 rẽ phải khoảng 1km là xóm ngụ cư hình thành từ năm 1999, trên khu đất đang giải toả. Nơi đây, có khoảng hơn 50 phòng trọ xập xệ, tường và mái dựng bằng những miếng tôn cũ, rỉ sét. </p><p>Giữa trưa, trời nắng như đổ lửa. Những căn phòng ọp ẹp, rộng từ 7- 20m2 càng thêm bức bối.</p><table class=)
Những phòng trọ xập xệ, tường và mái dựng bằng các tấm tôn cũ, rỉ sét ở Xóm Củi.Mấy người đàn ông không đi làm, ra ngoài quán tạp hoá trong khu trọ, gọi ly nước mát, tay cầm điếu thuốc ngồi hút, tám chuyện. Bên cạnh, những đứa trẻ từ 2-12 tuổi ngồi bệt xuống đất chơi. Đứa cầm điện thoại xem clip thiếu nhi, đứa được mẹ cho mấy nghìn mua kẹo, nước ngọt uống. Vài đứa lớn tuổi hơn đứng canh không cho em nghịch bùn đất.
Hôm chúng tôi đến là thứ Năm nhưng các em không đi học. Anh Dũng, 40 tuổi cho biết, xóm trọ có gần 100 em nhỏ nhưng chỉ mấy em được đi học, còn lại học chỉ đến lớp 1, lớp 2 là ở nhà trông em, đi bán vé số hoặc nhặt ve chai với bố mẹ. Có mấy em, học mãi không xong bảng chữ cái nên buộc phải nghỉ ở nhà.
Vợ chồng anh Dũng có hai con, bé gái 12 tuổi, bé trai 5 tuổi. Anh làm thợ hồ, vợ đi bán vé số, thu nhập bấp bênh nên không cho con tới trường. “Con đi học, ngoài học phí, sách vở phải có người đưa đón. Vợ chồng tôi đi làm cả ngày, phải thuê người đưa con đi nên tốn kém hơn”, ông bố hai con nêu lý do.
Hằng ngày, bé Diệu, con gái anh đi bán vé số với mẹ. Còn bé trai, cứ bố mẹ và chị đi làm thì ở nhà chơi với mấy bạn nhỏ trong xóm.
 |
Những đứa trẻ chơi đùa trong phòng trọ của anh Dũng. |
Bà Linh ở phòng bên có 5 cháu cả nội và ngoại. Các cháu tuổi từ 1-12 tuổi nhưng đều không đi học.
Bà cho biết, từng đăng ký cho cháu đi học ở trường, ở lớp học từ thiện nhưng không ăn thua.
“Tụi nó học mãi bảng chữ cái không xong. Học chữ này quên chữ kia. Cô giáo chỉ riết cũng mệt. Ở nhà dạy cũng không vô, chán quá tôi cho nghỉ”, người phụ nữ năm nay 60 tuổi nói.
Trả lời câu hỏi: 'Không biết chữ, tương lai các cháu sẽ ra sao?', bà Linh đáp: 'Thì đi làm phụ hồ, bán vé số, nhặt ve chai như ba mẹ nó'. Nói xong, bà cho các cháu 10 ngàn đồng đi mua nước ngọt uống.
Chị Ánh, hiện 31 tuổi, lấy chồng khi tuổi 17. Sau đó, chị lần lượt sinh 4 con, ba gái một trai nên kinh tế khó khăn. Bé Su, dù rất thích đi học nhưng là chị cả nên phải ở nhà trông em cho mẹ đi làm. 12 tuổi, em chưa đọc được chữ cái.
Trong bốn đứa con của chị Ánh, chỉ có bé thứ hai là đang học lớp 4. Hai bé còn lại, bé 6 tuổi, bé 4 tuổi ở nhà chơi với chị, tự lấy giấy bút ra viết chữ nguệch ngoạc.
