Chênh lệch bất thường
Năm 2018, toàn tỉnh có 447 giáo viên giảng dạy tại các trường THPT, trung tâm được thăng hạng từ bậc III lên bậc II. Các giáo viên không phải thi mà chỉ xét hồ sơ.
Việc xét thăng hạng giáo viên được tiến hành trong 2 đợt. Đợt 1 từ 18 đến 26/7 và đợt 2 từ 17/9 đến 1/10.
"Điều đáng nói, sau khi xem danh sách kết quả xét thăng hạng, chúng tôi phát hiện nhiều điều bất thường khi các trường nằm ở top Trung bình – Khá như Thừa Lưu, An Lương Đông, Cao Thắng, Phú Bài, Đặng Trần Côn lại có tỷ lệ giáo viên được thăng hạng cao hơn nhiều so với những trường luôn nằm trong top dẫn đầu chất lượng giáo dục của tỉnh”, một giáo viên cho biết.
Cụ thể, Trường THPT Thừa Lưu (huyện Phú Lộc) có đến 32 giáo viên được thăng hạng, chỉ xếp sau trường THPT Chuyên Quốc học (35 giáo viên), vượt xa các trường luôn nằm trong top dẫn đầu chất lượng của tỉnh như THPT Nguyễn Huệ (27 giáo viên), Đặng Huy Trứ (8 giáo viên), Phan Đăng Lưu (15 giáo viên)…
Ngoài ra, các giáo viên còn phản ánh có sự bất thường về xét điểm ở cấp trường. Cụ thể, ở các trường Nguyễn Đình Chiểu, Hương Trà, Phong Điền yêu cầu GV phải kinh qua chức vụ tổ trưởng trở lên hoặc có làm ban giám khảo các hội thi mới được nộp hồ sơ.
Các trường Bùi Thị Xuân, Thuận An, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Sinh Cung, A Lưới thì yêu cầu GV đã từng kinh qua chức vụ tổ phó trở lên.
![]() |
Trường chuyên Quốc học Huế nhiều lăm liền là trường dẫn đầu tỉnh TT-Huế về chất lượng giáo viên và công tác giảng dạy |
“Trong cùng một ngành, một đợt xét mà mỗi hiệu trưởng tự đưa ra các tiêu chí khác nhau dẫn đến số lượng GV thăng hạng giữa các trường chênh lệch rất lớn khiến chúng tôi hoài nghi, bức xúc”, một giáo viên (xin giấu tên) chia sẻ.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT nói gì?
Trao đổi với VietNamNet, ông Phạm Văn Hùng – GĐ Sở GD&ĐT tỉnh TT- Huế cho biết, sau khi có thông tin liên quan đến những lùm xùm trong xét thăng hạng giáo viên trên địa bàn, Sở đã tiến hành họp Hội đồng xét thăng hạng và làm việc với hiệu trưởng các trường.
“Quan điểm của Sở là đưa ra giải pháp giải quyết công bằng, đảm bảo quyền lợi cho giáo viên”, ông Hùng cho biết.
Theo GĐ Sở GD&ĐT tỉnh TT-Huế, có 2 nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch giữa tỷ lệ giáo viên thăng hạng giữa các trường.
Thứ nhất là do 1 số giáo viên tự thấy không đủ tự tin, năng lực nên không đăng kí xét thăng hạng, một nguyên nhân nữa là do 1 số trường hiểu chưa sát, chưa đúng các văn bản chỉ định trong việc xét thăng hạng giáo viên.
“Sở không áp tỷ lệ thăng hạng giáo viên cho từng trường mà việc xét thăng hạng phải đánh giá từng chỉ tiêu cụ thể. Dẫn đến những chênh lệch trong tỷ lệ thăng hạng giáo viên của các trường là do lãnh đạo một số trường triển khai chưa sát qui định của Sở”, GĐ Sở GD&ĐT tỉnh TT-Huế chia sẻ.
Liên quan đến sự việc, ông Phạm Văn Hùng cũng cho biết, trước mắt, lãnh đạo sở đưa ra các giải pháp để việc xét thăng hạng giáo viên trong đợt 2 năm 2018 đáp ứng được tính minh bạch, dân chủ, đúng qui trình.
Trong đó, Sở sẽ yêu cầu các trường rà soát lại các cán bộ giáo viên đã đăng kí, chưa đăng kí; Yêu cầu hiệu trưởng các trường phổ biến lại tất cả các văn bản, qui định liên quan để toàn bộ cán bộ, giáo viên nắm vững về những qui định trong việc xét thăng hạng.
