Có rất nhiều người cứ chờ xem bên kia cư xử thế nào đã, hoặc người nọ chăm chăm chờ người kia nhượng bộ trước và "chiến tranh lạnh" bắt đầu diễn ra.
Rất nhiều người thường coi nhân nhượng là sự cam chịu mà không biết nhân nhượng chính là quy tắc vàng ứng xử trong hôn nhân. Nhân nhượng làm cho đời sống hôn nhân thay đổi theo chiều hướng tốt và củng cố hạnh phúc gia đình. Nhưng phải là nhân nhượng tích cực, nghĩa là bạn ý thức rõ lợi ích của sự nhân nhượng và chủ động thực hiện nó. Trong đời sống vợ chồng, không phải người yếu hơn cần nhân nhượng người mạnh hơn. Đây không phải là đặc quyền của kẻ mạnh, cũng không phải là sự yếm thế của kẻ yếu. Nhân nhượng là bí quyết triệt tiêu mọi xung đột gia đình.
Khi có xung đột gia đình, bạn cũng nên lưu tâm đến những điều sau để giúp cả hai cùng "hạ hỏa":
1. Đừng vội thất vọng. Nếu cả hai chưa tìm được tiếng nói chung thì hãy chủ động im lặng để người bạn đời có thời gian suy nghĩ.
2. Dù tức giận đến mấy cũng không được đe dọa người bạn đời bằng ly hôn.
3. Không lợi dụng những điểm yếu của nhau để công kích đối phương, buộc người bạn đời phải câm miệng.
4. Không lôi con cái vào phe mình, vì lời nói của chúng rất ít tác dụng đối với các bậc phụ huynh. Vả lại để con trẻ biết những xung đột của bố mẹ, chúng sẽ rất buồn, và nhiều khi có những hành vi tiêu cực.
5. Không được nhân dịp cãi nhau để kể chuyện "cổ tích", rằng hôm kia anh nốc rượu say nôn đầy nhà, tôi phải hầu anh cả đêm, hoặc hôm nọ, anh đi ăn tối với con nọ con kia mà không thèm gọi điện thoại cho tôi. vv và vv. Những câu chuyện "cổ tích" như thế sẽ đẩy cuộc đấu khẩu nhanh chóng lên đỉnh cao và câu chuyện sẽ bị lạc đề.
6. Hết sức hạn chế việc lấy bạn bè, họ hàng và gia đình làm trọng tài phân xử. Người xưa nói: "Tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại". Chuyện xung đột vợ chồng, chẳng hay ho gì mà cho thiên hạ biết.
7. Không bao giờ được tái diễn cuộc cãi vã ngày hôm trước. Cuộc tái đấu khẩu bao giờ cũng quyết liệt hơn trận lượt đi. Âm hưởng của cuộc đấu hôm trước còn lâu mới tan.
8. Đừng phóng đại quá tầm quan trọng của vụ xung đột từ lần trước. Nó chỉ làm cho những vấn đề thêm tồi tệ chứ không ích lợi gì. Trong khi bốc hỏa, ai cũng có thể nói quá lời. Đừng vin vào lời nói quá đó để đẩy xung đột lên cao hơn.
9. Xác định điều quan trọng đối với đời sống hôn nhân không chỉ là phát hiện ra cái gì ở người bạn đời mà tìm ra cách sống phù hợp nhất với người bạn đời của mình.
Phải giải quyết đống đồ hỏng vì tích trữ thực phẩm quá nhiều; dừng họp online để cho con đi vệ sinh… là những tình huống bi hài trong mùa dịch.
" alt=""/>Vợ chồng cãi nhau, chỉ cần nhớ điều này sẽ giúp hai người 'hạ hỏa' ngay lập tứcVào mùa hè năm 1985, có một tên sát nhân đã gây ra nỗi sợ hãi cho người dân bang Kentucky (Mỹ). Tôi ác của hắn bắt đầu với việc bắt cóc, sát hại cô gái 17 tuổi xinh đẹp Sharon Faye Smith ngay trước cửa nhà. Sau những màn thách thức cảnh sát, cuối cùng tên sát nhân cũng bị lật tẩy bởi một chi tiết không thể ngờ tới.
Bản di chúc do chính tay Sharon Faye Smith viết được gửi đến cho gia đình cô.
