Vài ngày trước,ộbaiPhonelộdiệntrongvideomớinhấđội hình mainz gặp bayern blog Macotakara đăng video bản dựng iPhone 11 và iPhone 11 Max được sản xuất từ máy in 3D, dựa trên các tin đồn và rò rỉ về chiếc điện thoại. Mới đây, blog tiếp tục chia sẻ video khác bao gồm cả bản kế nhiệm của iPhone XR. Ngoài ra, video mới cho thấy iPhone 11 và iPhone 11 Max trong vỏ màu trắng thay vì màu đen như video đầu tiên.
Theo đó, iPhone 11 Max dùng màn hình 6.5 inch, iPhone 11 dùng màn hình 5.8 inch và iPhone XR 6.1 inch. Hai model cao cấp sử dụng màn hình OLED trong khi bản còn lại vẫn dùng màn hình LCD. Điều có thể thấy rõ ràng từ video là hai iPhone OLED dùng cụm camera 3 ống kính phía sau còn bản LCD chỉ dùng camera kép. 3 camera phía sau co thể bao gồm 1 cảm biến chính, 1 cảm biến góc rộng và 1 cảm biến ToF, có tác dụng đo chiều sâu chính xác hơn và cải thiện các hiệu ứng nhiếp ảnh, ứng dụng AR.
Các Sở GD-ĐT có thể ban hành tài liệu hướng dẫn ôn thi vào trường chuyên, lập quỹ hỗ trợ học sinh nghèo và yêu cầu các nhà trường đưa thông tin tới cha mẹ học sinh (Ảnh: Thanh Tùng)
Hơn nữa, là một dịch vụ công được đầu tư bằng nguồn lực của xã hội thì bất kỳ học sinh nào, dù giàu hay nghèo, ở nông thôn hay thành thị, đều có quyền được tiếp cận trường chuyên.
Chừng nào vẫn còn khoảng cách giữa các khu vực địa lý và các cộng đồng về điều kiện sống, thông tin và cơ hội học tập, thì việc các trường chuyên có đến được với học sinh nghèo và học sinh vùng sâu vùng xa hay không cũng là mối quan tâm lớn đối với người dân. Đây cũng là một thách thức không nhỏ cho các nhà hoạch định giáo dục.
Chính sách tuyển sinh chỉ thu hút được con em những gia đình có thu nhập cao không những góp phần tạo bất công trong xã hội mà còn tạo ra một môi trường thiếu sự đa dạng và xa rời thực tế.
Trong những năm gần đây, một số trường chuyên mở rộng tuyển sinh với bậc THCS (không chuyên). Với số lượng đông đảo học sinh đăng ký dự tuyển, các trường đưa ra yêu cầu đầu vào ngặt nghèo, đề cao điểm số và thành tích học tập từ tiểu học.
Ví dụ như tại Trường THPT Hà Nội - Amsterdam, học sinh phải có điểm học bạ gần như tuyệt đối cho 5 năm ở bậc tiểu học mới đạt tiêu chuẩn tham gia thi tuyển vào bậc THCS. Những tiêu chí đó gây áp lực điểm số cho trẻ nhỏ từ quá sớm, cổ xuý văn hoá “học gạo”, gây tiêu cực trong việc “xin điểm”, và nguy hiểm hơn nữa là không khuyến khích sự khám phá và mắc lỗi của học sinh.
Mở rộng phát triển bản thân cho học sinh
Trong bối cảnh giáo dục Việt Nam hiện nay, nếu tiếp tục duy trì trường chuyên thì vai trò cần thiết nhất của hệ thống này là tạo ra một môi trường học tập nâng cao và chuyên sâu, thúc đẩy nghiên cứu và sáng tạo trong dạy và học. Môi trường học tập này cũng phải tạo động lực và kích thích sự phát triển của mọi tài năng trẻ, trên nền tảng giá trị đạo đức và xã hội tiên tiến và nhân văn, và vì mục tiêu xã hội.
Để thực hiện tốt vai trò này, trường chuyên nên thu hẹp lại ở bậc phổ thông trung học, cải tiến phương pháp đào tạo, tăng cường phát triển tài năng qua tìm tòi và nghiên cứu. Trường chuyên phải mở rộng phát triển bản thân cho học sinh qua giáo dục ngoại khoá, nhân cách và kỹ năng. Đội ngũ giáo viên và lãnh đạo nhà trường cần được tuyển chọn kỹ lưỡng và đào tạo để liên tục nâng cao chuyên môn, được hưởng chế độ đãi ngộ xứng đáng dựa trên kết quả.
