“Vô duyên” với những cuộc mai mốiTrước khi nên duyên với ông xã Michael Stuart Hansen, tên thường gọi là Mike Hansen (52 tuổi, hiện làm IT), chị Nguyễn Thị Thu Phương (36 tuổi, nội trợ, sống tại Missouri, Mỹ) từng được dắt mối nhiều lần. Từ năm 28 tuổi, chị đã thường xuyên có những buổi xem mặt do gia đình, họ hàng sắp xếp.
Chị Phương còn nhớ như in lần mai mối bị đối phương “bỏ bom” hơn 1,5 tiếng. Đến khi trò chuyện, anh chàng này lại đưa ra loạt “yêu sách” về một người vợ hoàn hảo khiến chị choáng. Cuộc tình chẳng đi đến đâu vì lẽ đó.
Lần mai mối thứ hai là từ người đồng nghiệp của ba. Những tưởng anh chàng làm bác sĩ sẽ vẽ ra một tương lai sáng hơn nhưng không… Mọi chuyện đã thay đổi khi anh ta nhấn mạnh yêu thích công việc tình nguyện viên, đi công tác thường xuyên nên chưa sẵn sàng kết hôn.
Đa phần các cuộc gặp mặt đều kết thúc “buồn cười” như vậy. Vào lần dắt mối thứ 4, chị Phương cuối cùng cũng đã có người bạn trai đầu tiên. Thế nhưng vì tính khí khác nhau nên sau 2 tháng hò hẹn, mối quan hệ cũng kết thúc.
|
Sau nhiều lần trượt mai mối, chị Phương đã tìm được ý trung nhân |
Thế rồi chị Phương đăng ký tham gia chương trình Bạn muốn hẹn hòvới hy vọng tìm được một nửa đích thực. Ở tập 104, đối tượng là một chàng trai khá truyền thống. Sau buổi trò chuyện, cả hai cảm giác có sự đồng điệu nên đã bấm nút hẹn hò.
Ngỡ đây sẽ là điểm khởi đầu cho một mối tình ngọt ngào nhưng ngay ở buổi hẹn đầu tiên, chị Phương đã gặp biến cố. Chị gái của anh chàng mới quen đã dạy dỗ chị Phương cách dọn dẹp nhà cửa. Vì cảm thấy không được tôn trọng nên sau hôm ấy, cả hai không hẹn uống cà phê thêm lần nào.
Sau tất cả, chị Phương nghĩ rằng bản thân mang số kiếp “ế” nên từ bỏ việc đi xem mặt. Thời gian ấy, chị tập trung kế hoạch khởi nghiệp công ty riêng.
Đầu năm 2015, mọi sự bắt đầu khởi sắc. Công việc của chị Phương yêu cầu cần trau dồi ngoại ngữ. Vốn ghét tiếng Anh, thích Toán nên chị đã kết hợp 2 môn học nhằm tạo động lực. Thế nhưng, chị gõ nhầm tên website từ “math” (toán học) thành “match” (kết nối hẹn hò). Vì lỡ thanh toán “học phí” nên chị để vài thông tin ở đó rồi… quên đi.
“Một thời gian sau, mình bỗng nhận được thông báo có người ‘thả tim’ tấm ảnh xấu xí của mình. Mình tò mò nên vào xem. Mike Hansen là dân IT, cũng thích Toán và Vật lý. Anh nghĩ rằng mình là người Trung Quốc nên muốn kết bạn. Mình giải thích là người Việt Nam nhưng từ hôm ấy cả hai vẫn thường xuyên trò chuyện”, chị Phương kể.
|
Ấn tượng với người đàn ông tên Mike, chị Phương quyết định gửi gắm đời mình. |
Nói chuyện nhiều, chị Phương ấn tượng trước sự hiền lành, thông minh, có trách nhiệm và cũng khá vô tư của chàng IT người Mỹ. Sau 4 tháng, cả hai chính thức gặp mặt. Vì không thành thạo giao tiếp, hai người trao đổi bằng cách viết giấy. Chị Phương còn dẫn Mike Hansen đi ngắm một số địa điểm nổi tiếng ở TP.HCM.
