Soi kèo phạt góc Lazio vs Torino, 1h45 ngày 1/4
(责任编辑:Thời sự)
下一篇:Nhận định, soi kèo America de Cali vs Fortaleza, 08h00 ngày 31/3: Chủ nhà gặp khắc tinh
Cuộc đoàn tụ sau 44 năm của người mẹ Việt và con gái Babylift
(Dân trí) - Người phụ nữ ngoài 70 tuổi đã may mắn tìm lại được “giọt máu” của mình sau 44 năm tìm kiếm, kể từ khi chiến dịch không vận Babylift đưa con gái bà từ Việt Nam sang Mỹ.
Leigh Small chụp ảnh tại Việt Nam khi còn nhỏ. (Ảnh: WMTW)
Bà Leigh Boughton Small ở thị trấn Scarborough, bang Maine, Mỹ từng là một trong số hơn 3.000 đứa trẻ trong chiến dịch Không vận Trẻ em (Babylift). Đây là chiến dịch đưa trẻ em từ Việt Nam sang Mỹ, sau khi chiến tranh kết thúc vào tháng 4/1975.
Người phụ nữ 47 tuổi cố gắng hồi tưởng lại ký ức tuổi thơ trước khi bà được đưa lên máy bay rời khỏi Việt Nam.
“Tôi chưa bao giờ nhìn thấy một bức ảnh nào của chính mình trước năm tôi 3 tuổi rưỡi”, Small nói khi ngồi trong phòng khách, nơi có những bức ảnh chụp cô cùng chồng và 3 đứa con.
Đối với Small, ký ức của bà chỉ bắt đầu từ lúc 3 tuổi, khi bà được đưa đến một gia đình người Mỹ tại bang New Jersey. Trước khi Small được đưa tới Mỹ, mẹ ruột của bà đã đưa con gái của mình vào một trại mồ côi do hoàn cảnh đặc biệt. Cha ruột của Small là một lính Mỹ và ông đã gặp mẹ của bà tại một căn cứ quân sự ở Việt Nam.
“Tôi biết là tôi có một người mẹ khác”, Small nói.
Manh mối ADN
Leigh Small và mẹ trước khi được đưa sang Mỹ. (Ảnh: WMTW)
Hồi tháng 9, Small kiểm tra hòm thư điện tử khi đang chuẩn bị ăn tối. Có thư gửi cho bà từ Ancestry.com, trang web chuyên nghiên cứu gia đình và phả hệ.
Vài năm trước, Small đã cung cấp mẫu ADN lên Ancestry.com để tìm hiểu về nguồn cội của mình. Không ngạc nhiên, kết quả cho thấy bà có một nửa dòng máu là người Việt, một nửa còn lại là pha trộn của nhiều quốc gia thuộc Anh.
Sau đó, một người hoàn toàn xa lạ đã gửi một tin nhắn quan trọng cho Small. Nội dung tin nhắn viết: “Kết quả ADN của tôi cho thấy chúng ta là chị em. Tôi tin rằng chúng ta là chị em và mẹ ruột người Việt của chị vẫn đang tìm kiếm chị”.
Mặc dù Small biết mình là người Việt, nhưng bà chưa bao giờ nghĩ rằng mẹ ruột mình, bà Nguyen Thi Dep, cũng đang tìm kiếm con gái của mình. Bà thậm chí còn không biết tên của mẹ mình.
Trước đó, một người đàn ông ở Việt Nam đã phát hiện ra người em cùng cha khác mẹ với Small thông qua cáo phó của một cựu binh Mỹ vào năm 2011. Người phụ nữ đồng ý gửi xét nghiệm ADN lên Ancestry và kết quả xác nhận rằng, cô chính là con gái của cựu binh này.
Từ manh mối ở Ancestry, kết quả xét nghiệm ADN của người phụ nữ trên cho thấy có sự trùng khớp với Small. Theo đó, Small được xác nhận chính là con gái của cựu binh Mỹ trên và bà Nguyen Thi Dep.
Hành trình tìm con
Leigh Small (phải) và bức ảnh chụp cùng mẹ khi còn nhỏ (Ảnh: WMTW)
Bà Nguyen Thi Dep, năm nay 70 tuổi, rất ân hận khi phải từ biệt con gái vào thời điểm tháng 4/1975. Suốt mấy chục năm qua, bà vẫn đau đáu tìm kiếm đứa con gái có tên Việt Nam là Nguyen Ti Phong Mai.
Bé gái 3 tuổi năm nào, bây giờ đang ngồi trước màn hình máy tính ở Scarborough, chưa bao giờ biết rằng mẹ bà đã từng quay trở lại trại mồ côi để tìm con.
“Bà ấy đã quay lại, ngay ngày hôm sau, nhưng đã quá muộn”, Small nói.
Bà Dep không hề biết con gái bà được đưa đến nơi nào tại Mỹ. Bà thậm chí không biết con gái bà có sống sót trong hành trình không vận năm đó hay không. Một máy bay chở những đứa trẻ trong chiến dịch không vận cùng tuần đó đã gặp nạn, khiến hàng chục đứa trẻ thiệt mạng khi đang trên đường tới những ngôi nhà mới.
44 năm chờ đợi
Leigh Small nói chuyện qua video với mẹ ruột ở Việt Nam. (Ảnh: WMTW)
Trong vòng 24 giờ sau tin nhắn đầu tiên, sau quá trình kiểm tra chéo tên tuổi, ngày sinh và ngày tới Mỹ, Small và bà Dep đã nói chuyện với nhau qua điện thoại.
“Điều đầu tiên bà ấy hỏi tôi là “Cuộc sống của con có tốt không?”. Tôi trả lời là “Có, cuộc sống của con rất tuyệt vời””, Small nhớ lại.
Với sự giúp đỡ của phiên dịch, Small đã nói chuyện qua video với người mẹ Việt Nam của mình.
“Đó là con gái tôi. Tôi yêu con bé. Tôi chỉ muốn biết con gái tôi có còn sống không và có cuộc sống hạnh phúc không”, bà Dep nói với phóng viên của hãng tin WMTW News 8.
Với bà Dep, đây là cuộc đoàn tụ với con gái sau 44 năm. Với Small, đây là sự kết nối với quá khứ của cô, với cô bé Nguyen Ti Phong Mai năm nào.
Tìm lại nguồn cội
Leigh Small cùng chồng, con gái và 2 con trai sinh đôi tại Mỹ. (Ảnh: WMTW)
“Tôi từng có một cuộc đời ở đó. Từng có một gia đình ở đó”, Small nói.
“Khi nhìn thấy hình ảnh của đứa trẻ đó, bạn sẽ hiểu đó là quyết định khó khăn như thế nào với bà ấy”, Small nói khi nhìn vào những bức ảnh chụp bà khi còn nhỏ do mẹ bà gửi.
“Bà ấy nói với tôi rằng, “Mẹ chỉ muốn con biết một điều rằng, mẹ luôn yêu con, và mẹ không cần bất kỳ điều gì từ con, mẹ chỉ muốn biết con vẫn còn sống và mẹ yêu con””, Small nói.
“Tôi không chắc là mình đã truyền tải đủ tới bà ấy rằng, tôi không hề thù ghét bà ấy hay chưa. Điều tôi mong muốn trước tiên là bà ấy không nên bị dằn vặt về chuyện này”, Small chia sẻ.
