当前位置:首页 > Công nghệ > Đại dịch khiến lao động Mỹ thay đổi nơi làm việc thế nào? 正文

Đại dịch khiến lao động Mỹ thay đổi nơi làm việc thế nào?

来源:NEWS   作者:Giải trí   时间:2025-01-17 04:36:32

Vào mùa xuân năm 2021,ĐạidịchkhiếnlaođộngMỹthayđổinơilàmviệcthếnàgiá vàng 9999 hôm nay bao nhiêu 1 chỉ CEO James Gorman của Morgan Stanley đã yêu cầu các nhân viên quay lại bàn làm việc trước Lễ Lao động nếu không muốn phải đối mặt với khả năng bị cắt giảm lương: “Nếu các bạn có thể đến một nhà hàng ở New York, các bạn cũng có thể đến văn phòng”, ông bảo họ.

Nhưng chẳng ích gì. Các vị CEO thiếu kiên nhẫn đã đánh giá quá thấp tâm lý phản kháng ở nhân viên. Và với việc biến thể Omicron xuất hiện vào cuối năm 2021 và càn quét khắp nước Mỹ - vào thời điểm nó hạ nhiệt, hơn một nửa dân số Mỹ được cho là đã nhiễm virus corona thuộc biến thể này hay biến thể khác - các lao động đang chần chừ lại càng có lý chính đáng để không đi làm.

Dai dich anh 1

Ảnh minh hoạ. Nguồn: ZDNet.

Đến tháng 12, trụ sở ở Quảng trường Thời đại của Morgan Stanley chỉ kín phân nửa chỗ trong một ngày điển hình. “Tôi đã sai lần này”, Gorman nói với một người phỏng vấn, thừa nhận rằng ông đã đánh giá sai thái độ kém thiết tha của người lao động đối với việc quay trở lại với những chuyến đi về và lịch trình trước đại dịch của mình.

Các công ty trên khắp nước Mỹ đều trì hoãn các mốc thời gian mà họ đã đề ra trước đó. Lyft, ứng dụng gọi xe, cho biết họ sẽ không yêu cầu lao động quay trở lại văn phòng cho đến năm 2023. Tại Ford, 30.000 lao động được kỳ vọng sẽ quay trở lại với công việc văn phòng - công nhân nhà máy đã quay lại xưởng từ gần một năm rưỡi qua - nhưng giờ lại nhận được thông báo rằng họ có thể tiếp tục làm việc tại nhà cho đến ít nhất là tháng 3. Google và Uber mở rộng tùy chọn làm việc tại nhà đến vô thời hạn.

Từ nhiều năm trước khi nó bắt đầu, các nhà truyền bá công nghệ đã dự đoán về cái chết của các văn phòng hữu hình và những nỗi nhọc nhằn đến từ việc phải có mặt, hứa hẹn rằng phần mềm ngày càng cải tiến, từ Internet siêu nhanh đến tai nghe thực tế ảo, sẽ cho phép con người làm việc từ bất cứ đâu một cách trơn tru, giành lại số giờ đồng hồ từng bỏ vào việc di chuyển, và định hình lại cuộc sống làm việc.

Nhưng điều đó chưa bao giờ xảy ra, và các thí nghiệm trong quá khứ đã thất bại hoàn toàn. Khi Yahoo bổ nhiệm Marissa Mayer làm CEO trẻ thành đạt của công ty, một trong những động thái đầu tiên của cô là thắt chặt các chính sách làm-việc-tại-nhà đã được nới lỏng dưới thời người tiền nhiệm.

IBM từng là công ty tiên phong về làm việc từ xa. Vào năm 1979, họ đã cho năm nhân viên tại Phòng thí nghiệm Santa Teresa ở Thung lũng Silicon mang các thiết bị đầu cuối là những máy vi tính hình hộp về nhà để làm việc với hy vọng giảm bớt tình trạng tắc nghẽn trên các máy chủ ở văn phòng của mình.

Trong một báo cáo năm 2009, về sau đã bị xóa khỏi trang web của công ty, IBM đã khoe rằng 40% trong số 386.000 nhân viên của họ làm việc từ xa. Năm 2017, IBM đưa ra tối hậu thư cho nhân viên: quay lại văn phòng hoặc tìm công việc mới. Sự đảo ngược này đã vang động khắp các cấp quản lý doanh nghiệp vì IBM, theo lời của chính công ty này, là “một doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh là cách các doanh nghiệp khác thực hiện hoạt động kinh doanh”.

Nếu họ không thể hiện thực hóa nổi tầm nhìn đầy tính tương lai, ấy là còn chưa nói đến chi phí thấp, về một lực lượng lao động phi tập trung hóa, thì không một ai có thể làm được.

Và cuộc bùng nổ đầu tư mạo hiểm vào những năm 2010, giai đoạn các công ty đang thi nhau đưa ra chính những loại đổi mới có thể cho phép xây dựng một văn phòng từ xa đích thực của tương lai, lại làm điều ngược lại xét trên nhiều phương diện, khi vạch ra những ranh giới cho công việc trong bán kính 20 dặm ở khu vực phía nam San Francisco.

Đành rằng họ đã truyền bá các ứng dụng trò chuyện và phần mềm quy trình làm việc và các kết nối video cho phép những khách hàng mục tiêu của họ tiếp cận phương thức làm-việc-từ-bất-cứ-đâu, song khuôn viên của doanh nghiệp họ, được trang bị các buồng nhộng ngủ và phòng mát xa và bữa ăn miễn phí, lại khuếch trương một thông điệp duy nhất: Chúng tôi muốn các bạn có mặt ở văn phòng.

Song đại dịch đã thay đổi điều đó. Công nghệ đã giúp việc duy trì kết nối trở nên dễ dàng hơn - FaceTime, ứng dụng trò chuyện qua video của Apple dành cho iPhone và máy Mac, đã ra đời từ năm 2011, trong khi phần mềm họp video doanh nghiệp đã sinh sôi nảy nở mạnh mẽ từ những phần mềm tương tự của Microsoft, Google, và sau đó là Zoom - nhưng chưa bao giờ có cơ hội trải qua một cuộc thử nghiệm đời thực về tính năng kỹ thuật và mức độ cộng hưởng cảm xúc. Đại dịch đã cung cấp cả hai.

标签:

责任编辑:Ngoại Hạng Anh

全网热点