Thế là các ông bắt đầu kể về những lần trót "ăn phở", suýt "ăn phở", cũng có ông chỉ mới say nắng đã bị vợ giội cho một gáo nước lạnh tỉnh và tởn tới già.
Tới lượt tôi, tôi kể: "Em nói thật, trước đây, có một lần em rất thèm phở nhưng vì tiếc tiền nên em không dám. Sau này khi kinh tế khá hơn, mỗi lần thích là em ăn, thèm là em ăn!". Tôi vừa dứt câu mấy ông liền lộ rõ vẻ mong chờ háo hức: Đấy, thằng đàn ông nào chả có những "khoảng tối"!
Tôi kể tiếp: "Mười lăm năm trước, khi đó em vừa cưới vợ ba năm, con trai đầu vừa tròn hai tuổi. Em khi đó là công nhân cơ khí của một nhà máy, vợ là cô giáo dạy mầm non. Cuộc sống nhiều thiếu thốn khó khăn nhưng vợ chồng thương nhau, hiểu nhau nên chưa bao giờ thấy nghèo làm mình quá khổ. Để tăng thêm thu nhập cho gia đình, ngày đi làm ở nhà máy, tối em tranh thủ chạy xe ôm. Hôm nào có vài người khách cũng có tiền mua cho con ít sữa.
Một đêm, em chở khách về muộn, trời mưa. Em tấp vào quán phở ven đường trú tạm. Trời đã khuya, bụng đói cồn cào. Lúc này em mới nhớ ra mình chưa ăn tối. Thực ra thì hôm nào chạy khách em cũng về ăn cơm rất muộn, nhưng hôm nay vì đứng ở ngay quán phở, mùi thơm tỏa ra mời gọi khiến bụng réo liên hồi.
Tiếng cô chủ quán ngọt ngào: "Anh vào đây mà ngồi cho đỡ lạnh, luôn tiện làm bát phở cho ấm bụng anh ơi, mưa gió ế ẩm quá". Mưa mỗi lúc một to, nồi nước dùng vẫn tỏa ra một mùi hương quyến rũ mời gọi, dạ dày réo cồn cào. Em sờ tay vào túi, tay chạm những đồng bạc mới kiếm được tối nay, tâm lý đấu tranh dữ dội.
Nếu bây giờ vào ngồi trong kia, được ăn một bát phở nóng hổi thơm lừng thì tuyệt biết mấy. Nhưng nếu bây giờ mình ăn phở, bữa cháo con mình ngày mai sẽ không có thịt ngon. Vợ mình giờ này chắc vẫn chờ cơm mình như mọi khi.
Em do dự, chần chừ, trời vẫn đang mưa to. Nếu không ăn mà cứ đứng đây mãi nghe người ta mời thì ngại quá, rồi biết đâu mình lại xao lòng. Em quyết định dầm mưa chạy xe về.
Về nhà, con đã ngủ say, vợ đang thêm mấy món đồ cho một xưởng thủ công mỹ nghệ. Thấy chồng về, cô ấy xót xa: "Trong túi có tiền sao không mua áo mưa mà mặc hả anh, lỡ ốm ra đấy, tiền thuốc còn nhiều hơn. Anh cứ hay tính toán không đâu ý, có sức khỏe mới kiếm được tiền".
Vừa nói, vợ vừa hâm nóng lại đồ ăn rồi dọn ra mâm. Cơm có cá biển kho mặn, có rau luộc và cà muối mà ngon biết chừng nào. Hai vợ chồng ngồi ăn, vừa ăn vừa hỏi han trò chuyện.
Lúc đó em nghĩ, nếu lúc nãy mình ăn phở, thì có phải giờ này vợ phải ngồi ăn cơm một mình không. Vợ vì thương mình, cũng nhịn đói đến tận khuya để chờ cơm. Nghĩ vậy, lại thấy mình không ăn phở là một quyết định đúng. Ngoài trời vẫn mưa nhưng lòng ấm áp vô cùng.
Sau này, khi em bỏ nhà máy ra buôn bán bên ngoài, cuộc sống khá dần lên. Một lần dẫn vợ con ra ngoài ăn phở, em có kể câu chuyện ngày xưa. Không hiểu sao vợ em lại nhìn em lườm một phát: Nói gì thì nói, ăn cơm vợ nấu thì không phải lăn tăn suy nghĩ hay áy náy gì cả đúng không anh?".
Tôi kể xong cả hội phá lên cười. Rồi có bác cũng thú nhận, đúng là lỡ ăn "phở" một lần, lòng lúc nào cũng áy náy. Vừa cảm thấy có lỗi với vợ, vừa tự xấu hổ với bản thân. Rồi chứng kiến bao tấm gương tày liếp về những ông chồng phóng túng bên ngoài bị vợ phát hiện mà tan nát gia đình, nhiều khi cũng phập phồng lo sợ.