Sau buổi tham quan, chị chở anh về khách sạn nhưng bị lạc đường. Chiếc mũ bảo hiểm còn vô tình làm xước cằm của anh. Vừa mới quen đã gặp chuyện xui xẻo, chị Phương chẳng dám kỳ vọng điều gì. Thế nhưng Mike Hansen lại thích sự vụng về ấy của chị Phương. Sau một thời gian nói chuyện, tâm sự, cả hai hiểu nhau nhiều hơn và rồi chính thức trở thành một cặp. Suốt quãng thời gian quen nhau, chị Phương và anh Mike đã có nhiều kỉ niệm, nhiều chuyến đi tham quan thú vị.
Quen nhau được 6 tháng, anh Mike Hansen ngỏ ý muốn đến nhà thờ. Vốn không phải người tín đạo nhưng chị vẫn đồng ý đi cùng anh. Tại đây, cả hai được nghe giảng về cuộc sống gia đình, tình yêu. Những lời giảng đạo của cha xứ khiến chị Phương thấm thía. Nhìn cách anh Mike chăm chú lắng nghe, chị càng cảm nhận được nội tâm của người đàn ông này.
“Bài giảng hôm ấy nói về gia đình hạnh phúc vĩnh cửu. Mình nhận ra, anh có đức tin và khao khát mãnh liệt. Mình tin một người như vậy sẽ biết cách yêu thương, tôn trọng bạn đời. Tương lai anh nhất định sẽ trở thành người chồng, người cha hoàn hảo nên mình quyết định gửi gắm cả đời bên anh”, chị Phương bộc bạch.
6 năm hôn nhân viên mãn của nàng dâu Việt ở Mỹ
Sau khi kết hôn, chị Phương theo chồng sang Mỹ định cư. Sống ở môi trường mới khi tuổi còn trẻ là một thử thách lớn. Chị gặp rào cản về ngôn ngữ, đồ ăn và văn hóa. “Mình chỉ có thể nói chuyện được với chồng. Đồ ăn ở Mỹ không hợp khẩu vị. Lối sống cũng khác nhiều. Dù mọi người thân thiện nhưng mình vẫn cảm thấy xa cách”, chị Phương bộc bạch.
|
Anh Mike là người rất chu đáo, giỏi chăm sóc con cái |
May mắn Mike Hansen luôn ở bên cạnh. Anh nhận làm việc tại nhà để có nhiều thời gian an ủi, động viên cho vợ bớt cô đơn. Anh chủ động tìm kiếm những món ăn ngon giúp vợ cải thiện thực đơn. Anh cũng thường xuyên trò chuyện với chị mỗi ngày để cải thiện kỹ năng giao tiếp. Mỗi khi rảnh rỗi, Mike Hansen sẽ cùng chị làm vườn hoặc cùng nhau đi du lịch.
Mỗi năm, anh đều đưa chị về nước thăm gia đình. Phía gia đình chồng cũng dành cho chị Phương nhiều sự quan tâm và yêu thương.
Khi mang thai con đầu lòng, chị Phương có chút hoang mang vì không có gia đình bên cạnh. Anh Mike lại rất vui mừng, vội vã lên kế hoạch chăm sóc hai mẹ con. Suốt thời gian thai nghén rồi sau sinh, anh luôn đồng hành cùng chị. Anh Mike rất yêu con, thường xuyên vui chơi cùng bé.
Lần sinh bé thứ 2, chị Phương bị băng huyết nên phải phẫu thuật gấp. Dù vất vả lo cho vợ nhưng anh Mike không hề than vãn một lời. Một mình anh chăm bé sơ sinh, chạy đôn chạy đáo lo cho chị và con lớn.
|
Trải qua biến cố, anh chị càng trân trọng và yêu thương nhau nhiều hơn |
Trải qua biến cố, chị Phương cảm thấy ấm lòng vì chồng luôn yêu thương, bảo vệ tổ ấm nhỏ.
