当前位置:首页 > Thế giới

ChatToday: Đấu giá đất cao nhưng ồ ạt bỏ cọc, ngăn chặn bằng cách nào?

ChatToday: Đấu giá đất cao nhưng ồ ạt bỏ cọc,Đấugiáđấtcaonhưngồạtbỏcọcngănchặnbằngcáchnàbxh bong da ngăn chặn bằng cách nào?

Dương TâmPhương LiênDương Tâm và Phương Liên

(Dân trí) - Luật sư Trương Anh Tuấn cho rằng cần quy định cấm tham gia đấu giá một thời gian nhất định đối với những người bỏ cọc, bên cạnh đó cần sớm xây dựng cơ chế đánh thuế bất động sản để ngăn chặn đầu cơ.

Luật sư chia sẻ biện pháp ngăn chặn ồ ạt bỏ cọc đấu giá đất (Video: Phạm Tiến).

Thời gian qua, kết quả các phiên đấu giá đất tại vùng ven Hà Nội khiến không ít người choáng váng. Cụ thể, tại huyện Hoài Đức (Hà Nội), giá đất trúng đấu giá 19 lô tại xã Tiền Yên, dao động 91-133 triệu đồng/m2, gấp 12,5 đến 18 lần so với giá khởi điểm. 

Tại huyện Thanh Oai, giá trúng đấu giá 68 thửa đất xã Thanh Cao dao động từ 51-100 triệu đồng/m2, cao gấp 5-8 lần so với giá khởi điểm. Với mức giá trúng của 2 phiên đấu giá trên đã cao hơn nhiều so với giá đất xung quanh.

Ngay sau khi phiên đấu giá, hầu hết các lô đất đều được rao bán chênh với mức giá từ 400-600 triệu đồng. Không chỉ vậy, giá rao bán đất tại thị trường khu vực xung quanh cũng lập tức được đẩy lên 5-10 triệu đồng/m2. 

Mới đây, phiên đấu giá 68 lô đất tại huyện Thanh Oai đã có 55 lô bỏ cọc, trong đó có cả lô đất giá cao nhất hơn 100 triệu đồng/m2. Trong tổng số 13 lô nộp đủ tiền, lô cao nhất có giá 55 triệu đồng/m2.

Chia sẻ trong số ChatToday ngày 1/10, Luật sư Trương Anh Tuấn - chuyên gia pháp lý bất động sản - cho rằng việc hiện tượng nhóm "tay to", đầu cơ thao túng các phiên đấu giá đất cần có sự vào cuộc của cơ quan chức năng để xác định.

Tuy nhiên, xét theo góc độ kinh tế, hầu hết người tham gia đấu giá thời gian qua vì mục đích lợi nhuận. Ban đầu, những người này cho rằng chỉ cần trúng đấu giá một vài lô đất đẹp là có thể bán kiếm lời. Nhưng sau này khi cân đối bài toán kinh tế thấy rằng mức giá cao sẽ khó có lợi nhuận nên đã ồ ạt bỏ cọc.

Theo ông Tuấn, đấu giá đất hiện nay chỉ là giao dịch dân sự. Trước khi tổ chức người tham gia phải nộp tiền đặt cọc. Nếu trúng nhưng không nộp tiền thì người tham gia sẽ mất cọc, đây đã là một hình thức xử phạt.

Về vấn đề Hà Nội yêu cầu công khai danh tính những người đấu giá đất cao nhưng bỏ cọc, ông Tuấn cho rằng mang tính chất tạo áp lực tâm lý. Từ đó khiến những người bỏ cọc họ cảm thấy ngại và không tái diễn hành động tương tự.

Để ngăn chặn tình trạng trúng đấu giá cao nhưng bỏ cọc, ông Tuấn cho rằng cần có quy định cấm tham gia đấu giá tại khu vực trong thời gian nhất định. Bởi những người bỏ cọc đã thể hiện trách nhiệm dân sự không cao và có thể tái diễn ở những lần sau.

Bên cạnh đó, ông cho rằng, cần sớm xây dựng cơ chế đánh thuế bất động sản theo thời gian chuyển nhượng. Ví dụ, những người vừa trúng đấu giá nhưng chuyển nhượng ngay cần phải đánh thuế cao dựa trên mức giá Nhà nước định giá.

Ngoài ra, cơ chế đánh thuế với những người thâu tóm, sở hữu nhiều đất đai nhưng không đưa vào sử dụng nhằm phát triển kinh tế, theo ông, là cần thiết. 

ChatToday là talkshow với các nhân vật liên quan tới những vấn đề về kinh tế. Sản phẩm này do các thành viên Ban Kinh tế, Báo Dân trí lên ý tưởng và triển khai thực hiện.

Xuất hiện trên Dân trí và các nền tảng mạng xã hội của báo vào 9h ngày 1 và 16 hàng tháng, ChatToday đem đến những câu chuyện của nhân vật khách mời hoặc các góc nhìn, quan điểm của họ về một chủ đề kinh tế đang được bạn đọc quan tâm.

Video: Video: Phạm Tiến

分享到:

相关推荐