当前位置:首页 > Thể thao > Nhận định, soi kèo Independiente Santa Fe vs Envigado, 6h15 ngày 24/8 正文
标签:
责任编辑:Thế giới
Nhận định, soi kèo Crystal Palace vs Brighton, 21h00 ngày 5/4: Rút ngắn khoảng cách
"Mỗi lần đi diễn, chúng tôi không tính đến thu nhập, mặc dù thời gian chuẩn bị có thể kéo dài từ vài tháng đến cả năm. Ai cũng biết chắc làm nghệ sĩ thường nghèo", Pianist Trần Tâm Ngọc.
Học đàn trước khi học đọc
Cơ duyên nào đưa chị đến với cây đàn piano?
- Cơ duyên đến với piano bắt nguồn từ truyền thống gia đình. Bố tôi, NSƯT Trần Ngọc Hiển, là một nghệ sĩ múa. Ngày trước, ông rất thích học piano nhưng gia đình không đủ điều kiện, đành chuyển sang học múa. Khi sinh ra tôi, ông đã định hướng cho tôi tập đàn. Chính vì vậy, ngay từ khi còn rất nhỏ, mới 4 tuổi, khi còn chưa biết đọc tôi đã được tiếp xúc với bộ môn này.
![]() |
Nghệ sĩ piano Trần Tâm Ngọc |
Quá trình tập luyện để trở thành một nghệ sĩ hẳn sẽ rất khó khăn. Chị có thể chia sẻ?
- Mới đầu có lẽ cũng giống như các bạn nhỏ bây giờ. Tôi được học với một giáo viên rất tâm huyết và có phương pháp tiếp cận trẻ em rất tốt. Chính vì vậy, cô đã tạo cho tôi sự thích thú đặc biệt với môn học này.
Có lẽ tôi cũng được hưởng gen âm nhạc, thẩm âm… nên có phần nổi bật hơn những người bạn đồng trang lứa. Tính đến thời điểm hiện tại, tôi đã gắn bó với cây đàn piano được 30 năm. Đó là một quá trình rất dài và liên tục. Thời gian, công sức tôi đầu tư để tập luyện rất lớn. Khi còn nhỏ, thấy các bạn trong xóm chơi với nhau, chạy nhảy, vui đùa ầm ĩ một khu, mình phải ngồi tập đàn, tôi nghĩ mình thiệt thòi và có phần ấm ức.
Khi trưởng thành, đi du học, giờ tập của tôi luôn dao động từ 8-9 giờ tối trở ra, vì phải chờ các lớp học tan hết mới có phòng để tập. Các sinh viên lần lượt chia giờ, phân buồng để luyện đàn. Có những hôm tập đến 2-3 giờ sáng. Nhưng đó là đặc thù riêng trong ngành của tôi. Phải có thời gian tập như thế mới có thể nâng cao chuyên môn của mình.
Những thứ thách về mặt chuyên môn cũng như việc phải thể hiện thế nào để không thua kém bạn bè quốc tế, nỗi nhớ nhà…thực sự là những thử thách khó khăn nhưng tôi đã vượt qua. Khi nhìn lại, có lẽ piano là bộ môn giúp tôi chiến thắng chính bản thân mình.
Thực tế, đối với một người nghệ sĩ, cảm hứng sáng tạo rất quan trọng. Đã khi nào chị thấy cảm xúc tâm trạng của mình chững lại?
- Trong cuộc sống, bất cứ nghệ sĩ nào cũng có những lúc thăng và giáng. Người nghệ sĩ thường có thế giới nội tâm phong phú và dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động từ thế giới bên ngoài nên chuyện thăng hoa hay chững lại là điều rất bình thường. Không phải lúc nào mình cũng cảm thấy sáng tạo hay yêu nghề.
Tuy nhiên, sau 30 năm gắn bó, niềm cảm hứng với cây đàn như đã ngấm vào mạch máu của tôi. Tôi dễ dàng tìm lại được niềm vui trong công việc, cũng như giải tỏa được hết những vui, buồn của bản thân với nghề, kể cả trên cương vị là nghệ sĩ biểu diễn hay nhà giáo.
![]() |
Những lúc như vậy, chị làm thế nào để cảm xúc của mình được cân bằng lại?
