Nhận định, soi kèo Mohun Bagan Super Giant vs Jamshedpur FC, 21h00 ngày 7/4: Củng cố ngôi đầu
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Lion City Sailors vs Sydney FC, 19h00 ngày 9/4: Khách đáng tin -
Hẹn hò Tinder: Tình yêu chưa thấy, tiền đã mất trắngLTS: Tinder là một trong các ứng dụng hẹn hò quen thuộc và được ưa chuộng của người trẻ ở Việt Nam. Khi cuộc sống của người trẻ gắn liền và phụ thuộc nhiều vào các thiết bị công nghệ, việc tìm cho mình một mối quan hệ tình cảm qua “app” hẹn hò là điều dễ hiểu.
Nhưng chính vì sự kết nối giữa những người xa lạ này mà nhiều kẻ xấu đã lợi dụng, khiến Tinder hay các ứng dụng hẹn hò khác không còn là nơi tìm kiếm bạn bè, người yêu như mục đích ban đầu. Tuy nhiên, cũng hiếm hoi có những cuộc tình đẹp đi đến hôn nhân, khiến người trẻ có thêm niềm tin vào thế giới ảo, thêm niềm tin vào con người.
Vay tiền rồi ‘lặn’ mất hút
Nhiều bạn trẻ đùa với nhau rằng “đừng mong tìm real love (tình yêu đích thực) trên Tinder”. Người thì nói “trên đó như một thế giới thu nhỏ, có đủ các kiểu người”.
Những câu chuyện lừa tình, lừa tiền không còn xa lạ với người dùng “app”. Người cả tin thì mắc bẫy, người tỉnh táo thì chia sẻ nhau các bí kíp để phát hiện kẻ lừa đảo.
Trương Tấn (30 tuổi, Hà Nội) - một người có “thâm niên” dùng Tinder 3 năm đã chia sẻ câu chuyện “nhẹ dạ cả tin” của mình.
“Thời điểm tôi bị lừa là đã dùng Tinder được hơn 2 năm chứ không phải ‘tấm chiếu mới’. Nhưng vì nhẹ dạ nên vẫn bị lừa mất gần 3 triệu đồng từ một cô gái tự giới thiệu là con nhà gia giáo - bố là công an, mẹ là giáo viên - ở Hà Đông”, Tấn kể.
Sau một thời gian trò chuyện, gặp gỡ, cô gái này kể nghèo kể khổ, tiết lộ cuộc sống bất hạnh của bản thân như bị người yêu cũ đối xử thậm tệ, gia đình khắt khe, kìm kẹp - những điều mà sau này anh mới biết đều là bịa đặt.
Khi thân thiết hơn, cô này nhờ Tấn trả tiền giúp các món hàng và vay tiền lặt vặt nhiều lần. “Cô ta hứa hẹn sẽ trả nhưng đến ngày hẹn thì lấy đủ lý do để thất hẹn. Về sau, cô ta có trả cho tôi được hơn 2 triệu, số tiền còn lại là hơn 3 triệu nữa thì tôi xác định là không đòi được và cô ta cũng biến mất”.
Tấn nói, số tiền trả lại kia có lẽ cũng là một cách “dụ” để lấy lại lòng tin của anh để sau đó vay tiếp. Nhưng may mắn là Tấn dừng lại ở đây vì biết mình đã dính vào lừa đảo.
“Sau này, khi tôi đăng bài cảnh báo lên các hội nhóm thì rất nhiều người khác cũng vào xác nhận là cô này dùng app hẹn hò để lừa đảo là chính. Trước đó, cô ta cũng từng lừa tiền nhiều người, nói là đầu tư làm ăn, tiền cọc mua quần áo, mở thẻ tín dụng nhưng sử dụng tiền của khách… Một điểm lưu ý nữa là sau đó tôi mới biết thời điểm mình bị lừa thì cô ta đang có bầu, vẫn còn đang ở trạng thái kết hôn".
Đó là lần đầu và cũng là lần duy nhất Tấn bị lừa qua app hẹn hò. Tuy nhiên, anh kể đã từng trải qua các trường hợp lừa đảo kiểu khác, như là “thông đồng với quán ăn từ trước để dụ khách tới ‘chặt chém’”, hoặc “vì bữa ăn mà tạo một tài khoản giả, nói dối quanh co…”.
