
Thông tư 36/2014/TT-NHNN mới triển khai thực hiện được khoảng 1 năm và góp phần giúp thị trường bất động sản phục hồi, tăng trưởng mạnh trong năm 2015. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước vừa dự thảo sửa đổi Thông tư này vào ngày 20/11/2014. Dự thảo đang gây nhiều lo ngại sẽ tác động xấu đến thị trường.Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014, "quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài", có hiệu lực kể từ ngày 01/02/2015.
Trong đó, tại khoản 5 điều 17 đã quy định "Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn theo tỷ lệ tối đa như sau: a) Ngân hàng thương mại: 60%; b)Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 60%;"... và tại khoản 29(A5) phần II, Phụ lục 2, của Thông tư đã xếp "Các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản" vào "Nhóm tài sản có hệ số rủi ro 150%".
 |
Nhiều người lo ngại sửa đổi Thông tư 36 sẽ tác động xấu đến bất động sản |
Theo dự thảo sửa đổi của Ngân hàng Nhà nước, tại khoản 14 điều 1 quy định sửa đổi, bổ sung khoản 5 điều 17 Thông tư 36/2014/TT-NHNN như sau:
"5. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn theo tỷ lệ tối đa như sau:
a) Ngân hàng thương mại: 40%;
b) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 40%;"...
Tại khoản 30 (A6) phần II Phụ lục 2 kèm theo dự thảo Thông tư đã xếp "Các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản" vào "Nhóm tài sản có hệ số rủi ro 250%".
Theo thông tin cập nhật từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối năm 2015, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung hạn, dài hạn toàn hệ thống là 31%, trong đó, tỷ lệ này tại các ngân hàng thương mại Nhà nước là 33,36%, tại ngân hàng thương mại cổ phần 36,9%, công ty tài chính/cho thuê tài chính 73,14%, ngân hàng hợp tác xã 77,93%, thấp hơn rất nhiều so với trần cho phép 60% theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN. Tuy nhiên, nếu so với trần 40% trong dự thảo sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN thì đã gần sát.
Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), trong các năm gần đây, dư nợ tín dụng tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước cũng là điều bình thường, do thị trường bất động sản mới vừa phục hồi từ cuối năm 2013 cho đến nay. Nhìn toàn cục thì hệ thống ngân hàng đang trong quá trình tái cấu trúc theo hướng tinh, mạnh, vững chắc hơn, và hoạt động tín dụng của toàn hệ thống vẫn đang trong ngưỡng an toàn.
Hơn nữa, trong năm 2015 các nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp trên thị trường bất động sản thành phố chiếm khoảng 15%, chủ yếu trong phân khúc bất động sản loại khá hoặc cao cấp, thấp hơn rất nhiều so với thời điểm "bong bóng" bất động sản năm 2007 (lúc đó, nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp chiếm đến khoảng trên dưới 70%).
HoREA cho rằng, nếu sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN theo hướng giảm mạnh trần sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn, dài hạn từ 60% hiện nay xuống còn 40%; và thay đổi hệ số rủi ro của các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản từ 150% lên 250%, thì có thể sẽ có tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản mới vừa phục hồi hơn 2 năm.
“Điều này chẳng những tác động rất mạnh đến các nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp (mua đi bán lại), các doanh nghiệp phát triển dự án bất động sản (có thể làm sụt giảm nguồn cung, làm tăng dự án dở dang, sản phẩm dở dang), và trên thực tế có thể sẽ tác động bất lợi đến người tiêu dùng, đặc biệt là người thu nhập thấp đô thị, và cũng sẽ tác động đến các ngành, nghề có liên quan đến thị trường bất động sản và công ăn, việc làm của người lao động” - HoREA nhấn mạnh.
Từ những yếu tố đó, HoREA đề nghị chưa sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN thời điểm hiện nay. Nhưng trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước có những nguồn thông tin dẫn đến yêu cầu bắt buộc phải sửa đổi, bổ sung Thông tư 36/2014/TT-NHNN thì Hiệp hội đề nghị thực hiện "theo hướng có lộ trình phù hợp với từng nhóm đối tượng"như chỉ đạo của Chính phủ và "theo lộ trình giảm dần" của Ngân hàng Nhà nước.
Quốc Tuấn
M&A bất động sản và ‘nước cờ’ của những đại gia" alt=""/>Sửa đổi Thông tư 36 sẽ tác động xấu đến bất động sản

Mô hình của iPhone 13 Pro (dưới) với lỗ khuyết màn hình nhỏ hơn iPhone 12 Pro. Ảnh: Macotakara.
Theo 9to5mac, mô hình được thiết kế dựa trên tin đồn từ các chuỗi cung ứng. Hình ảnh cho thấy lỗ khuyết mặt trước của iPhone 13 có kích thước nhỏ hơn, vị trí loa thoại, camera selfie và các cảm biến được thay đổi.
Nguồn tin cho biết chiều cao lỗ khuyết của iPhone 13 Pro là 5,35 mm, trong khi iPhone 12 Pro là 5,3 mm. Khác biệt lớn nhất nằm ở chiều dài khi lỗ khuyết của iPhone 13 Pro dài 26,8 mm, còn iPhone 12 Pro là 34,83 mm. Điều đó đồng nghĩa lỗ khuyết mặt trước trên iPhone 13 Pro ngắn hơn khoảng 22% so với iPhone 12 Pro, nhưng cao hơn một chút.
Lý do khiến lỗ khuyết của iPhone 13 Pro cao hơn có thể đến từ cách bố trí cảm biến mới. Dựa vào mô hình, Apple sẽ chuyển loa thoại lên mép trên (giống Samsung Galaxy S20, S21), trong khi đẩy các cảm biến còn lại xuống thấp hơn. Thay đổi này từng được đồn đoán trên dòng iPhone 12 nhưng đã không được áp dụng.
  |
Mô hình được cho là của iPhone 13 Pro. Ảnh: Macotakara. |
Vị trí các cảm biến ở mặt trước của iPhone 13 Pro cũng có sự thay đổi, camera selfie được dời từ phía phải sang trái. Nguyên nhân có thể đến từ cách bố trí linh kiện bên trong.
Ngoài thay đổi nằm ở lỗ khuyết mặt trước, iPhone 13 được đồn đoán không có quá nhiều nâng cấp trong thiết kế so với iPhone 12, ngoại trừ một số màu sắc mới.
Dòng iPhone 13 được đồn đoán sẽ có 4 phiên bản tương tự iPhone 12 với kích thước không thay đổi, trang bị màn hình tần số quét 120 Hz. Máy cũng có một số cải tiến về phần cứng và camera, có thể trang bị cảm biến vân tay dưới màn hình.
(Theo Zing)

iPhone 13 sẽ ra mắt vào tháng 9 theo đúng lộ trình
Dù ảnh hưởng bởi tình trạng khan hiếm chip nhưng các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng vẫn dành ưu ái cho Apple để có thể kịp ra mắt iPhone 13 như thường lệ.
" alt=""/>Lộ diện mô hình 3D đầu tiên của iPhone 13?