- Thực chất, muốn giải quyết bất cứ vấn đề gì đều cần có thời gian. Nguồn cảm hứng đến và đi một cách khá cảm tính. Chính vì vậy, thời điểm cảm thấy mình chững lại, tôi thường tìm cho mình những hướng đi mới. Ví dụ, khi làm quen với một công việc quá lâu và đều đặn, có những lúc, mình thấy xuống tinh thần, có thể thử sang một hướng tiếp cận khác. Bởi trong nghệ thuật biểu diễn, có độc tấu, hòa tấu, diễn nhạc cổ điển, hiện đại.
Vừa qua, tôi có một trải nghiệm rất thú vị tại Festival Âm nhạc đương đại Hanoi Ensemble. Tuy không phải lần đầu đánh nhạc đương đại, nhưng việc thử một thứ mới mẻ khiến cảm xúc của tôi được khuấy động. Khi quay trở lại với nhạc cổ điển, tức là những gì mình vẫn làm hàng ngày, tôi thấy hứng thú và nhiều cảm hứng sáng tạo hơn.
Không mơ giàu khi làm nghệ sĩ
Đối tượng khán giả của dòng nhạc cổ điển thường bị giới hạn, dẫn đến thu nhập của người nghệ sĩ khá thấp. Đối với bản thân chị thì sao?
- Khó có thể so sánh thu nhập của nghệ sĩ cổ điển và các ca sĩ trên thị trường. Bởi họ có lượng fan đông đảo và hướng đến dòng nhạc khác, đối tượng khán giả riêng biệt. Đối với chúng tôi, để có thể đừng trên sân khấu hành nghề, thường phải trải qua quá trình đào tạo rất lâu nhưng thu nhập rất thấp.
Một phần bởi lượng người nghe ít và hình như còn định kiến của mọi người về dòng nhạc cổ điển. Chính vì vậy, những người tổ chức, biểu diễn chương trình cũng cần phải làm thế nào để lôi kéo nhiều người hơn, cả người thưởng thức lẫn cá nhân, đơn vị tài trợ về kinh tế. Người nghệ sĩ sống vì nghề, tử vì nghề cũng chỉ vì đam mê mà thôi nhưng nếu các yếu tố khác tốt lên thì điều đó sẽ tạo thêm động lực giúp nghệ sỹ thêm gắn bó và nâng cao trình độ.
![]() |
Nghệ sĩ piano Trần Tâm Ngọc luôn tìm thấy niềm vui trong nghệ thuật |
Hiện nay, mỗi lần đi diễn, chúng tôi không tính đến thu nhập, mặc dù thời gian chuẩn bị có thể kéo dài từ vài tháng đến cả năm. Ai cũng biết chắc làm nghệ sĩ thường nghèo, nhưng việc mang nghệ thuật đến cho công chúng và cảm giác thăng hoa khiến chúng tôi muốn cống hiến nhiều hơn nữa.
Chuyện thu nhập đi dạy có giúp chị cân bằng về kinh tế?
- Thu nhập chính để trang trải cuộc sống thường ngày của tôi đều xuất phát từ nghề dạy học. Mọi người ngày càng nhận thức rõ hơn về tác động tích cực của nghệ thuật đến đời sống tâm sinh lý của trẻ em. Chính vì vậy, họ chú trọng rèn luyện năng khiếu và cho con em mình tiếp cận nhiều hơn với những bộ môn nghệ thuật. Đó cũng là một cách khiến âm nhạc cổ điển trở nên phổ biến hơn, thu hút nhiều học viên tham gia.
Khó có thể đưa ra một con số cụ thể, bởi mức lương phụ thuộc vào từng cá nhân và từng bộ môn. Theo tôi, mức thu nhập của nghệ sĩ thường thấp hơn so với những ngành nghề khác. Đương nhiên, giáo viên dạy piano sẽ có nhiều học sinh hơn giáo viên dạy violin hay trống… vì số lượng học sinh lớn hơn. Tuy nhiên, xét trên mặt bằng chung, thu nhập của chúng tôi vẫn thấp hơn so với những ngành nghề khác.
Cần nhiều sự cảm thông từ phía gia đình
Hiện tại, chị thường dành ra bao nhiêu thời gian để tập luyện?