“Vợ chồng mình luôn nhắc nhở bản thân không ai hoàn hảo nên hãy học cách chấp nhận, bao dung với khuyết điểm của nhau. Cả hai hứa sẽ cùng cố gắng hoàn thiện mình. Suốt 6 năm qua, mình luôn biết ơn chồng và tổ ấm nhỏ. Nhờ có họ, mình hạnh phúc và trưởng thành hơn mỗi ngày”, chị Phương bày tỏ.
Tú Linh
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Cú sốc nàng dâu Việt ở vùng quê Ấn Độ
Thấy con dâu nấu món thịt kho tàu, mẹ chồng chị Hương chạy lên sân thượng nôn thốc nôn tháo rồi vào phòng nằm khóc.
" alt="8X Việt lên mạng gõ nhầm từ khóa, ai ngờ gặp được chồng Mỹ như ý"/>
8X Việt lên mạng gõ nhầm từ khóa, ai ngờ gặp được chồng Mỹ như ý
Những đứa trẻ ấy không nhận ra đâu là giới hạn của việc nhận về, cho đi và thể hiện lòng biết ơn.Một Chủ nhật, tôi có hẹn bên ngoài vào giờ cơm trưa, cô con gái 13 tuổi của tôi gọi cho mẹ và báo rằng con đang đói. Khi nghe tôi nói mẹ ở ngoài, con gái tôi liền trách: “Sao mẹ về trễ mà không chuẩn bị bữa ăn trước?”. Con bé không hề bận tâm mẹ có việc gì và vì sao phải ở ngoài đường vào giờ cơm. Đó chỉ là một cuộc điện thoại bình thường nhưng khiến tôi suy nghĩ mãi.
Không biết từ khi nào tôi đã trở thành người giải quyết mọi vấn đề giùm con, từ nhu cầu cơ bản nhất là tự kiếm cơm để ăn khi đói. Giọng con bình thản như thể đó chính là trách nhiệm của mẹ. Tôi bần thần tự hỏi: “Mình đã làm gì con mình?”.
Nhận diện những đứa trẻ được nuông chiều thái quá
Không khó để chúng ta có thể bắt gặp quanh mình những đứa trẻ được cưng chiều quá mức. Thực tế, việc nuôi dạy một đứa trẻ cần rất nhiều kỹ năng nhưng đa phần chúng ta lại nương theo bản năng mà dạy con. Bây giờ, trong việc yêu chiều một đứa trẻ, chẳng còn ranh giới nào giữa hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế hay trình độ nhận thức của cha mẹ.
Cách đây vài hôm, trong một quán cà phê, tôi tình cờ chứng kiến cảnh một đứa trẻ chừng bảy tuổi lăn đùng ra giữa quán khóc rống lên chỉ vì mẹ không đồng ý cho cậu bé gọi thêm một phần thức uống.
Câu chuyện loáng thoáng có vẻ như con đang dư cân và phải kiêng đồ ngọt. Trên bàn la liệt thức ăn nhưng cậu nhóc vẫn cứ gào lên đòi một phần trà đào. Người phụ nữ cứ dỗ dành, giọng vẫn ngọt ngào tình cảm. Bạn tôi nói: “Nếu là mình, chắc mình cho liền mấy roi”.
Đa phần chúng ta chỉ nhìn thấy sự bất thường của người khác mà chẳng nhận ra rằng chính mình cũng không được bình thường. Bạn tôi thực ra cũng nuông chiều con thái quá. Hai con của bạn là những đứa trẻ luôn được người lớn đáp ứng mọi yêu cầu.
