Cha mẹ Hàn Quốc 'nhờ' trung tâm tư nhân dạy con đọc sách
![]() |
Nhiều phụ huynh Hàn Quốc muốn gửi con đến các trung tâm dạy đọc hơn là để con tự đọc sách ở nhà. Ảnh minh họa: Korea Times. |
Đọc truyện cho con nghe trước khi đi ngủ,nhờvàng sjc giá vàng hôm nay chia sẻ các câu chuyện và thường xuyên đến thư viện có thể là những gợi ý tốt khi phụ huynh muốn nuôi dưỡng tình yêu đọc sách cho con mình.
Tuy nhiên ở Hàn Quốc, một lựa chọn khác được nhiều bậc cha mẹ ưa chuộng hơn là cho con đến các học viện đọc sách tư nhân.
Thông thường tại những trung tâm này, trẻ em sẽ đọc sách trong một khoảng thời gian nhất định sau đó là các hoạt động như viết tóm tắt, học từ vựng và tham gia thảo luận về tài liệu với giáo viên. Đối với học sinh lớp lớn hơn, chương trình giảng dạy sẽ hướng nhiều hơn đến việc nâng cao khả năng hiểu bài đọc và mở rộng kiến thức của trẻ về thế giới, theo Korea Herald.
Trong một nhóm cộng đồng dành cho các bà mẹ có con học tiểu học, một người dùng hỏi liệu việc đăng ký vào hagwon (học viện giáo dục tư nhân) có thể giúp cậu con trai học lớp 2 của cô có hứng thú hơn với việc đọc sách hay không. Tất cả bình luận đều cho thấy phản ứng tích cực đối với các trung tâm hướng dẫn đọc.
Tuy nhiên, niềm hăng hái đọc sách lại không xuất hiện ở nhiều người lớn xứ củ sâm. Theo dữ liệu của chính phủ Hàn Quốc, chỉ có 43% người dân trên 19 tuổi nước này đọc ít nhất một cuốn sách vào năm 2023, đánh dấu mức thấp kỷ lục. Ngược lại, 95,8% học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông cho biết hay đọc sách, trung bình 36 cuốn mỗi năm, không tính truyện tranh, tạp chí và tài liệu liên quan đến trường học.
Dù lợi ích của việc đọc rất đa dạng, nhưng trong suy nghĩ của các bậc phụ huynh, tác dụng của riêng giáo dục đọc sách thường chỉ gói gọn trong một khía cạnh quan trọng: đây là cánh cổng chiến lược dẫn đến thành công trong học tập.
Nhờ trung tâm dạy con đọc
Dù có sự khác biệt về hình thức và cách tiếp cận, các chương trình đọc do các học viện tư nhân cung cấp có chung một mục tiêu: tăng cường sự phát triển nhận thức của trẻ thông qua các cuộc thảo luận có hướng dẫn và các bài tập viết tập trung vào các cuốn sách dài. Chi phí của từng học viện cũng khác nhau, thường dao động từ 150.000 đến 200.000 won (110-145 USD)/tháng, các lớp học kéo dài 1-2 tiếng/buổi, 2 buổi/tuần.
Cha mẹ Hàn Quốc cũng nổi tiếng với việc đầu tư đáng kể vào việc học tư của con cái. Theo số liệu năm 2023 của Cơ quan Thống kê và Bộ Giáo dục Hàn Quốc, chi tiêu cho giáo dục tư nhân tại nước này tăng vọt lên mức cao nhất mọi thời đại là 27 nghìn tỷ won. Chi phí giáo dục tư nhân trung bình hàng tháng cho mỗi học sinh tăng 5,5% so với cùng kỳ lên 553.000 won (395 USD).
Chi tiêu cho “các khóa học tiếng Hàn”, bao gồm nhiều khía cạnh của việc học ngôn ngữ và văn học Hàn Quốc, chẳng hạn như viết, đọc và luyện thi, tăng nhiều nhất, tăng 11,1% so với năm trước.
Bà mẹ họ Lee sống tại Seoul đang gửi hai đứa con 6 và 12 tuổi đến một trong những học viện dạng này. Cô coi nơi này là sự thay thế phù hợp cho việc cha mẹ dành thời gian giúp con đọc hay để con tận hưởng thời gian rảnh rỗi đọc sách ở nhà.