- Khi còn đi học, mỗi ngày tôi chỉ tập trung vào một bộ môn nên ngày nào cũng có thời gian tập luyện. Tuy nhiên, khi đã đi làm, phải đảm bảo công việc, tôi ít không thể luyện tập một cách đều đặn như trước. Chỉ khi có chương trình biểu diễn cần chuẩn bị, tôi mới đặt mục tiêu phải tập nghiêm chỉnh để chương trình có hiệu quả thật tốt. Chính vì vậy, tôi khó có thể ước lượng khoảng thời gian cụ thể.
![]() |
Tâm Ngọc thấy may mắn khi nhận được sự cảm thông từ phía ông xã và gia đình hai bên |
Với lịch trình bận rộn giữa việc biểu diễn, tập luyện, giảng dạy, chị làm thế nào để cân bằng thời gian cho gia đình nhỏ của mình?
- Công việc của tôi không có khung giờ cố định. Giờ dạy của chúng tôi phải linh hoạt theo học sinh vì việc dạy học đàn mang tính chất 1 thày kèm 1 trò. Hiện tại, các cháu đều học bán trú trên trường, gia đình cũng cần bố trí thời gian hợp lý để đưa đón con nên chúng tôi thường phải dạy ngoài giờ, từ 4-5 giờ đổ ra. Những khi đi diễn vào buổi tối, 11 giờ tôi mới về đến nhà.
Đặc trưng của công việc này rất khác và cần nhiều sự cảm thông từ phía gia đình. Gia đình bên nội, bên ngoại cùng hỗ trợ để mình có thời gian, điều kiện hoàn thành tốt công việc chuyên môn. Chồng tôi rất thông cảm, thấu hiểu và yêu thích công việc của vợ nên luôn tạo điều kiện về mặt giờ giấc cũng như công việc nhà. Anh ấy gần như giúp đỡ tôi tối đa nên tôi rất yên tâm nếu phải dồn thời gian tập luyện hoặc đi biểu diễn.
Những ngày giỗ lớn hoặc lễ, Tết, bên phía nhà chồng tổ chức tụ họp gia đình với nhau, đôi khi trùng vào ngày diễn hoặc đi tập, mọi người đều thông cảm cho tôi. Mọi công tác chuẩn bị đều được mọi người hoàn tất chu đáo, đến giờ ăn, tôi cố gắng về kịp giờ để cùng cả nhà quây quần. Đôi khi cũng cảm thấy có lỗi.
Nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc: 'Tâm Ngọc là một nghệ sĩ nhạy cảm!'
“Tâm Ngọc và Quỳnh Trang cùng thành lập May Duo, nhóm song tấu piano đầu tiên của Việt Nam. Họ có nhu cầu thể hiện các tác phẩm Việt Nam nên đã mời tôi cùng hợp tác. Trong quá trình làm việc chung, tôi nhận thấy Tâm Ngọc là một nghệ sĩ nhạy cảm, nghiêm túc và có trách nhiệm với công việc. Khi chơi đàn, cô luôn thể hiện đúng tinh thần của tác giả muốn gửi gắm. Điều đó thể hiện sự đầu tư thời gian, chất xám để nghiên cứu tác phẩm. Đối với các tác phẩm của tôi, song tấu May Duo đều thể hiện rất tốt. “Con gà rừng”, “Trống cơm” hay “Mùa xuân”, “Ngày hội” đều là những nhạc phẩm khó, các nghệ sĩ piano khác thường ngại, không muốn thể hiện, nhưng Tâm Ngọc và Quỳnh Trang lại rất kiên trì nghiên cứu. Những nỗ lực của họ xứng đáng được ghi nhận. Nhóm song tấu Mây Duo đã từng biểu diễn tại nhiều nơi như Nhà hát Lớn, Nhạc viện và tại những sân khấu nước ngoài. Tại bất cứ nơi đâu, họ đều thể hiện được kỹ thuật biểu diễn của mình một cách chỉn chu, trọn vẹn”. |
Trần Tâm Ngọc: 'Piano giúp tôi chiến thắng chính bản thân mình'
Nam diễn viên cao 1,49m bị hot girl phố cổ cao 1,65m, kém 10 tuổi 'cưa đổ'
Sự thật kinh khủng đằng sau những cảnh nóng trên phim
Trang cá nhân của Phương Oanh 'Quỳnh búp bê' liên tục bị đánh sập
![]() |
Diệu Hương không có dáng vẻ gì là bà mẹ hai con. |
Thuyết phục mãi cuối cùng Diệu Hương cũng đồng ý đến gặp tôi vào một ngày Hà Nội trở gió. Trước đó cô giao hẹn chỉ gặp vào ngày thường, bởi cứ cuối tuần là cả gia đình lại đi chơi, khi đó không việc gì có thể xen vào cuộc sống của Diệu Hương.
