Soi kèo góc Beroe vs Lokomotiv Sofia, 22h59 ngày 29/7
(责任编辑:Kinh doanh)
下一篇:Nhận định, soi kèo Augsburg vs Eintracht Frankfurt, 20h30 ngày 20/4: Ca khúc khải hoàn
Khảo sát cho thấy người dân Mỹ đang "quay xe" với lệnh cấm TikTok. Ảnh: Bloomberg Có thể thấy quan điểm của người dùng tại nền kinh tế số một thế giới đã có nhiều thay đổi trong hơn một năm rưỡi vừa qua, kể cả sau 5 tháng Tổng thống Joe Biden ký đạo luật yêu cầu công ty mẹ ByteDance phải thoái vốn 100% khỏi công ty con TikTok.
Không chỉ người dân, cựu Tổng thống Donald Trump cũng “quay xe” dù ông từng cố cấm TikTok vào năm 2020 khi còn tại nhiệm, với việc tạo tài khoản trên nền tảng này vào đầu năm nay.
Phó Tổng thống Kamala Harris, ứng cử viên chạy đua Tổng thống Mỹ 2024, cũng sử dụng ứng dụng này để chạy chiến dịch bầu cử. Tổng thống Joe Biden, dù trực tiếp ký đạo luật, cũng mở tài khoản trên nền tảng.
Khảo sát cũng cho thấy, quan điểm đối với TikTok có sự chia rẽ theo đường lối của hai đảng. Cụ thể, đảng Cộng hòa và những cử tri độc lập khuynh hướng đảng này nhận định TikTok đe dọa đến an ninh quốc gia Mỹ và có khả năng ủng hộ lệnh cấm cao gấp đôi so với đảng Dân chủ và những cử tri độc lập khuynh hướng dân chủ.
Mặc dù vậy, sự ủng hộ đối với lệnh cấm đã giảm gần 20% trong mỗi đảng, kể từ tháng 3/2023.
Theo đạo luật Tổng thống Joe Biden đã ký, ByteDance có thời hạn đến tháng 1/2025 để bán ứng dụng hoặc bị cấm tại Mỹ. Thời hạn trên có thể được lùi lại thêm 90 ngày nếu quá trình thoái vốn đang diễn ra.
Khảo sát của Pew dựa trên 10.658 người Mỹ trưởng thành, từ ngày 15/7 đến ngày 4/8. Theo tổ chức này, kết quả có sai số cộng hoặc trừ 1,2%.
(Theo Bloomberg)
TikTok thu thập quan điểm người dùng Mỹ liên quan các chủ đề 'nhạy cảm'Bộ Tư pháp Mỹ đề nghị toà án liên bang bác đơn khiếu nại của TikTok trong bối cảnh nền tảng chia sẻ video ngắn này âm thầm thu thập thông tin liên quan các chủ đề "nhạy cảm" của người dùng Mỹ." alt="50% người Mỹ không tin ứng dụng TikTok sẽ bị cấm hoàn toàn" />Đỗ Hà Anh hiện là học sinh lớp 10 Văn THPT Hà Nội - Amsterdam, đồng thời cũng là SV năm nhất trung cấp múa thuộc CĐ Nghệ thuật Hà Nội. Hà Anh liên tục đạt danh hiệu học sinh khá giỏi và giành nhiều giải thưởng các cuộc thi cấp trường, cấp thành phố.
Không chỉ học một lúc hai trường chuyên (văn hoá và nghệ thuật), cô bạn còn có một bảng thành tích hoạt động ngoại khoá đáng ngưỡng mộ, đặc biệt là "duyên" đạt giải nhất các cuộc thi nữ sinh thanh lịch.
Mới đây nhất, Đỗ Hà Anh vừa giành giải Hoa khôi “Duyên dáng Hà thành 2013". Trước đó, Hà Anh cũng là giải Nhất cuộc thi "Nét đẹp Tràng An 2013", Hoa khôi "Duyên dáng tuổi teen" năm 2010.
Hà Anh cũng từng tham gia diễn xuất trong nhiều bộ phim truyền hình như: Chàng trai đa cảm (vai Hà Linh), Nhà có nhiều cửa sổ (vai Ngọc), Lập trình trái tim (vai con gái Mạnh), chương trình Kỹ năng sống...
Cô bạn lớp 10 chuyên Văn nhỉ nhảnh tham gia Ngày hội thể thao ở trường.
So với các nữ sinh cấp 3 khác, Hà Anh có thành tích học tập và hoạt động ngoại khoá khá ấn tượng. Em có cho rằng mình tài năng hơn các bạn, hay do yếu tố nào khác?
Em không nghĩ là do mình giỏi hơn, mà có lẽ là do em đã biết cách nắm cơ hội. Ở lứa tuổi của em, việc học tập là nhiệm vụ nghiêm túc, nhưng không vì vậy mà em bỏ lỡ những hoạt động bổ ích bên ngoài. Đó là cơ hội để em phát triển bản thân mình.
Và có thể là em đã may mắn hơn những bạn khác khi có nhiều cơ hội hơn trong học tập và hoạt động, cùng với đó là sự ủng hộ, giúp đỡ của gia đình, thầy cô và bạn bè.
Em muốn nói với các bạn rằng, thời học sinh sẽ trôi qua rất nhanh và đừng để nó trôi qua một cách vô nghĩa, hãy tham gia những hoạt động sôi nổi, bổ ích để hoàn thiện bản thân mình, đồng thời không được quên lãng việc học tập quan trọng.
Vừa học chuyên Văn ở trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, vừa học múa tại trường CĐ Nghệ thuật Hà Nội liệu có quá sức với một cô bé lớp 10?
Quả thật là rất khó khăn trong việc sắp xếp lịch học ở hai ngôi trường. Tuy nhiên, em và gia đình cũng đã suy nghĩ khi quyết định thi vào trường. Em đã tham khảo ý kiến của các thầy cô và gia đình và tự đề ra những phương pháp tốt nhất cho bản thân mình để không vướng lịch học 2 trường với nhau.