"Tôi muốn con mình được tiếp xúc với nhiều loại sách đa dạng mà chúng tôi không có ở nhà. Hơn nữa, cuộc sống bận rộn khiến tôi không có nhiều thời gian để thảo luận về những cuốn sách này với con", Lee nói.
![]() |
Các trung tâm có chương trình dạy đọc riêng cho từng cấp học sinh. Ảnh minh họa:Yonhap. |
Choi Na-ya, giáo sư về phát triển trẻ em tại Đại học Quốc gia Seoul, cho rằng các hoạt động đọc sách do cha mẹ hoặc giáo viên hướng dẫn có thể đóng góp tích cực vào sự phát triển ngôn ngữ và nhận thức của trẻ nhỏ.
Theo bà, các học viện đọc sách tư nhân là một lựa chọn khả thi cho các bậc phụ huynh không thể hỗ trợ con em mình đọc sách ở nhà. "Điều này đặc biệt đúng đối với những đứa trẻ thực sự thích chương trình giảng dạy tại các học viện này", bà nói.
Tuy nhiên, các học viện đọc sách không phải lúc nào cũng giới hạn vai trò của mình trong việc truyền niềm vui đọc sách cho trẻ em.
Với những học sinh lớn tuổi hơn, chương trình dạy có xu hướng liên kết việc đọc với các kỹ năng như viết luận và tranh luận, thường chuyển thành việc chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh đại học. Cách tiếp cận này phù hợp với quan điểm của nhiều phụ huynh coi việc đọc là nền tảng quan trọng để học sinh học tập chăm chỉ trong các khóa học cấp cao hơn sau này.
Một lãnh đạo của viện giáo dục tư nhân Hàn Quốc Booktree, cung cấp chương trình giảng dạy dựa trên sách cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở, cho biết: “Chúng tôi tập trung vào giúp trẻ phát triển bản thân thông qua các buổi kèm đọc 1-1, song việc kết hợp thêm các chương trình được thiết kế để cải thiện thành tích học tập cho học sinh cũng rất cần thiết để thu hút phụ huynh”.
Choi Jin-kyung, sinh viên đại học ở Seoul, ngoài 20 tuổi, đã theo học nhiều học viện đọc sách khác nhau kể từ những năm tiểu học.
"Vào lớp 6 (bậc tiểu học ở Hàn Quốc đến lớp 6), học viện đọc sách của tôi tập trung vào tranh luận, nơi chúng tôi đọc sách như bài tập về nhà và tham gia thảo luận. Tuy nhiên, khi tôi chuyển sang cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, viết luận trở thành trọng tâm, chủ yếu là để chuẩn bị cho việc thi vào các trường đại học danh tiếng", Choi nói.
Không chỉ đọc tiếng Hàn Quốc
Các lớp học đọc thậm chí còn phổ biến và chuyên sâu hơn trong ngành giáo dục tiếng Anh vì mục đích lợi nhuận. Theo số liệu bên trên, trong số tiền khổng lồ chi cho giáo dục tư nhân, giáo dục tiếng Anh chiếm tỷ trọng lớn nhất ở mức 29,5%.
Các lớp học văn học Anh này nhằm mục đích tạo ra một môi trường học tập phong phú, giúp việc đọc trở nên thú vị và dễ tiếp cận hơn.
Một số lớp học này bắt nguồn từ phương pháp của giáo sư danh dự về ngôn ngữ học tại Đại học Nam California, Stephen Krashen, một chuyên gia về việc tiếp thu ngôn ngữ thứ hai. Ông cho rằng đọc - thay vì ghi nhớ từ vựng và ngữ pháp - là cách tốt nhất để học ngôn ngữ thứ hai và rằng "đầu vào dễ hiểu" chỉ cao hơn một chút so với trình độ hiện tại của học sinh là chìa khóa để thành thạo ngôn ngữ thứ hai.
Hiện nay, các học viện đọc sách tại Hàn Quốc khẳng định rằng nếu không thể tạo ra môi trường học tiếng Anh chuyên sâu tại nhà hoặc trường học thì chỉ có thể đạt được sự tiếp thu toàn diện đó thông qua việc đọc thật nhiều sách.