Cô bảo đã lâu lắm không nhận lời trả lời phỏng vấn báo nào, chỉ bởi vì chưa có gì mới và cũng từ lâu cô không tham gia bộ phim nào. Diệu Hương tới chỗ hẹn với búi tóc cao, mặc chiếc áo len vàng óng, nụ cười rạng rỡ nở trên gương mặt của một phụ nữ hạnh phúc.
Tình yêu thần tốc bắt đầu từ nồi chuối đậu
![]() |
Ưu tiên số 1 của Diệu Hương lúc này là chồng con. Gia đình cô có sở thích đi du lịch. |
4 năm kể từ thời điểm “Bánh đúc có xương” lên sóng, Diệu Hương không tham gia bất cứ phim nào. Đó là bởi cô dành trọn vẹn 4 năm ấy để làm mẹ lần thứ 2. Bé Cà Bung giờ đã 3 tuổi và đi mẫu giáo. Còn bé lớn - Chuối Đậu vừa vào lớp 1. Bà mẹ trẻ ấy muốn dành thật nhiều thời gian cho con trong những ngày đầu cắp sách tới trường. Và vậy là những dự định quay lại với phim ảnh bị gác lại.
Một ngày của Diệu Hương là sáng cho các con đi học, chiều cùng chồng đón các con về, đúng 17h ngồi vào bàn ăn cơm chiều và 21h thì cho các con đi ngủ sau khi cùng con học bài và vui chơi. Khi các con yên giấc, cô lại tiếp tục công việc canh đồ sale, lựa chọn các sản phẩm của Mỹ trên mạng để phục vụ cho công việc kinh doanh online.
Diệu Hương nói vì nhịp sống đang diễn ra ngày ngày nên cô không muốn có bất cứ xáo trộn nào, bởi nếu đi đóng phim thì không thể giữ được thời gian biểu như vậy. Và cô không muốn bất cứ ê kíp nào phải dành cho mình thời gian biểu riêng, làm việc tập thể cần tôn trọng tập thể. "Biết điều và biết đủ là những yếu tố cần thiết cho một cuộc sống vui vẻ, cân bằng", Diệu Hương chia sẻ.
![]() |
Từ một cô gái Nam Định, Diệu Hương trở thành dâu phố cổ, làm dâu trưởng trong một gia đình Hà Nội gốc. |
Tôi hỏi nếu có thể dùng 1 từ để miêu tả cuộc sống hiện tại thì đó là gì? Diệu Hương trả lời: “Nếu dùng từ viên mãn thì cũng chưa hẳn vì trước mắt cuộc sống còn dài, tôi còn nhiều mục tiêu phấn đấu. Nhưng có thể nói tôi hài lòng về cuộc sống hiện tại và hiểu được giá trị của hai từ hạnh phúc”.
7 năm kết hôn, cuộc sống hôn nhân của Diệu Hương với một người chồng ngoài showbiz mang đến cho cô một gia đình hạnh phúc với hai đứa con xinh xắn. Cô thừa nhận chồng mình có tính gia trưởng, đúng chất gia trưởng của một người đàn ông sinh ra và lớn lên ở phố cổ, nhưng “anh ấy rất tâm lý và hiểu biết nên chúng tôi ít khi xung đột. Và nếu có cãi cọ thì dễ dàng giải quyết”, cô nói.
Diệu Hương kể cô và chồng quen nhau từ một dự án phim. Sau khi ăn xong nồi chuối đậu, chàng đã cầu hôn nàng. Chỉ sau 3 ngày yêu, họ đã quyết định đi đến đám cưới. Và 4 tháng chuẩn bị sau đó, họ chính thức thành vợ chồng. Bé gái đầu tiên chào đời vì thế được gọi bằng cái tên gắn với kỷ niệm tình yêu của Diệu Hương mang tên “Chuối Đậu”. Và đã có “chuối đậu” thì phải có “cà bung” nên bé trai thứ 2 đã được gọi bằng cái tên thân mật như thế.