Small dự kiến sẽ tới Việt Nam vào giữa tháng 11. Lần đầu tiên bà về Việt Nam cách đây gần 20 năm để tìm mẹ ruột. Tuy nhiên thời điểm đó bà có quá ít thông tin và không thể tìm được người mẹ của mình.
Sau 44 năm và ở cách xa hàng nghìn km, hai mẹ còn bà cuối cùng cũng được gặp nhau.
Thành Đạt
Theo WMTW
" alt="Cuộc đoàn tụ sau 44 năm của người mẹ Việt và con gái Babylift" />Chân dung khu căn hộ cao hàng đầu ở Bình Dương
Trường Thịnh
(Dân trí) - Cao 146,3m - Happy One Central là tòa tháp đôi cao hàng đầu Bình Dương. Khu căn hộ còn kỳ vọng mang đến giá trị thật, môi trường sống và lộ trình pháp lý tối ưu.
Lợi thế sẵn có, bất động sản khởi sắc
Sẵn lợi thế từ địa phương, "thủ phủ công nghiệp phía Nam" mở rộng đến 30 khu vực với 38 khu công nghiệp, tỷ lệ lấp đầy trung bình đạt 87,4%. Việc sở hữu 12 cụm công nghiệp với tỷ lệ lấp đầy cao (67,4%) cộng với tỷ lệ gia tăng dân số cơ học do làn sóng người nhập cư đạt 54% bao gồm các chuyên gia, người lao động đến sinh sống, làm việc trong độ tuổi lao động từ 18 - 44 đã mang đến sự thuận lợi để phát triển thị trường căn hộ, nhà lưu trú, cho thuê tại địa phương.
Song song với những điểm sáng về kinh tế và con người, Bình Dương vẫn giữ vững phong độ khi đứng thứ hai cả nước về thu hút vốn FDI với 4.322 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 41 tỷ USD trong nửa năm đầu 2024. Hệ thống giao thông phát triển đồng bộ với 6 tuyến giao thông huyết mạch (vành đai 3, vành đai 4, đường Mỹ Phước - Tân Vạn, đường Đại lộ Bình Dương, đường Hồ Chí Minh, đường Hội nghĩa An Tây…) cũng là động lực giúp địa phương phát triển giao thương, kết nối trung tâm, ổn định xã hội và các ngành trọng điểm, đơn cử là bất động sản nhà ở.
Đồng hành với những làn sóng tích cực sẵn có, nhiều chủ đầu tư đã và đang nắm bắt cơ hội phát triển mô hình nhà ở mang thiết kế phù hợp với đa văn hóa từ nguồn dân nhập cư, pháp lý chuẩn chỉnh và hướng đến những giá trị sống thật.
Nhu cầu mua nhà được chọn lọc theo tiêu chí ở thực.
"Doanh nghiệp sẽ duy trì các biện pháp giúp dòng tiền ổn định, đảm bảo tốt nguồn cung, tuân thủ pháp lý để cùng với những tín hiệu khởi sắc của thị trường giúp cho tâm lý người mua và sự tham gia đầu tư lớn từ các tập đoàn trong và ngoài nước được tăng cao hơn", chia sẻ của ông Đoàn Văn Hoạt - Phó chủ tịch HĐQT Vạn Xuân Group.
Bức tranh tả thực về khu căn hộ ngay trung tâm
Nhìn chung, chỉ mới gần 3 tháng vận hành, cư dân sống tại Happy One Central đã nhuần nhuyễn phong cách sống tận hưởng. Cộng đồng cư dân dần trở nên khắn khít với những hội, nhóm mới được thành lập như hội golf quý ông, CLB yoga-aerobic chị đẹp, hội yêu thích thư viện,...
Với hệ 68 tiện ích nội khu chất lượng cao, cư dân có thể cảm nhận những giá trị thật được chủ đầu tư dành nhiều tâm huyết kiến tạo như: Nhâm nhi tách trà tại khu ẩm trà, hồ cá Koi hoặc thong dong tại khu shophouse với những cửa hàng vừa được khai trương.
Vi vu cày bộ phim yêu thích tại phòng chiếu phim hay những giây phút ca hát hòa đồng cùng nhóm bạn tại phòng karaoke; tổ chức tiệc kỷ niệm, giao lưu tại Khu ẩm thực sang trọng; lắng đọng để cảm nhận sự thư giãn của cơ thể trong hồ bơi tràn, hồ jacuzzi,… mang lại trải nghiệm thú vị cho cư dân.
Trải nghiệm sự thư thái và tận hưởng không gian thư giãn là mục tiêu 68 tiện ích nội khu hướng đến.
Khu vực tầng 20, nơi chuyên biệt cho cư dân với những ký ức đẹp tại khu trưng bày tranh cộng đồng, cùng chuyện trò đôi ba câu trên những chiếc ghế lười và nhìn ngắm thành phố… Hoặc đu đưa với mây trời tại khu võng thư giãn tầng 41; rảo bước nhìn ngắm khu căn hộ sinh động qua chiếc cầu kính trên không hay ôm trọn bầu trời trong thấu kính viễn vọng… sẽ là những trải nghiệm "tốn thời gian" dành cho cư dân khu căn hộ.
Sau 3 tháng bàn giao, mỗi ngày cư dân đều hăng hái sử dụng tiện ích ngay thềm nhà.
Sau thời gian mỏi chân trải nghiệm, cư dân Happy One Central trước khi về nhà còn có "quản gia" sẵn sàng chào đón với hệ thống smarthome giúp khởi động đèn, tivi, bật điều hòa, kích hoạt bếp nấu... giúp cho cuộc sống của mỗi hộ gia đình trở nên tiện nghi hơn bao giờ.
Tất cả hoạt động sống của cư dân như được sinh động hơn trong bức tranh tại khu căn hộ sở hữu cầu đáy kính trên không cao nhất Việt Nam, nối liền 2 đỉnh tòa tháp ở Bình Dương - Happy One Central.
Dự án phù hợp cho người có nhu cầu ở thực hoặc khách hàng chưa có ý định an cư nhưng muốn đầu tư cho thuê. Chủ đầu tư còn tung chính sách mới dịp cuối năm áp dụng đồng thời cho nhóm căn cuối cũng như trong lộ trình cấp giấy chứng nhận đợt 1, "mua nhà ở ngay, sổ hồng trao tay" được xem là dịp để khách mua an tâm và dễ dàng sở hữu ngôi nhà chung với những ưu đãi thiết thực, tại "Dự án căn hộ tốt nhất Bình Dương" - do Giải thưởng Bất động sản Việt Nam PropertyGuru 2021 trao tặng.
Happy One Central - "Mua nhà ở ngay, sổ hồng trao tay" có quà tặng lên đến 15 chỉ vàng, tặng 4% khi thanh toán nhanh, tặng 1,5% khi thanh toán sớm, hỗ trợ lãi suất 0% và ân hạn gốc 12 tháng.
" alt="Chân dung khu căn hộ cao hàng đầu ở Bình Dương" />Phản ứng của Triều Tiên về thông tin đưa quân đội tới Nga
Thành Đạt
(Dân trí) - Đại sứ Triều Tiên đã tránh câu hỏi xác nhận việc triển khai quân đội tới Nga, đồng thời khẳng định quan hệ hợp tác giữa hai nước.
Đại sứ Triều Tiên tại Liên hợp quốc Kim Song (Ảnh: Reuters).
