Toạ lạc tại khu đất vàng 220 Trần Duy Hưng, Dự án Toà tháp Tài chính SCIC - Bảo Việt từng được giới thiệu rầm rộ là một tòa nhà văn phòng hạng A, được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế. Thế nhưng, sau nhiều năm, hiện dự án chỉ còn lại tấm biển của chủ đầu tư bên ngoài
Còn phía trong, một phần đất dự án đã trở thành bãi đỗ xe, phần còn lại cây cối mọc um tùm và là nơi tập kết của rác thải, đất đá
Cách đó không xa, Dự án Nam Đàn Plaza, từng được giới thiệu là dự án có vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng với khách sạn 5 sao, trung tâm thương mại, tài chính ngân hàng, khu vui chơi giải trí, văn phòng…, cũng bất ngờ bị “chuyển đổi công năng” thành gara ô tô
Trong khi đó, “miền đất hứa” Mê Linh một thời cũng đang chứng kiến cảnh hoang tàn của nhiều siêu dự án
Tấm áp phích giới thiệu về dự án trơ trọi, chỉ còn mấy thanh sắt rỉ…
Dự án Đầm Và diện tích đất gần 28,8 héc-ta của chủ đầu tư, Công ty TNHH Minh Giang và sự tham gia của Tập đoàn T&T - một ông lớn của ngành bất động sản sau bao nhiêu năm triển khai, hạ tầng hiện mới chỉ là một vài con đường…
Chỉ có thể nhận ra Dự án Nam Đàn Plaza qua một dòng chữ phai mờ theo thời gian
…và duy nhất một dãy nhà liền kề được xây dựng, nhưng không có người ở
Theo Tin nhanh chứng khoán
“Đất vàng” thành bãi giữ xe" alt=""/>Nhức nhối những khu “đất vàng” bị bỏ hoang tại Hà NộiMặc dù hình thức tấn công vào router không phải là mới, nhưng chiến dịch này của Mustang Panda rất nguy hiểm, bởi lẽ: Mã độc do Mustang Panda thiết kế có thể tương thích với nhiều hãng sản xuất khác nhau, điều này có nghĩa ngoài TP-Link, router của hãng khác cũng có nguy cơ bị xâm nhập.
Router bị kiểm soát thì các thiết bị kết nối internet của tổ chức, hộ gia đình có thể bị kiểm soát theo, trong đó bao gồm cả hệ thống camera. Hacker có thể sử dụng router của người dùng để phát tán mã độc, spam, hoặc tấn công các thiết bị khác trong mạng của bạn hoặc trên Internet.
Không những thế, hacker còn có thể chặn hoặc làm giả mạo các gói tin truyền đi hoặc truyền về router của người dùng, để đánh lừa hoặc lấy thông tin từ bạn hoặc các bên liên quan; cũng như có thể thay đổi cấu hình router của người dùng để vô hiệu hóa các tính năng an ninh, như tường lửa, mã hóa, xác thực...
Ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc Kỹ thuật của Công ty NCS chia sẻ thêm, hiện nay ở Việt Nam, số lượng router TP-Link đang được sử dụng là khá lớn, chủ yếu ở các hộ gia đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, các router của các nhà sản xuất khác cũng có nguy cơ, vì hiện chưa rõ Mustang Panda đã khai thác những lỗ hổng nào để thay được firmware của nhà sản xuất.
Để phòng tránh nguy cơ bị lộ lọt thông tin, chiếm quyền điều khiển hệ thống do việc router của TP-Link bị tấn công, các chuyên gia khuyến nghị người dùng cần khẩn trương cập nhật các bản vá mới nhất của nhà sản xuất thiết bị.
Theo đó, với các thiết bị TP-Link hỗ trợ nâng cấp từ đám mây của nhà sản xuất, người dùng có thể vào giao diện quản trị của router, tiếp đó vào “Advanced”, chọn “System Tools” và “Online Upgrade”, bấm nút “Upgrade” để nâng cấp firmware (nếu có)
Đối với những thiết bị TP-Link không hỗ trợ nâng cấp từ đám mây, người dùng có thể truy cập website của TP-Link, chọn phiên bản theo mã thiết bị của bạn và làm theo hướng dẫn cập nhật thủ công của hãng.
Còn với các hệ thống dùng thiết bị router của các hãng công nghệ khác, người dùng có thể tham khảo theo hướng dẫn sử dụng của hãng để cập nhật phần mềm điều khiển thiết bị.