Chuyện thật như đùa khi làm dâu trưởng phố cổ
Cuộc trò chuyện của chúng tôi đang lúc cao trào thì bị cắt ngang bởi cuộc gọi từ Mỹ của mẹ chồng Diệu Hương. Bà muốn gửi cho con dâu tham khảo một số món đồ cho Tết, dù phải tới 3 tháng nữa mới tới Tết âm lịch. Diệu Hương nói bố mẹ chồng ở Mỹ nên cô không sống cảnh làm dâu. “Đặc biệt bố mẹ chồng rất tâm lý và yêu quý con dâu. Mẹ nói Tết này về Việt Nam, nếu lúc đó tôi có lời mời đóng phim thì cứ nhận, bà sẽ trông các cháu cho. Từ lúc này chúng tôi đã chuẩn bị cho Tết rồi”, Diệu Hương vừa cười vừa nói.
![]() |
Diễn viên Diệu Hương có niềm đam mê đặc biệt với bếp núc. Cô thích nấu ăn và tự tay chuẩn bị các bữa cơm cho gia đình. |
Mẹ Diệu Hương từng tuyên bố không bao giờ cho con gái đi làm dâu trưởng, nào ngờ cô thành dâu trưởng thật, đã thế còn là dâu ở phố Hàng Rươi. Diệu Hương kể ngày cô ra mắt nhà chồng là vào đúng rằm tháng Bảy cách đây 7 năm. Cỗ to và đông người, Diệu Hương sốc thực sự và không hiểu sao lúc đó cô sốt đùng đùng. Và kỳ lạ là sau khi gia đình ăn rằm xong, mọi thứ đã được dọn dẹp xong xuôi thì cô hết… sốt.
Tháng 12, sau đám cưới, cô gái Nam Định chính thức thành dâu phố cổ. Bố mẹ, anh chị chồng ra nước ngoài hết, cô trở thành dâu trưởng. Phải nói Diệu Hương trước đó không nghĩ là một năm lại có nhiều dịp lễ tết, giỗ chạp và họp mặt đại gia đình đến thế. Chuyện thật cứ như đùa, trong năm đầu tiên làm dâu, cứ lúc nào nhà có giỗ là cô lại... sốt theo một cách không thể lý giải nổi.
Chuyện này những năm sau đó luôn được các cô chú bên chồng của Diệu Hương mang ra làm chuyện cười mỗi lần gia đình có dịp gặp mặt: ”Cái Hương nhà mình số sướng, hay sốt lắm”!
![]() |
Cô xuất hiện trên truyền hình trong chương trình xông đất đầu năm mới để chia sẻ về bữa cơm truyền thống. |
Trở thành dâu trưởng, lại là dâu phố cổ với cô gái 27 tuổi không hề dễ dàng. Họ hàng bên gia đình nhà chồng lại đông, riêng các cô chồng đã có tới 4 người. Làm dâu phố cổ nên các cô chồng đều khéo léo chuyện bếp núc và luôn có những yêu cầu khắt khe về chuyện làm cỗ cúng.
Dù ở riêng, phải có việc thì gia đình mới đông đủ nhưng luôn có sự gắn kết, tương tác giữa Diệu Hương và gia đình chồng, đặc biệt là các cô chồng. Rất nhiều phép thử đã được đưa ra với cô cháu dâu mới vốn là diễn viên. Thời gian đầu Diệu Hương thấy áp lực thực sự, cứ nghĩ đến giỗ chạp là cô run bắn. Bài thử đầu tiên của cô chồng chẳng khác nào ‘bắt Tấm nhặt thóc’.
Nhiệm vụ của Diệu Hương là phải đãi đỗ cho hết vỏ thì thôi. Còn khi rang lạc thì phải chọn riêng hạt to rang với hạt to, hạt nhỏ rang với hạt nhỏ, để lạc không bị cháy...
Sau 7 năm làm dâu phố cổ, cô gái ấy đã học hỏi từ chính gia đình chồng, cô tự tin thực hiện những mâm cỗ hoành tráng, đúng vị Hà Nội xưa. Giờ thì Diệu Hương còn thích làm bếp và thấy vui vì được tham gia chuẩn bị những mâm cỗ ấy.
