Việc tổ chức thi tay nghề cấp tỉnh 2 năm một lần nhằm thúc đẩy phong trào dạy và học nghề, rèn luyện kỹ năng nghề của lực lượng lao động trẻ trên địa bàn. Cùng đó, tìm ra những mô hình đào tạo nghề tiên tiến, hiệu quả để đào tạo ra lực lượng lao động có trình độ kỹ năng nghề cao, góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng gắn với hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, chuyển dịch cơ cấu lao động.
![]() |
Kết thúc Hội thi, Ban tổ chức trao giải cho 3 tập thể, 27 thí sinh dự thi và 17 giáo viên đạt giải tại Hội thi tay nghề tỉnh Quảng Ngãi năm 2019.
Trong đó, về giải tập thể, giải nhất thuộc về Trường CĐ Kỹ nghệ Dung Quất, giải Nhì thuộc về Trường CĐ Cơ giới, giải Ba thuộc về Trường CĐ Việt Nam – Hàn Quốc – Quảng Ngãi.
Hội thi tay nghề cấp tỉnh cũng là dịp qua đó các cấp quản lý lựa chọn những thí sinh tiêu biểu, điển hình để tham dự Hội thi tay nghề toàn quốc năm 2019.
Hải Nguyên
- Ngày 14/11, Sở Lao động –Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội thi tay nghề cấp tỉnh năm 2019 tại Trường ĐH Phạm Văn Đồng, TP Quảng Ngãi.
" alt=""/>Trao giải 3 tập thể và 27 thí sinh thi tay nghề tỉnh Quảng Ngãi năm 2019Bà Alejandra Rodriguez đã trở thành Hoa hậu Hoàn vũ Buenos Aires trong tháng trước (Ảnh: Daily Mail).
Nếu tiếp tục giành chiến thắng tại cuộc thi nhan sắc cấp quốc gia, bà Alejandra sẽ được góp mặt tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ tổ chức trong tháng 9 năm nay. Bà Alejandra hy vọng mình sẽ làm nên lịch sử tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ khi trở thành thí sinh lớn tuổi nhất góp mặt tại cuộc thi này.
Ngay khi cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ cho phép các thí sinh ở độ tuổi từ 29 đến 73 có thể tham gia dự thi, bà Alejandra đã lập tức đăng ký tham gia cuộc thi nhan sắc cấp thành phố tại Buenos Aires.
Là một nữ luật sư đang thường xuyên làm việc tại một bệnh viện trong vai trò người tư vấn pháp lý, bà Alejandra cho biết: "Tôi rất phấn khích khi được đại diện cho một hệ giá trị mới tại các cuộc thi nhan sắc. Chúng ta đang cổ vũ cho một giai đoạn mới khi phụ nữ được đánh giá tại các cuộc thi nhan sắc không chỉ bởi diện mạo của họ, mà còn bởi những giá trị khác nữa. Tôi rất tự hào vì là người đầu tiên trong thế hệ những người đẹp cổ vũ cho những giá trị tích cực mới mẻ này".
Hiện tại, điều mà truyền thông và công chúng quan tâm nhất ở bà Alejandra chính là bí quyết để bà trẻ đẹp bất chấp tuổi tác.
Vóc dáng trẻ trung đáng ngưỡng mộ của bà Alejandra Rodriguez (Ảnh: Daily Mail).
Bà Alejandra Rodriguez chỉ tập luyện nhẹ nhàng, vừa sức (Ảnh: Daily Mail).
Sau khi đăng quang, bà Alejandra cho biết giấc mơ của bà từ thời thiếu nữ đã thành sự thật. Về diện mạo trẻ trung đáng ngưỡng mộ của mình, bà Alejandra cho biết bà đã luôn quan tâm tới việc chăm sóc bản thân. Ngoài ra, bà khẳng định bản thân chưa từng tìm tới can thiệp thẩm mỹ. Trong cuộc sống riêng, bà Alejandra từng trải qua hôn nhân đổ vỡ, bà chưa từng sinh con.
Theo bà Alejandra, để một người có được diện mạo trẻ trung hơn tuổi, trước hết, họ phải có được sự may mắn bẩm sinh, đó là sự trẻ trung, khỏe khoắn được quy định ngay từ trong bộ gen. Sau đó, các thói quen lành mạnh trong cuộc sống hàng ngày sẽ phát huy tác dụng. Đối với bà Alejandra, chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng.
Bà luôn chú ý để bản thân có chế độ ăn tốt cho sức khỏe và ưu tiên các thực phẩm sạch, có nguồn gốc thân thiện với tự nhiên, không dùng thực phẩm chế biến sẵn. Bà Alejandra rất thích ăn chay và chỉ sử dụng một lượng thịt nhỏ trong tổng thể chế độ ăn uống của bản thân.
Bí quyết thứ hai của bà Alejandra chính là chế độ tập luyện: "Ít nhất 3 lần mỗi tuần, tôi sẽ đi bộ nhanh kết hợp chạy bộ. Tôi thích các hoạt động thể chất và đặc biệt yêu thích việc luyện tập trong lúc hòa mình vào thiên nhiên".