Chính sách tuyển sinh nên áp dụng kết hợp giữa xét tuyển và thi tuyển theo mô hình toàn diện (holistic) đang được áp dụng rộng rãi ở các nước phát triển và các trường trung học, đại học hàng đầu thế giới. Điểm học bạ và thành tích học tập được đánh giá cùng với điểm thi tuyển và các thành phần khác như thư giới thiệu, bài luận và phỏng vấn trong một vòng tuyển sinh.
Việc xét tuyển toàn diện đòi hỏi một hệ thống đánh giá khoa học, công minh và đồng bộ. Điều này có nghĩa là hội đồng tuyển sinh phải có toàn quyền quyết định theo đúng tiêu chí và tiêu chuẩn quy định, mà không đại diện hay bị ảnh hưởng bởi bất kỳ lợi ích nào. Như vậy thì sự công bằng nói trên mới được đảm bảo.
Trường chuyên phải vì lợi ích xã hội
Giáo dục tinh hoa trên thế giới đều có một hạn chế chung là chưa đến được với người nghèo cho dù có xét tuyển thay thi tuyển, vì cả hai phương thức đều đòi hỏi học sinh phải chuẩn bị từ sớm, theo các “lò” luyện và đầu tư vào thành tích ngoại khoá. Để khắc phục tình trạng này, các Sở GD-ĐT có thể ban hành tài liệu hướng dẫn ôn thi, lập quỹ hỗ trợ học sinh nghèo và yêu cầu các nhà trường đưa thông tin tới cha mẹ học sinh.
Bài học từ Singapore về việc dựa vào kết quả học tập của học sinh ở cuối cấp để nhận biết những em có năng lực đặc biệt và định hướng cho các em thi chuyên cũng là một cách để mở rộng tiếp cận cơ hội học tập tới nhiều đối tượng học sinh.
Nếu trường chuyên là đầu tư của toàn xã hội thì nó phải mang lại lợi ích cho toàn xã hội. Thách thức cuối cùng dành cho trường chuyên là làm thế nào để những học sinh lớn lên từ đây sẽ mang tài năng của mình trở lại phục vụ xã hội. Có lẽ không có sự ràng buộc nào tốt hơn là sự cam kết từ bên trong mỗi con người. Và vì vậy, hãy bắt đầu bằng việc xác định rõ cho từng học sinh sứ mệnh của trường chuyên: giáo dục vì lợi ích của xã hội.
Đào Thu Hiền (Thạc sỹ Chính sách công, ĐH Harvard)
Bộ Giáo dục: Không thể xã hội hóa trường chuyên
Mô hình trường chuyên đã được thể chế hóa trong các điều luật của Nhà nước. Như vậy, không thể nào có chuyện xã hội hóa.
" alt="Sứ mệnh của trường chuyên là giáo dục vì lợi ích xã hội"/>
Lãnh đạo TKV dự Lễ khánh thành Trường Tiểu học Bình Liêu do TKV tài trợ kinh phí xây dựng.
Với huyện Ba Bể, theo Chương trình 30a, tính từ năm 2009 đến nay, Tập đoàn TKV đã hỗ trợ huyện Ba Bể với tổng số gần 70 tỷ đồng xây dựng 43 công trình phúc lợi xã hội và sửa chữa xây dựng nhà ở cho nhân dân trên địa bàn huyện. Theo báo cáo từ UBND huyện Ba Bể, hiện 43 công trình đã được đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng vào thực hiện công tác giảm nghèo bền vững của địa phương, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Đặc biệt, việc huyện Ba Bể được Chính phủ đưa ra khỏi danh sách huyện nghèo là dấu mốc quan trọng cho thấy TKV đã hoàn thành chương trình mục tiêu giúp đỡ huyện nghèo Ba Bể, Bắc Kạn thoát nghèo sau gần 10 năm đảm bảo theo lộ trình trong Chương trình 30a của Chính phủ đề ra.
Tuổi trẻ Ngành Than - Khoáng sản Việt Nam mang “Áo ấm mùa đông” tới trẻ em vùng cao Bảo Lâm - Cao Bằng.