“Vợ chồng tôi ở trọ, chỉ có tạm trú, các con chưa có giấy khai sinh nên phải đi học trường tư, tốn kém đủ thứ”, người mẹ quê Long An nói. Chị cho biết, thời gian tới sẽ đăng ký cho các con đi học lớp miễn phí do các thầy cô thiện nguyện đến dạy. Su biết mặt chữ, đọc và tính được sau này có thể đi làm công nhân.
 |
Trong bốn đứa con của chị Ánh, chỉ có bé thứ hai là đang học lớp 4. |
Ba đi tù, mẹ bỏ đi nên anh chị của Bắp phải chuyển đến sống cùng ông bà nội. Bắp sống cùng bà cố ngoại, hiện 79 tuổi, mưu sinh bằng nghề bán vé số.
Mỗi tháng đi bán, bà lời được hơn 3 triệu đồng, đóng tiền nhà, tiền học cho cháu, còn một ít hai bà cháu phải ăn tiêu dè xẻn.
Bắp thích học Toán và Tiếng Việt. Em nói, ở lớp có nhiều bạn, nhiều đồ chơi, được ăn cơm với thịt, với cá, canh xương. Em cũng thích đi học để sau này trở thành cô giáo, mặc áo dài, đứng trên bục giảng.
“Tôi lớn tuổi rồi, tiền tích lũy không có nên khó có thể lo cho nó. Nó chỉ được học đến lớp 5 thôi”, bà Ánh, bà cố ngoại Bắp nói.
Nghe thế, cô bé 6 tuổi phụng phịu: “Con sẽ đi bán vé số để có tiền đi học. Con đi thăm ba, ba nói gắng học vài bữa nữa ba về sẽ lo cho con”.
Đi học về, chỉ kịp thay bộ quần áo đồng phục em nhanh chóng đi rửa mặt, phụ bà cố nấu cơm ăn. Buổi chiều em sẽ theo bà cố đi bán vé số mưu sinh.
 |
Số trẻ em ở Xóm Củi được học rất ít. Thậm chí, có những bé lớn tuổi nhưng không biết chữ. |
Ông Nguyễn Văn Khá, tổ trưởng tổ dân số 58 (ấp 1A, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM) cho biết, xóm trọ nơi anh Dũng ở có từ năm 1999 đến nay. Những người ở đây là dân tứ xứ, chỉ có đăng ký tạm trú.
Ông Khá cho biết, họ là dân lao động nghèo, làm thợ hồ, ve chai, bán vé số, thu nhập bấp bênh. Số trẻ em trong xóm được đi học rất ít, đa số các em chỉ học tới lớp một, lớp hai là nghỉ. Có em lớn tuổi nhưng không biết chữ. Vừa qua, phường đã xuống khảo sát và hỗ trợ làm giấy khai sinh cho các bé được đi học ở trường.
* Tên một số nhân vật đã thay đổi

Rợn người 'câu cá nghĩa địa' giữa hàng ngàn ngôi mộ ở Sài Gòn
Câu được cá, cần thủ có thể mang về hoặc bán cho chủ thả lại xuống ao để lấy tiền lãi.
" alt="Xóm ngụ cư Sài Gòn: Con muốn đi học để được ăn cơm với thịt cá"/>
Xóm ngụ cư Sài Gòn: Con muốn đi học để được ăn cơm với thịt cá
Hình ảnh 3 nhóc tì đáng yêu vừa mới chào đời, được ông bố trẻ hào hứng khoe khắp các diễn đàn cách đây 2 ngày khiến dân tình xôn xao.Đây là ca sinh 3 hiếm gặp, người mẹ mang thai hoàn toàn tự nhiên, không hề có bất cứ sự can thiệp y khoa nào. Đặc biệt, ca sinh 3 có 2 trai và 1 gái, đủ cả ‘nếp’ và ‘tẻ’.
 |
Ba nhóc tỳ đang được dư luận quan tâm |
Nhiều người đã vào trang cá nhân của ông bố gửi lời chúc phúc đến gia đình.