Trước đó, bạn vừa khoe mới mua cho con bộ tai nghe của Apple với giá hơn 4 triệu đồng. Một đứa trẻ 10 tuổi sở hữu một bộ tai nghe đắt tiền liệu có phải là bằng chứng cho thấy chúng ta đang sai, nhất là khi cảnh nhà bạn tôi cũng không quá dư dả?
Chúng ta thường nhân danh tình yêu thương và dễ dàng đáp ứng mọi yêu cầu của trẻ. Việc đáp ứng những yêu cầu dù nhỏ nhất ấy giống như cách hóa giải một ám ảnh tâm lý trong tiềm thức của bố mẹ - những thiếu thốn của chính bản thân chúng ta trong quá khứ thường được giải quyết bằng việc bù đắp tất cả cho con.
Chúng ta không có thời gian cho con nên bù đắp bằng những thứ đắt tiền hoặc đáp ứng các yêu cầu của trẻ để chứng tỏ tình yêu đối với con. Cứ thế, chẳng cần bất cứ ràng buộc nào, người lớn đã vội đáp ứng mọi thứ.
Cách hành xử của cha mẹ đã biến bọn trẻ thành những đứa trẻ ưa ăn vạ, đòi hỏi, vòi vĩnh, xem việc người lớn đáp ứng nhu cầu của mình là chuyện hiển nhiên.
Tại sao những đứa trẻ được nuông chiều thường vô ơn?
Khi tôi đặt vấn đề này với nhiều bậc cha mẹ, có rất nhiều ý kiến trái chiều. Thực sự đây cũng không phải là quan điểm dễ dàng được chấp nhận. Có mấy ai can đảm nhìn nhận lại quá trình dạy con của mình và điều chỉnh. Có mấy ai đủ tỉnh táo để nhận biết mình có đang đi sai đường, thương con mù quáng và đang tước đi cơ hội được trưởng thành của con. Mấy ai tự nhận thấy rằng thật đáng lo ngại trước một thế hệ được bảo bọc từ nhỏ đến lớn, cơm không tự ăn, nước có người nhắc mới uống.
Những đứa trẻ ấy chỉ biết ăn món nào ngon nhất, dùng đồ nào đẹp nhất mà không cần biết những thứ đó từ đâu mà có. Rồi chúng sẽ trở thành những con người chỉ quen hưởng thụ. Những đứa trẻ được bảo bọc từ bé, nâng như nâng trứng, chưa từng bị té đau, chưa từng vận động nặng… chắc chắn sẽ lớn lên với tâm thế thụ động, ỷ lại, trông chờ vào sự sắp đặt của người khác.
Truyền thông Trung Quốc từng kể câu chuyện về Lý Sâm - một người lớn lên trong một gia đình bình thường nhưng được bố mẹ nuông chiều một cách kỳ quặc. Thuở Lý Sâm là học trò, chỉ cần thầy cô phiền trách, bố mẹ anh đã xông vào trường quậy phá. Khi bố mẹ lần lượt qua đời, Lý Sâm không biết cách làm việc để nuôi sống bản thân, bởi mọi việc trong nhà từ lớn đến nhỏ anh đã quen được bố mẹ làm cho. Sau đó, Lý Sâm phải đi xin ăn rồi chết cóng trong một mùa đông lạnh lẽo. Câu chuyện về cuộc đời Lý Sâm đã được nhiều ông bố bà mẹ lấy làm bài học để tự răn chính mình.