“Cô ấy hẹn tôi ở một nơi mà có vẻ cô ấy rất quen thuộc và thông thạo menu, sau đó gọi nhiều rượu, gợi ý gọi món đắt tiền. Tôi có hỏi dò thêm dựa theo thông tin cô ấy khai trước đó thì lại không trả lời được. Tôi nghi ngờ nên sau lượt gọi đồ đầu tiên là dừng luôn. Lần ấy, ngồi ăn ở quán bình dân mà tổng hoá đơn hết 1 triệu, giá rượu thì cao gấp 3 lần giá trong siêu thị”.
Cũng giống như Tấn, Đỗ Sơn (Hà Nội) từng bị lừa trắng trợn bởi một cô gái mà mình chưa hề gặp mặt. Tự giới thiệu sinh năm 2002, lúc Sơn nhắn tin làm quen thì cô gái nói đang đi quay quảng cáo ở Hà Giang. “Cô ấy nói trên đấy thời tiết khắc nghiệt nên đang quay thì bị sốt virus, cần vay tiền mình mua thuốc. Mấy hôm sau, cô ấy lại vay tiền mua đồ. Cả hai lần tôi đều cho vay”.
Nhưng đến lần thứ 3 khi cô gái hỏi vay 1 triệu đồng, Sơn không có để cho vay. Đến khi cô gái về Hà Nội, Sơn hẹn gặp thì cô này lại tiếp tục đòi vay 1 triệu mới cho gặp.
“Khi tôi nói không có tiền cho vay thì cô ta trách móc. Tôi đòi lại số tiền 2 lần trước thì cô ta nói đàn ông tính toán, rồi bảo ‘em không thiếu đại gia’, sau đó huỷ kết bạn. Sau vài lần bị tôi đòi tiền, cô ấy hứa lèo rồi ngắt kết nối, coi như mình bị lừa” - Sơn ngậm ngùi kể lại.
Dụ dỗ đầu tư tiền ảo
Không chỉ lừa vay tiền, còn vô số những mánh lừa khác mà người dùng app hẹn hò thường xuyên gặp phải.
Nhã Văn (TP.HCM) từng gặp một kẻ lừa đảo với thủ đoạn rất tinh vi mà cô không ngờ tới.
“Anh này nhìn ngoại hình điển trai, ăn nói lịch sự, thông thái am hiểu về đầu tư tài chính, chín chắn trong tư duy, tự giới thiệu bản thân có một công ty nội thất ở Hồng Kông (Trung Quốc). Anh ta còn lấy lòng tin của tôi bằng cách kể về tuổi thơ bất hạnh - cha mẹ ly dị, phải sống với bà nội. Nghe chuyện mà tôi còn rớt nước mắt luôn”.
Theo lời Nhã Văn, tên này rất chủ động tán tỉnh, gọi video. Sau một tuần theo đuổi một cách kiên nhẫn, anh ta liên tục đề cập đến việc đã kiếm được nhiều tiền như thế nào từ tiền ảo, còn cho xem cả tài khoản, khoe 1 ngày kiếm được 60-70 triệu. Sau đó, anh ta bày tỏ mong muốn được hướng dẫn tôi cùng theo để có tài chính thịnh vượng như vậy. Anh ta bảo tôi không cần tìm hiểu gì hết vì mới làm thì có giải thích cũng không hiểu, cứ theo chân anh ta rồi sẽ hiểu từ từ. Và mức đầu tư khởi điểm là 500 USD”.
Khi Nhã Văn từ chối đầu tư, anh ta bắt đầu “hờn dỗi”, rồi dụ dỗ rằng học những kiến thức này để sau này tiếp quản công việc cho anh ta. Tuy nhiên, cô kiên quyết từ chối. Anh chàng này cũng từ đó biến mất, không còn tán tỉnh cô nữa.
Sau đó, vì tò mò, cô đã đi tìm hiểu thì biết rằng rất nhiều cô gái cũng từng bị anh này dụ dỗ với các chiêu bài tương tự. “Có một bạn đã đồng ý tham gia với mức đầu tư 100 USD. Sau hơn 2 tháng, bạn này phát hiện ra mình bị lừa thì anh ta lập một nick ảo khác khủng bố, đe doạ mang tất cả những chuyện bạn ấy tâm sự với anh ta kể lại cho bạn bè, gia đình bạn ấy. Bạn gái này cũng chia sẻ với tôi hàng chục kẻ lừa đảo, chuyên rủ rê các cô gái đầu tư tiền ảo mà bạn đã vô tình gặp phải”.
