Xe Toyota Wigo phiên bản mới được nâng cấp hệ thống giải trí với màn hình cảm ứng kết nối điện thoại thông minh. Giờ đây, người mua mẫu xe đô thị cỡ nhỏ này sẽ được hưởng gói ưu đãi hấp dẫn tổng giá trị đến 20 triệu đồng.Đại diện Toyota Việt Nam cho biết, gói quà tặng trị giá lên đến 20 triệu đồng dành cho khách hàng mua xe Toyota Wigo phiên bản mới có hợp đồng từ ngày 1/6/2021 và thanh toán đầy đủ. Chương trình diễn ra từ ngày 07/6/2021 - 31/12/2021.
Quà tặng bao gồm: bọc ghế da PVC, phim dán kính chính hãng Toyota và gói bảo hành chính hãng 5 năm hoặc 150.000km, tùy theo điều kiện nào đến trước (tăng 2 năm/ 50.000 km so với chính sách bảo hành hiện tại).
|
|
Không chỉ xe Wigo, chương trình siêu ưu đãi mùa thu của Toyota còn áp dụng với Vios và Rush. Cụ thể, Toyota Việt Nam hỗ trợ lệ phí trước bạ lên đến 30 triệu đồng cho khách hàng mua xe Vios từ ngày 1 - 31/7/2021. Mẫu Toyota Vios G CVT được hỗ trợ lệ phí trước bạ 30 triệu đồng. Trong khi đó, Vios E CVT và E MT có mức hỗ trợ 20 triệu đồng.
Bên cạnh đó, từ ngày 1 - 31/7/2021, Công ty Tài Chính Toyota Việt Nam hỗ trợ khách hàng mua xe Vios với lãi suất ưu đãi cố định trong 6 tháng đầu chỉ 2,99%/năm. Theo đó, chỉ với số tiền thanh toán ban đầu từ 95 triệu đồng và số tiền thanh toán hàng tháng từ 4 triệu đồng (trong 6 tháng đầu), khách hàng có thể sở hữu xe Vios.
Với khách hàng mua xe Rush sẽ nhận được ưu đãi gói bảo hiểm vật chất 1 năm chính hãng Toyota (gói bảo hiểm Vàng) trị giá gần 8,7 triệu đồng khi thanh toán đầy đủ từ ngày 7/5/2021 - 31/12/2021.
Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, hệ thống đại lý Toyota trên toàn quốc tăng cường các chương trình đảm bảo an toàn cho khách hàng và nhân viên đại lý trong mùa dịch, đẩy mạnh hoạt động trực tuyến, giao xe tại nơi khách hàng yêu cầu, sửa chữa khẩn…
Phương Dung
" alt="Siêu ưu đãi đón thu cho người mua Toyota Wigo, Vios và Rush"/>
Siêu ưu đãi đón thu cho người mua Toyota Wigo, Vios và Rush
Bộ TT&TT đồng ý với đề xuất của VNPT và trình các cấp có thẩm quyền về việc Tập đoàn sẽ nắm giữ 20% số cổ phần của Công ty Thông tin Di động VMS - MobiFone sau khi chuyển giao về Bộ và thực hiện cổ phần hóa. Nội dung này được nêu rõ trong biên bản chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước của MobiFone từ Tập đoàn VNPT về Bộ TT&TT công bố sáng nay (10/7), cũng như trong chia sẻ bên lề sự kiện của ông Mai Văn Bình, Chủ tịch kiêm TGĐ MobiFone với báo giới.
Theo ông Bình, 20% là con số tối đa mà VNPT có thể sở hữu. "Đây là vấn đề đạo lý, uống nước nhớ nguồn. MobiFone có được như hôm nay là thành quả xây dựng trong suốt 21 năm của VNPT. Khi cổ phần hóa, việc VNPT có 20% cổ phần trong MobiFone là phù hợp với công lao của Tập đoàn trong việc xây dựng và phát triển MobiFone, cũng như hợp lý về mặt kinh tế xã hội", tân Chủ tịch Hội đồng thành viên của MobiFone giải thích.
Có thể nói, cổ phần hóa MobiFone đang là vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm, nhất là nếu nhìn lại hành trình trắc trở gần cả thập kỷ qua của sứ mệnh này. Ông Bình khẳng định việc MobiFone được điều chuyển về trực thuộc Bộ TT&TT là một sự kiện lịch sử và cũng là một cơ hội mà doanh nghiệp này không được phép bỏ lỡ. Trong thời gian từ nay đến cuối năm, MobiFone sẽ phải "chạy hết tốc lực" để nghiên cứu, xây dựng phương án cổ phần hóa, nhằm kịp trình lên Bộ TT&TT cũng như Chính phủ trước cuối năm 2014, đúng như lộ trình đã được nhắc đến trong Quyết định số 888 của Thủ tướng Chính phủ.