Tuấn - một du học sinh tại Úc - kể anh từng oán trách bố mẹ thay vì biết ơn, dù anh biết bố mẹ đã nuôi mình cực khổ suốt bấy nhiêu năm. Khi vừa đặt chân đến xứ người, điều khiến anh hoảng hốt nhất là khi nhớ ra mình không biết nấu cơm. Lúc đó, anh có cảm giác bố mẹ đã quá tàn nhẫn với mình khi không hề cho anh một trải nghiệm thực tế nào, kể cả những việc đơn giản như nấu cơm, rửa chén, quét nhà…
Anh đã từ chối về nhà khi cảm nhận bây giờ mình mới được sống. Mẹ Tuấn từng khóc hết nước mắt khi đứa con trai duy nhất mà đến lớp 10 mình vẫn còn gỡ xương cá cho ăn, những tưởng sẽ khó sống khi thiếu mẹ, lại quay lưng với bà trong chớp mắt với câu nói lạnh lùng: “Con không về nước nữa đâu”. Là con một, lại là đích tôn, Tuấn vốn được “ngậm thìa vàng” từ khi vừa ra đời. Mẹ anh từ một kế toán trưởng đã nghỉ việc ở nhà chăm con. Tuấn lớn lên trong những điều kiện vật chất thừa mứa và tình yêu thương đặc biệt của mẹ anh để rồi chính anh là người lên tiếng khước từ bố mẹ.
William Golding - tác giả từng đoạt giải Nobel Văn học - đã nói: “Nếu một đứa trẻ không bị trừng phạt bởi những hành vi sai, lớn lên chúng sẽ thành những con người hung ác”. Câu nói đó nghe có vẻ tàn nhẫn nhưng không phải là không có lý. Không thể tự nhiên mà có những đứa trẻ lớn lên lại trở nên bạc bẽo và lạnh nhạt với chính gia đình mình.
Cũng chẳng có gì tự nhiên nếu sau này con chúng ta không biết ơn những gì bố mẹ đã làm cho chúng. Những câu nói kiểu như “Bố mẹ ngày xưa đã cực khổ, đã hy sinh mọi thứ, đã dành cho con những gì tốt đẹp nhất…” rồi cũng đến lúc trở thành những câu nói thừa thãi.
Cuối cùng, gia đình, bố mẹ vẫn là chốn bình an nhất cho những đứa trẻ lớn lên, trưởng thành. Yêu thương vẫn muôn đời là đích đến, là nền tảng của mọi vấn đề. Những đứa trẻ lớn lên vẫn luôn cần được yêu thương, chăm sóc, lắng nghe những lời tình cảm từ bố mẹ, hiểu rằng mình lớn lên ở một gia đình có nền nếp và được giáo dục đầy đủ để hội nhập, để có thể sống được ở bất cứ môi trường nào.
Quan trọng hơn, mỗi đứa trẻ cần được dạy làm người tử tế, biết thể hiện lòng biết ơn.
Theo Phụ Nữ TP.HCM
3 thói quen làm trẻ kém phát triển ngôn ngữ, nhiều phụ huynh mắc phải mà không biết
Thói quen sai lầm sẽ khiến cho trẻ bỏ lỡ giai đoạn phát triển ngôn ngữ quan trọng, gây ra hàng loạt vấn đề như chậm nói, phát âm không rõ, ngôn ngữ kém logic...
" alt="Con hư vẫn là tại mẹ?"/>
Con hư vẫn là tại mẹ?
-Mẹ chồng mua vòng tay may mắn cho mình không quên mua tặng con dâu để hai mẹ concùng đeo. Luôn nhắc con trai đưa vợ đi du lịch, và mỗi lần như thế mẹ chồng lạiđi theo để chăm cháu cho các con thoải mái chơi…Nhờ có người mẹ chồng tuyệt vời như bác Bùi Thị Hương Sen (58 tuổi) mà cuộcsống của cô con dâu Hà Thanh Thủy (32 tuổi) chưa phải chịu bất cứ một áp lực nàotrong suốt 8 năm làm dâu.
“May mắn cũng một phần do mình lựa chọn”
PV: Chào chị Thủy! chị có thể giới thiệu về bản thân mình và gia đình đượckhông?
Mình tên Hà Thanh Thủy, 32 tuổi. Chồng mình là anh Đỗ Thanh Tân, 36 tuổi. Haivợ chồng mình đều là công chức và sống tại TP.HCM.