"Việc triển khai quân đội Triều Tiên để giúp Nga tiến hành cuộc chiến chống lại Ukraine đã làm thay đổi cơ bản bản chất của cuộc chiến này, gây ra mối đe dọa ngày càng tăng đối với an ninh rộng lớn hơn của châu Âu", Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Robert Wood phát biểu trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ở New York hôm 27/11.
Đại sứ Mỹ sau đó đã chuyển trọng tâm bài phát biểu sang ông Kim Song, đại diện thường trực của Triều Tiên tại Liên hợp quốc, và đặt câu hỏi cho đại diện Triều Tiên.
"Một câu hỏi rất đơn giản: Triều Tiên đã triển khai quân đội tới Nga chưa?", ông Wood nói.
Đại sứ Kim không trả lời trực tiếp câu hỏi của Đại sứ Wood, thay vào đó, ông tuyên bố, "hiệp ước về quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Triều Tiên và Nga hoàn toàn tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc".
Ông Kim nói rằng Triều Tiên "vẫn trung thành với nghĩa vụ của mình theo hiệp ước" đã ký với Nga.
Theo hãng tin Yonhap(Hàn Quốc), tuyên bố trên của nhà ngoại giao Triều Tiên có thể được coi là lời xác nhận ngầm về việc nước này đã triển khai quân đội tới Nga.
Trong bài phát biểu trước đó tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an, đặc phái viên Triều Tiên cho biết Bình Nhưỡng và Moscow đang "phát triển quan hệ song phương trong mọi lĩnh vực, bao gồm chính trị, kinh tế, quân sự và văn hóa" theo hiệp ước chung.
"Triều Tiên sẽ vẫn trung thành với nghĩa vụ của mình theo hiệp ước và tiếp tục củng cố và phát triển quan hệ với Nga để đóng góp vào hòa bình, an ninh khu vực và toàn cầu cũng như thực hiện công lý quốc tế", ông Kim nhấn mạnh.
Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện Nga - Triều Tiên, được ký kết vào tháng 6 trong chuyến thăm Bình Nhưỡng của Tổng thống Vladimir Putin, nhằm thay thế một số thỏa thuận trước đó giữa 2 nước.
Theo hiệp ước, nếu một trong 2 bên bị một hoặc nhiều nước khác tấn công và rơi vào tình trạng chiến tranh, bên còn lại sẽ lập tức sử dụng mọi phương thức có thể để cung cấp hỗ trợ về quân sự hoặc các lĩnh vực khác.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nhấn mạnh rằng thỏa thuận mới giữa 2 nước phản ánh "lập trường phòng thủ đơn thuần" và chỉ những ai có kế hoạch tấn công Nga hoặc Triều Tiên mới phản đối.
Mỹ và đồng minh từng cáo buộc Triều Tiên cung cấp vũ khí cho Nga để hỗ trợ Moscow trong cuộc chiến chống Ukraine và đổi lấy viện trợ công nghệ cho các chương trình hạt nhân, tên lửa của Bình Nhưỡng.
Mỹ cũng cáo buộc Triều Tiên đưa hơn 11.000 quân tới Nga để chiến đấu cùng lực lượng Moscow trong cuộc xung đột với Ukraine.
Cơ quan tình báo Hàn Quốc tuyên bố, quân đội Triều Tiên được triển khai tới Nga đã được phân công vào lữ đoàn không quân và thủy quân lục chiến của Moscow, trong đó một số binh lính đã tham gia chiến đấu.
Nga và Triều Tiên đến nay tiếp tục bác bỏ cáo buộc Triều Tiên đưa quân đến Nga để tham chiến, cho rằng những cáo buộc này là vô căn cứ. Mặt khác, Moscow nêu rõ, kể cả kịch bản Triều Tiên đưa lính đến Nga cũng không vi phạm luật pháp quốc tế.
" alt="Phản ứng của Triều Tiên về thông tin đưa quân đội tới Nga" />Mất sổ đỏ hay sổ hồng có nguy hiểm không?
Ninh An
(Dân trí) - Sổ đỏ bị mất không nguy hiểm vì giấy chứng nhận bị mất nhưng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở vẫn còn. Người dân có quyền được cấp lại giấy chứng nhận khi bị mất.
Sổ đỏ là cách gọi phổ biến của người dân đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Khi loại giấy tờ pháp lý này bị mất, nhiều người lo lắng sẽ mất tài sản liên quan như đất đai, nhà cửa.
Tuy nhiên theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2014, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Còn tại Điều 115 quy định rõ quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
Khoản 21 Điều 3 Luật Đất đai 2024 quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Tài sản gắn liền với đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
Như vậy, giấy chứng nhận chỉ là giấy tờ ghi nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp. Tài sản là quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng khác. Do đó, việc mất sổ đỏ chỉ là mất giấy tờ ghi nhận quyền tài sản chứ không mất tài sản.
Sổ đỏ là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất (Ảnh: IT).
Quy trình cấp lại sổ đỏ
Điều 39 Nghị định 101/2024 quy định khi bị mất giấy chứng nhận thì người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có quyền đề nghị cấp lại.
Trình tự, thủ tục cấp lại sổ đỏ bị mất gồm:
Bước 1: Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có Giấy chứng nhận bị mất phải nộp đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 11/ĐK được ban hành kèm theo Nghị định 101/2024 đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận một cửa; Văn phòng/Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
Bước 2: Sau khi tiếp nhận đơn thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện:
- Kiểm tra thông tin về giấy chứng nhận đã cấp mà người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khai báo bị mất trong hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;
- Trường hợp phát hiện thửa đất, tài sản gắn liền với đất được cấp giấy chứng nhận đã được chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc đang thế chấp tại các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật thì thông báo, trả lại hồ sơ cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất;
- Nếu không thuộc trường hợp chuyển quyền thì văn phòng đăng ký đất đai chuyển thông tin đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất; thực hiện đăng tin 3 lần trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương trong thời gian 15 ngày về việc mất giấy chứng nhận đã cấp, chi phí đăng tin do người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất chi trả;
Bước 3: UBND cấp xã có trách nhiệm
Niêm yết công khai về việc mất giấy chứng nhận tại trụ sở và điểm dân cư nơi có đất trong 15 ngày; đồng thời tiếp nhận phản ánh trong thời gian niêm yết.
Trong vòng không quá 5 ngày kể từ ngày kết thúc thời gian niêm yết, UBND cấp xã lập biên bản kết thúc niêm yết gửi đến văn phòng đăng ký đất đai.
Bước 4: Văn phòng đăng ký đất đai hủy giấy chứng nhận đã cấp; đồng thời cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; cấp lại giấy chứng nhận cho người được cấp.
Đối với trường hợp trang bổ sung của giấy chứng nhận đã cấp trước ngày Nghị định 101/2024 có hiệu lực thi hành bị mất thì người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 11/ĐK và bản gốc giấy chứng nhận đã cấp.
Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra thông tin của trang bổ sung trong hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; thực hiện cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất với các thông tin cập nhật của giấy chứng nhận đã cấp và thông tin trên trang bổ sung.
" alt="Mất sổ đỏ hay sổ hồng có nguy hiểm không?" />Doanh nghiệp
DN xây dựng bớt âu lo khi hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đổi mới
Hoàng Dung
(Dân trí) - "Nếu Việt Nam có hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn tương đồng với các nước tiên tiến trên thế giới thì các sản phẩm trong nước dễ dàng thâm nhập vào thị trường khó tính" - đại diện một doanh nghiệp nói.
Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn (TCQC) luôn giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển của công trình xây dựng. Ngày 09/02/2018, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng với mục tiêu đến năm 2030, hoàn thành biên soạn và ban hành 100% tiêu chuẩn quốc gia ngành Xây dựng theo quy hoạch định hướng mới.
Theo Quyết định phê duyệt Đề án của Thủ tướng, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng bao gồm: Quy hoạch xây dựng, vật liệu xây dựng, cơ khí xây dựng và khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, nghiệm thu, kiểm định, bảo trì, sửa chữa các công trình xây dựng.
Tại buổi Tọa đàm "Nghiên cứu, phổ biến Đề án hoàn thiện hệ thống TCQC kỹ thuật xây dựng theo định hướng mới, thúc đẩy vai trò quản lý của Nhà nước và đáp ứng các yêu cầu trong hoạt động xây dựng" và "Bàn về định hướng ngành VLXD phát triển nhanh, bền vững trong giai đoạn mới" diễn ra vào chiều nay (22/12), nhiều diễn giả, doanh nghiệp đã đưa ra những vấn đề thời sự.
Khung cảnh buổi tọa đàm
Ông Nguyễn Lương Bình, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn Công nghệ, Thiết bị và Kiểm định xây dựng CONINCO cho rằng, để cường tăng sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay thì việc xây dựng "Tiêu chuẩn quy chuẩn của Việt Nam" phù hợp với tiêu chuẩn quy chuẩn quốc tế là cần thiết và tất yếu. Không những thế, các doanh nghiệp còn có cơ hội khẳng định vị thế, tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu trong tương lai.
"Nếu Việt Nam có hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn tương đồng với các nước tiên tiến trên thế giới, các tiêu chuẩn đáp ứng rào cản kỹ thuật của các nước tiến tiến thì các sản phẩm trong nước dễ dàng thâm nhập vào những thị trường khó tính" - ông Bình nói.
Như hiện nay, trong lĩnh vực xây dựng cơ bản có tới gần 1.600 tiêu chuẩn Việt Nam. Theo dự kiến, từ năm 2020 - 2030 sẽ chuyển đổi hơn 1.000 tiêu chuẩn Việt Nam từ nền tảng tiêu chuẩn Liên Bang Nga sang nền tảng tiêu chuẩn châu Âu. Đây là sự cập nhật và chuyển đổi cần thiết để bắt kịp với thời cuộc.
Đồng quan điểm, ông Dương Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai nhận thấy, việc áp dụng kịp thời những tiêu chuẩn quy chuẩn sẽ giúp doanh nghiệp được "cởi trói".
Lấy ví dụ như Xuân Mai, năm 1999 đã áp dụng công nghệ bê tông dự lực bán kiềm chế công nghệ PS vào Việt Nam. Tuy nhiên thời điểm đó chưa có các tiêu chuẩn nên khi áp dụng lại phải áp dụng quy chuẩn châu Âu vào thiết kế. Việc áp dụng quy chuẩn châu Âu phải xin phép Bộ Xây dựng, nên mất rất nhiều thời gian và dẫn đến chậm tiến trình.
Nhưng từ năm 2009, Bộ Xây dựng ra văn bản được phép áp dụng tiêu chuẩn châu Âu vào trong thiết kế thì từ đó đã thúc đẩy rất nhanh việc đưa vào thực tiễn áp dụng trong các công trình.
"Rõ ràng phải có tiêu chuẩn mới ra được thị trường, không có tiêu chuẩn thì không có cơ sở nào để đánh giá, kiểm tra. Việc ban hành, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kịp thời là hành động cần thiết, ngoài giúp cởi trói cho doanh nghiệp, còn giúp chuẩn hóa được quy trình sản xuất trong nhà máy." - ông Tuấn phát biểu.
PGS.TS Vũ Ngọc Anh, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng) nhấn mạnh, tại Hội nghị lần 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng có nêu rõ: Nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế, có khẳng định cần phải rà soát hệ thống tiêu chuẩn quy chuẩn là một nội dung quan trọng.
Vì thế, tại Nghị quyết số 02, Bộ Xây dựng chủ trì xây dựng đề án và cuối năm 2017 thì Đề án được hoàn thiện, trình Chính phủ và được Thủ tướng phê duyệt vào ngày 09/02/2018 với tên gọi Đề án hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng với mục tiêu đến năm 2030.
Mục tiêu tổng quát của Đề án hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng đồng bộ, đầy đủ, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước và các hoạt động trong xây dựng; đảm bảo an toàn trong xây dựng; khuyến khích áp dụng các công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất lao động, chống thất thoát lãng phí; hướng tới các tiêu chí xanh, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, bảo vệ an ninh quốc gia.
Theo Quyết định phê duyệt Đề án, đến năm 2020 hoàn thành quy hoạch, biên soạn và công bố "Bộ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ngành Xây dựng" bao gồm 15 - 20 quy chuẩn Việt Nam để phục vụ hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về an toàn xây dựng; lợi ích, an ninh quốc gia; bảo vệ tài nguyên, môi trường; tiết kiệm năng lượng; phù hợp với các công nghệ xây dựng tiên tiến trong nước và quốc tế. Đến năm 2030, hoàn thiện, nâng cao chất lượng, thường xuyên soát xét, cập nhật nội dung các quy định trong Bộ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ngành Xây dựng.
" alt="DN xây dựng bớt âu lo khi hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đổi mới" />Giá chung cư cứ bị đẩy cao, thị trường sẽ rủi ro?
Hà Phong
(Dân trí) - Chuyên gia lo ngại nếu giá chung cư bị đẩy lên quá cao, cùng với đó các nhà đầu tư lại đổ xô vào tiếp sóng đầu cơ sẽ khiến giá chung cư bị đẩy lên mạnh và nhanh hơn, gây nguy hại cho thị trường.
Bên lề Hội nghị Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và gặp mặt Hội viên thường niên năm 2024 của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNRea) diễn ra mới đây, ông Vũ Cương Quyết - Tổng giám đốc Đất Xanh Miền Bắc - cho biết, nhu cầu về nhà chung cư ở Hà Nội và TPHCM rất lớn và cấp thiết. Đặc biệt, khoảng 2 năm vừa qua, nguồn cung ở hai thành phố lớn trên đều thiếu dù nhu cầu hiện hữu vẫn cao.
Theo ông Quyết, trong quý IV/2023, lượng giao dịch ở Hà Nội tăng trưởng mạnh, giá các dự án chung cư ở Hà Nội tăng 5-7%. Tiếp đó, quý I năm nay, giá chung cư tăng tiếp 6-8%.
"Riêng trong 2 quý gần đây, thị trường chung cư ở Hà Nội đã tăng 10-12%", ông Quyết nói và nhận xét, đây là hiện tượng lạ khi giá ở Hà Nội bị đẩy lên mức cao trong thị trường bất động sản đang đi xuống.
Giá nhà chung cư tăng nhanh trong 6 tháng qua (Ảnh minh họa: Hà Phong).
Tuy nhiên, theo ông Quyết, hiện tượng lạ này có thể lý giải được. Nguyên nhân thứ nhất là nguồn cung khan hiếm trong thời gian dài. Thứ hai, lãi suất giảm mạnh, còn 5-6%/năm so với lãi suất trước đó khoảng 11-12%/năm. "Khi lãi suất giảm, người dân có xu hướng chuyển từ việc gửi tiền ngân hàng sang mua chung cư", ông Quyết nhấn mạnh.