Tên sát nhân xảo quyệt
Khi kẻ bắt cóc gọi điện tới khẳng định Sharon Faye Smith vẫn khỏe mạnh và thông báo hắn sẽ thả cô sớm, gia đình Smith đã nhen nhóm hy vọng con gái họ còn sống quay về.
Năm ngày kể từ khi Smith biến mất, kẻ bắt cóc lại gọi điện thoại cho mẹ và chị gái cô. Sáng hôm sau, hắn tiếp tục gọi điện thoại một lần nữa. Lần này, hắn để lại chỉ dẫn đi đến một ngôi nhà. Gia đình Smith đã rất mừng vì nghĩ rằng tên bắt cóc đã thực hiện đúng lời hứa. Thế nhưng, mọi hy vọng của họ đã sụp đổ hoàn toàn. Khi cảnh sát đến, họ tìm thấy xác của Smith đã phân hủy, trên người mặc bộ quần áo lần cuối cùng được nhìn thấy.
Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy, cô gái chết vì ngạt thở chỉ khoảng 12 tiếng sau khi bị bắt cóc. Cảnh sát tin rằng những hành động vừa qua của kẻ bắt cóc chỉ nhằm kéo dài thời gian để xác chết phân hủy và như vậy, các bằng chứng sẽ bị xóa đi, gây khó dễ cho quá trình điều tra vụ án. Cảnh sát biết rằng họ đang phải đối phó với tên sát nhân xảo quyệt.
Ngay sau khi nhận được cuộc gọi đầu tiên của kẻ bắt cóc, cảnh sát đã bắt đầu tập trung phân tích. Họ cho rằng chất giọng khá thô và trầm này thuộc về một người đàn ông trẻ, có học thức. Do giọng nói đã bị bóp méo bằng thiết bị điều chỉnh tốc độ âm thanh, cảnh sát kết luận rằng người này có khả năng hiểu biết về lĩnh vực điện tử.
Với cuộc gọi thứ hai, cảnh sát đã lần ra được địa điểm của kẻ phạm tội. Hắn ta đã sử dụng một buồng điện thoại công cộng ở trung tâm Lexington để gọi đến cho gia đình Smith. Tuy nhiên, do công nghệ những năm 80 còn nhiều hạn chế nên để lần theo và đến được địa điểm gọi điện, cảnh sát phải mất ít nhất 15 phút nên khi họ đến nơi, kẻ bắt cóc đã rời khỏi đó. Tất cả các cuộc gọi đều được hắn lên kịch bản kỹ lưỡng.
Vụ án mạng thứ hai
Sau đám tang của Sharon Smith, tên bắt cóc gọi điện một lần nữa thách thức gia đình nạn nhân và cảnh sát. Hắn mô tả việc gây án, rằng đã dùng súng uy hiếp, bắt cóc, cưỡng hiếp và cuốn băng dính lên đầu khiến Sharon ngạt thở. Gia đình Smith tuy rất đau khổ trước cái chết khủng khiếp của con gái mình nhưng vẫn cố gắng nghe hết, hy vọng có thể giúp ích cho cuộc điều tra. Tuy nhiên, điều này vẫn không đem lại nhiều kết quả.
Ngày 14/6/1985, vài tuần sau cái chết của Smith, tên sát nhân lại gọi đến một lần nữa. Tuy nhiên lần này, hắn không còn nhắc đến nữ sinh 17 tuổi nữa mà nhắc đến một cái tên khác là Debra May Helmick.
Cảnh sát nhanh chóng tìm ra Debra May Helmick là một cô bé 10 tuổi. Hàng xóm nhìn thấy một chiếc ô tô lạ đột ngột dừng lại, một người đàn ông bước xuống và nhanh chóng kéo Helmick lên xe khi cô bé đang chơi cùng vài đứa trẻ khác rồi phóng đi. Tất cả diễn ra quá nhanh khiến không ai kịp phản ứng.
Tương tự với Sharon, kẻ bắt cóc cũng đưa ra một địa chỉ và khi cảnh sát tới họ cũng chỉ tìm thấy xác cô bé đã phân hủy nhiều ngày. Do gia đình bé Debra không có điện thoại nên vụ án này không có manh mối để điều tra. Các nhà điều tra nhận ra họ đang phải đối mặt với một kẻ giết người hàng loạt thích trêu đùa cảnh sát.