Tôi kể mẩu chuyện nhỏ của mình, chỉ là chuyện ăn phở đơn giản thôi, nhưng hiểu "ăn phở" theo nghĩa đen hay nghĩa bóng là tùy mọi người. Chuyện có thể chẳng có gì đáng nhớ, nhưng tôi vẫn nhớ chỉ để luôn nhắc nhở bản thân: Mình có thể không giàu có, không đẹp trai, không lãng mạn, mình có thể là một ông chồng đầy khuyết điểm, nhưng trước khi làm bất cứ việc gì cũng hãy nghĩ về vợ và con trước đã.
Chỉ cần vợ mình yêu mình, tôn trọng mình, tin tưởng mình thì mình nhất định phải xứng đáng với tất cả những thứ mình nhận được. Hạnh phúc của một người phụ nữ đôi khi chỉ là có một người chồng luôn để họ ở vị trí ưu tiên chứ không phải là một trong những lựa chọn.
Theo Dân trí
Theo thông báo, sau khi nghe báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ý kiến của các đại biểu dự cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã có kết luận nhấn mạnh, giáo dục là quốc sách hàng đầu và liên quan tới mọi gia đình nên trong quá trình đổi mới luôn có nhiều ý kiến đóng góp, phản biện cần được trân trọng, nghiên cứu tiếp thu, phản hồi với tinh thần thực sự cầu thị, khoa học.
Bộ sách Cánh diều do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm biên soạn.
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế là một quá trình, được thực hiện theo một lộ trình khoa học trong đó đổi mới chương trình, sách giáo khoa là một khâu rất quan trọng.
Quốc hội, Chính phủ đã có các Nghị quyết; Chính phủ có nhiều văn bản chỉ đạo về vấn đề này. Luật Giáo dục sửa đổi bổ sung năm 2019 (Luật số 43/2019/QH14) quy định rõ ràng, cụ thể (kể cả về trách nhiệm, thẩm quyền) đối với việc biên soạn, thẩm định, phê duyệt, lựa chọn, sử dụng sách giáo khoa.
Năm học 2020-2021 là năm đầu tiên sử dụng sách giáo khoa lớp 1 mới. Vừa qua, có nhiều ý kiến cho rằng sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 trong bộ sách Cánh Diều (là một trong 5 bộ sách được phê duyệt) có nhiều điểm không phù hợp. Các ý kiến này chưa được Bộ Giáo dục và Đào tạo phản hồi kịp thời.
Về việc này, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tăng cường chỉ đạo việc nghiên cứu các ý kiến góp ý, có quyết định kịp thời, phù hợp theo đúng thẩm quyền như quy định tại Điều 32 Luật Giáo dục (Luật số 43/2019/QH14) để bảo đảm chất lượng của sách giáo khoa mới đáp ứng yêu cầu đảm bảo mục tiêu giáo dục như quy định tại Điều 2 Luật số 43/2019/QH14.
Từ thực tiễn biên soạn, thẩm định, phê duyệt sách giáo khoa lớp 1 mới vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cần rà soát ngay các quy định, tổ chức thuộc trách nhiệm của Bộ, của Bộ trưởng liên quan tới chương trình, sách giáo khoa; có giải pháp cụ thể, hiệu quả để huy động, phát huy đội ngũ giáo viên, các nhà khoa học, chuyên gia tham gia đóng góp ý kiến đối với sách giáo khoa mới và xây dựng kho học liệu điện tử theo chương trình mới./.
Thúy Nga
Hội đồng thẩm định và tác giả sách Tiếng Việt 1, bộ sách Cánh Diều đã thống nhất tiếp thu tối đa các ý kiến góp ý để chỉnh sửa SGK cho phù hợp hơn.
" alt=""/>Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kết luận về vấn đề sách giáo khoa lớp 1“Nhưng buông lại đòi hỏi lòng dũng cảm, bố mẹ liệu có chiến thắng được cảm giác lo lắng sợ hãi, nhất là khi cả thế giới đang vận hành theo một hướng khác. Buông đòi hỏi sự vất vả và theo một cách khác, đòi hỏi sự kiên trì, bởi dạy con tự lập là một hành trình không có đường tắt” – Nhà báo Thu Hà nhấn mạnh.
Bao bọc, che chở hay can thiệp quá mức của cha mẹ vào đời sống con cái thường xuất phát từ những động cơ tốt đẹp, đó là cha mẹ nào cũng yêu thương con, không muốn con gặp thất bại hay khổ sở.