“Tất cả phải công khai, minh bạch để đảm bảo quyền lợi cho giáo viên”, ông Hùng nhấn mạnh.
Quang Thành
Các tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập vừa được quy định tại Thông tư số 20/2017/TT-BGDĐT ban hành ngày 18/8.
" alt=""/>Lùm xùm việc xét thăng hạng giáo viên tại TT![]() |
Mê sáng chế từ nhỏ
Vũ Đức Thịnh, học sinh lớp 12, Trường THPT C Hải Hậu (huyện Hải Hậu, Nam Định) ấn tượng người lạ bởi nét khôi ngô, dáng người nhanh nhẹn và tháo vát, đặc biệt là đôi mắt sáng ngời thông minh.
Trong gia đình năm chị em, Thịnh là út và là con trai duy nhất của một gia đình khá giả. Dù vậy, Thịnh không được nuông chiều như các “cô chiêu cậu ấm" mà vẫn thường xuyên làm việc nhà như nấu cơm, rửa bát, dọn nhà giúp bố mẹ.
Ngay từ khi còn nhỏ, Thịnh đã thể hiện sự đam mê sáng chế. Chị Lê Thị Lan - mẹ Thịnh kể: Ở nhà, mỗi khi bố mẹ và các chị đi vắng, Thịnh thường mang đèn pin, ác qui, đồng hồ tháo ra nghịch rồi lắp đặt lại như cũ. Có những lần lắp đặt không đúng, đèn pin hỏng, Thịnh bị bố mẹ mắng sợ quá mà phát khóc. Nhưng với bản tính ham tìm tòi, Thịnh đã đi xin đồ hỏng từ hàng xóm về rồi học cách lắp đặt và sửa chữa.
Dần dần, việc sửa chữa các đồ gia dụng trong gia đình trở thành “nghề phụ” của Thịnh. “Ở nhà, quạt, nồi cơm hay đồ điện hỏng đều do tay Thịnh làm hết, chưa bao giờ tôi phải mang đồ điện hỏng ra tiệm sửa bao giờ”, chị Lan cho biết.
Với đam mê sáng chế từ nhỏ cùng với ấn tượng từ chiếc siêu xe trên những bộ phim Holywood, đầu năm lớp 11, Thịnh nảy sinh ý tưởng thiết kế chiếc xe Dark Night. Sau hai tháng chuẩn bị các điều kiện cần thiết, đến tháng 5/2013, Thịnh mới bắt tay vào thực hiện. Tuy nhiên, ý tưởng của Thịnh bị bố mẹ nhất quyết phản đối vì “Cô và gia đình muốn em tập trung vào học tập vì năm tới em thi đại học rồi”.
Mua đồng nát, sáng chế xe
![]() |
Sau hai tháng vất vả, Thịnh đã chế tạo ra chiếc xe Dark Night motor từ đồng nát |
Không được sự ủng hộ từ cha mẹ, Thịnh tìm cách “thuyết phục” chị gái để xin hỗ trợ chi phí. Số còn lại, Thịnh lấy tiền tiết kiệm từ những bữa ăn sáng và tiền lì xì của mình. Do kinh phí ít, các nguyên vật liệu Thịnh dùng để chế tạo xe hầu hết đều được mua từ món đồ cũ của cô bán đồng nát gần nhà.
Chuẩn bị vật liệu đầy đủ, Thịnh tìm đến xưởng cơ khí nằm ở xã Hải Cường cách nhà 5km để xin chế tạo. Hàng ngày, ngoài thời gian đi học, Thịnh cố gắng hòan thành việc được giao ở nhà rồi xin phép bố mẹ đi chơi nhà bạn để … xuống xưởng sáng chế.
Thịnh chia sẻ về khó khăn của mình: “Lúc đầu em không nghĩ nó rắc rối nhưng khi bắt tay vào làm gặp rất nhiều khó khăn vì máy móc chưa biết sử dụng, gia công không được chính xác. Làm xong em lại có ý tưởng khác vì nghĩ sẽ cho mẫu đẹp hơn nên gỡ ra làm lại. Nhưng vì mẫu mới nằm ngoài khả năng của mình nên em phải quay lại ý tưởng cũ. Số lần tháo ra làm lại cũng phải gần năm chục lần”.