Hiện tại thì lịch học ở trường Ams và CĐ Nghệ thuật không trùng nhau, vì vậy em có thể dễ dàng học tập và có thời gian tham gia cả những hoạt động ngoại khoá nữa.
Đối với Hà Anh, con đường học văn hoá hay con đường nghệ thuật quan trọng hơn?
Con đường nào cũng quan trọng cả bởi văn hoá là những kiến thức nền tảng cơ bản của cuộc sống mà ai cũng cần phải học, còn con đường nghệ thuật không đơn giản là đam mê mà còn là con đường lập nghiệp của em.
Trong tương lai, ước mơ của em là trở thành một giáo viên dạy văn và một biên đạo múa, vì vậy em không thể bỏ lỡ bất kỳ con đường nào. Tất cả những con đường em đã chọn và đang đi đều hướng tới mục tiêu cụ thể cho em sau này.
Lí do tại sao em thường xuyên đăng kí tham gia các cuộc thi nữ sinh thanh lịch?
Một phần lớn là do gia đình, thầy cô và bạn bè ủng hộ và cổ vũ em trong thời gian qua. Đó là nguồn động lực lớn để em tham gia và giành giải thưởng.
Còn với bản thân, em nghĩ nhưng cuộc thi nữ sinh thanh lịch là cơ hội để mình được thể hiện bản thân, thể hiện những gì mình đã học tập được trong thời gian qua, đồng thời em có thể học hỏi được thêm từ những bạn bè khác, nhận ra khuyết điểm của mình và sửa chữa.
Sau những cuộc thi ấy em học được điều gì?
Điều quan trọng nhất em học được đó là không được bỏ cuộc. Có rất nhiều khó khăn đã xảy ra trong quá trình tham gia cuộc thi, nhưng em vẫn cố gắng hết sức mình và tinh thần không bỏ cuộc luôn được nêu hang đầu. Trong cuộc sống cũng vậy, đôi khi không phải người thắng cuộc, nhưng chúng ta vẫn phải nỗ lực và vượt qua khó khăn.
Bí quyết giành chiến thắng của Hà Anh là gì vậy?
Em nghĩ đó là sự ham học hỏi. Học hỏi đã giúp em lĩnh hội được nhiều tri thức hơn và hoàn thiện mình qua các phần thi. Tự đúc kết kinh nghiệm cho chính bản thân mình từ người khác, cũng như tự sửa chữa khuyết điểm bản thân đã giúp em phát triển hơn. Cùng với đó là một chút may mắn, em nghĩ chiến thắng sẽ đến với nhiều người chứ không chỉ riêng em.
Trò chuyện với Hà Anh thì thấy em là một cô bé 16 tuổi đầy tự tin và chững chạc hơn các bạn đồng trang lứa. Bản thân em cho rằng mình là người như thế nào?
Em thấy mình còn trẻ con lắm. Ở lứa tuổi của em, tính nông nổi, “sớm nắng chiều mưa” là việc thường tình. Nhưng thông qua những hoạt động bên ngoài, em đã thấy mình tự tin hơn nhiều.
Bố mẹ, thầy cô cũng luôn giúp đỡ và dạy dỗ em nhiều điều, không chỉ là trong học tập mà còn là cuộc sống. Nhưng em vẫn muốn mình sẽ “lớn” chậm hơn chút nữa, bởi em biết là trẻ con vẫn có nhiều cái lợi lắm (cười).
Liệu đã bao giờ em gặp thất bại hay cảm thấy chán nản? Hoàn cảnh lúc ấy ra sao và em đã làm cách nào để vượt qua?
Chắc chắn là có rồi. Bởi em nghĩ thất bại chưa có thì sẽ không bao giờ nhìn thấy thành công. Em đã từng gặp nhiều thất bại và cảm thấy chán nản. Đó là những mảng màu xám xịt nhất. Tuy nhiên, em sẽ không để nó kéo dài và bao trùm lấy mình.
Em sẽ cố gắng để từ thất bại đó nhìn ra khuyết điểm và sửa chữa. Mẹ cũng là người luôn ở bên em và chia sẻ, tư vấn về tâm lý. Đó là những lúc em thấy gia đình gần gũi và cần thiết hơn cả.
Ngoài việc học và múa, Hà Anh còn sở thích nào khác?
Sở thích lớn nhất của em là … ăn. Cùng bạn bè và đi thưởng thức những món đặc sản của Hà Nội là sở thích lớn của em. Mẹ em cũng thường xuyên làm những món đặc sản của Hà Nội để cả gia đình và bạn bè thưởng thức.
Người ta cũng nói “Con đường yêu nhanh nhất là đường dạ dày” cũng đúng, bởi thức ăn cũng là tinh hoa của đời sống tinh thần con người mà.
Cám ơn Hà Anh về cuộc trò chuyện thú vị này và chúc em sẽ còn gặt hái được thành công trong thời gian tới.
(TheoMai Châm/Dân Trí)
" alt="Hoa khôi tuổi 16 học giỏi cùng lúc hai trường chuyên" />Theo Pradeo, ứng dụng chứa một số mã giúp nó dễ dàng vượt qua hàng rào bảo vệ của Google Play. Sau khi bạn tải xuống ứng dụng, nó sẽ nhanh chóng yêu cầu đăng nhập vào Facebook. Người dùng không hề nghi ngờ vì cho rằng đây là điều cần thiết để "trải nghiệm toàn bộ chức năng” của ứng dụng, tuy nhiên khi mở app, không có tính năng chỉnh sửa ảnh nào.
Sau khi đánh cắp tài khoản Facebook, kẻ xấu sẽ sử dụng thông tin thu thập được để truy cập vào thẻ tín dụng hay các cuộc trò chuyện và tìm kiếm của người dùng, thực hiện các hành vi gian lận tài chính, gửi liên kết lừa đảo và lan truyền tin tức giả mạo.