Đi đầu trong công tác an sinh xã hội tại Quảng Ninh
Tại Quảng Ninh, địa bàn chiến lược của Ngành Than, Tập đoàn TKV đứng đầu về công tác anh sinh, xã hội và từ thiện. Chỉ tính 5 năm trở lại đây, TKV đã hỗ trợ 80 tỷ đồng cho địa phương để xây dựng các trường học mới trên địa bàn. Riêng năm 2019, kinh phí dự kiến TKV giành cho công tác an sinh xã hội tại địa phương này là 34 tỷ đồng.
Các hoạt động cụ thể được Tập đoàn chi giúp đỡ các chương trình an sinh xã hội tại Quảng Ninh thời gian qua, có thể kể tới như: Hỗ trợ xây dựng Trường Tiểu học Nam Sơn tại huyện Ba Chẽ: 9 tỷ đồng (năm 2019: 4 tỷ đồng; năm 2020: 5 tỷ đồng); Hỗ trợ xây dựng Trường Tiểu học tại huyện Bình Liêu: 3 tỷ đồng (tổng số tiền hỗ trợ từ năm 2016- 2019 là 12 tỷ đồng). Hỗ trợ xây dựng Trường Tiểu học Ka Long tại TP Móng Cái: 6 tỷ đồng (tổng số tiền hỗ trợ từ năm 2017 đến năm 2019 là 12 tỷ đồng). Hỗ trợ xây dựng Trường Tiểu học Lê Hồng Phong tại thị xã Đông Triều: 12 tỷ đồng (năm 2019: 6 tỷ đồng; năm 2020: 6 tỷ đồng). Hỗ trợ xây dựng Trường Tiểu học Thống Nhất tại Huyện Hoành Bồ: 15 tỷ đồng (năm 2019: 8 tỷ đồng; năm 2020: 7 tỷ đồng)… Những ngôi trường mới khang trang, hiện đại này đều kịp thời hoàn thành và đưa vào hoạt động ngay trước thềm khai giảng năm học mới 2019-2020. Điều này một lần nữa khẳng định trách nhiệm với cộng đồng, với nhân dân Vùng Mỏ của TKV, nhất là công tác chăm lo phát triển nguồn nhân lực tương lại của Vùng Than Quảng Ninh.
Công tác từ thiện cũng được lãnh đạo Tập đoàn TKV quan tâm, triển khai hiệu quả nhiều năm qua. Thông qua Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Ninh, TKV có nhiều hoạt động thăm, tặng quà động viên cho đối tượng yếu thế trong xã hội. Đặc biệt là hỗ trợ giúp đỡ xây dựng mới nhà ở nhân đạo giúp hộ nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vơi bớt khó khăn, ổn định cuộc sống. Thống kê từ năm 2015 đến nay, thông qua Hội CTĐ tỉnh, TKV đã hỗ trợ tổng số tiền 2,75 tỷ đồng. Trong đó, xây dựng mới 51 căn nhà với tổng trị giá 2,55 tỷ đồng. Riêng trong Tháng nhân đạo năm 2019, TKV đã hỗ trợ 750 triệu đồng.
Tính từ đầu năm đến nay, TKV cũng đã hỗ trợ các địa phương đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh xây dựng nhiều công trình nhà ở, công trình phúc lợi theo chương trình giảm nghèo bền vững với số tiền hàng chục tỉ đồng. Cụ thể, TKV đã hoàn thành nhiều công trình xây dựng mới, sửa chữa nhà dột nát cho các gia đình khó khăn, xây dựng các công trình phúc lợi xã hội cho các địa phương vùng sâu vùng xa như: Xóa nhà dột nát cho 14 hộ nghèo trên nhiều địa bàn các huyện miền núi với số tiền 700 triệu đồng; đóng góp ủng hộ các quỹ nhân đạo với số tiền gần 2 tỉ đồng; mở rộng Quảng trường 12-11 trên địa bàn thành phố Cẩm Phả và các công trình phúc lợi khác trên 100 tỉ đồng.
Thời gian tới, TKV sẽ tiếp tục đồng hành với tỉnh Quảng Ninh nói riêng, các địa phương nơi có hoạt động của TKV nói chung để cùng chung tay, góp sức hỗ trợ nhiều hơn nữa hoạt động anh sinh xã hội, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
(Nguồn: TKV)
" alt="Mỗi năm, TKV chi hàng trăm tỷ đồng cho công tác an sinh xã hội"/>