Nguyên nhân nữa là do nhiều người đã thấy được đáy của thị trường và từ đáy này có xu hướng đi lên. Bên cạnh đó, giá chung cư tăng là do giá chi phí đầu vào từ nhân công, giải phóng mặt bằng, thuế đất…
"Thị trường vệ tinh xung quanh Hà Nội khoảng năm trước có giá 25-30 triệu đồng/m2, thì đến nay đã tăng lên đâu đó 10-15%. Do nguồn cung của thị trường và tại các thành phố công nghiệp ở phía Bắc vừa qua phát triển mạnh mẽ", ông Quyết cho biết thêm.
Trước những lo ngại giá chung cư tiếp tục bị đẩy giá lên, ông Quyết cho rằng, giá chung cư tăng quá cao sẽ vượt quá sức mua của người dân. Sau một thời gian, các nhà đầu tư, đầu cơ lại cắt lỗ.
"Với vai trò là đơn vị môi giới, chúng tôi cũng mong giá chung cư được giữ ổn định. Bởi, nếu giá bị đẩy lên quá cao mà các nhà đầu tư lại đổ xô vào đầu tư, vô hình chung sẽ tiếp sóng đầu cơ, khiến giá chung cư bị đẩy lên mạnh và nhanh hơn. Điều này sẽ dẫn tới rủi ro cho thị trường", ông nhấn mạnh.
Đồng quan điểm trên, nhiều chuyên gia lĩnh vực bất động sản cho rằng, nhu cầu mua chung cư là rất lớn, nhưng chỉ đối với các phân khúc nhà ở bình dân, giá rẻ. Tuy nhiên, thị trường đang thiếu nguồn cung các phân khúc này.
Thị trường "sốt" nóng ở các sản phẩm căn hộ chung cư đã qua sử dụng ở Hà Nội (Ảnh minh họa: Hà Phong).
Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, giá chung cư ở Hà Nội năm nay đang tăng dựa theo cung - cầu thị trường. Nhiều dự án tăng hơn 30% so với năm ngoái. Trong đó, nhiều trường hợp chủ đầu tư hoặc người đầu cơ có nguồn tài chính mạnh và giữ được hàng sẵn sàng đẩy giá chung cư lên cao, ngay cả khi không bán được hàng.
"Trong giai đoạn thị trường khó khăn, nếu không tăng giá bán cũng không bán được và tăng giá bán cũng không bán được nên chủ đầu tư lựa chọn sẽ tiếp tục đẩy giá lên cao. Nhiều chủ đầu tư không bán được hàng cũng tăng giá bán và họ liên tục quảng cáo cứ vài tháng lại tăng giá 5-7%", ông Thịnh phân tích và cho rằng, điều này gây nguy hiểm cho thị trường.
Do đó, vị chuyên gia này khuyến cáo: "Giá chung cư đang tăng ảo nên người mua chỉ nên tham khảo còn thực chất chỉ một số ít buộc phải mua vì nhu cầu thực".
Một số chuyên gia khác cũng nhận định, việc tăng giá là chiêu trò của nhóm đầu cơ hoặc chủ đầu tư khi trong một dự án chỉ cần đẩy giá 1-2 căn hộ là có thể tạo mặt bằng giá mới cao hơn cho cả dự án. Thực chất, nhu cầu người mua không ở những căn hộ có giá "trên trời" nên lượng giao dịch thành công rất ít.
" alt="Giá chung cư cứ bị đẩy cao, thị trường sẽ rủi ro?" />
- ·Nhận định, soi kèo Ulsan HD FC vs Daejeon Hana Citizen, 17h30 ngày 1/4: Không hề ngon ăn
- ·Đệ nhất phu nhân Ukraine không muốn chồng tái tranh cử tổng thống
- ·Giáo sư Mỹ gốc Việt gây “sốt” với phương pháp giáo dục với thú bông
- ·Nga cảnh báo phương Tây: "Đừng đùa với lửa"
- ·Soi kèo góc Napoli vs AC Milan, 1h45 ngày 31/3
- ·TPHCM chỉ đạo tháo dỡ công trình vi phạm tại nhà hàng tiệc cưới Riverside Palace
- ·Thúc đẩy phát triển thương mại, đầu tư Việt Nam
- ·Nhiều gia đình trẻ chuyển khẩu về khu Đông TPHCM để chuẩn bị tương lai cho con
- ·Soi kèo góc Wolves vs West Ham, 1h45 ngày 2/4
- ·Vì sao ông Trump từ chối tranh luận lần 2 với bà Harris?
Condotel hết thời, nhà đầu tư vỡ mộng ôm "bom nợ" ăn Tết
Việt Vũ
(Dân trí) - Sau một năm chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, trên cả nước vẫn đang tồn kho hơn 30.000 sản phẩm các loại bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng.
Đầu tư vào condotel tưởng "mỏ vàng", hóa ra là "bom nợ"
Đầu năm 2018, qua lời giới thiệu người quen về một dự án condotel tại Đà Nẵng, chị Nguyễn Yến (Hoàng Mai, Hà Nội) quyết định bỏ ra 3,5 tỷ đồng để đầu tư 2 căn hộ 60 m2 tại đây.
Sau khi nhận nhà, chị Yến bỏ thêm 530 triệu đồng, để sửa sang, trang bị thêm nội thất để cho thuê. Như vậy, tổng số vốn ban đầu, chị Yến đã chi khoảng 4 tỷ đồng.
Thời điểm đầu, hoạt động cho thuê nhà làm nơi nghỉ dưỡng khá thuận lợi, mỗi tháng tạo ra nguồn thu trên dưới 50 triệu đồng. Tuy nhiên, chưa đầy 1 năm, sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát, ngành du lịch điêu đứng, các căn hộ của gia đình chị gần như bất động.
Chị Yến cho biết, khi quyết định đầu tư vào dự án này, chị đã phải vay ngân hàng 1,5 tỷ đồng, với lãi suất 10,5%/năm. Hoạt động cho thuê không thể gánh nổi tiền lãi ngân hàng. Do đó, chị quyết định cắt lỗ 2 căn hộ condotel để giảm bớt gánh nặng tài chính.
Dù vậy, trong suốt nửa năm rao bán, 2 căn hộ condotel tại Đà Nẵng vẫn không có người hỏi mua.
"Khi mua dự án này, chủ đầu tư cam kết năm đầu tiên sẽ có lợi nhuận 12%/năm, các năm tiếp theo lợi nhuận sẽ được cộng dồn dao động từ 2% - 3%. Tuy nhiên, do toàn bộ thị trường rơi vào cảnh khó khăn, bản thân chủ đầu tư không thực hiện được lời cam kết trước đó, nên chúng tôi phải tự cắt lỗ, rao bán trên thị trường", chị Yến nói.
Trước năm 2018, các loại hình bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng, nhất là mô hình condotel từng "làm mưa, làm gió" trên thị trường bất động sản. Ảnh minh họa
Trường hợp của chị Yến không phải là cá biệt. Trước năm 2018, các loại hình bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng, nhất là mô hình condotel từng "làm mưa, làm gió" trên thị trường bất động sản. Thời điểm đó, các địa phương có thế mạnh về du lịch như Phú Quốc, Nha Trang hay Đà Nẵng nở rộ các mô hình condotel, đi kèm các bản cam kết lợi nhuận từ 10% - 12%/năm.