Theo nghiên cứu, Craftsart Cartoon Photo Tools gửi dữ liệu đến một địa chỉ miền được đăng ký ở Nga. Tên miền này đã được sử dụng liên tục trong 7 năm và kết nối với nhiều ứng dụng di động độc hại có sẵn trên Google Play và sau đó đã bị xóa.
Ngay sau khi nhận được thông tin, Google ngay lập tức xóa ứng dụng khỏi Google Play, dù vậy hơn 100.000 người dùng Android đã tải app này trước đó.
Vào tháng 12, Pradeo đã lên tiếng cảnh báo về việc phần mềm độc hại Joker được phát tán trên Cửa hàng Play được hơn 500.000 người dùng cài đặt. Ứng dụng độc hại đó lừa đảo người dùng thông qua các dịch vụ di động và quảng cáo không mong muốn.
Nếu bạn đang sử dụng ứng dụng này thì hãy gỡ ngay khỏi các thiết bị của mình để đảm bảo an toàn cho thẻ tín dụng, các dữ liệu tài chính khác và thông tin cá nhân. Bạn cũng nên kiểm tra các phiên hoạt động trên tài khoản Facebook của mình để xem có ai khác đã đăng nhập hay không.
Ngoài ra, hãy cẩn thận xem các nhận xét và đánh giá của người dùng trước khi tải xuống bất kỳ ứng dụng nào.
Hương Dung(Theo BRG, ZDNet)
Những mật khẩu không nên dùng cho Facebook và Gmail
Các chuyên gia đã cảnh báo không nên sử dụng một số mật khẩu phổ biến trên các ứng dụng vì chúng làm tăng khả năng bị tấn công mạng.
" alt="Ứng dụng Android chứa mã độc đánh cắp tài khoản Facebook" />- Trở về nhà trong tinh thần hoảng loạn, da dẻ xanh xao, những đường rạch bằng daolam chạy dài trên cánh tay non nớt, đứa con gái 15 tuổi nhiều lần đòi giết mẹnếu không cho mình hít keo chó. Trong những tấn bi kịch từng chứng kiến, có lẽnỗi đau của gia đình Ngô Thị Quỳnh N. (quận Bình Thạnh) là câu chuyện khiếnngười ta ám ảnh mãi.
>>Thuốc gây nghiện tấn công trường học
Xanh mặt vì quý tử nghe 'chém gió', phê 'pin' cả ngày
" alt="Nhật ký đi hoang của nữ sinh 15 tuổi" />Nhiều doanh nghiệp Việt vẫn ngại ứng dụng AI. Ảnh: Lê Mỹ Theo ông Trần Phúc Hồng, Phó chủ tịch Liên minh Công nghệ số Việt Nam (VNITO), hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp muốn triển khai AI, thực hiện chuyển đổi số nhưng đa phần chưa biết bắt đầu từ đâu. Trong khi đó, áp dụng AI đang là xu hướng của các doanh nghiệp trên toàn thế giới để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ đột phá, tăng năng suất, hiệu quả làm việc và giảm chi phí.
Theo báo cáo của McKinsey & Company, kết quả khảo sát 1.363 doanh nghiệp trên thế giới về áp dụng AI cho thấy có 72% doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ này ở ít nhất một phòng, ban. Tuy nhiên, theo ông Phạm Tuấn Anh, đại diện Trung tâm AI của Tập đoàn công nghệ TMA, tại Việt Nam, khảo sát cho thấy phần lớn các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, chưa sẵn sàng hoặc còn lúng túng khi ứng dụng AI. Những khó khăn mà các doanh nghiệp này gặp phải đến từ các yếu tố như nguồn vốn, nguồn nhân lực và việc đồng bộ dữ liệu khi phần lớn dữ liệu nằm ở nhiều nguồn khác nhau như Google Drive, Excel…
Đại diện Trung tâm AI của TMA chia sẻ cứ nhắc đến AI là nhiều doanh nghiệp nghĩ ngay đến chi phí cao. Nếu đầu tư, họ lo ngại hiệu quả mang lại không cao và đòi hỏi công cụ này phải đáp ứng nhu cầu khá lớn của doanh nghiệp, trong khi AI cũng cần được đào tạo để hiểu dữ liệu của doanh nghiệp.
Ông Phan Tấn Quốc, Phó giám đốc Chương trình đổi mới sáng tạo KPMG Việt Nam, cho biết nghiên cứu mới đây cho thấy AI được ứng dụng nhiều nhất trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, ngân hàng, bán lẻ, marketing, chăm sóc sức khỏe, giáo dục...
Riêng trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, số tiền một doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu chiếm từ 15 - 30% tổng doanh thu. Điều này cho thấy nhiều doanh nghiệp trên thế giới sẵn sàng chi cho việc nghiên cứu, ứng dụng AI để tăng năng suất, nâng cao hoạt động.
Theo ông Quốc, các doanh nghiệp trên thế giới nhìn nhận AI và đổi mới sáng tạo là vấn đề tất yếu để phát triển bền vững trong tương lai, với tinh thần khám phá cái mới, chấp nhận rủi ro. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tâm lý chung của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), là ngại ứng dụng AI do sợ bị thay thế. Họ nghĩ rằng sẽ đến lúc AI như một "giám đốc điều hành" khiến con người bị đào thải. Nhân viên dưới quyền ngại sử dụng AI vì sợ bị mất việc.
Không chỉ vậy, những doanh nghiệp có lợi nhuận ổn định hàng năm lại thiếu động lực đổi mới. Ông Quốc cho rằng việc ứng dụng AI đến từ việc lãnh đạo nhận thức rõ mình chính là người quản trị và AI chỉ công cụ giúp tăng hiệu quả công việc, tăng doanh thu. Nhân viên được đào tạo kỹ năng sử dụng AI cũng sẽ giúp nâng cao năng suất lao động.
Cùng quan điểm, ông Lữ Thế Hùng, Tổng giám đốc Edux, cho rằng doanh nghiệp lo ngại việc ứng dụng AI khiến họ phải giảm biên chế, con người. Tuy nhiên, thực tế, AI giúp tăng doanh số, tăng thu nhập của nhân sự nhờ tăng năng suất lao động.