Nhã Văn cho biết, những đối tượng này sẽ tán tỉnh cho đến khi đối phương xiêu lòng rồi mới đề cập tới chuyện đầu tư, tiền bạc. “Vì khi đã có cảm xúc và lòng tin rồi thi không phải ai cũng đủ tỉnh táo”.
Còn với Trương Tấn, anh rút ra kinh nghiệm: “Bây giờ các hình thức lừa đảo mới luôn được sinh ra mỗi ngày nên tốt nhất để không bị lừa thì tiền bạc phải phân minh, không nên để mối quan hệ liên quan tới chuyện tiền nong quá sớm. Người nào có ý đồ lợi dụng mình thì họ sẽ nhanh nản chí và bỏ đi”.
Theo khảo sát của Decision Lab, 65% trong số 1012 người Việt Nam tham gia khảo sát đang sử dụng ít nhất một ứng dụng hẹn hò. Trong đó, Tinder ứng dụng hẹn hò phổ biến nhất, chiếm khoảng 22%. Theo sau là các ứng dụng nhắn tin như Zalo, Telegram…, chiếm khoảng 21%; Facebook Dating chiếm khoảng 17%.
Người Việt sử dụng các ứng dụng hẹn hò như Tinder phần lớn để làm quen bạn mới, chiếm tỷ lệ 48%. Trong khi đó, mục đích hẹn hò hay tìm kiếm những mối quan hệ lâu dài chỉ chiếm lần lượt 39% và 35%. Ngoài ra, có một số mục đích khác như mở rộng mối quan hệ (34%), và tình một đêm (15%).
Cũng theo báo cáo đánh giá này, người Việt sử dụng ứng dụng hẹn hò khá thường xuyên, với gần 30% số người tham gia khảo sát sử dụng mỗi ngày, 19% sử dụng với tần suất 2-3 lần/ tuần, 15% sử dụng với tần suất 6-7 lần/ tuần….
Kỳ 2: Hẹn hò Tinder: Tưởng tìm được một nửa hoàn hảo, hoá ra sở khanh chính hiệu
"> -
Phim 'Mai' của Trấn Thành dán nhãn 18+: Học sinh vẫn vô tư vào rạp?PhimMaiđang được xem là hiện tượng phòng vé mùa Tết Giáp Thìn. Đến nay, sức nóng của phim vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, tình trạng "cháy vé", khán giả xếp hàng chờ mua vé diễn ra ở nhiều cụm rạp trên cả nước.
Tuy nhiên, đây lại là tác phẩm gắn nhãn T18 (dành cho khán giả từ 18 tuổi trở lên). Nhiều người đặt vấn đề rằng trước việc khán giả ùn ùn ra rạp, việc kiểm soát độ tuổi người xem được thực hiện như thế nào?
Tối 19/2, phóng viên Dân tríđã có mặt tại một số rạp chiếu phim ở TPHCM để tìm hiểu sự việc.
Theo quy định, để kiểm soát một cách hiệu quả nhất với các phim có dán nhãn T18, phía rạp phim sẽ yêu cầu khán giả phải xuất trình chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc giấy tờ tùy thân khi mua vé. Tuy nhiên, trên thực tế, quy trình này được thực hiện khá lỏng lẻo.
Tại rạp một chiếu phim ở quận Tân Bình (TPHCM), khu vực bán vé trực tiếp cũng như khu vực soát vé mua online, nhân viên không thực hiện khâu kiểm tra giấy tờ tùy thân của khán giả một cách sát sao.
Từ 19h, hầu hết các suất chiếuMaitại đây đều đã hết ghế, chỉ còn suất sau 23h. Dù hàng dài khán giả xếp hàng vào xem Mai, nhưng không ai cần phải chứng minh đã đủ tuổi xem phim hay chưa.
Khán giả dưới 18 tuổi vẫn vô tư mua vé vào rạp xem "Mai" (Ảnh: Quỳnh Tâm). Tương tự, tại một rạp chiếu phim khác ở quận Tân Bình hay một rạp ở TP Thủ Đức, khâu kiểm tra để xác định độ tuổi người mua vé phim Mai cũng diễn ra tương đối hời hợt.
Theo ghi nhận, nhân viên bán vé chủ yếu phân loại độ tuổi bằng cách hỏi trực tiếp người mua chứ không yêu cầu phải trình giấy tờ tùy thân hay tìm cách xác minh độ tuổi người mua vé.
