Tại Hội thảo lấy ý kiến thông tư sửa đổi,Đạidiệnngânhàngvíđiệntửđồngloạtkiếnnghịnớilỏngquyđịnhvềhạnmứcgiaodịchhàngthákêt qua bong da bổ sung Thông tư 39/2014/TT-NHNN về dịch vụ trung gian thanh toán do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và VCCI tổ chức vào 10/5/2019 tại Hà Nội, đại diện của các ngân hàng, ví điện tử và các khách hàng sử dụng dịch vụ trung gian thanh toán và ví điện tử đã đề nghị nới lỏng quy định về hạn mức giao dịch qua ví điện tử mà Dự thảo thông tư đặt ra. Đại diện cho cơ quan soạn thảo, ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, NHNN cho biết, Dự thảo thông tư có nhiều quy định cụ thể để quản lý hoạt động trung gian thanh toán và ví điện tử trong đó đáng chú ý bao gồm việc áp dụng hạn mức giao dịch qua ví điện tử (tối đa không quá 20 triệu đồng/ngày và 100 triệu đồng/tháng đối với cá nhân; 100 triệu đồng/ngày và 500 triệu đồng/tháng đối với tổ chức), yêu cầu người dùng phải khai báo thông tin cá nhân khi mở ví và không được mở quá 1 ví điện tử tại một tổ chức cung ứng dịch vụ. Đồng thời, Dự thảo cũng giữ nguyên quy định yêu cầu tất cả các giao dịch nạp - rút tiền của ví điện tử phải thực hiện thông qua tài khoản ngân hàng. Bên cạnh đó, các tổ chức cung ứng dịch vụ phải có công cụ cho phép NHNN theo dõi hệ thống và các số liệu giao dịch Theo ông Phạm Tiến Dũng, hiện có nhiều ý kiến lo lắng về quy định hạn mức giao dịch của ví điện tử. Nhưng việc đưa ra hạn mức này được dựa trên hoạt động thực tiễn của các ví điện tử trong thời gian qua. Tính đến năm 2018 cả nước có 27 đơn vị trung gian thanh toán, năm 2019 tăng lên có 29 đơn vị. Nói về đóng góp của ví điện tử vào thị trường thanh toán điện tử, ông Phạm Tiến Dũng nhấn mạnh: “Kỳ vọng vào ví thì rất lớn, nhưng thực tế ví đóng góp chưa được bao nhiêu. Cụ thể các chỉ số giao dịch qua ví điện tử còn rất thấp. Số dư bình quân trên ví chỉ trên dưới 100.000 đồng. Doanh nghiệp hoạt động ví lớn nhất cả năm có khoảng 60 triệu giao dịch, giá trị giao dịch bình quân lớn nhất 5 triệu đồng. Cá biệt có công ty rất lớn nhưng mức giao dịch bình quân của ví rất thấp chỉ xoay quanh 200.000 đồng, thực tế trong 5 năm qua thì giao dịch ví chiếm tỷ trọng rất nhỏ”. Cũng theo ông Dũng, tất cả các đề xuất trong dự thảo thông tư sửa đổi đều căn cứ trên hoạt động thực tiễn của ví điện tử và phù hợp với yêu cầu của thị trường. “Mức giới hạn cá nhân giao dịch tối đa 100 triệu đồng/tháng mọi người không nên quá lo lắng, bởi số liệu bình quân chỉ có 5 triệu đồng, rất hiếm có người nào giao dịch qua ví 100 triệu đồng”, ông Dũng nói. |