"Ở Việt Nam, ai đó nghĩ AI khiến mình mất việc tức là họ đang đi ngược với xu thế", ông Hùng chia sẻ.
" alt="Nhiều nguyên nhân khiến doanh nghiệp Việt vẫn ngại ứng dụng AI" />Bài viết của nhà văn Thuần Khang Tôi vội gọi điện thoại hỏi GS Thuyết về những yêu cầu cụ thể cho bài viết. Ông vui vẻ giải thích trong sách Tiếng Việt lớp 5 có 4 chủ đề: Măng non, Cộng đồng, Đất nước, Ngôi nhà chung. Mỗi chủ đề gồm một số chủ điểm, tổng cộng có 15 chủ điểm. Ông muốn nhờ tôi viết cho một câu chuyện trong chủ điểm “Vì cuộc sống yên bình”, cụ thể là viết về những chiến sỹ công an đang ngày đêm giữ sự bình yên cho cuộc sống của nhân dân.
Nhiều gợi ý được đưa ra, như tôi có thể viết về người chiến sỹ công an phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn, những người không quản hy sinh xương máu, tính mạng khi làm nhiệm vụ chữa cháy, cứu người dân bị nạn, hướng dẫn các gia đình và cơ quan trong việc phòng chống cháy nổ; cũng có thể viết về anh cảnh sát khu vực, người luôn gần dân nhất, giải quyết những vướng mắc, thậm chí là những bất hòa giữa các gia đình, hay ngay trong mỗi gia đình, và những vấn đề nổi cộm trong cuộc sống trên địa bàn dân cư do mình quản lý.
Tôi cũng có thể viết về những chiến sỹ cảnh sát giao thông hằng ngày đội mưa, phơi nắng trên những ngã tư đường phố, trên những trạm kiểm soát giao thông, giữ gìn trật tự an toàn giao thông trên mỗi cung đường của đất nước, ngăn chặn, xử lý những hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông.
Sau khi nghe gợi ý, tôi cám ơn rồi lặng lẽ đi lại trong căn phòng làm việc nhỏ để suy nghĩ, xem nên viết về đề tài nào cho phù hợp nhất với khả năng và tâm trạng của mình. Rồi tôi mở máy tính, quyết định viết về nữ cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ ở một ngã tư đường phố.
Điều khiến tôi có quyết định này, hay nói một cách bao quát hơn là viết về những chiến sỹ cảnh sát giao thông, lại chính vì câu chuyện riêng mà tôi vừa mới trải nghiệm trước đó đúng 4 ngày.
Đó là sáng hôm 17/2/2023, sau khi làm việc xong tại Hội liên hiệp văn học nghệ thuật tỉnh Tuyên Quang, tôi lái xe chở nhà thơ Phan Hoàng, nhà văn Nguyễn Tham Thiện Kế rời thành phố Tuyên Quang xuôi Hà Nội.
Đường đồi núi quanh co, lại hẹp, xe tôi cứ từ từ đi sau một chiếc xe con màu đỏ cũ kỹ, bám đầy bụi đường, khi chạy phả một luồng khói đen xì rất tức mắt, tốc độ lúc nào cũng chỉ 45 km/h. Ngồi điều khiển xe ô tô sau những chiếc xe như thế bao giờ người lái xe cũng cảm thấy bức bối, khó chịu, tôi cũng không phải là một ngoại lệ. Vì thế, nhiều lần tôi đã ra tín hiệu xin đường để vượt lên nhưng cứ sắp đi ngang chiếc xe đó, phía trước lại có một xe đi ngược chiều, nên đành phải giảm tốc.
Tôi cứ tiếp tục nhùng nhằng đi sau chiếc xe cũ kỹ kia. Rồi bỗng thấy phía trước xa kia là một khoảng rộng của con đường, vắng teo, không một bóng người và xe đi ngược chiều nên tôi dấn chân ga và tăng tốc. Khi đã vượt qua chiếc xe màu đỏ, tôi liếc nhìn vào công tơ mét và phát hiện ra mình đã điều khiển xe đến 65 km/h, tức là quá tốc độ cho phép 15 km/h.
Một cảm giác lo lắng, lạnh dọc sống lưng, khiến tôi vừa giảm tốc độ, vừa điều khiển xe về đúng phần đường của mình, và bâng quơ nói: “Anh đi quá tốc độ rồi, chắc sẽ bị phạt đấy!”. Nhà thơ Phan Hoàng hỏi: “Vậy sao anh biết?”, còn nhà văn Nguyễn Tham Thiện Kế thì đùa: “Nhà văn lớn, ai mà phạt!”...
Chừng vài phút sau, khi xe tôi đi đến Trạm kiểm soát giao thông đường bộ thì được một cảnh sát giao thông ra hiệu lệnh dừng lại. Người chiến sỹ cảnh sát trẻ mang quân hàm đại úy đến bên buồng lái, ra hiệu và tôi mở cửa xe bước xuống lề đường. Đồng chí đưa tay chào theo điều lệnh, nhỏ nhẹ nói: “Cháu chào bác, xe bác vượt quá tốc độ cho phép, mời bác vào trạm giải quyết”.
Tôi cầm giấy tờ xe, bằng lái xe và căn cước công dân đi bên cạnh đồng chí, với thái độ nhận lỗi, nói: “Bác biết là bác sai, chỉ mong các cháu giải quyết nhanh để bác kịp về Hà Nội”. Đồng chí ôn tồn: “Thưa bác, chúng cháu không nghĩ người điều khiển xe lại là người cao tuổi như bác, cũng như bố cháu ở nhà… Nhưng chúng cháu đang làm nhiệm vụ, mong bác thông cảm và hợp tác”.
Hai người bạn cùng đi trao đổi với nhau, định nhờ can thiệp. Còn bản thân tôi rút điện thoại, định gọi cho một người bạn, nhờ xin không xử phạt. Tìm được số điện thoại của người bạn, tôi bấm máy gọi, rồi trong khoảnh khắc, tôi tắt máy, hủy cuộc gọi cầu cứu.