Việc phân loại phim theo lứa tuổi được thực hiện theo kiểu phụ thuộc vào "tinh thần tự giác" của khán giả. Chưa kể, nhiều trường hợp khách đặt vé online từ trước, nhân viên rạp phim không có động thái xác minh kỹ mà chỉ... "nhìn mặt đoán tuổi".
Khán giả trẻ ra rạp xem "Mai" khá đông, nhưng khâu xác minh độ tuổi còn lỏng lẻo (Ảnh: Quỳnh Tâm). Khi học sinh "trót lọt" vào rạp
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, khán giả N.O. (học sinh lớp 11, quận Bình Thạnh) cho biết em đã xem Maitrong kỳ nghỉ Tết. Khi được hỏi về việc vì sao chưa đủ tuổi vẫn có thể vào rạp, N.O. cho biết em mua vé trực tiếp tại rạp, nhân viên không kiểm tra giấy tờ.
Tại một rạp chiếu tại TP Thủ Đức tối 19/2, chúng tôi cũng ghi nhận khán giả B.Q. (SN 2005) đi xem Maicùng em trai sinh năm 2011. B.Q. cho biết đã đặt vé online và không bị kiểm tra độ tuổi hay phải xuất trình căn cước công dân.
Trước việc dắt em trai 13 tuổi vào rạp phim gắn mác T18, B.Q. nói: "Trước đây tôi chưa đủ 18 tuổi nhưng vẫn được vào xem các phim T18, nên đợt này tôi đặt vé luôn cho em trai".
Khán giả dưới 18 tuổi vẫn vô tư mua vé vào rạp xem "Mai" (Ảnh: Quỳnh Tâm). Trường hợp khác, chị Quỳnh (SN 1973, quận Bình Thạnh) cũng lựa chọn ra rạp xem phim Maicùng ông xã và con gái. Theo chị Quỳnh, con gái chị vừa tròn 18 tuổi. Lúc chị đến mua vé, phía nhân viên ở rạp hỏi về tuổi của con gái và yêu cầu xem căn cước công dân.
Chị Quỳnh nói thêm: "Ban đầu chúng tôi đắn đo về việc có nên cho bé xem phim cùng hay không. Bên cạnh đó, các bạn cùng lớp với bé cũng đã xem rồi nên chúng tôi thấy khá thoải mái. Con gái cũng nói rằng, nếu bố mẹ cho xem phim thì bé mới dám xem. Đến những đoạn "cảnh nóng", bé sẽ tự che mắt lại".
Các nhà rạp nói gì?
Theo tiêu chí phân loại phim mới nhất tại Việt Nam áp dụng từ 20/5/2023, theo thông tư số 05/2023 của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, phim thuộc loại T18 dành cho người xem từ 18 tuổi trở lên.
Đây là những tác phẩm có nội dung chủ yếu dành cho đối tượng người lớn, có thể chứa những yếu tố nội dung nhạy cảm. Các cơ sở điện ảnh phải thông báo công khai đến khán giả tại các rạp chiếu phim thông tin về phân loại phim cũng như cách thức kiểm soát, kiểm tra tuổi đối với khán giả vào xem phim.
Mặc dù vậy, trước nay, việc kiểm soát độ tuổi khán giả tại rạp còn nhiều lỗ hổng. Nhiều ý kiến cho rằng khâu xác minh tuổi người xem chưa minh bạch, chuyên nghiệp.
Nhiều cụm rạp lờ đi việc xác minh tuổi vì dễ... mất khách, giảm sút doanh thu. Ở những dịp lễ Tết đông khán giả ra rạp, việc phân loại tuổi cũng khó thực hiện vì mất thời gian.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Hoàng Hải - Giám đốc nội dung CGV Việt Nam - cho biết phía CGV luôn chú trọng chấp hành quy định của hệ thống phân loại phim theo độ tuổi. Việc kiểm tra độ tuổi được thực hiện ở khâu bán vé. Riêng đối với những khách hàng mua vé trực tuyến, hoạt động kiểm tra diễn ra ở cửa soát vé.
Trước câu hỏi về những vướng mắc của CGV Việt Nam trong việc phân loại độ tuổi khán giả xem Mai, ông Hải cho hay: "Thật ra trong hoạt động của rạp, việc xác minh tuổi khán giả chắc chắn là có khó khăn. Tuy nhiên CGV áp dụng nhiều biện pháp như thông báo, kiểm soát từ khâu mua vé trực tuyến tới khâu mua vé tại rạp.