Mình về nhà chồng năm 24 tuổi và hiện sống cùng nhà chồng với 3 thế hệ gồm bốmẹ chồng, các em chồng và các con.
Bản thân mình theo như mọi người nhận xét thì mình khá tốt bụng, thân thiện,hòa đồng với mọi người và biết ứng xử.
PV: : hị từng nói hai vợ chồng đến với nhau trong hoàn cảnh khá đặc biệt.Chị có thể chia sẻ về điều này hay không?
Hai vợ chồng mình cùng công tác trong một cơ quan hành chính Nhà nước, chồngmình vào làm trước. Ngày đầu tiên mình đến nhận việc thì gặp anh, cũng là ngườiđầu tiên mình gặp trong cơ quan. Và đặc biệt là chỉ sau 2 tháng thì chúng mìnhdạm ngõ và 6 tháng sau tiến hành đám cưới. Về sau anh có nói là vừa nhìn thấymình đã yêu luôn. (cười)
PV: Kết hôn khá vội vàng, khi đó chị đã biết gì về người mẹ chồng của mìnhhiện tại?
Mình cũng đã nghe chồng kể nhiều về mẹ anh. Dù chưa tiếp xúc nhưng mình cócảm nhận mẹ anh là người phụ nữ rất đảm đang, sống tình cảm. Và những cảm nhậnđó của mình hoàn toàn không sai, sau khi anh dẫn mình về ra mắt, mình thấy mẹanh còn là người có tư tưởng cực kỳ tân tiến.
Chính cách mà mọi người trong gia đình cư xử với nhau cùng thái độ thânthiện, chân thành của mẹ đã khiến mình đi đến quyết định kết hôn nhanh chóng.
|
Mẹ chồng và con dâu cùng đeo vòng tay may mắn |
PV:Ấn tượng ban đầu về mẹ chồng thì tốt nhưng thực tế những ngày đầu làmdâu của chị thế nào?
Bỡ ngỡ, căng thẳng chắc chắn là cảm giác không thể tránh khỏi của bất cứ côdâu mới nào chứ không riêng mình. Đằng này mình lại là dâu trưởng, dưới còn cócác em chồng đều hơn tuổi mình nên khó cho cả việc xưng hô. Nhưng mình luôn tựnhắc bản thân là dù thế nào cũng phải cố gắng làm tròn trách nhiệm làm dâu, làmvợ.
Và thật may mắn, mình không hề phải chịu một chút áp lực nào. Bố mẹ chồng tâmlý, không đe nẹt con dâu và biết tâm lý dâu mới còn chút căng thẳng nên mẹ chồngthường xuyên bảo hai vợ chồng sắp xếp đi chơi đây đó. Chị dâu em chồng thì yêuquý và cư xử thoải mái với nhau. Và đặc biệt ông xã mình luôn bên cạnh động viênquan tâm. Anh ít khi la cà quán xá, thường xuyên ở nhà cùng vợ. Nói chung từ lúcđó và cho tới tận bây giờ, nhà chồng vẫn cho mình cảm giác như một gia đình ruộtthịt thứ hai vậy.
“Phụ nữ hơn nhau không chỉ ở tấm chồng mà còn là may mắn gặp được mẹ chồngtốt”
PV: Vậy chắc hẳn trong 8 năm làm dâu, chị có thêm nhiều ấn tượng tốt về mẹchồng?
Đúng vậy! Không chỉ là ấn tượng tốt mà mình còn biết ơn và cảm phục mẹ rấtnhiều. Ngày mình mang thai, dù không bị nghén nhưng mẹ vẫn chăm sóc mình rất đặcbiệt khi nấu riêng cho mình những món ăn ngon bổ. Cho tới lúc sinh con, mẹ đãthức cả đêm cùng mình. Rồi ngày nào cũng nấu món ngon cho con dâu, tự tay tắmcháu và đêm đến lại giành phần chăm cháu cho mình nghỉ.