Tôi quay lại phía đồng chí đại úy, bảo: “Không sao, bác sai, cháu tranh thủ lập biên bản xử phạt theo pháp luật. Bác chấp hành”. Nghe tôi nói, một đồng chí đeo quân hàm trung tá, chắc là tổ trưởng tổ công tác, vui vẻ nói: “Cháu pha ấm trà mới, mời các bác vừa làm việc vừa uống trà”.
Cả ba chúng tôi vừa uống trà vừa làm việc với ba đồng chí cảnh sát giao thông. Bầu không khí giữa người vi phạm luật giao thông và những người đang thi hành công vụ chẳng hiểu vì sao lại vui vẻ và ân tình như những người bạn lâu ngày mới gặp lại. Người cảnh sát đeo quân hàm đại úy còn hướng dẫn tôi thật tỉ mỉ cách làm thủ tục nộp phạt trên Dịch vụ công qua điện thoại thông minh.
Trên quãng đường vài cây số đi qua cầu Đoan Hùng, sau một khoảng lặng ngắn, nhà văn Nguyễn Tham Thiện Kế vừa cười vừa nói: “Huynh ngồi bị lập biên bản mà bình tĩnh, như chẳng có gì xảy ra. Huynh quá bản lĩnh!”.
Tôi chỉ cười, không trả lời. Với tôi, đó là một bài tập sát hạch thực tế rất thú vị, dù tôi đã cầm vô lăng không ít thời gian…
Nhà văn Thuần Khang tại trạm cảnh sát giao thông. Ảnh: Nguyễn Tham Thiện Kế Bị xử phạt hành chính 5 triệu đồng, bị tước giấy phép lái xe 60 ngày vì vi phạm pháp luật về an toàn giao thông là một nỗi buồn sâu thẳm. Nhưng điều này cũng đồng thời tạo cho tôi một ấn tượng mạnh mẽ, biến thành cảm xúc thực sự, khi nghĩ đến trách nhiệm của công dân của mình. Bên cạnh đó, tôi cũng suy nghĩ nhiều về trách nhiệm và sự hy sinh của những chiến sỹ cảnh sát giao thông ngày ngày đội mưa, dãi nắng vì sự bình yên cho mỗi cung đường… Chính trong dòng cảm xúc ấy, tôi đã viết về họ khi được “đặt hàng”.
Sau gần một năm gửi bài, mới đây, khi cầm trên tay cuốn SGK có bài viết "Sang đường” của mình, lòng tôi tràn ngập hạnh phúc và cả sự bồi hồi khi nhớ về kỷ niệm "không vui" ngày đó.
Tôi lâng lâng trong một cảm xúc thật vui sướng vì đã được may mắn và vinh dự góp một câu chuyện nhỏ cho Chương trình giáo dục phổ thông mới, góp phần nhỏ bé cùng các thầy cô trên cả nước giáo dục thế hệ tương lai.
Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt chi phí sản xuất, phát hành để giảm giá SGK
Thủ tướng vừa có chỉ thị về việc tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông, chỉ thị yêu cầu ban hành văn bản hướng dẫn về phương pháp định giá SGK, kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất, phát hành để giảm giá thành SGK." alt="Nhà văn Thuần Khang: Tôi viết bài cho SGK từ trải nghiệm 'mắc lỗi' của bản thân" />
- ·Nhận định, soi kèo CD Nacional vs Gil Vicente, 21h30 ngày 19/4: Thắng để trụ hạng
- ·Sinh viênTrung Quốc ngủ chung để chống nóng
- ·'Giáo dục cần sự ổn định tương đối'
- ·Đề thi Toán vòng 2 vào lớp 10 Chuyên Khoa học Tự nhiên 2020
- ·Siêu máy tính dự đoán Ipswich Town vs Arsenal, 20h00 ngày 20/4
- ·Kaspersky khu vực châu Á – Thái Bình Dương có Giám đốc điều hành mới
- ·Chàng trai bị 'ném đá' vì khóc nhớ người yêu
- ·Bộ Giáo dục tính cách phòng gian lận thi sau lớp khẩu trang chống Covid
- ·Siêu máy tính dự đoán Everton vs Man City, 21h00 ngày 19/4
- ·200 diễn viên, người mẫu, bác sĩ tham gia Lễ hội Áo dài lần thứ 8
Sáng 22/2, ban tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam phát động cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022với chủ đề Vinawoman. Theo đó, sơ tuyển cuộc thi diễn ra tại TP.HCM và Hà Nội trong tháng 3. Top 70 thí sinh được lựa chọn sẽ tập trung ở TP.HCM ghi hình truyền hình thực tế. Truyền hình thực tế gồm nhiều thử thách ứng xử, đối đầu, ngoại ngữ, loại 5 thí sinh mỗi tập. Từ 70 thí sinh, 40 thí sinh sẽ tham gia bán kết và chung kết diễn ra tại TP.HCM.
Trong chương trình truyền hình trực tế Tôi là Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam, Võ Hoàng Yến đảm nhiệm vị trí giám khảo, Nguyễn Trần Khánh Vân đảm nhiệm vai trò host, 2 huấn luyện viên của chương trình là Mâu Thủy và Kim Duyên.
Võ Hoàng Yến làm giám khảo Truyền hình thực tế của Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam. Võ Hoàng Yến cho biết thân thiết với Mâu Thủy và Kim Duyên nhưng trong cuộc thi sẽ rõ ràng. Trong chương trình, sự đánh giá dựa trên yếu tố chuyên môn và "càng thân sẽ càng khó khăn" nên cô khẳng định không bị ảnh hưởng chuyện tình cảm khi loại thí sinh. Ngoài ra, cô theo đuổi hình ảnh siêu mẫu, hơn là hoa hậu, nhưng xuất thân từng là thí sinh Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam và tìm hiểu thí sinh Hoa hậu Hoàn vũ nhiều mùa, cô nhận định thí sinh đại diện phải có năng lượng, hình thể, kỹ năng để "đốt cháy" được sàn diễn với thần thái của một hoa hậu. Cô tìm kiếm điều đó ở các thí sinh và sẽ huấn luyện họ trở nên "máu lửa" nhất.