Tại quầy soát vé, CGV cũng bố trí nhân sự để kiểm tra độ tuổi theo quy định và hỗ trợ khách hàng chưa đủ độ tuổi qua xem các phim khác phù hợp độ tuổi hơn", ông Hải cho biết.
Bảng hướng dẫn phân loại phim theo lứa tuổi tại một rạp chiếu ở TP Thủ Đức (Ảnh: Quỳnh Tâm). Ông Nguyễn Văn Hướng - đại diện quản lý rạp của Galaxy Studio - cho biết khâu kiểm soát độ tuổi khán giả luôn là vấn đề quan trọng và được nhà rạp lưu tâm. Tuy nhiên trong thực tế, để kiểm soát được độ tuổi theo đúng quy định có rất nhiều khó khăn.
"Thí dụ, dịp Tết, nhiều khán giả dẫn gia đình đi xem phim, gồm cả người lớn, trẻ nhỏ. Với những trẻ em dưới 18 tuổi, chúng tôi sẽ gợi ý các em xem phim khác phù hợp lứa tuổi.
Ở những thời điểm rạp vắng khách, việc đổi phim dễ dàng, nhanh chóng. Nhưng ở những giờ cao điểm đông khách, việc đổi phim rất khó khăn. Cũng có nhiều nhóm khán giả muốn xem cùng gia đình nên không đồng ý việc đổi phim và bỏ về", ông Hướng nói với phóng viênDân trí.
Trước câu hỏi của phóng viên về việc khán giả mua vé online không phải trình giấy tờ khi đến cửa soát vé, ông Hướng cho biết: "Trong ứng dụng đặt vé, chúng tôi đều yêu cầu người mua bấm xác nhận đủ tuổi.
Tại quầy soát vé, nhân viên thường quan sát bằng mắt. Khán giả nào có vóc dáng nhỏ quá sẽ được yêu cầu trình giấy tờ tùy thân, thẻ sinh viên... Trường hợp họ không đủ tuổi, nhân viên đành xin lỗi, từ chối phục vụ và hoàn tiền".
Ông Nguyễn Văn Hướng cho biết thêm nếu rạp nào bị phát hiện chiếu phim không đúng độ tuổi quy định, trách nhiệm sẽ thuộc về cụm rạp đó.
"Thanh tra Cục điện ảnh hoặc các sở ban ngành đi kiểm tra đột xuất, nếu có trường hợp vi phạm sẽ xử phạt theo quy định", ông Hướng cho hay.
Thông tư số 05/2023/TT-BVHTTDL quy định 6 mức phân loại phim, được xếp từ thấp đến cao:
- Loại P là phim được phép phổ biến đến người xem ở mọi độ tuổi
- Loại K là phim được phổ biến đến người xem dưới 13 tuổi với điều kiện xem cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ
- Loại T13 là phim được phổ biến đến người xem từ đủ 13 tuổi trở lên
- Loại T16 là phim được phổ biến đến người xem từ đủ 16 tuổi trở lên
- Loại T18 là phim được phổ biến đến người xem từ đủ 18 tuổi trở lên
- Loại C là phim không được phép phổ biến.
Việc hiển thị mức phân loại phim phải bảo đảm cung cấp được thông tin về mức phân loại phim và nội dung cảnh báo trong khoảng thời gian đủ để người xem tiếp nhận được thông tin.
Đối với phim được phổ biến trong rạp chiếu phim; tại trụ sở cơ quan ngoại giao, cơ sở văn hóa nước ngoài được thành lập tại Việt Nam; phim được phổ biến trên các phương tiện công cộng và các phương tiện nghe nhìn khác: Hiển thị nội dung cảnh báo bằng chữ viết hoặc lời nói trước khi bắt đầu phổ biến phim; vị trí hiển thị cảnh báo ngay sát phía dưới biểu tượng mức phân loại phim.
Về chế tài xử phạt: Căn cứ tại khoản 5, Điều 10 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4, Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP vi phạm quy định về phổ biến phim:
Phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng đối với hành vi không bảo đảm người xem phim đúng độ tuổi theo phân loại phim.
