm vỏ bao quanh đồ gốm.
‘Thợ gốm Bát Tràng lấy 6 viên gạch (gạch Bát Tràng) xếp xung quanh sản phẩm gốm. Lớp gạch này như một vỏ bọc để giúp sản phẩm không bị bụi, muội và táp lửa.
Một viên gạch được dùng làm vỏ nhiều lần, nung đi nung lại. Qua các làn nung đó bề mặt gạch càng thêm đanh, chắc, còn có lớp nhựa chảy ra như men, giúp gạch không bị ngấm nước. Đó là nguyên nhân vì sao gạch Bát Tràng không bị rêu mốc bám. Thấy gạch đó tốt, người dân mang về lát nền, xây nhà và sản xuất đại trà.
Có thời điểm, những ngôi nhà được dùng gạch Bát Tràng lát sân là biểu hiện của sự giàu có, sung túc của một gia đình.
Các chàng trai khi tỏ tình với cô gái mình thích thường nhắn nhủ: ‘Ước gì anh lấy được nàng/Để anh mua gạch Bát Tràng về xây/Xây dọc rồi lại xây ngang/Xây cầu bán nguyệt cho nàng rửa chân’.
 |
Lò nung gốm bằng gas |
‘Bây giờ các lò bầu đã được thay thế bằng lò gas, việc sử dụng lò nung bằng gas giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm tiêu hao nhiên liệu, chi phí sản xuất và tiết kiệm thời gian nung.
Tuy nhiên, từ khi lò gas ra đời, việc sản xuất gạch Bát Tràng dần bị mai một. Nếu sản xuất, chất lượng cũng không đạt yêu cầu. Vì gạch Bát Tràng đòi hỏi phải nung nhiều lần, trong khoảng thời gian dài. Nếu nung một ngày, không đạt chất lượng sản phẩm như gạch cổ.
Trong khi đó, lò gas có kích thước nhỏ, thời gian nung khoảng 13 tiếng. Nếu nung gạch, mỗi mẻ chỉ nung được số lượng rất ít. Như vậy vừa không đảm bảo được chất lượng cũng như số lượng của sản phẩm gạch, hiệu suất kinh tế không cao', ông May nói.

Biệt thự trăm năm của đại gia Bát Tràng: Bí mật không muốn rời đi
Nằm ở ngoại thành Hà Nội, căn biệt thự Pháp cổ có tuổi đời hơn 100 năm được xây dựng hoàn toàn bằng gạch Bát Tràng, mát lạnh vào mùa hè, người đến thăm không muốn rời đi.
" alt="Bí mật về loại gạch chỉ nhà giàu mới dùng ở Hà Nội xưa"/>
Bí mật về loại gạch chỉ nhà giàu mới dùng ở Hà Nội xưa

Người dân xếp thau, chậu mua nước‘Khách sạn đối diện nhà tôi chuyên cho khách nước ngoài thuê. Mấy ngày trước khách du lịch đến phải bỏ về. Ba hôm nay, phía khách sạn chủ động từ chối nhận khách’, anh kể.
‘Tuy nhiên sáng nay lúc 6 giờ, Tổ 7 thị trấn Sa Pa đã có nước mặc dù rất yếu. Khách sạn tôi có bể chứa ngầm nên có khả năng dự trữ nước. Nhiều khách sạn cao tầng không thể bơm nước lên cao, nhìn chung vẫn rất khó khăn’, ông chủ này nói thêm.
Sau khi sự việc xảy ra, một số hộ dân có giếng khoan đã chủ động xả nước miễn phí cho các gia đình thiếu nước.
Chị Tường Thị Nhung - chủ khách sạn ở đường Thạch Sơn (thị trấn Sa Pa) cũng may mắn xin được nguồn giếng khoan từ người hàng xóm nên không mất tiền mua. Nhưng việc đi xin nước này cũng chỉ giúp gia đình chị ‘cầm cự’ được mấy ngày. ‘Tình trạng này kéo dài, việc kinh doanh của chúng tôi bị ảnh hưởng không ít’, chị nói.
Các chủ khách sạn nháo nhào mua nước để tích trữ cho dịp 30/4 và 1/5, là cơ hội làm ăn của một số người kinh doanh nước sạch tự phát.
A Đức - hộ kinh doanh nước ở Sa Pa, cho biết: ‘Mỗi ngày tôi bán được 2 xe, mỗi xe 8 khối. Trung bình một khối là 250 nghìn đồng. Sáng nay, nghe tin đã có nước về nhưng tôi vẫn được các khách sạn gọi chở nước đến do nhiều nơi nước chảy còn yếu’.
 |
Biển quảng cáo 'đầy đủ nước' của một khách sạn ở Sa Pa |
Anh Trường - một người kinh doanh nước tự phát, cho hay, mấy hôm nay anh nhận cuộc gọi mua nước liên tục. Tuy nhiên anh Trường khẳng định, anh chỉ chở nước được vào ban đêm vì ban ngày một số con đường bị tắc.
Sáng 24/4, trao đổi với PV VietNamNet, đại diện UBND thị trấn Sa Pa cho biết, hiện tại, Thị trấn cơ bản đã đảm bảo khoảng 70% nhu cầu sử dụng nước cho người dân.
Xảy ra tình trạng trên, vị đại diện này cho biết: ‘Do cung không đủ cầu. Thị trấn Sa Pa một ngày cung cấp khoảng 6000 m3 nước cho toàn thị trấn tuy nhiên do thời gian này, thời tiết hanh khô kéo dài khiến nguồn nước chính bị cạn.
Sau khi xảy ra sự việc trên, cơ quan chức năng đã làm việc với các đơn vị liên quan, hiện cơ bản đáp ứng khoảng 70% nhu cầu người dân. Những nơi nào chưa có nước, UBND huyện đã thành lập tổ công tác hỗ trợ nước miễn phí cho người dân.
Cụ thể chúng tôi có 3 xe chở téc nước (xe khoảng 3 khối, 9 khối) cung cấp cho những nơi nước chưa chảy đến’.
Tại tổ 7 của thị trấn, điểm thiếu nước nghiêm trọng báo VietNamNet phản ánh ngày 23/3, đại diện UBND thị trấn cho biết, sáng nay 24/4, đã có nước cho khu vực này.
‘Dịp lễ 30/4 và 1/5 này, Thị trấn Sa Pa có thể đảm bảo nguồn nước để phục vụ khách du lịch’, đại diện UBND thị trấn Sa Pa cho biết.

Sa Pa chưa bao giờ khổ thế, đại gia trắng đêm lo tắm rửa cho khách
Do thiếu nước gần 10 ngày nay, các chủ nhà nghỉ, khách sạn ở Sa Pa phải 'cắn răng' mua nước sạch với giá 300 - 500 nghìn đồng/khối để giữ chân khách du lịch.
" alt="Chủ khách sạn Sa Pa yêu cầu khách tắm trước khi đến nghỉ lễ 30/4"/>
Chủ khách sạn Sa Pa yêu cầu khách tắm trước khi đến nghỉ lễ 30/4