Nhưng bên cạnh Đề án cổ phần hóa, MobiFone còn phải thực hiện cùng lúc ba nhiệm vụ quan trọng khác nữa, đó là tập trung mọi điều kiện, triển khai mọi biện pháp để đảm bảo ổn định sản xuất kinh doanh; Phối hợp với Bộ TT&TT để xây dựng Đề án thành lập Tổng công ty theo Luật Viễn thông và cuối cùng là tiến hành xây dựng Điều lệ tổ chức hoạt động của Tổng công ty, trong đó cần nhất là xây dựng vốn điều lệ và chiến lược kinh doanh những năm tiếp theo.
Đối với việc lựa chọn đối tác chiến lược khi cổ phần hóa, ông Bình chỉ chia sẻ ngắn gọn rằng Công ty đã có chiến lược xây dựng nhưng tạm thời chưa thể công bố. Việc chọn đối tác chiến lược sẽ được các cấp thảo luận kỹ càng để chọn ra kết quả cuối cùng và cũng đã có một số đơn vị liên hệ đặt vấn đề, nhưng mọi chuyện vẫn chưa rõ ràng. Tương tự, việc định giá lại MobiFone tại thời điểm này sẽ phải theo lộ trình của Ban chỉ đạo Cổ phần hóa nên bản thân ông cũng chưa có thông tin để chia sẻ.
Trước băn khoăn của dư luận về việc MobiFone và VinaPhone từ chỗ "anh em một nhà" trở thành đối thủ, ông Bình tâm sự rằng mạng lưới MobiFone vốn gắn liền với mạng lưới của VNPT. Văn hóa và truyền thống của hai đơn vị này cũng gắn liền với nhau, do đó trong thời gian tới, hai bên sẽ kết hợp, hỗ trợ lẫn nhau để cùng phát triển, cùng tạo ra những lợi ích cho nền kinh tế nói chung. Còn chuyện kinh doanh thì dù là "anh em" hay "đối thủ", doanh nghiệp nào cũng phải hành động có trách nhiệm với xã hội, với bản thân, "thi đua nhau để phát triển", ông nhấn mạnh.
Trọng Cầm
Tin liên quan
VNPT chính thức chuyển giao MobiFone về Bộ TT&TT" alt="VNPT nắm 20% cổ phần của MobiFone"/>
VNPT nắm 20% cổ phần của MobiFone
Dự thảo tách thửa mới đối với đất ở mà Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đưa ra đã nhận được sự đồng thuận cao từ dư luận.Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) TP HCM vừa trình UBND TP dự thảo mới về tách thửa. Đây là dự thảo thứ 5 đưa ra để lấy ý kiến nhằm thay thế Quyết định 33 ban hành năm 2014.
Người dân vui mừng
Trong dự thảo, điều được đánh giá mang tính nhân văn, phù hợp thực tế chính là việc xem xét, tạo điều kiện cho những hộ nghèo, cận nghèo được tách thửa đối với đất ở từ 25 m2 (chiều rộng mặt tiền không nhỏ hơn 3 m), đất nông nghiệp từ 300m2.
|
|
Các đối tượng còn lại căn cứ vị trí đất mà chia làm 3 khu vực. Khu vực 1 gồm các quận: 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình và Tân Phú có diện tích tối thiểu khi tách thửa là 36 m2 (chiều rộng không nhỏ hơn 3 m). Khu vực 2 gồm các quận: 2, 7, 9, 12, Bình Tân, Thủ Đức và thị trấn các huyện có diện tích tối thiểu khi tách thửa đất ở là 50 m2 (chiều rộng không nhỏ hơn 4 m). Khu vực 3 gồm các huyện còn lại, trừ khu vực thị trấn, diện tích tối thiểu tách thửa đất ở là 80 m2 (chiều rộng không nhỏ hơn 5m).
Tình trạng tách thửa xây nhà trên đất nông nghiệp diễn ra tràn làn trên địa bàn xã Vĩnh Lộc A
Đối với đất nông nghiệp được phép tách thửa, thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại phải bảo đảm diện tích tối thiểu là 500m2; đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, làm muối phải 1.000m2.
Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN-MT, cho biết: "Dự thảo được nhiều sở, ngành, quận huyện, chuyên gia góp ý để mục đích cuối cùng là thực hiện tốt công tác quản lý đô thị và bảo đảm lợi ích chính đáng của người dân". Theo ông Thắng, Quyết định 33 vẫn còn hiệu lực, người dân căn cứ vào đó mà thực hiện thủ tục tách thửa hoặc chờ quyết định mới.