“Nếu chúng tôi có nguồn lực, thì việc can thiệp để con cái không vất vả chả lẽ là sai trái?” - Nhiều phụ huynh đã tự vấn nhưng hầu hết các nghiên cứu tâm lý và xã hội học đều đưa ra kết luận: Bao bọc con cái quá mức sẽ dẫn đến tình trạng lo âu, trầm cảm, và thiếu năng lực một cách báo động khi phải đối mặt với cuộc sống trưởng thành.
Bao bọc, che chở hay can thiệp quá mức của cha mẹ sẽ khiến con cái thiếu năng lực một cách báo động khi phải đối mặt với cuộc sống trưởng thành. |
Quá trình trưởng thành của đứa trẻ diễn ra trong những rủi ro hàng ngày, từ việc chập chững tập đi, leo trèo trong sân chơi, đến thăm nhà một người bạn mới hoặc tự đạp xe đến trường, xoay sở hoàn thành bài tập... Như vậy, việc của cha mẹ là để cho con được mắc sai lầm, được thử thách và thất bại, bởi đó mới chính là quá trình đứa trẻ học hỏi, rút ra bài học, kinh nghiệm và tiếp tục đứng dậy, tiến lên.
Bà Esther Wojcicki, 78 tuổi, có ba cô con gái, người nổi tiếng nhất là Susan, 50 tuổi, CEO của mạng xã hội YouTube; Anne, 45 tuổi, hiện là CEO công ty nghiên cứu ADN 23andme; Janet, 49 tuổi, là giáo sư về nhi khoa và dịch tễ tại Đại học California, San Francisco, Mỹ đã tiết lộ bí quyết nuôi con tự lập trong cuốn sách:”Làm thế nào để nuôi dạy con thành công”: Ngay từ khi các con còn nhỏ, tôi đã trao cho chúng trách nhiệm từ những việc rất nhỏ như tự chọn quần áo, hay tự đi bộ đến trường. Các con có thể thoải mái đến thăm bạn bè, hàng xóm, miễn là trở về nhà vào giờ "giới nghiêm" 5 rưỡi chiều, để tập bơi vào 30 phút sau đó.
"Lý thuyết của tôi luôn là: Bạn càng làm thay con nhiều thì chúng càng tự làm ít đi", bà nói. Chính vì vậy, bà để con gái 2 tuổi tự mặc quần áo, đeo giày, chải tóc dù lúc đầu có thể mặc ngược áo, đi nhầm chân. Lên 4 tuổi, các con bà rửa bát hàng ngày dù con phải đứng lên ghế, hoặc tự dọn giường, gấp quần áo, đổ rác. “Mọi thứ sẽ không hoàn hảo: Bát chưa sạch thậm chí còn đổ vỡ, giường lộn xộn, quần áo không phẳng nếp... nhưng lũ trẻ vui vì cảm giác tự mình làm được” – bà Esther Wojcicki chia sẻ.
Một phương pháp dạy con làm việc nhà theo 4 bước được tiến sỹ tâm lý SE Gutstein chia sẻ: " Đầu tiên, cha mẹ làm cho con. Sau đó, cha mẹ làm với con. Tiếp theo, quan sát con làm. Cuối cùng, con sẽ tự mình làm một cách hoàn toàn độc lập”.
Bạn càng làm thay con nhiều thì chúng càng tự làm ít đi |
Những việc nhà theo lứa tuổi được gợi ý: Từ 2 đến 3 tuổi: Bỏ quần áo bẩn vào giỏ giặt đồ, dọn đồ chơi; Từ 4 đến 7 tuổi: tự dọn giường ngủ, tưới nước cho cây, cùng đi siêu thị, lau dọn bàn ăn, gập quần áo, chuẩn bị sách vở, đồ dùng khi đi học; Từ 8 đến 10 tuổi: dọn dẹp, làm sạch phòng, dọn bàn ăn, hút bụi, cho vật nuôi ăn, giúp rửa xe, đổ rác, giúp cha mẹ nấu ăn, rửa bát, đi mua đồ ở cửa hàng tạp hóa ,giặt và gấp quần áo; Từ 11 tuổi trở lên: làm sạch phòng và phòng tắm, hỗ trợ làm sạch bếp, rửa bát, dọn đồ ăn thừa và cất đồ ăn cần dùng tiếp vào tủ lạnh, giặt quần áo, chuẩn bị bữa ăn cùng bố mẹ, tự nấu ăn, trông em...
Bên cạnh đó, trẻ cần được dạy bộ công cụ, kỹ năng “sống” cần thiết về nhận thức (thu thập thông tin, phân tích, ra quyết định), cảm xúc (điều chỉnh và kiểm soát về nỗi buồn, sự thất vọng, tức giận), hành vi (học tập, làm việc) để có thể sống sót.