Ngoài 2 đêm thi chính, các đêm thi phụ với nhiều chủ đề khác nhau như: Biển và du lịch, Sinh thái và môi trường, Thể thao và cộng đồng, Văn hóa và thời trang sẽ diễn ra từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 6.
Năm nay, ban tổ chức thực hiện riêng đêm thi trang phục dân tộc vì phần thi này tạo được dấu ấn của Việt Nam trên đấu trường thế giới, quảng bá Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Ban tổ chức mong muốn các thí sinh tự hào mang dải sash, giới thiệu về quê hương, đất nước. Ban tổ chức sẽ kết hợp với các các NTK trẻ từ các trường đại học danh tiếng tạo nên các thiết kết đặc sắc trình diễn trong đêm thi.
H'hen Niê cho biết lần đầu đảm nhiệm vị trí giám khảo nên khá áp lực để chọn hoa hậu xứng đáng. Điều cô mong muốn nhìn thấy là năng lượng, sự bền bỉ, sự máu chiến của các thí sinh và có thời gian để lắng nghe, theo dõi và đánh giá quá trình trưởng thành của họ. Dù là giám khảo, cô mong các thí sinh xem mình là một người chị có mong muốn khơi gợi điểm mạnh của họ để trở nên tốt và trưởng thành hơn.
Về việc loại thí sinh, đây là việc khó với người lần đầu làm giám khảo như cô. Cô mong các thí sinh đừng ngại thể hiện bản thân vì ít kinh nghiệm, hay bị lép vế so với các thí sinh khác. Với sự hỗ trợ của các host, giám khảo và mentor, các thí sinh sẽ dần bộc lộ được tài năng, khả năng của bản thân.
Kim Duyên tiếp tục dự thi Hoa hậu Siêu quốc giá sau Hoa hậu Hoàn vũ 2021. Ngoài thông tin về Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022, tại họp báo, ông Phúc Nguyễn - người sáng lập Leading Media - đơn vị nắm bản quyền một số cuộc thi nhan sắc lớn như Miss Supranational, Miss Earthký kết hợp tác với đơn vị nắm bản quyền Miss Universe tại Việt Nam. Ngay sau đó, Á hậu Kim Duyên được công bố là đại diện Việt Nam tại Miss Supranational 2022. Trên sân khấu, Kim Duyên không giấu được sự xúc động khi có cơ hội được đại diện Việt Nam tại một sân chơi sắc đẹp quốc tế khác. Hoa hậu H'hen Niê cũng rơm rớm nước mắt khi chia sẻ có dịp đồng hành cùng Kim Duyên và mong đàn em thể hiện hết mình ở sân chơi sắp tới.
Thanh Phi - Kim Ngân
Kim Duyên khoe sắc bên Khánh Vân, Hoàng My đón Tết Nguyên đán
Trước thềm năm mới 2022, các Hoa, Á hậu Hoàn Vũ Việt Nam tung bộ ảnh mới khoe trọn nhan sắc ngày càng quyến rũ cùng thần thái cuốn hút, tự tin.
" alt="Kim Duyên dự thi hoa hậu Siêu quốc gia, H'hen Niê áp lực làm giám khảo" />- Nhân ngày quốc tế thiếu nhi 01/6 vừa qua, gia đình chúng tôi tổ chức vui chơi cho các con.
Trong cuộc vui, con gái của bạn tôi đang học tại một trường tiểu học có uy tín tại nội thành Hà Nội tự tin khoe với tôi rằng cháu đạt kết quả học tập (năm học 2017-2018) xếp loại giỏi.
Nếu kết quả xếp loại này đúng là năng lực học tập thực sự của cháu thì có lẽ câu chuyện khỏi phải bàn, tuy nhiên bạn tôi cho biết kết quả xếp loại đó không phản ánh đúng thực chất năng lực học tập của con mình.
Sau khi tìm hiểu sự thực, tôi phát hiện rằng trong kỳ thi kết thúc năm học vừa qua, cháu được 6 điểm Toán (một vài học sinh khác trong lớp cũng có điểm Toán dưới 8), như vậy đồng nghĩa với việc cháu không đạt học sinh giỏi, điều này sẽ ảnh hưởng tới thành tích xếp loại học tập chung của lớp.
Tuy nhiên, vì bệnh chạy theo thành tích, giáo viên chủ nhiệm đã tổ chức một bài thi lại, mục đích là hợp thức hóa (vớt điểm) để cho cháu đạt 8 điểm Toán đủ điều kiện xếp loại học sinh giỏi, đồng thời lớp cũng hoàn thành mục tiêu 100% học sinh giỏi.
Câu chuyện nêu trên đặt ra hai vấn đề, thứ nhất là về phía giáo viên, do áp lực thi đua thành tích 100% học sinh của lớp phải đạt loại giỏi, từ đó không đủ can đảm đánh giá một cách trung thực, khách quan kết quả học tập của học sinh.
Thứ hai là về phía gia đình, luôn kỳ vọng làm cho các cháu cố gắng học tập để chạy theo thành tích.
Abraham Maslow (1908 – 1970), nhà tâm lý học người Mỹ, cho rằng khi con người bắt đầu thỏa mãn nhu cầu được chấp nhận là thành viên trong xã hội thì họ có xu thế tự trọng và muốn được người khác tôn trọng thông qua những thành tích cá nhân của mình.
Xuất phát từ nhu cầu mong muốn được ghi nhận và tôn trọng của tập thể, xã hội, việc nhiều người thường muốn có hoặc muốn đạt được thành tích là nhu cầu hết sức chính đáng.