Ở tuổi 12, Kwon, từng học trường mẫu giáo tiếng Anh và hiện học tại một học viện đọc tiếng Anh, cho rằng những trải nghiệm này đã giúp em thích nghi với việc đọc bằng ngôn ngữ thứ hai. "Em học tốt ở lớp tiếng Anh tại trường và thường đọc sách tiếng Anh ở nhà để giải trí", Kwon nói.
![]() |
Nhiều người đặt câu hỏi về hiệu quả thực sự của các trung tâm tư nhân trong việc nuôi dưỡng sở thích đọc cho trẻ. Ảnh minh họa: EPA. |
Khi tìm hiểu các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của thói quen đọc tiếng Anh, Lee Byung-min, giáo sư về giáo dục tiếng Anh tại Đại học Quốc gia Seoul, nhận thấy những hạn chế của chương trình giảng dạy tiếng Anh tại trường công.
“Giáo dục tiếng Anh ở các trường công lập thiên về ngữ pháp và chủ yếu tập trung vào các đoạn đọc ngắn. Trong môi trường học tập này, việc tập trung vào ghi nhớ có thể đem lại điểm thi cao nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển các kỹ năng đọc cơ bản. Học sinh ít có cơ hội khám phá những cuốn sách dài giúp hiểu sâu hơn và lâu hơn về bối cảnh khi học ngôn ngữ thứ hai”, ông nói.
Dù công nhận các giá trị của việc đọc, một số người vẫn chưa hoàn toàn yên tâm khi nó được đặt trong ngành giáo dục vì lợi nhuận.
Gu Bon-chang, người đứng đầu nhóm cộng đồng "Một thế giới không lo lắng về giáo dục tư nhân", giải thích rằng việc gây áp lực buộc học sinh đọc sách có thể khiến các em càng ác cảm với việc đọc hơn.
Gu cho biết các trung tâm đọc sách, dù có mục tiêu chung là nuôi dưỡng những đứa trẻ yêu sách, nhưng về cơ bản chúng vẫn giống với các trung tâm học thêm khác, có mục tiêu là đưa học sinh vào các trường đại học hàng đầu.
"Hầu hết học viện đọc hiểu đều điều chỉnh chương trình giảng dạy để phù hợp với xu hướng thay đổi trong giáo dục thi tuyển sinh đại học", ông lưu ý.
Giáo sư Choi cũng cho rằng không nên coi việc đến hagwon để đọc sách là điều cần thiết. Theo bà, cha mẹ nên hiểu rằng việc họ tích cực hỗ trợ nuôi dưỡng sở thích đọc của con ở nhà đã là đủ, và sẽ tốt hơn nếu sửa đổi "nền văn hóa chỉ gắn việc đọc với việc học" trong xã hội Hàn Quốc.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@znews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
-
Nhận định, soi kèo Eintracht Frankfurt vs Stuttgart, 0h30 ngày 30/3: Lấy lại vị thếNhận định, soi kèo Persik Kediri vs Semen Padang, 15h30 ngày 21/12: Tiếp tục chìm sâuNhận định, soi kèo Instituto vs Argentinos Juniors, 7h30 ngày 19/11: Tìm lại mạch thắngSpaceSpeakers quy tụ diva Hà Trần và dàn 'anh trai' trong album mớiNhận định, soi kèo Stoke City vs QPR, 22h00 ngày 29/3: Khó cho cửa dướiSoi kèo phạt góc Toulouse vs SaintNhận định, soi kèo Petrolul Ploiesti vs Unirea Slobozia, 17h30 ngày 22/12: Bất phân thắng bạiNhận định, soi kèo Việt Nam vs Myanmar, 20h00 ngày 21/12: Vé trong tầm tayNhận định, soi kèo Farashganj SC vs Arambagh KS, 15h45 ngày 27/3: Nỗi buồn xa nhàNhận định, soi kèo Sông Lam Nghệ An vs Thể Công Viettel, 18h00 ngày 19/11: 3 điểm nhọc nhằn