Tuy nhiên, kể từ giữa năm 2018, thị trường bất động sản du lịch đã có sự chao đảo. Cho tới năm 2019, sau sự đổ vỡ của dự án Cocobay Đà Nẵng, mô hình condotel gần như "sụp đổ".
Chưa dừng lại tại đó, năm 2020, trước ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, bất động sản du lịch rơi vào trạng thái "đóng băng", hàng vạn sản phẩm condotel nằm tồn kho nhiều năm. Ngay cả khi các dự án condotel cắt lỗ để thu hồi vốn cũng hiếm có người mua.
Hơn 30.000 sản phẩm bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng đang tồn kho
Theo số liệu của Hội môi giới bất động sản (VARS), trong năm 2020, cả nước có 18.000 sản phẩm condotel được đưa ra thị trường, đa phần là hàng tồn kho trong những năm trước. Tuy nhiên, cả năm chỉ có 120 sản phẩm phát sinh giao dịch. Như vậy, vẫn còn tồn kho gần 18.000 sản phẩm condotel.
Trong 2 năm qua, kể từ khi dự án Cocobay "đứt gánh", các sản phẩm bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng có thanh khoản rất thấp. Ảnh minh họa
Tương tự, nguồn cung biệt thự nghỉ dưỡng, villas, shophouse trong năm 2020 đạt 15.000 sản phẩm. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêu thụ chỉ đạt 8%. Như vậy, toàn thị trường vẫn tồn kho khoảng 13.500 sản phẩm. Cộng gộp cả 2 sản phẩm trên, trên thị trường đang tồn hơn 30.000 sản phẩm bất động sản du lịch, đủ loại.
Theo GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong 2 năm qua, kể từ khi dự án Cocobay "đứt gánh", các sản phẩm bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng có thanh khoản rất thấp. Sau sự kiện này, một số dự án condotel khác cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự, các nhà đầu tư dự án không trả được lợi nhuận như đã cam kết...
Ông Võ cho rằng, do thiếu khung pháp luật về đất đai, về quản lý và vận hành các bất động sản du lịch đa công năng, cộng thêm các tác động của đại dịch Covid-19, đã khiến phân khúc bất động sản du lịch mất đi sức hút với nhà đầu tư.
Để "cấp cứu" phân khúc này, mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có công văn hướng dẫn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chủ đầu tư và thời hạn vẫn là 50-70 năm.
Tuy nhiên, đến nay, khung pháp luật vẫn chưa được hình thành. Đất đai từ cam kết miệng được sử dụng dài hạn như đất ở, nay phải chuyển sang sử dụng theo thời hạn 50-70 năm, khiến cho các nhà đầu tư thứ cấp rời bỏ sản phẩm condotel.
"Do đó, trong năm 2021 khó mong đợi sự khôi phục của phân khúc bất động sản du lịch kiểu mới, vì việc sửa Luật Đất đai 2013 bị chậm lại tới năm 2023, cùng với việc đại dịch vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới nên khách nước ngoài chưa thể tới Việt Nam được", ông Võ cho biết.
" alt="Condotel hết thời, nhà đầu tư vỡ mộng ôm "bom nợ" ăn Tết" />Tới lượt huyện Đan Phượng dừng đấu giá 26 lô đất
Dương Tâm
(Dân trí) - Phiên đấu giá 26 lô đất tại khu Trũng Vỡ, xã Tân Hội vào ngày 5/10 đã bị tạm dừng do yêu cầu của Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Đan Phượng (Hà Nội).
Ngày 18/9, Công ty Đấu giá hợp danh số 5 quốc gia thông báo về việc tạm dừng phiên đấu giá đất Đan Phượng đối với 26 quyền sử dụng đất tại khu Trũng Vỡ, xã Tân Hội (huyện Đan Phượng, Hà Nội). Nguyên nhân là Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Đan Phượng gửi công văn thực hiện công tác rà soát lại quy trình thủ tục, phương án đấu giá theo Luật Đất đai mới.
Việc triển khai đấu giá sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật và sẽ được thông báo công khai sau khi có quyết định và đề nghị của Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Đan Phượng.
Trước đó, phiên đấu nêu trên được dự kiến tổ chức vào ngày 5/10. Khi đó, theo thông báo các lô đất có diện tích 75-102,2m2, giá khởi điểm 13,1 triệu đồng/m2. Hình thức đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp nhiều vòng và tối thiểu qua 6 vòng bắt buộc. Đáng chú ý, bước giá là khá lớn với 12 triệu đồng/m2/bước.
Mới đây, ngày 10/9, huyện Đan Phượng có thông báo về việc tổ chức phiên đấu giá đất tại khu Đồng Sậy - Trẫm Sau (giai đoạn 2) vào ngày 30/9. Cụ thể, các thửa đất có diện tích dao động 55-99m2 có giá khởi điểm từ 14 triệu đồng/m2. Người tham gia đấu giá sẽ phải đặt tiền trước từ 193 đến 278 triệu đồng/lô.
Hình thức đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp nhiều vòng tại cuộc đấu giá và tối thiểu qua 5 vòng bắt buộc. Việc bỏ phiếu trực tiếp nhiều vòng tại cuộc đấu giá kết thúc khi không còn ai tham gia trả giá.
Phiên đấu giá 68 lô đất tại huyện Thanh Oai (Hà Nội) ngày 10/8 (Ảnh: Dương Tâm).
Trước đó, vào cuối tháng 7, huyện Đan Phượng tổ chức đấu giá 85 lô đất gồm 2 lô tại khu Đồng Sậy - Trẫm Sau (giai đoạn 3), giá khởi điểm 42 triệu đồng/m2; 67 lô tại khu Trục đường N1, xã Hạ Mỗ, giá khởi điểm từ 40 triệu đồng/m2 đến 51 triệu đồng/m2; 16 lô khu Đệ Nhị, xã Phương Đình (giai đoạn 2), giá khởi điểm từ 35 triệu đồng đến 41 triệu đồng/m2.
Tổng số hồ sơ tham dự phiên đấu giá nêu trên lên tới 1.252 bộ. Đáng chú ý, kết thúc buổi đấu giá, lô trúng đấu giá cao nhất lên tới 99,2 triệu đồng/m2, tăng gấp đôi so với giá khởi điểm.
Trước huyện Đan Phượng, hàng loạt huyện Thanh Oai, Hoài Đức và quận Hà Đông cũng đã thông báo tạm dừng các phiên đấu giá đất.
Cụ thể, ngày 29/8, Công ty đấu giá Hợp danh đấu giá Việt Nam thông báo tạm dừng tổ chức cuộc đấu giá quyền sử dụng 57 thửa đất tại khu vực Đầm, thôn Mục Xá, xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội (đợt 1).
Lý do được nêu ra là UBND huyện Thanh Oai có Công văn số 2421 về việc tạm dừng tổ chức cuộc đấu giá quyền sử dụng đất đối với 114 thửa đất trên địa bàn xã Cao Dương. Theo đó, các khách hàng đã đăng ký tham gia đấu giá sẽ được hoàn trả lại tiền hồ sơ trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày có thông báo này.
Phiên đấu giá 19 lô đất tại huyện Hoài Đức (Hà Nội) tổ chức ngày 19/8 (Ảnh: Dương Tâm).