Được biết, cặp vợ chồng này là Công Đông (SN 1994) và Thanh Huyền (SN 1998) sinh sống ở Hải Phòng. Họ từng nổi tiếng với chuyện tình nên duyên nhờ xem bộ phim Quỳnh búp bê.
 |
Cặp vợ chồng nên duyên từ phim Quỳnh búp bê |
Chia sẻ với VietNamNet, anh Công Đông không giấu được sự xúc động: ‘Ngay từ khi biết tin vợ mang thai, tôi đếm từng ngày được gặp các con.
Lần đầu đưa vợ đi siêu âm, nghe bác sĩ thông báo có tới 3 thai nhi, tôi vỡ òa vì hạnh phúc. Không ngờ lần đầu làm bố lại được món quà to lớn đến thế’.
 |
Anh Đông vào đón các con |
Ông bố trẻ cho biết thêm, bé đầu nặng 1,6 kg, hai bé sau mỗi bé nặng 2 kg. Trong 3 bé, anh lo lắng nhất là bé nặng 1,6kg vì thể trạng cháu nhẹ cân hơn hai em, sức khỏe hơi yếu. Cháu được nuôi trong lồng ấp.
Tuy nhiên, đến hôm nay cháu phát triển các phản xạ tốt. Bác sĩ đang theo dõi thêm, khi nào thấy thực sự ổn định, sẽ cho bốn mẹ con xuất viện.
 |
Hình ảnh các con được anh Đông hạnh phúc 'khoe' với mọi người |
‘Trước khi đi đẻ, tâm trạng vợ tôi rất thoải mái, vui vẻ. Vào phòng mổ vợ vẫn còn bình tĩnh bảo: ‘Em đi đẻ đây’.
Lúc nghe tiếng các con khóc, tôi nghẹn ngào vì hạnh phúc. Chẳng có niềm vui nào lớn lao hơn thế.
Sau ca mổ, dù mệt nhưng vợ vẫn cố gắng nhoẻn miệng cười. Hiện tại sức khỏe của vợ tôi đã bắt đầu bình phục. Mọi sinh hoạt vẫn cần sự chăm sóc của người thân nhưng thần sắc tươi tỉnh.
Tôi cảm ơn vợ vì đã chịu đựng vất vả, sinh các con. Nhất định tôi sẽ chăm sóc vợ con thật tốt’, anh Đông tâm sự.
 |
Giỏ hoa anh Đông mua tặng vợ, thay cho ngàn lời cảm ơn đến cô |

Gặp sĩ quan tàu biển Pháp ở quán bar, cô gái Việt lấy được chồng điểm 10
Trúng tiếng sét ái tình của cô gái Việt Nam dễ thương, chàng sĩ quan người Pháp kiên trì theo đuổi. Kỷ niệm 1 năm quen nhau, anh ngọt ngào cầu hôn cô ở TP.HCM.
" alt="Cặp vợ chồng đất Cảng sinh 3, đủ trai và gái khiến dân tình phát sốt"/>
Cặp vợ chồng đất Cảng sinh 3, đủ trai và gái khiến dân tình phát sốt
Sinh ra và lớn lên ở Đà Nẵng, tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin, sau đó sang Anh học thiết kế thời trang tại trường Istituto Marangoni thuộc London School of Fashion and Design, Đặng Thuỳ Dương (sinh năm 1989) hiện là chủ của nhiều nhãn hiệu thời trang nổi tiếng với giới trẻ.Bên cạnh thời gian học tập, kinh doanh, đam mê lớn nhất của Dương là du lịch. Với cô gái 30 tuổi, xê dịch là một trong những mục tiêu bằng mọi giá phải làm được, là sở thích khiến cuộc sống của cô hạnh phúc và mang lại cảm giác đủ đầy.