Sợ mình ngán nên trước bữa ăn bà thường hỏi thích ăn gì và thay đổi thực đơnliên tục. Biết tính con dâu hay ăn vặt, bà hay mua cho mình những món mìnhthích. Bà nói chỉ cần các con, các cháu ăn ngon và vui vẻ là bà hạnh phúc lắmrồi.
Khi con mình đã lớn, mỗi lần thấy bà luôn chân luôn tay bận rộn mình vào giúpbà lại bảo “Con trông cháu đi, mọi việc đã có mẹ lo”. Lần gần đây nhất cả nhà đidu lịch, mẹ chồng cứ giành đeo ba lô và dắt cháu. Mình đòi giúp thì bà lại bảo:“Không, để mẹ xách. Nặng lắm làm sao con đeo được, con lại bị say xe".
Khi ấy mình cảm động muốn rơi nước mắt vì biết bà đi cùng hai vợ chồng chỉ vìmuốn chăm các cháu cho vợ chồng thoải mái nghỉ ngơi, chứ những chỗ đó bà đinhiều lần rồi.
Thỉnh thoảng mình mua tặng quần áo hoặc thứ gì đó là bà lại đi khoe với cácbạn của mình “con dâu mua đấy”. Mình biết rằng món quà mình tặng cũng như tìnhcảm mình dành cho bà, bà rất trân trọng.
Và một điều nữa đó là bà luôn khuyến khích chồng mình giúp đỡ vợ. Mẹ chồngmình bảo, đàn ông khi chăm con và giúp vợ làm việc nhà thì mới thấu hiểu đượcnhững vất vả của phụ nữ. Thế nên chồng mình luôn được mọi người khen là ông bốđảm đang (cười).
|
Không chỉ có mẹ chồng tốt, Thủy còn may mắn có được người chồng luôn thương yêu vợ |
PV: “Đến bát đũa còn có lúc xô” huống hồ lại lại mẹ chồng-con dâu. Vậy cókhi nào chị cảm thấy không hài lòng về mẹ chồng mình?
Sự thật là suốt 8 năm làm dâu, chưa khi nào mẹ con mình xảy ra va chạm. Mẹchồng mình bảo: “Con dâu cũng như con gái, xét nét con dâu chỉ làm khổ con traimẹ. Ngày xưa mẹ cũng từng đi làm dâu, chịu nhiều cay đắng, khổ cực nên mẹ hiểu,đàn bà bao giờ cũng thiệt thòi vì phải sinh con, phải chịu tư tưởng trọng namkhinh nữ, sướng khổ hơn nhau ở tấm chồng. Các con sống cho vui vẻ, hạnh phúc làmẹ vui lòng rồi”. Có lẽ người phụ nữ hơn nhau không chỉ ở tấm chồng tốt mà cònlà may mắn gặp được người mẹ chồng tốt.
Mỗi khi gặp khó khăn trong công việc hay có chuyện không vui, mình luôn tâmsự với mẹ để được nhận được những lời khuyên và động viên tinh thần. Thật sựmình rất biết ơn mẹ!
“Luôn dặn con trai phải yêu thương chăm sóc vợ”
Trò chuyện với mẹ chồng chị Thủy mới thấy đúng như lời cô con dâu, rằng “cònquá nhiều điều về người mẹ chồng tốt bụng không thể kể hết”.
PV: Chào bác! Trước giờ vẫn có câu mẹ chồng con dâu khác máu tanh lòng. Làngười mẹ chồng, bác nghĩ sao về thành kiến đã trở nên “sâu rễ bền gốc” này?
Theo tôi, một gia đình hoà thuận, yêu thương nhau sẽ dễ dàng giữ nếp nhà. Chỉvì tư tưởng "mẹ chồng nàng dâu khác máu tanh lòng" mà nhiều gia đình tan vỡ thếnên tôi hoàn toàn không có thành kiến đó.
