Các ga tàu - nét văn hóa xứ Phù Tang
Ở Nhật Bản, cuộc sống trên những sân ga, trong những con tàu ngược xuôi mỗi ngày đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng. Hoạt động đường sắt tại Nhật rất phổ biến. Nhật có 27.268 km đường sắt, chuyên chở khoảng 7,5 tỷ lượt hành khách mỗi năm. Trong 50 ga tàu đông đúc và bận rộn nhất thế giới, có 45 ga nằm ở Nhật Bản. Sự đông đúc ở các ga tàu nổi tiếng tại Nhật Bản chính là trải nghiệm văn hóa mà rất nhiều du khách hứng thú.
Ga tàu Nhật bận rộn nhưng ngăn nắp
Đến ga Shinjuku (Tokyo) - nhà ga đông đúc nhất thế giới, với 1,2 triệu lượt người ghé thăm mỗi ngày, bạn sẽ thấy chóng mặt vì lượng người qua lại. Ga Shinjuku là đại diện cho hình ảnh của một Nhật Bản bận rộn, tấp nập nhưng không hề hỗn loạn.
Hình ảnh những nhân viên ga tàu ngược xuôi nhồi khách lên những chuyến tàu khiến không ít du khách cảm thấy bàng hoàng. Cửa tàu mở ra, bằng mắt thường bạn không nhìn thấy nổi một chỗ trống nào để lên tàu. Nhưng hãy mạnh mẽ bước vào rồi cảm thấy chiếc tàu như thể túi thần kỳ của Doraemon vậy, có thể chứa tất cả chúng ta. Rất nhiều nhà ga tại Nhật phải gánh một lượng hành khách khổng lồ mỗi ngày. Bất chấp sự đông đúc đó, cảnh tượng hỗn loạn gần như không bao giờ xảy ra. Người Nhật xếp hàng như những cỗ máy tạo nên sự ngăn nắp kinh ngạc.
Những ga tàu gây thương nhớ
Các nhà ga địa phương thường vắng vẻ hơn các ga trung tâm và nằm lộ thiên trên mặt đường thay vì dưới lòng đất. Có những nhà ga vô cùng đơn sơ, cửa tàu mở là nhìn thấy lối ra. Có những nhà ga nằm ở khu hẻo lánh, chỉ có một lối ra, một cái phòng nhỏ và một nhân viên mặc đồng phục ngồi lặng lẽ bên trong rồi bất chợt cất lên tiếng cảm ơn rất to. Đây là nơi bạn nhìn thấy một Nhật Bản chân thực nhất, với những người dân địa phương tất bật, ngược xuôi, những cô cậu học sinh trong bộ đồng phục mà chúng ta đã rất quen qua các bộ truyện tranh Nhật Bản. Người Nhật cũng rất tinh ý khi chủ động thổi thêm hồn vào các nhà ga để nó chiếm trọn trái tim của du khách.
Ga tàu níu chân du khách
Tháng 2/2019, nhân vật truyện tranh huyền thoại Doreamon xuất hiện tại một ga tàu ở tỉnh Kanagawa. Có mặt tại ga đó bạn sẽ như lạc vào thế giới của Doraemon. Ngay cả cánh cửa bước vào phòng chờ cũng được thiết kế giống với cánh cửa thần kỳ. Hay như tỉnh Chiba đưa hình ảnh bộ truyện tranh 7 viên ngọc rồng phủ kín các ga tàu từ Matsudo tới Chiba-Chuo. Các ga tàu Nhật cũng từ đời thật biến thành các hình ảnh phổ biến trong anime, trong phim truyền hình. Bộ phim “Đứa con của thần gió” đã thổi hồn vào một nhà ga hoang vắng trên tuyến Yamanote (Tokyo), biến nơi đây thành địa điểm du lịch nổi tiếng. Nếu bạn có kế hoạch du lịch Nhật Bản, bạn nên một lần trải nghiệm ngắm nhìn đời sống ở các nhà ga.
Chiêm ngưỡng bộ ảnh gây sốt chụp 'ngôi làng của những chú chuột'
Nhiếp ảnh gia Simon Dell (46 tuổi) đến từ thành phố Sheffield (Anh) đã thực hiện bộ ảnh “làng chuột” lấy cảm hứng từ sê-ri phim “The Hobbit”.