Sau hai tháng vất vả chế tạo, đến tháng 7, chiếc xe được hoàn thiện với tổng chi phí là hơn 5 triệu đồng. Xe Dark Night của Thịnh được thiết kế với thân xe nhỏ gọn, thiết kế khá ngầu. Kích thước tổng thể của xe lần lượt là dài 1.300 mm, rộng 300 mm và cao 700 mm, khoảng cách gầm xe 200 mm. Phuộc trước của xe tự chế tạo, phuộc sau lò xo được lấy từ xe địa hình. Bình xăng tự chế dung tích 2,5 lít. Hệ thống phanh xe không sử dụng phanh chân, mà chuyển sang phanh tay, loại phanh đùm.
Nhìn chiếc xe do chính tay con mình sáng chế, chị Lan phấn khởi nói: “Lúc đầu, Thịnh mang xe về, tôi không tin là cháu lại có thể sáng chế ra chiếc xe như thế. Tôi cũng không cho phép cháu làm vì muốn tập trung vào học tập để sang năm thi ĐH. Dù sao, chiếc xe thành công cũng là tự tay cháu làm, gia đình rất vui và ủng hộ cháu cất làm kỷ niệm tuổi trẻ của mình”.
Nói về mơ ước của mình, Thịnh cho biết: “Niềm đam mê với ngành Cơ khí và quá trình thiết kế xe sẽ giúp em có thêm động lực thi đỗ Trường ĐH Bách khoa Hà Nội”.
“Các phụ huynh và thí sinh nên sẵn sàng đón nhận kết quả này vì đề thi năm nay đã được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kiện học tập trong tình hình dịch Covid-19. Điểm trúng tuyển của trường ĐH Y Hà Nội cũng không nằm ngoài xu hướng chung và sẽ cao hơn năm ngoái”, GS Tú nhận định.
Do phổ điểm mỗi năm khác nhau, để đảm bảo công bằng cho các thí sinh, GS Tú cho biết, Trường ĐH Y Hà Nội sẽ không sử dụng kết quả điểm thi THPT quốc gia của các năm trước để xét tuyển vào trường.
GS.TS Nguyễn Hữu Tú, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội
Với những thí sinh có nguyện vọng xét tuyển vào ĐH Y Hà Nội năm 2020 nhưng đạt điểm thi không cao, GS Tú khuyên các em nên cân nhắc một số nghề liên quan đến y tế như cử nhân Sinh học, cử nhân Điện tử Y sinh học,…
Bên cạnh đó, ngoài cơ sở chính, Trường ĐH Y Hà Nội còn có phân hiệu tại Thanh Hóa đào tạo 2 mã ngành là bác sĩ y khoa và cử nhân Điều dưỡng.
"Chương trình đào tạo, nội dung giảng dạy, giảng viên tham gia giảng dạy, lượng giá... tương tự như tại cơ sở chính nhưng điểm trúng tuyển đầu vào có thể thấp hơn tối đa 3 điểm. Đây là cơ hội tốt nhất cho những thí sinh muốn được học và có tấm bằng tốt nghiệp của trường ĐH Y Hà Nội nhưng lại có điểm thi thấp hơn so với thí sinh tại cơ sở chính của trường”, GS. Tú khuyên.
GS Tú cũng cho rằng, tỉ lệ chọi của Trường ĐH Y Hà Nội tùy thuộc vào từng ngành khác nhau và theo từng năm. Do đó, thí sinh cần tham khảo điểm trúng tuyển của những năm trước và so sánh với điểm trúng tuyển nói chung của các trường Y để đưa ra quyết định phù hợp.
“Các em nên sắp xếp thứ tự nguyện vọng theo nguyện vọng mà các em yêu thích, tránh việc có điểm trúng tuyển vào Trường ĐH Y Hà Nội nhưng không được xét tuyển vì xếp ĐH Y Hà Nội sau nguyện vọng của một số trường có điểm trúng tuyển ít hơn”, GS Tú khuyên.
Về việc dành chỉ tiêu cho các thí sinh thi tốt nghiệp THPT đợ 2, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội cho hay, nhà trường sẽ dành số dư về chỉ tiêu cho các ngành nếu sinh viên có nguyện vọng và đạt được tiêu chí xét tuyển theo yêu cầu.
Đối với vấn đề tăng học phí, theo ông Tú, nhà trường chưa thực hiện cơ chế tự chủ. Vì vậy, học phí năm học 2020-2021 chưa có gì thay đổi so với những năm học trước.
Thúy Nga
- Trường đại học Y Hà Nội vừa công bố điểm chuẩn xét tuyển đại học năm 2019, theo đó ngành Y khoa có điểm chuẩn cao nhất là 26,75 điểm.
" alt=""/>Điểm trúng tuyển vào ĐH Y Hà Nội năm 2020 có thể tăng cao