Còn nhớ lần đầu tiên nghe con dâu gọi “mẹ ơi”, lúc ấy tôi thấy lòng mình vuisướng khôn tả. Và kể từ lúc đó, tôi tự thấy bản thân mình có trách nhiệm giốngnhư một người mẹ thực sự, coi con dâu như con gái của mình.
PV:Khi thấy con trai mình yêu thương hay làm giúp việc nhà cho vợ, nhiềungười mẹ có phản ứng không hài lòng do ghen ghét phải chia sẻ tình cảm hoặc xótcon trai. Còn bác thì lại thấy vui, lý do là gì vậy ạ?
Tôi sinh ra con trai và nuôi con khổ sở vất vả thì bố mẹ của con dâu cũngthế. Tôi không bao giờ can thiệp thái quá mà luôn tôn trọng ý kiến, cuộc sống vàmọi vấn đề riêng của các con. Nhiều lúc nhìn con trai chăm sóc, yêu chiều vợcon... tôi chỉ thấy tự hào về con trai mình. Vì như thế mới là một người chồng,một người cha tốt, chứ không bao giờ ghen tị ghét bỏ con dâu hay là sợ con dâucướp mất con trai.
Người làm mẹ khi thấy các con mình hạnh phúc thì mình cũng hạnh phúc. Lòng đốkị và tình yêu ích kỉ sẽ giết chết tình cảm của các con và tự làm khổ bản thânmình. Tôi thường dạy con trai “hãy yêu thương chăm sóc vợ con thật tốt, biếthiếu thuận với bố mẹ vợ như bố mẹ đẻ”.
|
Với Thủy, gia đình chồng là chỗ dựa tinh thần vô cùng quan trọng |
PV: 8 năm làm mẹ chồng, bác có nhận xét gì về con dâu của mình? Điều gì ởThủy khiến bác chưa hài lòng và muốn con dâu thay đổi ạ
Thủy rất ngoan, hiểu và quan tâm mẹ, biết mẹ nghĩ gì và muốn gì. Những hànhđộng và việc làm của con dâu đối với tôi thì dù nhỏ tôi cũng rất trân trọng vàthầm cảm ơn trời phật có một người con dâu biết cách đối nhân xử thế, xử sự chutoàn trong mọi việc. Tôi yêu thương các con như nhau và chỉ ước mong các con tôimãi mãi hạnh phúc như bây giờ vì chúng là cả cuộc đời của tôi, là niềm an ủi củatôi ở tuổi xế chiều.
PV:Bác có điều gì nhắn nhủ tới những người đang làm mẹ chồng giống nhưmình không ạ?
Mỗi người có quan điểm sống khác nhau, nhưng bản thân tôi nghĩ một ngày phụnữ cũng có 24 tiếng như đàn ông. Sức khỏe thì không bằng, cũng tất bật, túi bụingoài xã hội. Ngoài việc sinh con đau đớn, phụ nữ còn phải gánh trách nhiệm chămsóc gia đình với vô vàn việc vặt trong nhà.
Bản thân người mẹ chồng cũng đã từng làm dâu nên càng phải hiểu điều đó đểyêu thương, cảm thông, chia sẻ và cả nâng đỡ cho con dâu của mình. Đừng bao giờbắt con dâu phải đeo thêm những gánh nặng. Nắm bắt tâm lý các con, nếu con saithì nhẹ nhàng dạy bảo. Khi đó cuộc sống sẽ dễ chịu và không còn khoảng cách nàotrong mối quan hệ mẹ chồng-con dâu.
PV: Cảm ơn bác và Thủy rất nhiều vì cuộc trò chuyện. Chúc gia đình mìnhthật nhiều sức khỏe và hạnh phúc!
Minh Thùy
" alt="8 năm làm dâu 'sướng như tiên' của một dâu trưởng"/>
8 năm làm dâu 'sướng như tiên' của một dâu trưởng