Một trong những nguyên tắc về dạy con tự lập được nhiều nhà tâm lý học khuyến khích đó là tự chủ phải gắn liền với trách nhiệm.
Tiến sỹ Jim Taylor, nhà tâm lý giáo dục trẻ em phân tích: “Hãy cho con thấy trách nhiệm của chúng là gì, rằng chúng phải chấp nhận những trách nhiệm đó, và sau đó bạn phải quy trách nhiệm cho con về những hành động”. Một đứa trẻ trước hết phải hiểu trách nhiệm chăm sóc bản thân lành mạnh bằng những kỹ năng giữ gìn vệ sinh thân thể, ăn uống, tập luyện. Sau đó là các kỹ năng làm việc nhà như một thành viên có trách nhiệm với gia đình. Ngoài ra, đứa trẻ cần xoay sở với việc đi học muộn, quên cặp sách đồ dùng, không làm bài tập ... để chúng biết lỗi, rút kinh nghiệm và không tái phạm.
Bên cạnh đó, nếu con bạn đi chơi loanh quanh gần nhà (môi trường thực sự an toàn) thì chúng phải đeo đồng hồ định vị hoạc mang theo điện thoại, có trách nhiệm về nhà đúng giờ, đến đúng chỗ đã hẹn, hoặc nhớ số điện thoại và địa chỉ ngôi nhà khi có tình huống khẩn cấp. Hãy dạy cho con cách xử lý khi rơi vào tình huống như lạc đường hoặc bị kẻ xấu lạm dụng.
Giúp con tìm được đam mê và mục đích sống
Có một câu thần chú: “Nếu bạn làm hoặc học những gì bạn yêu thích, bạn sẽ không bao giờ nghĩ là mình đang phải học hoặc phải làm việc”.
Một trong những nhiệm vụ của sự nghiệp làm cha mẹ là phải giúp con cái tìm được đam mê và mục đích sống.
Trong cuốn sách “Sự sụp đổ của nghề làm cha mẹ", bác sỹ Leonard Sax đã phân tích về bức tranh khốn khổ của giới cha mẹ trung lưu Hoa Kỳ khi xác định kịch bản cho cuộc đời con cái là phải cố gắng học hành chăm chỉ để vào ĐH Stanford, Harvard hoặc kiếm được nhiều tiền, đạt được địa vị cao trong xã hội. Nhưng sau tất cả, có những người đã lên đến đỉnh cao mà vẫn giày vò bởi cảm giác chán nản, vô nghĩa.
“Tôi đã thấy một số người lớn như vậy trong số các đồng nghiệp của tôi. Một người có thể được coi là bác sỹ phẫu thuật thành công: anh ta có thể kiếm 600 nghìn đô la một năm nhưng anh ấy rất khổ sở. Anh ấy không vui vẻ gì phải làm việc 80 giờ/1 tuần với một công việc đã trở nên đáng ghét với anh ấy. Nếu bạn đang làm việc 80 giờ/1 tuần với tâm hồn khô héo thì bạn là một nô lệ. Cuộc sống rất quý giá, mỗi một giây trôi qua lại là một món quà vô giá mà không có tiền nào có thể mua lại được thời gian đã mất” - bác sỹ Leonard Sax chia sẻ.
Chính vì thế, một trong những nhiệm vụ của cha mẹ là giúp con tìm thấy ý nghĩa, khao khát một cái gì đó cao hơn và sâu sắc hơn. Thiếu đi mục đích, cuộc sống dường như vô nghĩa và vô ích. Không có mục đích, những người trẻ tuổi trở nên lo lắng và trầm cảm. Một khi trẻ có mục đích sống, chúng có thể tự tin theo đuổi thành tích vì chúng biết tại sao thành quả đó lại đáng để theo đuổi. Một khi đã được giáo dục về sự KHÁT KHAO, những người trẻ tuổi có thể tận hưởng thời gian rảnh rỗi một cách sâu sắc và trọn vẹn, cho dù là đọc một cuốn sách, nghe nhạc, hay đi dạo trong rừng.
Ở một khía cạnh khác, khi tìm thấy đam mê và ý nghĩa trong học tập cũng như cuộc sống, trẻ sẽ có lòng can đảm, kiên cường quyết tâm theo đuổi một điều gì đó, cho dù khó khăn đến đâu hay phải đối mặt với nhiều bất lợi như thế nào.
Thu Phương
“Người Việt có tuổi thơ dài nhất thế giới; Những đứa trẻ không bao giờ lớn” là cụm từ mô tả về kiểu nuôi con trong “lồng ấp” của nhiều cha mẹ Việt Nam.
" alt=""/>Làm sao để dạy con độc lập, trưởng thành?