Mặt mộc của bà Alejandra Rodriguez (Ảnh: Daily Mail).
Bà Alejandra Rodriguez khẳng định chưa từng phẫu thuật thẩm mỹ (Ảnh: Daily Mail).
Sau cùng, bà Alejandra quan tâm tới việc bổ sung dưỡng chất và các vitamin cần thiết cho cơ thể, sử dụng mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da có chất lượng tốt, cũng như sử dụng các dịch vụ spa chăm sóc da chuyên nghiệp.
"Cho tới thời điểm này, tôi vẫn rất may mắn vì có được diện mạo trẻ trung mà không cần tìm tới phẫu thuật thẩm mỹ. Tôi cam đoan rằng trên toàn bộ cơ thể của mình, tôi chưa từng thực hiện bất cứ can thiệp thẩm mỹ nào, chỉ có các hoạt động thể chất đã giúp tôi có được sự dẻo dai, trẻ trung hơn tuổi", bà Alejandra cho hay.
Bà Alejandra cho biết bà không tập luyện nặng, cũng không theo đuổi các bài tập chuyên biệt. Bà luyện tập nhẹ nhàng, vừa sức, thường xuyên đi bộ và chạy bộ. Bên cạnh đó, việc duy trì những khoảng thời gian không nạp năng lượng vào cơ thể, để thúc đẩy việc cơ thể đốt cháy năng lượng, giảm mỡ thừa là một bí quyết giúp bà có vóc dáng gọn gàng, săn chắc.
Người đẹp 60 tuổi được trao vương miện Hoa hậu gây sửng sốt (Video: Daily Mail).
Trong hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành cho năm học 2017 – 2018 của Bộ GD-ĐT, nếu như những yêu cầu “thực hiện hiệu quả kế hoạch nhà trường, tiếp tục đổi mới kiểm tra, đánh giá” góp phần thúc đẩy giáo dục tích cực, thì yêu cầu "tuyệt đối không dạy những nội dung ngoài SGK" lại là điểm còn bất cập.
Hiệu trưởng một trường tại quận 1, TP.HCM quan niệm SGK là "pháp lệnh" nên yêu cầu giáo viên phải “dạy trong SGK” là đúng. Thế nhưng phải “hiểu cho đúng” thế nào là những nội dung "trong", nội dung "ngoài"? Cụ thể, ở những bộ môn như Lịch sử, Địa lý, ngoài những nội dung được thể hiện trong SGK thì giáo viên có vai trò cập nhật đầy đủ thông tin liên quan mới nhất tới bài học. Còn những kiến thức không liên quan đến nội dung SGK không được dạy là đúng. Vì có nội dung một đằng nhưng giáo viên lại đưa ra những kiến thức một nẻo, xa rời SGK, xa nội dung đã học.
Khác với vị hiệu trưởng trên, những giáo viên đứng lớp lại cho rằng tiếp tục tư duy "SGK là pháp lệnh" là không phù hợp với sự phát triển.
Anh Trịnh Văn Quỳnh, giáo viên dạy Ngữ văn Trường THPT Lương Thế Vinh, tỉnh Nam Định cho rằng:
“Có vẻ không ổn khi đề thi THPT quốc gia môn Ngữ văn có đến một nửa nội dung ngoài SGK. Giáo viên được tự chọn ngữ liệu văn bản đọc hiểu, nghị luận về các vấn đề đời sống, ngay cả văn bản văn học cũng đã mở rộng ra ngoài tác phẩm quy định trong SGK. Mặt khác, chương trình phổ thông tổng thể cũng định hướng từ việc đọc hiểu một văn bản học sinh có thể vận dụng đọc hiểu nhiều văn bản khác có cùng đặc trưng. Trong chương trình mới cũng chỉ quy định giáo viên căn cứ vào khung chương trình tổng thể, chương trình bộ môn, chuẩn kiến thức kỹ năng để lựa chọn nội dung dạy học phù hợp và SGK chỉ là tư liệu dạy và học mà thôi”.
Hiện nay, nhiều giáo viên văn đã bước đầu thoát ly sự phụ thuộc vào SGK khi tự lựa chọn văn bản đọc hiểu và dạy học nhiều vấn đề thực tiễn hơn.
Nội dung, phương pháp dạy học đang có sự đổi mới theo đúng tinh thần của Bộ GD-ĐT đề ra.
“Tôi nghĩ không nên bó buộc sự tự do, sáng tạo của người dạy và người học. Đặc biệt là khi chính Bộ đã có chủ trương một chương trình mà nhiều bộ sách” – anh Quỳnh nói.
Theo anh, cũng có thể do hướng dẫn chưa đủ rõ ràng, sẽ dễ khiến giáo viên áp dụng máy móc.
Chị Nguyễn Lan Hương, giáo viên dạy Tiếng Anh tại Trường THPT Hoài Đức B suy đoán:
"Tôi nghĩ chắc Bộ cũng không có ý định cấm giáo viên vận dụng thực tế đâu, chỉ là không cho phép mình dạy những nội dung khác ngoài sách thôi. Còn vận dụng những kiến thức từ SGK vào thực tế thì vẫn được coi là “trong” sách. Nếu những tư liệu bổ trợ tham khảo cho các vấn đề trong sách thì không gọi là nội dung ngoài được. Chữ "tuyệt đối" mà thay bằng không nên thì có lẽ vẫn hơn”.
