Khi bạn hâm nóng một quả trứng luộc trong lò vi sóng, hơi nước tích tụ từ các phân tử nước gây ra sự tích tụ áp suất. Vì trứng có màng và vỏ mỏng nên chúng không giữ được tất cả áp suất. Điều này dẫn đến việc trứng bị nổ trong lò vi sóng, hoặc khi đã đặt lên đĩa, thậm chí là nổ ngay khi bạn cắn nó.
2. Cà rốt
Mặc dù cà rốt có thể được nấu chín và làm nóng trong lò vi sóng nhưng cà rốt sống, đặc biệt là những loại vẫn còn vỏ, có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Nếu không được rửa đúng cách và còn cặn bẩn, các khoáng chất trong đất có thể gây ra tia lửa trong lò vi sóng - hay còn gọi là phóng điện hồ quang. Phóng điện hồ quang có thể gây hư hỏng lò nếu nó liên tục xảy ra.
3. Thịt đã chế biến
Trước tiên, thịt đã chế biến sẵn không phải là loại thực phẩm bỗ dưỡng nhất vì chúng chứa nhiều muối, chất phụ gia, hóa chất và chất bảo quản.
Và khi bạn thêm bức xạ vi sóng vào các loại thịt nguội và đồ hộp, mức cholesterol của bạn có thể tăng lên - nguyên nhân gây ra các vấn đề tim mạch.
Cách an toàn nhất để làm nóng dăm bông hay xúc xích là nướng trên bếp.
4. Nước
Làm nóng nước nghe có vẻ đơn giản, nhưng các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều trường hợp bỏng nước xuất phát từ việc làm nóng nước trong lò vi sóng, đặc biệt là khi trẻ em cầm nắm chúng.
Sóng điện từ trong lò vi sóng có thể làm cho nước bị quá mức nhiệt, khiến các phân tử nước không ổn định và có thể gây sôi dữ dội, thậm chí gây nổ.
5. Ớt
Ớt, đặc biệt là những loại cay, chứa hàm lượng capsaicin cao và dễ cháy. Khi capsaicin tiếp xúc với sóng điện từ trong lò vi sóng, nó bắt đầu bốc khói và có thể dễ bị bắt lửa. Lửa và khói tỏa ra từ lò vi sóng có thể gây kích ứng da và cảm giác bỏng rát.
6. Thịt gà
Thịt gà là một trong những thủ phạm phổ biến làm lây lan vi khuẩn salmonella, đặc biệt là khi nó không được nấu chín đúng cách. Khi bạn nấu một miếng gà sống trong lò vi sóng, cơ hội đã nấu chín đều và kỹ là rất thấp, vì vậy nó có nguy cơ nhiễm vi khuẩn.
Tốt nhất là nên nấu thịt chín kỹ trên nhiệt trực tiếp như trong chảo, trên vỉ nướng hoặc trong lò nướng.
7. Cà chua
Cũng giống như trứng luộc, cà chua có thể nổ tung trong lò vi sóng.
Một số người vẫn nghi hoặc về việc liệu thực phẩm trong lò vi sóng có an toàn cho sức khỏe không.
" alt=""/>7 loại thực phẩm không bao giờ được quay trong lò vi sóngNữ sinh viên Mared Foulkes lúc sinh thời (Ảnh: DM).
Mùa hè năm 2020, nữ sinh viên Mared Foulkes ra đi ở tuổi 21 khi đang là sinh viên khoa dược của trường Đại học Cardiff (Wales, Vương quốc Anh). Bi kịch bắt đầu từ việc cô nhận được email thông báo kết quả thi cuối kỳ từ nhà trường.
Theo đó, cô được báo là đã trượt trong kỳ thi này với mức điểm chỉ đạt 39% yêu cầu, vì vậy, cô sẽ phải học lại năm 2 khi năm học mới bắt đầu. Dù vậy, trong thực tế, Mared đã vượt qua kỳ thi với kết quả đạt 62% yêu cầu.
Quá choáng váng và buồn bã trước kết quả thi thấp không ngờ, Mared đã có quyết định đáng buồn.
Sự ra đi đột ngột và bất thường của Mared đã khiến lực lượng chức năng vào cuộc điều tra. Sau cùng, một kết luận được đưa ra, chính vì Mared bị báo sai kết quả thi, cô đã phải chịu cú sốc tâm lý quá lớn nên nảy sinh ý định dại dột.
Gia đình cũng cho biết thêm rằng, 9 tháng trước khi qua đời, Mared đã bắt đầu tìm tới dịch vụ tư vấn tâm lý bởi cô có một số vấn đề về sức khỏe tinh thần. Việc bị thông báo nhầm kết quả thi khiến cô càng rơi vào suy sụp nặng nề.
Điều đáng nói là dù Mared gặp phải những vấn đề tâm lý và đã phải điều trị, nhưng cả Mared và gia đình cô đều không biết nên chia sẻ với nhà trường theo cách nào. Sau cùng, Mared lựa chọn im lặng, không thầy cô nào ở trường đại học biết cô phải điều trị tâm lý.
Bà Iona - mẹ của Mared - chia sẻ: "Mared là một người làm gì cũng chu đáo, cẩn thận. Con đặt mục tiêu đạt kết quả tốt trong những năm tháng học đại học, để chuẩn bị cho một sự nghiệp thành công.
Con ra đi đầy bi kịch bởi tưởng rằng mình đã thi trượt và sẽ buộc phải học lại năm 2. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nặng nề tới kết quả học tập của con. Nghĩ tới việc phải quay lại trường đại học sau kỳ nghỉ hè và không thể cùng các bạn học tiếp lên năm 3, Mared đã quá khủng hoảng".
Bà Katie Sutherland - cảnh sát điều tra những cái chết bất thường - từng trực tiếp điều tra sự ra đi của nữ sinh viên Mared Foulkes, nhận định trường Đại học Cardiff có quy trình thông báo kết quả thi tới các sinh viên "khá phức tạp và gây bối rối".
Ngay sau khi cuộc điều tra kết thúc, bà Katie cũng gửi tới trường Đại học Cardiff kết luận vụ việc, đồng thời đề xuất nhà trường xem xét, điều chỉnh lại quy trình thông báo kết quả thi tới sinh viên.
Sau đó, cha mẹ của Mared - bà Iona và ông Glyngwyn Foulkes - đã nhận được lời xin lỗi chính thức từ ban giám hiệu trường Đại học Cardiff.
Nhà trường cam kết sẽ đơn giản hóa quy trình thi cử trong trường cũng như cách thức thông báo kết quả thi tới các sinh viên, đảm bảo để quá trình này diễn ra cởi mở và rõ ràng nhất có thể.
Ngoài ra, nhà trường sẽ có những thay đổi về cách sử dụng ngôn từ trong các email, văn bản gửi tới sinh viên.
" alt=""/>Con tự sát vì bị nhầm điểm thi, gia đình quyết định hành động vì sinh viên