" alt="Nhật Bản và những ga tàu gây thương nhớ"/>
Nhật Bản và những ga tàu gây thương nhớ
Hơn ba năm qua, mỗi tháng 1-2 lần, anh Trần Khắc Huynh, 55 tuổi, Quận 10, TP.HCM lại cùng thành viên trong nhóm chụp ảnh Thiện Tâm Charity đưa các cặp vợ chồng khuyết tật, nghèo đến phim trường, công viên, khu du lịch… thực hiện album cưới tặng họ.Mỗi lần chỉ chụp cho một cặp vợ chồng, nhưng nhóm phải huy động 20-30 người để phân việc cho nhau. Người trang điểm cô dâu, người giúp chú rể thay đồ, người bồng, bế cô dâu chú rể, giúp họ di chuyển từ điểm chụp này đến địa điểm khác, người cầm đèn, người trải váy cưới, anh Huynh và một vài người nữa sẽ chụp hình…
|
Anh Trần Khắc Huynh. Ảnh: Tú Anh. |
Buổi chụp hình kết thúc, khoảng 10-15 ngày sau, nhóm cử người đưa cuốn album, tấm hình phóng lớn, đóng khung gỗ đến nhà cô dâu chú rể tặng. Với những cặp ở xa, nhóm phải gửi đi bằng đường bưu điện.
|
Thời gian đầu, nhóm ít tình nguyện viên, anh Huynh phải thiết kế những xe ván trượt để giúp cô dâu - chú rể di chuyển giữa các phân cảnh. Ảnh: Trần Huynh. |
Anh Huynh trước đây làm thợ hàn, thợ mộc. Mê chụp ảnh từ nhỏ nên thời gian rảnh, anh mang máy ảnh rong ruổi khắp nơi ghi lại những khoảnh khắc, cảnh đẹp, cảnh sinh hoạt của người dân… Anh cũng thường đến những vùng quê nghèo, những hoàn cảnh khó khăn để trao gạo, quà, tiền mặt, giúp họ xây căn nhà lụp xụp...
|
Hiện nay, cô dâu - chú rể di chuyển dễ hơn, vì nhóm có người hỗ trợ. Ảnh: Trần Huynh. |
Một lần, anh Huynh gặp được nhiếp ảnh gia Dương Quốc Định và được ông chỉ dạy cho các kỹ năng chụp hình nghệ thuật. “Kết thúc khóa học với thầy, tôi chụp hình đẹp hơn”, anh Huynh nói. Sau đó, anh bỏ những công việc đang làm để tập trung cho sự nghiệp chụp ảnh.
Năm 2016, anh Huynh đọc được lời kêu gọi của một người bạn đi chụp hình cưới miễn phí cho các cặp đôi khuyết tật nên đăng ký tham gia. Nhìn cô dâu – chú rể với cơ thể không lành lặn nhưng họ vẫn tràn ngập tình yêu dành cho nhau, anh Huynh rất ngưỡng mộ.
|
Một tình nguyện viên bế chú rể di chuyển. Ảnh: Trần Huynh. |
Tìm hiểu thêm, anh Huynh biết, có nhiều vợ chồng khuyết tật nghèo, không có khả năng làm đám cưới, có cặp cả đời không biết cuốn album cưới ra sao. “Tôi muốn giúp họ lưu lại những khoảnh khắc hạnh phúc trong trang phục cưới, để sau này, họ kể cho con nghe”, người đàn ông sinh năm 1965 nói.
Anh quyết định lập nhóm chụp ảnh Thiện Tâm Charity để làm thiện nguyện bằng chính công việc của mình.
|
Các thành viên nhóm chụp ảnh thiện nguyện chụp ảnh kỷ niệm với cô dâu chú rể. Ảnh: Trần Huynh |
Lúc mới bắt tay vào làm, anh Huynh đến các khu nhà trọ, mái ấm… tìm người rồi bỏ tiền túi ra làm. Lâu dần, cặp này giới thiệu cho cặp kia nên lượng hồ sơ gửi đến xin giúp đỡ ngày một nhiều. Các chuyên gia trang điểm, nhiếp ảnh, những công ty, cửa hàng về đồ cưới cũng tình nguyện xin hỗ trợ.