Theo từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Hồng Đức của tác giả Nguyễn Quang và Minh Trí, 2013, thành tích là “Kết quả được đánh giá là tốt có được do nỗ lực”. Do vậy, bản thân việc mong muốn, từ đó có những nỗ lực phấn đấu đạt được những kết quả tích cực (thành tích) có ích cho cá nhân, tổ chức, xã hội là điều rất bình thường, thậm chí nên khuyến khích và tưởng thưởng.
Tuy nhiên, vì chạy theo thành tích, mà giáo viên phải tổ chức thi lại, nâng điểm..., về nhà học sinh nói dối với cha mẹ, để được cha mẹ khen về thành tích học tập không đúng với năng lực của mình thì đó cũng đồng nghĩa với sự không trung thực hay sự giả dối.
Ở phạm vi hẹp trong một lớp, nếu sự giả dối này không được loại bỏ thì nó có thể trở thành một loại bệnh dịch lan truyền sang nhiều học sinh, giáo viên của nhiều trường, lớp khác. Theo đó, khi sự giả dối đã trở nên phổ biến, hiển nhiên trong học đường, sẽ tạo ra những hệ lụy tiêu cực, khó lường, trước hết là đối với chính những học sinh, giáo viên giả dối đó, sau này là đối với xã hội với những chủ nhân tương lai của đất nước đã có sẵn tính giả dối được dung túng từ thuở học đường.
Có lẽ trên hành tinh này, không có một quốc gia hay xã hội nào dung túng và chấp nhận cho sự giả dối, đặc biệt là sự giả dối trong giáo dục.
Tôi có một anh bạn hiện đang theo học tại Texas A&M University (TAMU), bang Texas, Hoa Kỳ chia sẻ rằng tại hầu hết các cơ sở đào tạo ở Mỹ trong đó có trường của bạn tôi đều có những triết lý, quy định bằng khẩu hiệu (Slogan) rất gần gũi, đơn giản và nhân văn để xây dựng, rèn luyện nhân cách và đạo đức sinh viên.
Khẩu hiệu của TAMU là “We do not lie, cheat or steal nor tolerate those that do” (tạm dịch: Chúng tôi không nói dối, không trộm cắp, không lừa đảo và không dung túng cho những người có những hành vi như thế).
Từ xưa, ông cha ta cũng đã có những triết lý, khẩu hiệu nhằm đề cao (không coi nhẹ, sao lãng) việc giáo dục đạo đức, nhân cách trong đó có việc rèn luyện và hình thành tính trung thực của thầy và trò.
Sự giả dối có thể tồn tại ở bất kỳ lĩnh vực nào trong xã hội, tuy nhiên để phòng ngừa, khắc phục và dần loại bỏ hoàn toàn căn bệnh thành tích và sự giả dối đang tồn tại như một điều hiển nhiên trong giáo dục học đường.
Bên cạnh những giải pháp mang tính vĩ mô, theo tôi cần có những giải pháp thiết thực và không quá khó để thực hiện từ nhà trường và gia đình, như:
1) Không đặt ra chỉ tiêu phân loại học sinh cho các trường;
2) Điểm số không chỉ là tiêu chí duy nhất để đánh giá học sinh, mà cần phải đánh giá học sinh dựa trên các tiêu chí và kỹ năng khác của học sinh, như kỹ năng sống, kỹ năng thích nghi với sự thay đổi (hoàn cảnh), chỉ số vượt khó...;
3) có cơ chế, chính sách tuyên dương, khen thưởng hợp lý đối với sự trung thực, kỷ luật, xử phạt nghiêm đối với sự giả dối trong học đường của giáo viên và học sinh;…./.
Độc giả Ngân Ngọc Vỹ
Bộ GD-ĐT yêu cầu khắc phục bệnh thành tích trong toàn ngành
Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi các sở, các trường ĐH, học viện, CĐ, trung cấp có đào tạo giáo viên yêu cầu khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục.
" alt="Bệnh thành tích hay sự giả dối?" />Trojan này được gọi là TeaBot hoặc Anatsa xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 5/2021, cho phép kẻ xấu xâm nhập vào thiết bị bị lây nhiễm từ xa và tương tác với các hoạt động do chủ sở hữu thực hiện.
Theo báo cáo của công ty bảo mật Cleafy, phần mềm độc hại TeaBot đã trở lại trong một ứng dụng Android có tên là QR Code & Barcode Scanner. Sau khi được thông báo, Google đã xóa ngay ứng dụng độc hại này khỏi Google Play. Tuy nhiên, nó đã được tải hơn 10.000 lượt trên các thiết bị Android trước khi bị gỡ xuống.
“TeaBot cho phép kẻ xấu chủ động tiếp quản dữ liệu trên các thiết bị nhiễm mã độc thông qua tính năng phát trực tiếp trên màn hình thiết bị (được thực hiện theo yêu cầu), lạm dụng Dịch vụ trợ năng (Accessibility Services) để điều khiển từ xa và theo dõi toàn bộ hoạt động gõ phím, từ đó có được quyền truy cập gian lận vào mật khẩu và thông tin bí mật khác”, báo cáo của Cleafy cho biết.
Sau khi ứng dụng được cài đặt nó ngay lập tức yêu cầu cập nhật thông qua một dịch vụ bên ngoài, đây chính là thủ thuật để cài cắm các phần mềm độc hại, cho phép xâm nhập vào lớp bảo mật của Google Play.
Phiên bản mới của trojan có thể nhắm mục tiêu lên tới hơn 400 ứng dụng, gây nguy hiểm đến các ứng dụng ngân hàng, bảo hiểm, ví tiền điện tử và sàn giao dịch tiền ảo.
Nếu bạn có ứng dụng này trên điện thoại của mình, hãy xóa nó ngay lập tức.
Hương Dung(Theo How-to Geek)
Xóa ngay ứng dụng này nếu không muốn mất tiền trong tài khoản ngân hàng
Các chuyên gia bảo mật tại Threat Fabric vừa phát hiện ra một loại trojan mới, có khả năng đánh cắp tiền trong tài khoản ngân hàng và ví tiền điện tử của người dùng.