Mấy ngày nữa nhà chồng lại có đám giỗ, là dịp đại gia đình gặp mặt, lại tới lúc dâu trưởng cùng các cô chồng trổ tài. Diệu Hương nói thích lắm cái không khí gia đình quây quần mỗi dịp có việc như thế, mỗi người một chân một tay, thấy gần gũi, gắn kết, không có khoảng cách nàng dâu với nhà chồng.
![]() |
Mâm cỗ ở gia đình chồng được Diệu Hương tự tay chuẩn bị và bày biện. |
Diệu Hương chia sẻ chỉ một thời gian ngắn nữa gia đình cô sẽ sang Mỹ định cư. Tuy nhiên, nữ diễn viên xác định cô ra đi là để trở về và sẽ đi đi về về giữa Việt Nam và Mỹ. Vì công việc của chồng và cũng vì muốn các con có một môi trường sống và học tập hoàn hảo nên Diệu Hương quyết định rời xa Hà Nội. Nhưng muốn gì thì cũng phải chờ xong cái tết đã. Đó lại là dịp cô dâu trưởng thể hiện tài bày biện của mình với mâm cỗ cúng mà chồng Diệu Hương vẫn hay trêu là “cửa hàng tạp hoá tâm linh” của cô vợ.
Chúng tôi chia tay khi đã quá trưa. Ngoài cửa, chồng Diệu Hương đã chờ sẵn. Vì vợ nói trời đẹp nên muốn dạo phố, anh chồng phi luôn xe máy đến đón. Cả hai rời đi với nụ cười tươi rói trên môi. Trông họ như đôi vợ chồng mới cưới. Tôi cảm nhận được rằng Diệu Hương đang rất hạnh phúc với cuộc sống hiện tại của mình.
Hạnh An
Hơn 1 năm qua, đạo diễn Đỗ Đức Thành cùng cô con gái 19 tuổi đã cùng nhau vượt qua bao nỗi đau và nước mắt khi Hạnh An bị phát hiện ung thư máu.
" alt="Diễn viên Diệu Hương kể chuyện bi hài khi làm dâu phố cổ"/>Đạo diễn 'The Nun' lạnh sống lưng vì gặp ma trên phim trường
Hoài Linh từng được biết đến là một thành viên trong gia đình có 6 anh em. Ngoài nam danh hài và cậu em út Dương Triệu Vũ thì cô em gái Phương Trang cũng là một ca sĩ hiện sống và hoạt động tại hải ngoại. Cô sở hữu giọng hát nội lực và đầy truyền cảm, tuy nhiên vì sống ở Mỹ và không đẩy mạnh sự nghiệp ca hát nên khán giả Việt chưa biết nhiều đến cô. Trong lần về nước mới đây, nữ ca sĩ đã dành thời gian để hộ tống cậu em út Dương Triệu Vũ đi ghi hình chương trình Người nghệ sĩ đa tài. Phương Trang gây chú ý khi xuất hiện với gương mặt sắc sảo cùng nhiều đường nét rất giống anh trai Hoài Linh và Dương Triệu Vũ. Chia sẻ trong hậu trường, Phương Trang tâm sự rằng lần về nước này cô muốn dành nhiều thời gian để ở bên và chăm sóc cho người thân. Ngoài ra, lý do cô hộ tống em trai đi làm giám khảo là muốn cổ vũ tinh thần cho Dương Triệu Vũ khi lần đầu ngồi ghế nóng bên cạnh 2 nghệ sĩ gạo cội là Thanh Bạch và Việt Hương. Dương Triệu Vũ cũng cho biết rằng, dù cũng đang làm giám khảo chính cho một cuộc thi âm nhạc nhưng khi được mời ngồi ghế nóng “Người nghệ sĩ đa tài” anh vẫn cảm thấy hồi hộp, vì các thí sinh là các nghệ sĩ đã thành danh trong showbiz Việt. Chính nhờ sự động viên hết mình của chị gái, nam ca sĩ đã có những màn tung hứng vô cùng dễ thương với 2 vị giám khảo chính của chương trình. |
Việt Anh
Ảnh: Duy Quang
" alt="Phương Trang: Em gái ruột không ai biết của Hoài Linh lần đầu lộ diện"/>Phương Trang: Em gái ruột không ai biết của Hoài Linh lần đầu lộ diện
Triết lý giáo dục được hình dung như cây cầu được xây trong ước vọng của cả một dân tộc. Các chủ đề học tập là hệ thống các giá trị liên kết với nhau thể hiện ước vọng ấy. Còn các môn học là phương án để thực thi hệ thống giá trị này. Triết lý giáo dục giống như trụ đỡ, các chủ đề học tập và các môn học là những nhịp cầu.