Chị Đặng Thị Anh Phương, giáo viên Trường THPT Nghi Xuân (Hà Tĩnh) chia sẻ:
“Tôi nghĩ không nên quá cứng nhắc, bởi tuỳ vào đối tượng học sinh mà mình có thể phát triển. Cùng là một nội dung hay vấn đề nhưng nếu với học sinh khá giỏi hoàn toàn có thể phát triển hoặc mở rộng thêm cho các em”.
Một giáo viên tại Bình Dương nói:
“Nếu tuyệt đối không dạy những nội dung ngoài SGK thì Bộ có cam kết sách giáo khoa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về kiến thức và kỹ năng người học? SGK có thể có nội dung cập nhật kịp với thời cuộc không? Rồi xem có truyền được cảm hứng cho học sinh, có nội dung nào dạy học sinh nuôi dưỡng ước mơ hoài bão, dạy học sinh cách định hướng nghề nghiệp không?”
Theo cô giáo này, Bộ chỉ nên định hướng nội dung còn lại để các nhà trường và giáo viên tự chủ trong dạy học.
“Sao mà ép buộc không dạy ngoài sách được. Trong khi kĩ năng và thái độ của học sinh thì sách nào chuẩn để dạy học sinh. Theo tôi chỉ có cuốn sách sống là người thầy mới dạy học sinh đầy đủ nhất”.
Chị Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) cho rằng tinh thần tinh giản chương trình giáo dục phổ thông là điều tốt. Còn SGK theo cách nhìn đổi mới chỉ là một trong những phương tiện giáo dục, cho nên việc cấm là không nên.
“Học sinh hàng ngày tiếp cận vô vàn nguồn tri thức, nếu coi SGK không chỉ là tài liệu quan trọng nhất mà còn là tài liệu duy nhất trong quá trình giảng dạy khi tuyệt đối không dạy những nội dung ngoài nó, các em sẽ không được hướng dẫn và khó tránh những băn khoăn về sự cập nhật tính hiện đại, chân thực của SGK. Qui định trên đảm bảo an toàn cho bài giảng của thầy cô nhưng khó đảm bảo cho sự an toàn trong tiếp nhận và tư duy của trò thời hiện đại".
Ông Đăng Sơn, giáo viên tại TP.HCM ủng hộ việc không dạy quá kiến thức, nhưng phải xác định kiến thức cho từng nhóm tuổi thông qua chuẩn đầu ra. Và SGK là một loại tài liệu để tham khảo về chuẩn đầu ra đó.
“Tôi không cho rằng việc yêu cầu tuyệt đối không dạy những nội dung ngoài SGK là đúng. Vì nói "nội dung" theo cách nghĩ hẹp thì có nghĩa là phải dạy giống sách hay sao? Tôi nghĩ cần làm rõ quan điểm qua việc dùng câu từ, nếu không sẽ bị hiểu nhầm và dẫn đến khó khăn trong việc triển khai chương trình mới”.
Theo ông Sơn, hướng dẫn mới này có mâu thuẫn. Liệu việc "bổ sung cập nhật những thông tin mới phù hợp thay cho những thông tin cũ, lạc hậu" và "tuyệt đối không dạy nội dung ngoài SGK" có vênh nhau hay không?
“Đúng là SGK nên là tài liệu tham khảo chuẩn mực về chuẩn kỹ năng mà học sinh cần đạt. Việc sử dụng tài liệu hỗ trợ để bổ sung cho hoạt động dạy học là rất cần thiết. Nhưng nếu không làm rõ ý này sẽ bó hoạt động dạy học lại và hạn chế tính sáng tạo của người học và người dạy”.
Sắp tới đây, Bộ GD-ĐT sẽ thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, trong đó khuyến khích "một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa" cùng với sự chủ động của giáo viên khi xây dựng chương trình cá nhân. Hơn thế nữa, ngay trong chính hướng dẫn cho chương trình hiện hành, cũng nhấn mạnh việc chủ động của nhà trường, của giáo viên với yêu cầu "thực hiện hiệu quả kế hoạch giáo dục nhà trường".
Một giáo viên dạy sử nhìn nhận: "Khi quan niệm SGK là "thánh thư" là tập hợp các chân lý thì sẽ rơi vào 2 thái cực: Hoặc cho là nội dung còn sơ sài, hoặc thấy rằng quá tải, nặng nề. Trong khi đó, SGK chỉ là công trình, một phương án tham khảo của một nhóm tác giả. Còn việc dạy gì, dạy như thế nào phải thuộc về giáo viên. SGK hay tài liệu gì cũng chỉ là công cụ để giáo viên sử dụng giúp học sinh tìm kiếm chân lý".
Ủy ban chuyên trách của Quốc hội vừa có báo cáo thẩm tra sơ bộ về tình hình thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
" alt=""/>Cấm dạy những nội dung ngoài sách giáo khoa: Không phù hợp cho sự phát triển