Phiên đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 27 thửa đất tại các khu: Khu xứ đồng Hạ Khâu, khu Đồng Đanh - Đồng Cộc, khu Đồng Bo - Đồng Chúc - Cửa Cầu - Đồng Men; khu Chùa Sau và khu Dược thuộc ba phường, gồm: Phú Lương, Yên Nghĩa và Dương Nội, quận Hà Đông (Hà Nội) vào ngày 7/9 cũng bị tạm dừng.
Đơn vị tổ chức đấu giá cho biết, việc tạm dừng đấu giá được thực hiện theo yêu cầu của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hà Đông. Việc tổ chức cuộc đấu giá sẽ thực hiện theo quy định ngay sau khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Ngày 22/8, Công ty Đấu giá hợp danh Lạc Việt ra thông báo tạm dừng cuộc đấu giá vào ngày 26/8 gồm 20 thửa đất LK01, LK02 và cuộc đấu giá ngày 9/9 đối với 32 thửa đất LK05, LK06.
Thông báo nêu, các khách hàng đăng ký tham gia đấu giá đã mua hồ sơ và nộp tiền đặt trước sẽ được bảo lưu hồ sơ hoặc được hoàn trả lại tiền theo đúng quy định. Thời gian tiếp tục tổ chức đấu giá UBND huyện Hoài Đức sẽ có thông báo sau.
Trước đó, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân ký văn bản gửi UBND TP Hà Nội thông báo việc cử đoàn kiểm tra đột xuất công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại huyện Thanh Oai và huyện Hoài Đức (Hà Nội).
Ngày 10/8, huyện Thanh Oai đã tổ chức thành công phiên đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao (Thanh Oai, Hà Nội), có diện tích từ 60-85m2 với giá khởi điểm từ 8,6 triệu đồng/m2 đến 12,5 triệu đồng/m2. Phiên đấu giá đã thu hút được 4.600 hồ sơ nộp tham gia, nhưng chỉ có 4.201 hồ sơ đủ điều kiện của 1.545 người.
Ðáng chú ý, kết thúc phiên đấu giá, lô góc có giá trúng cao nhất là gần 100,5 triệu đồng/m2, gấp 8 lần so với giá khởi điểm. Các lô thường có giá trúng 63-80 triệu đồng/m2, gấp 5 đến 6,4 lần so với giá khởi điểm.
Mới đây, thông tin từ Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Thanh Oai (Hà Nội) cho biết chỉ có 13 lô đất nộp đủ tiền, mức giá trúng từ 51-55 triệu đồng/m2. Lô đất có giá trúng cao nhất 100,5 triệu đồng/m2 đã bỏ cọc.
Gần đây nhất, ngày 19/8 phiên đấu giá 19 lô đất tại khu LK03 và LK04, thôn Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Ðức, Hà Nội tiếp tục thu hút sự quan tâm, tham gia của đông đảo người dân. 19 thửa đất được đưa ra đấu giá dao động khoảng 74-118m2. Giá khởi điểm đấu giá là 7,3 triệu/m2. Khoản tiền đặt cọc dao động từ 109 đến 172 triệu đồng/lô đất.
Sau cuộc đấu giá kéo dài 20 giờ, 19 lô đất được bán thành công. Mức giá trúng cao nhất lên tới 133,3 triệu đồng/m2, gấp hơn 18 lần so với giá khởi điểm, trong khi lô thấp nhất cũng tới 91,3 triệu đồng/m2, cao gấp 12,5 lần giá khởi điểm.
Cả hai phiên đấu giá trên đều gây xôn xao dư luận khi có giá trúng cao chót vót. Thậm chí, giá trúng cao hơn nhiều lần so với giá của thị trường khu vực.
" alt="Tới lượt huyện Đan Phượng dừng đấu giá 26 lô đất" />Vì sao chiến sự Syria bất ngờ bùng phát trở lại vào thời điểm này?
Thanh Thành
(Dân trí) - Cuộc nội chiến ở Syria, vốn tạm lắng trong vài năm qua, lại bất ngờ bùng phát mạnh trở lại, vào thời điểm thế giới đang đối mặt nguy cơ bùng nổ Thế chiến III.
Xung đột bùng phát dữ dội tại Aleppo, Syria hôm 29/11 (Ảnh: Reuters).
Cuộc chiến ở Syria, kéo dài hơn 13 năm qua, đang thu hút sự chú ý trở lại sau khi lực lượng nổi dậy tiến hành một cuộc tấn công gây sốc trên khắp miền bắc đất nước trong những ngày gần đây, giành quyền kiểm soát phần lớn Aleppo, thủ đô kinh tế của Syria vào cuối tuần này.
Diễn biến này đánh dấu thách thức đáng kinh ngạc đối với chính phủ Tổng thống Bashar al-Assad bởi đây là lần đầu tiên quân nổi dậy giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ này vào năm 2016.
Theo các nguồn tin, trong nhiều năm, quân của phe nổi dậy tập trung chủ yếu ở Idlib, dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ cũng như các khu vực khác ở miền bắc và miền trung Syria. Bạo lực bùng phát lẻ tẻ vào tháng 10 với các cuộc đụng độ giữa quân nổi dậy và lực lượng chính phủ, cũng như các cuộc không kích của Nga nhằm vào các vị trí của quân nổi dậy.
Cuộc giao tranh mới nhất xảy ra khi Hezbollah, nhóm quân sự ở Li Băng vốn liên minh với quân đội của Tổng thống Assad, chuyển hướng một số lực lượng của họ từ Syria đến Li Băng để cố gắng ngăn chặn cuộc tấn công của Israel. Cuộc tấn công bất ngờ của phiến quân Syria, do nhóm chiến binh Hồi giáo Hayat Tahrir al-Sham dẫn đầu, đã nhanh chóng vẽ lại chiến tuyến của cuộc chiến và đe dọa gây bất ổn hơn nữa cho quốc gia châu Phi này.
Và theo các chuyên gia, diễn biến này lần nữa chứng minh cuộc nội chiến Syria chưa bao giờ chính thức kết thúc.
Điều gì đang xảy ra hiện nay?
Cuộc nội chiến nước này bùng phát vào tháng 3/2011 khi hàng nghìn người Syria được truyền cảm hứng từ các cuộc nổi dậy Mùa xuân Ả Rập đã xuống đường phản đối chính phủ Tổng thống Assad và kêu gọi cải cách dân chủ.
Tổng thống Assad đã kế vị người cha Hafez al-Assad, sau khi ông qua đời năm 2000, lên nắm quyền ở Syria. Gia đình ông Assad là thành viên của cộng đồng người Alawite thiểu số ở Syria, một giáo phái tách khỏi nhóm Hồi giáo Shiite. Trong khi đó, phần lớn người Syria là người Hồi giáo dòng Sunni.
Các lực lượng nổi dậy, bao gồm các hệ tư tưởng khác nhau, nhưng có mục tiêu chung là lật đổ ông Assad, nhận được sự hỗ trợ từ các cường quốc khu vực như Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Xê Út, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), và các nước phương Tây khác, trong đó có Mỹ.
Đến tháng 6/2012, Liên hợp quốc tuyên bố rằng cuộc chiến ở Syria là một cuộc nội chiến toàn diện. Sau nhiều năm giao tranh, lực lượng chính phủ Syria được Nga, nhóm Hezbollah và Iran hỗ trợ đã chiếm lại phần lớn lãnh thổ bị phiến quân chiếm giữ. Nhưng một nhóm tàn quân vẫn duy trì quyền kiểm soát các khu vực của đất nước. Quân đội Mỹ vẫn triển khai quân ở miền đông Syria, nơi họ giúp các chiến binh do người Kurd lãnh đạo đánh bại nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).