Hiện tại, trung bình khoảng một tháng, Dương sẽ đi du lịch một lần. Gần là trong nước, xa hơn là nước ngoài. Chi phí mỗi chuyến đi có thể chỉ là 10 triệu, nhưng cũng có chuyến lên tới 90 triệu đồng.
Định nghĩa về thanh xuân, cô nói đó là những năm tháng dành để ngắm nhìn thế giới.
 |
Đặng Thuỳ Dương (30 tuổi) sinh ra và lớn lên ở Đà Nẵng. Hiện cô là chủ vài thương hiệu thời trang nổi tiếng giới trẻ. |
Dùng tiền tự kiếm để du lịch, chưa bao giờ xin bố mẹ
Giống như bao cô gái khác, khi mới lớn, phần lớn tiền của Thuỳ Dương đổ vào túi xách, quần áo. Khi thoải mái hơn về chi tiêu, cô sẽ tự thưởng cho mình chút đồ hiệu.
Kể từ khi đi du học, có nhiều cơ hội để khám phá các vùng đất mới, cô mới nhận ra đâu là điều khiến bản thân thật sự hạnh phúc và vui vẻ.
"Khi thấy mình du lịch liên tục, nhiều người nói Thuỳ Dương là rich kid, vì theo họ, 'con nhà giàu mới có tiền mà đi nhiều nơi như thế chứ'".
Thế nhưng, chia sẻ với Zing.vn, nữ thiết kế khẳng định được sinh ra trong gia đình bình thường.
"Mình giữ quan điểm tự làm tự tiêu, đi du lịch nằm trong khả năng tự chi trả chứ không dùng tiền bố mẹ", tính đến nay, Thuỳ Dương đã đặt chân đến 4 châu lục, 25 nước trên thế giới.
 |
Tính đến nay, Dương đã tự mình khám phá 25 quốc gia bằng số tiền tự kiếm được. |
Cô cũng nói thêm chưa từng có ý định trở thành travel blogger chuyên nghiệp hay khuyến khích các bạn phải đi thật nhiều giống như mình.
Theo cô, tuổi trẻ cần nhất là "work hard, play hard", làm hết sức, chơi hết mình, biết mình thật sự muốn gì, phải làm thế nào để đạt được và hưởng thụ ra sao cho đúng cách.
"Với bạn, dành 50 triệu để mua xe máy sẽ mang lại niềm vui. Còn với tôi, dùng 50 triệu đó để đặt chân đến một miền đất mới được coi là hạnh phúc. Trải nghiệm lớn hơn vật chất. Có thể bạn sẽ rất vui với món đồ đó, coi nó là vật liền thân. Thế nhưng người ta sẽ biết tới bạn dưới tư cách là một người đã 'leo Phan' thành công chứ không phải một người sở hữu điện thoại hàng hiệu hay ôtô đắt tiền, trừ khi bạn chi rất, rất nhiều tiền cho những vật phẩm ấy như một niềm tự hào, niềm vui sưu tập", Thuỳ Dương bày tỏ quan điểm.
 |
"Đi du lịch không chỉ để nhìn ngắm thế giới, còn để học hỏi và kết bạn", Thuỳ Dương chia sẻ. |
Đi bộ 23 km ngắm hoa anh đào với chàng trai lần đầu gặp mặt
Trong số những địa danh từng được đặt chân tới, với vô vàn trải nghiệm văn hoá khác nhau, Thuỳ Dương thích nhất Nhật Bản. Với cô, xứ sở mặt trời mọc là nơi phong cảnh đẹp, đồ ăn ngon, người dân gần gũi, thời tiết cũng không có gì để chê.
Và cũng ở đây, cô có kỷ niệm không thể quên.
Tháng 4/2017, đúng mùa hoa anh đào nở, Dương hoàn thành thủ tục visa và đi Nhật một mình.