Phản hồi về dự thảo lần này, rất nhiều người dân đồng tình và mong muốn sớm áp dụng. Bà Lê Thị Thu Nga (ngụ xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh) cho biết: "Nếu so với Quyết định 33 thì khu đất nhà tôi phải tách thửa mất 120 m2, trong khi theo dự thảo lần này chỉ còn 80m2. Như vậy, đủ điều kiện tách 3 thửa cho 3 anh em. Tôi sẽ được đứng tên trên chính tài sản của mình".
Ông Phạm Minh Nguyên (ngụ quận 12) cho biết giá đất tại khu vực ông ở là 30-36 triệu đồng/m2 nên nhiều người khác chỉ có thể mua căn nhà 60-70m2. "Vì vậy, quy định 50 m2 được phép tách thửa dành cho dân quận 12 thì rất phù hợp thực tế. Tôi rất mừng" - ông Nguyên bày tỏ.
Quận - huyện đồng thuận
Ông Nguyễn Gia Thái Bình, Phó Chủ tịch UBND quận Bình Tân, đánh giá: "Phân chia 3 khu vực là phù hợp, diện tích tối thiểu tách thửa là đầy đủ. Tuy nhiên, khi tách thửa với số lượng lớn, việc hình thành hạ tầng giao thông nên giao cho Sở Quy hoạch và Kiến trúc làm đầu mối để tránh trường hợp một nội dung mà nhiều chỉ đạo từ các sở, thuận tiện cho địa phương thực hiện".
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Bí thư Đảng ủy xã Xuân Thới Thượng (huyện Hóc Môn), đề xuất nên sớm áp dụng dự thảo này vì thời gian qua, việc tách thửa bị "ách" khiến người dân bức xúc. Nên thực hiện sớm còn để tránh tình trạng xây nhà không phép, "cò" đất trục lợi".
KTS Phạm Văn Ấn lại cho rằng thay vì chính quyền kiểm soát diện tích đất thì nên lựa chọn việc kiểm soát hạ tầng. Nếu cho tách thửa dễ dàng, giá đất sẽ giảm nhưng về lâu dài sẽ có nhiều người vào ở trong một khu đất mà xung quanh đường, điện, công viên không đáp ứng thì gây hiện tượng "bi kịch đô thị". Quy định diện tích tách thửa như vậy là phù hợp nhưng không cho phép chuyển mục đích sử dụng đất tràn lan tạo điều kiện phân lô gây ra phá vỡ quy hoạch".
Có ý kiến về việc nhiều "cò" đất sẽ lợi dụng quy định ưu tiên người nghèo để trục lợi, giảm bớt diện tích tách thửa. Phản hồi, ông Nguyễn Toàn Thắng thông tin rằng với trường hợp cá biệt sẽ được tổ công tác liên ngành thuộc UBND quận, huyện cho ý kiến chứ không phải một cá nhân quyết định.
Chốt lại vấn đề, vị giám đốc Sở TN-MT đánh giá dự thảo này sẽ hạn chế tối đa tổ chức, cá nhân lợi dụng để trục lợi.
Nhu cầu có thật của người dân Phó Chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến nhìn nhận tách thửa đất ở là nhu cầu thực tế của người dân trên địa bàn. Nếu TP không chủ động tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tách thửa hợp pháp thì cũng không tránh được tình trạng một số trường hợp tìm cách để tách, dẫn đến vi phạm quy định pháp luật. Thời gian qua, có tình trạng "cò đất" lợi dụng Quyết định 33 của UBND TP quy định về tách thửa đất, việc quản lý không chặt chẽ của một số quận, huyện để đầu cơ đất, phân lô bán nền làm nảy sinh những khu dân cư tự phát mà hạ tầng giao thông, điện, nước… không bảo đảm. Ông Tuyến cho hay TP chủ động sửa Quyết định 33 để tạo điều kiện cho người dân có nhu cầu tách thửa đất ở được quyền tách thửa, bảo đảm quyền, lợi chính đáng về nhà đất mà mình sở hữu. Nguyên tắc chung là cho tách thửa nhưng phải kiểm soát chặt theo đúng quy định pháp luật. Việc cấp phép xây dựng cho thửa đất sau khi tách bắt buộc phải dựa trên cơ sở quy hoạch được duyệt, đồng bộ và bảo đảm hạ tầng kỹ thuật. UBND TP đã yêu cầu Sở TN-MT tiếp tục hoàn chỉnh nội dung dự thảo quyết định sửa đổi Quyết định 33, trình UBND TP xem xét, thông qua để áp dụng trong thời gian sớm nhất. |
Theo Người lao động
Muốn tách thửa đất ở Hà Nội cần những điều kiện gì?
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định quy định về kích thước, diện tích đất ở tối thiểu được phép tách thửa cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn.
" alt="Đất ở 25m2 được tách thửa: Hợp lòng dân"/>
Đất ở 25m2 được tách thửa: Hợp lòng dân