Jes kể, em trai Jes học cấp 3 theo chương trình tú tài quốc tế (IB). Không hẳn vì học sinh tốt nghiệp IB được các đại học trên toàn thế giới chào đón, nhất là các đại học hàng đầu như Harvard, Stanford (Mỹ) mà vì một trong các triết lý của IB là để khuyến khích học sinh có khuynh hướng quốc tế, điều phải làm trước tiên là cần có hiểu biết về nền văn hóa và về chính đất nước mình.
Nếu anh không hiểu mình, không có giá trị của riêng anh thì anh chẳng là ai cả. Giống như trên một đĩa salat, anh vẫn phải là ngọn rau trong một tổng thể hài hòa. Trong tổng thể đó, mỗi học sinh sẽ được học để trả lời cho các câu hỏi như: Chúng ta là ai? Ở đâu trong thế giới này? Thể hiện mình như thế nào? Thế giới này vận hành ra sao? Chúng ta tổ chức cuộc sống của mình như thế nào?...
Trong chương trình IB, các môn học được chia thành 6 nhóm, em trai Jes được chọn mỗi nhóm một môn để học. Nhìn vào danh sách các môn học, hẳn làm bạn ngạc nhiên vì có thể có môn mới được nghe lần đầu như TOK (lý thuyết về kiến thức), Ngôn ngữ và Nghệ thuật trình diễn, hay các môn như ở đại học: Quản trị kinh doanh, Kinh tế học, Triết học, Tâm lý, Các tôn giáo trên thế giới, Nhân chủng học xã hội và văn hóa, Toán cao cấp, Phạm vi vào cấu tạo của hệ thống máy tính…
Đặt hiện thực giáo dục Việt Nam dưới góc nhìn đó, tôi không khỏi băn khoăn lo lắng: giáo dục của nước ta đang ở đâu trên cây cầu mà thế giới đang đi này?
Có hai vấn đề giáo dục thế giới khác chúng ta. Một là các môn học mới và các môn giống ở đại học chiếm 2/3 số môn học, 1/3 còn lại thuộc về các môn truyền thống như Lý, Hóa, Sinh. Hai là học sinh chỉ chọn học một môn từ mỗi nhóm môn, các môn còn lại không phải học, và theo cách nói thông thường là “không biết gì”. Chẳng hạn nếu chọn Kinh tế thì 7 môn còn lại trong nhóm, trong đó có Lịch sử và Địa lý, học sinh sẽ “không biết gì”. Khái niệm giáo dục toàn diện là học tất cả các môn sẽ sụp đổ, học sinh tốt nghiệp tú tài quốc tế sẽ trượt khi phải làm 4 bài thi tốt nghiệp tích hợp từ 8 hay 12 môn học như các phương án 2 và phương án 3 trong dự thảo về Kỳ thi quốc gia.
Chẳng cần học tú tài quốc tế, thì em trai của Jes (người Nhật), lúc học tiểu học đã phải tập chạy 4 km, tự chuẩn bị cho các chuyến đi dã ngoại qua đêm, biết sống có trách nhiệm với cộng đồng, biết đàn, biết hát và tự tin trước đông người.
Chúng ta đang bàn quá nhiều về các kỳ thi và hy vọng chuyện thi cử được giải quyết thì sẽ giải quyết được các vấn đề kéo theo của giáo dục. Thi cử chẳng là gì cả nếu việc học thuần túy chỉ để thi. Tôi cứ ước chẳng có kỳ thi nào để việc dạy, việc học được trả về trạng thái tự nhiên cần có. Học là đòi hỏi nội tâm chứ không phải việc đi tìm điểm số.
Đào Tuấn Đạt
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt="Học không phải là đi tìm điểm số"/>