Nhận hồ sơ xong, anh Huynh cùng các tình nguyện viên đi xác minh thông tin rồi mới đưa ra quyết định có giúp hay không. “Có nhiều cặp, họ đủ điều kiện lo cho tiệc cưới nhưng vẫn gửi hồ sơ đến, vì vậy, chúng tôi phải xác minh kỹ”, anh Huynh nói.
|
Một trong những cuốn album cưới của cặp vợ chồng người khuyết tật. Ảnh: Trần Huynh. |
Anh Huynh cho biết, việc ghi lại các khoảnh khắc đẹp của cô dâu – chú rể là người khuyết tật vô cùng khó, vì họ thường tự ti, mặc cảm với cơ thể khiếm khuyết của mình, nhất là khi ‘diễn’ trước ông kính.
Để giúp họ quên đi những điều đó, anh Huynh và các tình nguyện viên phải dành thời gian làm quen, trò chuyện như những người bạn, rồi các thợ ảnh sẽ chớp những khoảnh khắc tự nhiên nhất để tạo ra tấm hình đẹp.
Điều khó khăn tiếp theo đối với nhóm là việc di chuyển các cặp vợ chồng khuyết tật, vì họ phải ngồi xe lăn, đi bằng nạng, trong khi việc chụp ảnh phải chuyển cảnh liên tục.
Để khắc phục, nhóm phải phân người bồng, bế cô dâu chú rể. “Chụp xong bộ ảnh, anh em chúng tôi mệt nhoài, mồ hôi túa ra như tắm, nhưng nghĩ đến cảnh người chụp cầm cuốn album cưới, miệng cười hạnh phúc, mang đi khoe hết người này đến người kia, hay bật khóc vì xúc động, cả nhóm lại có thêm động lực làm tiếp”, anh Huynh nói.
|
Có cặp vợ chồng đã lớn tuổi mới được chụp ảnh cưới, vì không có điều kiện. Ảnh: Trần Huynh. |
Anh Huynh kể, có một cặp vợ chồng đều cụt chân, muốn chụp hình mình mặc quần áo cô dâu chú rể làm kỷ niệm nhưng không có điều kiện. Biết câu chuyện của họ, nhóm anh liên hệ để giúp. “Lúc cầm cuốn album cưới, cô dâu mừng lắm, mang đi khoe khắp xóm”, anh Huynh nhớ lại, giọng hạnh phúc.
|
Việc trang điểm cho cô dâu cũng hoàn toàn miễn phí. Ảnh: Trần Huynh. |
Chiều 8/6, nhận được cuốn album cưới và ảnh ép gỗ của nhóm, chị Hoa xúc động viết trên trang cá nhân: “Ở đâu đó có rất nhiều người tốt quan tâm và tạo điều kiện để chúng ta đi đến đích của hạnh phúc. Những khoảnh khắc này sẽ được lưu lại mãi trong cuốn album này để về gia đình, chúng ta sẽ cùng nhau xem lại. Em cảm ơn nhóm rất nhiều”.
Anh Huynh cho biết, ngoài nhận được những lời cảm ơn, nhóm còn nhận được những món quà quê: con gà, cặp gò lụa, bịch trái cây... của các cặp vợ chồng. Dù đó là những món quà bình dị, đơn sơ, nhưng giúp anh và các tình nguyện viên luôn thấy ấm lòng và có thêm động lực để tiếp tục mang lại nụ cười hạnh phúc cho những hoàn cảnh khó khăn, không may có một cơ thể khiếm khuyết.
'Chú hề' mang đến phương pháp điều trị đặc biệt cho bệnh nhi ung thư
Được thổi nến, cắt bánh kem, nhận quà của "chú hề Sido" Lê Văn Hải, "các em nhỏ đầu trọc" tíu tít, cười nói rộn rã cả khu điều trị.
" alt="Anh thợ chụp ảnh mang niềm vui đến các cặp đôi khuyết tật nghèo"/>
Anh thợ chụp ảnh mang niềm vui đến các cặp đôi khuyết tật nghèo