Ngày thứ hai ở Tokyo, khi đi bộ trên đường, cô bắt gặp một anh chàng người Kazakhstan đang hì hụi selfie với bức tượng chú chó Hachiko nổi tiếng. Thấy vậy, cô ngỏ lời chụp hình giúp anh.
 |
Ngoài những nơi nổi tiếng, Dương đã từng đi Morocco, Ai Cập... |
Một giờ đồng hồ sau, khi đang ngắm hoa đào ở công viên Shinjuku, Dương lại gặp anh chàng hồi nãy đang lang thang một mình. Cô chủ động bắt chuyện, cả hai chính thức trở thành bạn đồng hành kể từ đây.
"Hôm đó, mình và chàng trai đó đã đi bộ 23 km. Khi về, đôi boots của mình bong cả đế".
Hiện tại, cả hai vẫn giữ liên lạc trên mạng xã hội.
"Mình vẫn luôn có ý định tới thăm người bạn đó và sẽ thực hiện sớm thôi".
Vậy mới thấy, du lịch không đơn giản là tận hưởng mà còn là trải nghiệm, là những lần gặp gỡ mà chỉ đi mới có.
"Thế giới này thú vị và hay ho lắm, nói mình nghiện du lịch rồi cũng chẳng sai".
 |
Ít ai biết Thuỳ Dương vẫn còn độc thân và đang trên hành trình tìm kiếm bạn đồng hành cho chính mình. |
Muốn lấy hoàng tử thì mình phải là công chúa
Trong mắt nhiều người, Thuỳ Dương là điển hình của mẫu con gái độc lập, tự do, có nhan sắc nổi bật. Trên trang cá nhân có gần 90.000 người theo dõi, cô thường xuyên khoe các tấm ảnh lung linh ở những nơi nổi tiếng.
"Với mình, độc lập là khi có thể tự chủ về tài chính, tự do trong suy nghĩ, không phải phụ thuộc vào thái độ hay quyết định của người khác. Còn định nghĩa về xinh đẹp thì vô chừng. Mỗi người có một cách nhìn nhận cái đẹp khác nhau, nhưng quan trọng là phải biết yêu thương, tự tin với những gì mình đang có và không ngừng hoàn thiện bản thân. Xinh đẹp không gói gọn trong một gương mặt chuẩn hot girl mà còn nằm ở thái độ và lối sống nữa".
 |
"Thế giới này thú vị và hay ho lắm, nói mình nghiện du lịch rồi cũng chẳng sai", nữ thiết kế bày tỏ. |
Nữ thiết kế chia sẻ hiện tại cô vẫn đang theo "chủ nghĩa" độc thân.
"Bố mẹ vẫn trêu mình ế nhưng may mắn là gia đình luôn đặt hạnh phúc của con lên đầu. Nếu lấy chồng mà duy trì được cuộc sống như bây giờ hoặc tốt hơn thì cưới, còn không thì không cần phải cố gắng lấy cho được việc".
Thuỳ Dương nói vui thêm cô vẫn đang trong quá trình tìm người đồng hành cho mỗi chuyến đi.
"Mình tìm kiếm chàng trai ưa nhìn, thông minh, có đam mê, hoài bão, dám nghĩ dám làm, vị tha và có trách nhiệm, biết quan tâm chăm sóc. Người ta vẫn nói đàn ông như thế chỉ có trong mơ, nhưng đã mất công mơ thì phải mơ hoành tráng".

Từ phòng ngủ bỏ không, người phụ nữ kiếm 8 triệu bảng/năm sau 16 năm
Từ căn phòng ngủ không dùng tới, sau 16 năm, người phụ nữ này đã gây dựng được một doanh nghiệp chuyên cung cấp chỗ ở cho khách du lịch.
" alt="Cô gái du lịch 1 lần/ tháng: 'Đâu chỉ rich kid mới đi chơi sang chảnh'"/>
Cô gái du lịch 1 lần/ tháng: 'Đâu chỉ rich kid mới đi chơi sang chảnh'