Dựa vào các nghiên cứu tội phạm, các nhà điều tra đoán rằng thủ phạm có thể là người bị rối loạn hành vi, nghiện rượu nặng, rất hào hứng khi nói về chuyện giết người. Tuy nhiên, những suy đoán về thủ phạm chỉ dừng lại tại đó khiến cuộc điều tra rơi vào bế tắc cho đến khi cảnh sát tìm thấy một manh mối vô cùng quan trọng.
(Còn nữa)
Lần thứ nhất, New New cách ly cùng mẹ ở Campuchia 15 ngày. Trở về Sài Gòn, em cùng mẹ đến KTX Đại học Quốc gia TP.HCM cách ly 17 ngày nữa.
" alt=""/>Bản di chúc bí ẩn của thiếu nữ xinh đẹp bị bắt cóc: Cái chết đau đớnCộng thêm lúc ấy nhà trai giục cưới cho được ngày lành tháng tốt. Tôi cứ nghĩ lớn lên bên nhau rồi còn yêu nhau thì cưới về kiểu gì chả hợp. Anh với tôi là bạn từ thủa nhỏ, gia đình hai bên thân tình, hay đi lại tới lui.
Nhưng tôi đã không lường trước được những chênh lệch trong trình độ và lối sống khiến màu hôn nhân chuyển dần từ hồng sang xám.
Anh không tốt nghiệp đại học như tôi mà chỉ học hết cấp ba rồi quản lý hàng phở của bố mẹ. Nói là quản lý nhưng việc gì quan trọng, khó khăn cũng phải nhờ bố anh ra tay. Kinh tế thì anh không thiếu thốn gì nên anh tiêu pha rất phung phí.
Ngày xưa yêu nhau, anh làm tôi thích mê vì những cuộc tụ tập vui vẻ với bạn bè, những chuyến du lịch lãng mạn, những lần đi mua sắm thoả thích bao nhiêu, thì cưới về anh lại khiến tôi thất vọng bấy nhiêu khi anh vẫn tụ tập, đi du lịch, mua sắm, nhưng không có tôi. Anh bảo rằng ở nhà đã gặp nhau suốt nên ra ngoài anh không muốn tôi bám lấy anh nữa.
Từ ngày có con, tôi cũng bận rộn bỉm sữa nên không để tâm đến chồng nhiều nữa, con gái là niềm vui, niềm an ủi giúp tôi quên đi nỗi buồn chồng vô tâm, ham chơi. Anh ấy mặc sức chơi bời, nhiều đêm không về nhà.
Năm ngoái, tôi phát hiện ra chồng nghiện ma tuý. Tôi rất sốc vì không nghĩ rằng chồng lại đổ đốn đến vậy. Tôi hết lời khuyên nhủ anh vào trại cai nghiện nhưng anh và gia đình không đồng ý vì sợ khổ. Bố mẹ cho anh cai nghiện ở nhà.
Nhưng từ đó đến nay tình hình không mấy khả quan. Tôi thấy anh không hề có nghị lực, vẫn hay lên cơn thèm thuốc và không vượt qua được.
Nhìn con đang lớn lên từng ngày, bắt đầu biết quan sát và nhận xét. Tôi không muốn để con sống cùng người cha nghiện ngập như thế nữa. Tôi đâm đơn ly hôn từ đầu năm và đã dọn đến chung cư tôi tự thuê.
Tuy nhiên, phía nhà chồng vẫn gây khó dễ không muốn cho tôi ly hôn. Mẹ chồng còn gọi điện mắng chửi tôi là "tàn nhẫn, bạc bẽo". Theo bà thì vợ chồng lúc khó khăn, hoạn nạn thế này mới cần nhau, bao nhiêu người nợ nần, tù tội, ngoại tình vẫn tha thứ cho nhau được, vậy mà tôi mới có thế đã toan bỏ chạy.
Tôi muốn ly hôn một người chồng không còn xứng đáng, muốn con lớn lên trong một môi trường lành mạnh hơn, là điều quá quắt, bạc bẽo lắm hay sao?
Tôi không nghĩ người chồng từng thề non hẹn biển, đầu gối tay ấp với tôi bao nhiêu năm lại có thể hành xử bội bạc với tôi đến như vậy.
" alt=""/>Tâm sự người vợ muốn ly hôn vì chồng nghiện ngập