"> -
Cá kho là món ăn dân dã quen thuộc trong những bữa cơm gia đình, nhất là vào mùa đông. Tuy dân dã nhưng làm được nồi cá kho ngon xuất sắc không hề dễ: mùi tanh của cá, độ sệt của nước kho, màu sắc của món ăn là những thứ bạn phải cẩn trọng. Cách kho cá ngon đậm vị không tanh đậm vị bắt mắt không phải ai cũng biếtThớ cá vẫn giữ độ chắc nhất định, thịt cá không bị nát hay bở.
Màu sắc cá kho được ưa thích thường có màu nâu óng ánh như mật ong, hoặc đậm hơn chút.
Mùi vị sẽ thiên về mùi thơm cay nồng của những gia vị như tỏi, ớt, hành tím, hành lá, riềng… để loại bỏ mùi tanh của cá.
Khẩu vị miền Nam sẽ ưa ngọt và cay hơn như món cá kèo kho rau răm. Thịt cá mềm béo hợp với vị cay từ ớt, tiêu và rau răm.
Khẩu vị miền Trung thiên về vị cay, độ mặn và đặc trưng dùng nghệ. Bột nghệ, lá nghệ, củ nghệ tươi om cùng cá, bắp chuối hoặc bạc hà.
Bạn hãy khám phá 4 bí quyết kho cá ngon dưới đây nhé!
1. Nồi cá kho muốn ngon, thì cá phải tươi và được sơ chế đúng
Dù bạn kho cá đồng hay cá biển thì cá tươi luôn là tiêu chí hàng đầu. Cá tươi là cá vẫn còn độ săn chắc, các bộ phận không bị đứt rời và không có mùi hôi.
Khử tanh cá rất quan trọng, nếu sơ chế không sạch thì cá kho rồi vẫn còn mùi tanh, ảnh hưởng đến độ ngon của món ăn.
Khử tanh cá với những bước sau:
Đánh sạch vẩy cá, chú ý phần rìa đuôi và phần đầu cá là những nơi vảy bám chặt và dễ sót.
Bỏ hết nội tạng cá, vây, mang, chỉ máu. Rửa sạch cá với nước đến khi nước trong.
Cạo nhớt da cá: Chà xát muối hột, nước cốt chanh, rượu trắng lên da cá, lật mặt dao bên không bén để cạo nhớt trên lớp da. Lặp lại cho đến khi da cá hết nhớt.
2. Ướp cá trước khi kho
Ướp cá là không thể thiếu, giúp cá kho cứng thịt, không nát và thấm gia vị.
Thời gian ướp tối thiểu là 30 phút. Gia vị ướp gồm muối, đường, nước mắm, tiêu, gia vị cay nồng như hành, tỏi, ớt băm nhuyễn.
Riêng với cá biển, muốn cá săn chắc bạn nên chiên sơ hoặc nướng qua.
3. Nước kho ngon thì mới mong kho cá ngon
Thắng đường trong dầu hoặc nước cho đến khi ngả sang màu cánh gián.
Thêm nước dừa tươi hoặc nước lọc, gia vị thơm cay nồng như tỏi, hành tím, ớt.
Nấu sôi nước kho vài phút để chiết xuất hương thơm của tỏi, vị cay nồng của ớt. Đừng quên thêm gia vị, đặc biệt là đường, dùng đường phèn hay đường thốt nốt thì nước kho sẽ ngọt thanh.
4. Nên kho một lửa hay nhiều lửa
Với những ai thích ăn cá thật khô và chắc thì có thể kho từ hai lửa trở lên.
Với cá kho kiểu Nam Bộ thì chỉ cần kho một lửa. Kho lửa liu riu để gia vị đủ thời gian thấm vào cá, nước kho vừa xăm xắp mặt cá, không đậy nắp hoặc mở nắp he hé. Kho đến khi nước keo sệt lại là được, nước cá kho sệt chấm rau củ luộc thì ngon vô cùng.
Mẹo từ người miền Bắc khi kho cá là lót dưới nồi lớp củ riềng bào mỏng, sau đó xếp cá vào. Riềng khử mùi tanh và giúp cá không bị khét khi kho thời gian dài.
Chúc bạn kho cá thật ưng ý từ những bí quyết trên nhé!
Cách làm kim chi Hàn Quốc ngon đúng chuẩn, ăn là mê
Gần giống với món dưa muối ở Việt Nam, Kim chi được làm từ rau lên men có vị chua dịu hoà quyện với vị cay nồng của ớt chắc chắn sẽ khiến bạn mê mẩn khi thưởng thức.
">