" alt="Cảnh báo phần mềm độc hại Android hàng nghìn người cài đặt" />- Nhớ về những kỉ niệm khi học dưới mái Trường Hà Nội – Amsterdam (Hà Nội), siêu mẫu HàAnh chia sẻ: “Hồi ấy mình rất cao, gầy và trẻ con, cứ ôm búp bê chạy khắpsân. Rồi vừa đi vừa hái hóa nên mọi người trêu là dở hơi...”
Sáng 31/3, tại Hà Nội, những Amser gạo cội và các Amser thế hệ mới đã có buổi trò chuyện, tâm sựvề con đường dẫn tới thành công trong ngày hội Ams Connect.
Các học trò thuộc thế hệ Amser gạo cội chia sẻ về con đường thành công (Ảnh: Văn Chung) Đó là Nguyễn Đức Thành(lớp Lý khóa 1992-1995) từ học sinh giỏi quốcgia đến chuyên gia tư vấn của Thủ tướng Chính phủ; Phan Phương Đạt(lớpToán khóa 1985-1988) hiện là giám đốc đào tạo nguồn nhân lực của Fsoft, FPT; ĐỗTrung Thông(lớp Toán khóa 1985-1988), TS trẻ từ ĐH John Hopkins; ĐỗThúy Hằng(lớp Văn khóa 1994-1997) một chuyên gia tài chính năng động,…
Dù là siêu mẫu, giám đốc đào tạo nguồn nhân lực hay chuyên gia tài chính, kinhdoanh, lãnh đạo,…nhưng tất cả đều sớm định hướng cho mình đam mê và quyết tâm theođuổi nó.
Nhận được nhiều sự chú ý là những chia sẻ của siêu mẫu Hà Anh (lớp Anh khóa1997-2000).
Hà Anh là một trong những khóa đầu tiên của hệ THCS tại Trường Hà Nội-Amsterdam.“Năm 1993 mình vào Ams. Hồi đó mình rất cao và gầy lại trẻ con nữa. Vì hay ôm búp bêchạy khắp sân trường, vừa đi vừa hái hoa nên mọi người bảo dở hơi” – Hà Anh chia sẻ.
Cô học trò vốn tính nhút nhát nhớ mãi kỉ niệm những ngày đầu vào trường được cácanh chị lớp trên rủ đi nhảy disco. Chính nhờ sớm được làm quen với các nền văn hóanên sau khi ra ngoài cô bé Hà Anh ngày nào “không còn cảm thấy lạc lõng nữa”.
Sinh ra trong gia đình nhiều người làm nghệ thuật: ông là nhà văn, bà là nhà báo,bố làm thiết kế, mẹ làm nhà báo nhưng Hà Anh không chọn văn học theo “gợi ý” củanhiều người.
“Không hiểu sao hồi ấy mình thấy dân chuyện Văn chỉ toàn bứt lá tung lên trời nênquyết không thể dở hơi thế được” (cười).
Hà Anh đã có nhiều chia sẻ thú vị và ý nghĩa với các bạn học sinh. (Ảnh: Văn Chung) Theo học chuyên Anh, suốt 3 năm học THPT các môn Toán, Lý, Hóa là “nỗi khiếp sợ”của cô học trò. “Môn Toán đúng là ác mộn khủng khiếp. Đến bây giờ nhiều khi nằm mơthi Toán nhưng không nhớ công thức, cố gắng nhìn bài bạn nhưng không được” – Hà Anhnhớ lại.
Tự nhận là người sống nội tâm, nhút nhát nhưng cô học trò may mắn khi được sốngtrong một tập thể biết chấp nhận và tôn trọng mọi cá nhân.
Con đường đến với sự nghiệp âm nhạc rồi người mẫu của Hà Anh thật tình cờ.
Cô chia sẻ: “Đấy là lần mình biểu diễn, hát trước gần 2000 người trên sân khấutrường Ams. Hà Anh mặc váy trắng dài, vì cao nên chỉ đi chân đất, trời thì mưa phấtphất. Lần đầu tiên mọi người im lặng lắng nghe mình hát. Và mình biết nơi đây thuộcvề mình. Đó là sức mạnh vô cùng lớn đi sau đó Hà Anh tiếp tục tham gia các chươngtrình, hoạt động nghệ thuật và quyết tâm theo đuổi nó”.
Lời khuyên Hà Anh gửi tới các bạn học sinh rằng: “Nếu bạn không thuộc dạng chuẩnmực như học giỏi, thi đạt giải quốc tế hay hoạt động sôi nổi,…thì đừng lo sợ, đừngnghĩ mình là một thất bại. Bạn đều có khả năng riêng. Chúng ta đều trở thành nhân tốtài năng nếu biết hấp thụ những gì tinh túy xung quanh. Không chỉ là hàn lâm mà cònlà xã hội, nghệ thuật. Tại sao không trải nghiệm mình trên nhiều lĩnh vực? Nó sẽ làmnên thành công của bạn”.
Play" alt="Siêu mẫu Hà Anh, thời đi học bị trêu dở hơi" />
- ·Soi kèo góc Fulham vs Chelsea, 20h00 ngày 20/4
- ·Hai mẹ con đã tử vong trong vụ phóng hỏa nhầm ở Đồng Nai
- ·Kẻ xấu lợi dụng thương hiệu VPBank để gửi tin nhắn lừa đảo
- ·Học kỹ năng sống: Xưởng mộc của những cậu bé tí hon
- ·Soi kèo góc Brentford vs Brighton, 21h00 ngày 19/4
- ·Á hậu Phương Nga nói gì về đoạn clip 'đánh chồng' bỗng gây sốt mạng xã hội?
- ·Giới trẻ Hà thành bỏ tiền triệu chơi rồng đất
- ·Bình Phước đẩy mạnh làm sạch và khai thác dữ liệu số
- ·Nhận định, soi kèo PSG vs Le Havre, 22h00 ngày 19/4: Khó thắng tưng bừng
- ·“Trái cấm” và cái tát nảy lửa cô gái 18 tuổi