下一篇:Soi kèo góc Leverkusen vs Bochum, 2h30 ngày 29/3
- ·Nhận định, soi kèo Alajuelense vs San Carlos, 9h00 ngày 28/3: Thắng là đủ
- ·Soi kèo phạt góc Leverkusen vs Inter Milan, 03h00 ngày 11/12
- ·Thương Tín bất ngờ trở lại màn ảnh cùng NSND Minh Châu, diễn viên Quốc Tuấn
- ·Soi kèo góc Campuchia vs Malaysia, 17h45 ngày 08/12
- ·Nhận định, soi kèo MOIK Baku vs Difai Agsu, 18h30 ngày 27/3: Gia cố thứ hạng
- ·Nhận định, soi kèo San Jose Earthquakes vs Sporting Kansas, 09h30 ngày 14/7: Tiếp tục đứng cuối bảng
- ·Hành trình Somerset đồng hành cùng Mr World Vietnam 2024
- ·Nhận định, soi kèo Hà Nội vs Hà Tĩnh, 19h15 ngày 27/10: Lột xác hoàn toàn
- ·Nhận định, soi kèo Everton Vina del Mar vs Universidad Chile, 06h30 ngày 28/3: Thời của khách
- ·Nhận định, soi kèo Hà Nội vs Hà Tĩnh, 19h15 ngày 27/10: Lột xác hoàn toàn
- ·Phim của NSND Lan Hương 'Em bé Hà Nội', diễn viên Quốc Tuấn trở lại rạp chiếu
- ·Nhận định, soi kèo Banfield vs Tigre, 03h00 ngày 19/11: Cầm chân chủ nhà
- ·Nhận định, soi kèo Monchengladbach vs RB Leipzig, 21h30 ngày 29/3: Khó cho khách
- ·Đội hình ra sân chính thức Việt Nam vs Thái Lan, 19h30 ngày 13/1
- ·Thương Tín bất ngờ trở lại màn ảnh cùng NSND Minh Châu, diễn viên Quốc Tuấn
- ·Soi kèo góc West Ham vs Wolves, 3h00 ngày 10/12
- ·Nhận định, soi kèo Bunyodkor vs Surkhon Termiz, 22h00 ngày 28/3: Tin vào cửa dưới
- ·Cục trưởng Cục Điện ảnh nói lý do phim CƯỜI 2 bị cấm chiếu tại Việt Nam
- ·Nhận định, soi kèo Tigre vs Defensa Justicia, 04h45 ngày 12/11: Thay đổi lịch sử
- ·Nhận định, soi kèo Indonesia vs Philippines, 20h00 ngày 21/12: Tin vào cửa dưới
- ·Nhận định, soi kèo Antalyaspor vs Alanyaspor, 20h00 ngày 28/3: Khủng hoảng kéo dài
- ·Nhận định, soi kèo Việt Nam vs Myanmar, 20h00 ngày 21/12: Vé trong tầm tay
- ·Nhận định, soi kèo Nam Định vs Đà Nẵng, 18h00 ngày 16/11: Tin vào cửa trên
- ·Soi kèo góc Girona vs Liverpool, 00h45 ngày 11/12
- ·Nhận định, soi kèo Dinamo Tbilisi vs Gareji, 18h00 ngày 28/3: Khó tin cửa trên
- ·Hành trình Somerset đồng hành cùng Mr World Vietnam 2024
- ·Nhận định, soi kèo Zrinjski Mostar vs Sloboda Tuzla, 22h30 ngày 28/3: Khó có cách biệt
- ·Nhận định, soi kèo Banfield vs Tigre, 03h00 ngày 19/11: Cầm chân chủ nhà
- ·Nhận định, soi kèo Defensa vs Deportivo Riestra, 5h15 ngày 19/11: Đâu dễ cho chủ nhà
- ·Nhận định, soi kèo Persik Kediri vs Semen Padang, 15h30 ngày 21/12: Tiếp tục chìm sâu
- ·Nhận định, soi kèo nữ Barcelona vs nữ Wolfsburg, 0h45 ngày 28/3: Giữ quân
- ·Nhận định, soi kèo Belgrano vs Instituto, 7h00 ngày 12/11: Phong độ sa sút
- ·Cơ hội cuối cùng nhận vé gặp gỡ 1
- ·Soi kèo góc Juventus vs Man City, 3h00 ngày 12/12
- ·Nhận định, soi kèo Ratchaburi vs PT Prachuap, 19h00 ngày 28/3: Trở lại quỹ đạo
- ·Nhận định, soi kèo Platense vs Godoy Cruz, 5h15 ngày 19/11: Bất ngờ từ đội khách