Cuộc xung đột sau đó hầu như đã hoàn toàn lắng xuống cho đến tuần trước, khi liên minh của nhóm thánh chiến Hồi giáo Hayat Tahrir al-Sham (HTS) lần đầu tiên chiếm giữ một căn cứ chính phủ ở phía tây Aleppo trong ngày 27/11.
Kể từ đó, lực lượng này đã giành quyền kiểm soát Aleppo và tiến xa hơn về phía nam tới thành phố Hama. Không rõ lực lượng phiến quân có thể nắm giữ được bao nhiêu lãnh thổ hoặc trong bao lâu. Trong khi đó, quân đội Syria cho biết họ đang huy động lực lượng để phản công. Trong một tuyên bố, Tổng thống Syria Bashar al-Assad nhấn mạnh sẽ bảo vệ sự ổn định và toàn vẹn lãnh thổ trước mọi cuộc tấn công.
Nguy cơ tạo ra "hiệu ứng domino"
Các nhà phân tích cho rằng, các nhóm nổi dậy đã tái tổ chức, tái vũ trang và đào tạo lại trong nhiều năm và chọn thời điểm chính phủ Tổng thống Assad và các đồng minh đang suy yếu để tiến hành một cuộc tấn công vào lực lượng chính phủ.
"Điều này liên quan đến địa chính trị và cơ hội địa phương. Phe nổi dậy nói chung đã tập hợp lại, tái vũ trang và được huấn luyện lại cho những việc như thế này", chuyên gia Emile Hokayem, thành viên cấp cao về an ninh Trung Đông tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, nhận định.
Trước đó, Iran và Hezbollah đã cung cấp cho chính phủ Syria những nhân sự quan trọng để ngăn chặn cuộc nổi dậy, cuối cùng đánh đuổi các lực lượng đối lập khỏi Aleppo và các khu vực khác của đất nước. Nga, đồng minh chính của Tổng thống Assad, đóng vai trò là hỗ trợ không quân, tấn công các vị trí của phiến quân ở các thị trấn và thành phố ở phía tây bắc đất nước.
Nhưng giờ đây, Nga đang tập trung nhân lực và tài nguyên cho cuộc chiến tại Ukraine. Các đồng minh quan trọng như Hezbollah và Iran đều bị mắc kẹt trong cuộc chiến giữa Israel và Hamas ở Gaza. Hezbollah đã tiến hành một cuộc xung đột âm ỉ với Israel dọc biên giới phía nam Li Băng cho đến khi một cuộc chiến tổng lực nổ ra vào tháng 9, và quân đội Israel đã tấn công nhóm này, giết chết các thủ lĩnh cấp cao của nhóm này và xâm chiếm một phần Li Băng.
Trong khi đó, Iran lần đầu tiên tham gia các cuộc tấn công "ăn miếng trả miếng" với Israel, phóng máy bay không người lái và tên lửa đạn đạo vào lãnh thổ Israel sau khi một cuộc không kích giết chết các chỉ huy cấp cao của Iran tại lãnh sự quán Tehran ở Damascus.
Tất cả những điều này khiến chính phủ Tổng thống Assad và lực lượng của ông đặc biệt dễ bị tổn thương. "Tôi nghĩ họ chắc chắn biết rằng chế độ của ông Assad đang yếu hơn và họ có cơ hội, và họ muốn nắm bắt cơ hội này để mở rộng một chút các khu vực mà họ kiểm soát", chuyên gia Jihad Yazigi của trang Syria Report cho biết.
Các chuyên gia khác còn cho rằng, cuộc tấn công mới này không chỉ làm lung lay quyền kiểm soát của ông Assad tại Aleppo mà còn có nguy cơ tạo ra "hiệu ứng domino" ở các khu vực khác.
Theo Washington Post" alt="Vì sao chiến sự Syria bất ngờ bùng phát trở lại vào thời điểm này?" />Phê duyệt chủ trương khu công nghiệp gần 1.940 tỷ đồng tại Thái Bình
Ninh An
(Dân trí) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định về chủ trương đầu tư dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Hưng Phú, tỉnh Thái Bình.
Cụ thể, Phó Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án là Công ty cổ phần Khu công nghiệp Geleximco Hưng Phú.
Dự án được triển khai tại xã Nam Hưng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình với tổng vốn đầu tư hơn 1.939,6 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 300 tỷ đồng. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư.
Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Hưng Phú, tỉnh Thái Bình với tổng nguồn vốn đầu tư gần 2.000 tỷ đồng (Ảnh: Chính phủ).
Theo Quy hoạch phân khu xây dựng KCN Hưng Phú đã được UBND tỉnh Thái Bình tổ chức lập, phê duyệt tại ngày 16/6/2023 xác định Khu công nghiệp Hưng Phú có quy mô diện tích 345ha. Trong đó phần đất khu công nghiệp là 214,55ha, khu cảng là 76,4ha, hành lang bảo vệ đê là 54,05ha.
Theo đồ án quy hoạch phân khu xây dựng 1/2.000, Khu công nghiệp Hưng Phú có phía Bắc giáp đường tỉnh ĐT462, phía Nam giáp sông Hồng, phía Đông và Tây giáp khu dân cư.
Khu công nghiệp này được xác định là khu công nghiệp đa ngành, sử dụng công nghệ hiện đại với hệ thống cảng sông thuộc tuyến đường thủy nội địa cấp I sông Hồng.
Dự kiến có khoảng 7.800 người có nhu cầu nhà ở tại khu công nghiệp với diện tích đáp ứng nhu cầu khoảng 2,5-3 Khu nhà ở cho chuyên gia và người lao động sẽ được bố trí tại khu dân cư quy hoạch mới xã Nam Hưng và Nam Phú, huyện Tiền Hải.
UBND tỉnh Thái Bình được giao hướng dẫn nhà đầu tư thu hút các dự án vào khu công nghiệp phù hợp với định hướng tập trung phát triển các ngành sản xuất công nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng.
Công ty cổ phần Khu công nghiệp Geleximco Hưng Phú được thành lập tháng 6/2023, trụ sở tại phường Đề Thám, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình. Đơn vị này có hoạt động kinh doanh chính là kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.
Theo baochinhphu.vn" alt="Phê duyệt chủ trương khu công nghiệp gần 1.940 tỷ đồng tại Thái Bình" />
- ·Nhận định, soi kèo Defensor vs Miramar Misiones, 07h15 ngày 1/4: Bệ phóng sân nhà
- ·Era Central City Thái Bình
- ·Mỹ, NATO bất lực trước tên lửa "không thể đánh chặn" của Nga?
- ·Khởi công căn hộ xanh
- ·Nhận định, soi kèo Anorthosis vs Ethnikos, 23h00 ngày 31/3: Cửa trên ‘ghi điểm’
- ·"Kiến đấu voi": Vì sao Ukraine khiến Hạm đội Biển Đen Nga tê liệt?
- ·Chiến sự Ukraine 18/7: Nga chuẩn bị ra đòn quyết định ở Chasov Yar
- ·Princess's Manor: Giỏ hàng đón sóng tăng trưởng tại thị trường xứ Thanh
- ·Nhận định, soi kèo Estoril vs Porto, 0h00 ngày 31/3: Nhọc nhằn vượt ải
- ·Huyện Đan Phượng chuẩn bị đấu giá 26 lô đất, khởi điểm từ 14 triệu đồng/m2