Để tạo ra lớp sơn gần như hoàn hảo trên những chiếc siêu xe, megacar đắt tiền, nhà sản xuất ô tô nước Pháp đã dành từ 600–700 giờ cho mỗi chiếc xe để sơn vừa phải và đáp ứng chính xác mong muốn của khách hàng.
“Việc sơn một chiếc xe Bugatti không chỉ đòi hỏi chuyên môn đáng kinh ngạc mà còn là sự cam kết và tham vọng luôn đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cao của thương hiệu, từ tuần này qua tuần khác, hết xe này đến xe khác” – Simon Vetterling, Chuyên gia sơn thân xe Bugatti cho biết.
Trước khi lớp sơn lót đầu tiên được đưa lên thân xe, các chuyên gia của Bugatti phải kiểm tra từng chi tiết nhỏ để tìm ra mọi khiếm khuyết. Theo thương hiệu megacar này, mọi thứ sẽ không có nghĩa lý khi chuyên gia sơn xe cố gắng đạt được lớp sơn hoàn hảo nhưng bề mặt xuất hiện lỗi. Vì vậy, các chuyên gia sẽ kiểm tra các vết rỗ và khuyết điểm nhỏ trước khi sơn.
Sau khi lớp sơn lót đã trở nên hoàn hảo, những người thợ thủ công bậc thầy sẽ phủ một lớp sơn lót tiếp theo. Lớp sơn lót này sau đó được chà nhám để đạt độ nhẵn hoàn hảo, nhằm ngăn chặn sự hình thành của những vệt sóng, vết lồi lõm hoặc vết rỗ thậm chí không thể nhìn thấy được.
Chỉ riêng công việc đó đã mất khoảng 200 giờ trước khi lớp màu đầu tiên có thể được sơn. Trước đó, các thợ sơn tiếp tục thực hiện lại công đoạn sơn và chà nhám, sau đó phủ một lớp sơn trong suốt để mang đến độ sâu cho lớp màu cuối cùng.
Sau khi các lớp màu đã phủ kín thân xe, mọi chi tiết sẽ được kiểm tra thủ công một cách kỹ càng. Nếu một bộ phận có tông màu tối hơn những vị trí khác, bộ phận đó sẽ phải sơn lại ở xưởng.
Bugatti nói rằng, việc đảm bảo màu sắc nhất quán trên các bộ phận khác nhau là một thách thức lớn vì đôi khi họ sơn trên kim loại hoặc bề mặt chất liệu carbon. Do đó, các thợ thủ công của hãng phải dành thời gian để hoàn thiện màu sơn từng bộ phận nhỏ.
Quá trình hoàn thiện thân xe chưa dừng lại ở đó. Sau khi màu sơn đạt tiêu chuẩn của hãng, bề mặt thân xe sẽ trải qua bốn ngày đánh bóng để đảm bảo rằng lớp sơn có độ bóng tuyệt đối. Tiếp đến, xe được chuyển qua căn phòng sử dụng ánh sáng liên tục trong 10 giờ, giúp tìm ra những khuyết điểm nhỏ nhất. Tất cả nhằm mục đích tạo ra một lớp sơn hoàn hảo nhất có thể.
Bugatti là thương hiệu sản xuất những mẫu xe hiệu năng cao với số lượng giới hạn. Chính sự hoàn hảo mà hãng xe này đem lại khiến cánh nhà giàu trên toàn cầu luôn săn đón mỗi khi có mẫu xe mới, dù giá trị mỗi chiếc xe lên đến hàng triệu USD.
Tại Việt Nam, đến nay chỉ có duy nhất một chiếc Bugatti Veyron đang thuộc sở hữu của ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Xe từng được đưa về nước lần đầu vào năm 2012 bởi đại gia Minh “Nhựa”. Giá trị hiện tại của xe ước tính lên đến 50 tỷ đồng.
Tiến Dũng(Theo Carscoops)
Bạn đang sở hữu một chiếc xe độc hay bản độ siêu đẹp? Hãy chia sẻ bài viết cảm nhận, hình ảnh về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt=""/>Lý do xe của Bugatti luôn đắt: riêng thời gian sơn thân xe tốn đến 700 giờBà H’Ngok Êban (Bí thư chi bộ buôn Sút M’Đưng) cũng cho biết từ 2019-2021, người dân trong buôn đã bán khoảng 10 hecta đất. Quá trình mua bán nhiều gia đình đã giao sổ đỏ cho người mua đất làm thủ tục tách thửa nhưng đến nay chưa đòi lại được sổ.
Thậm chí ngoài việc chưa đòi lại được sổ đỏ, nhiều người dân bán đất đã bị người mua lấy hết đất thổ cư "nhập" sang phần diện tích vừa chuyển nhượng.
“Người mua đã làm thủ tục, chuyển đất thổ cư qua phần đất họ mua. Trong buôn, hầu như hộ nào bán đất cũng bị mất sạch đất thổ cư. Chúng tôi đã nhiều lần nhắc nhở, tuyên truyền nhưng người dân chủ quan. Đến khi mọi chuyện vỡ lở thì đã muộn”, bà H’Ngok Êban thông tin thêm.
Điển hình là gia đình bà H’Nung Êban (ngụ buôn Sút M’Đưng, xã Cư Suê). Vào cuối năm 2021, bà ký hợp đồng bán một sào đất (1.000 m2) cho một người tại địa phương.
Bà H’Nung giao sổ đỏ cho người mua đi làm thủ tục tách thửa. Từ đó đến nay, bà H’Nung nhiều lần đòi lại sổ đỏ nhưng chưa được.
“Người mua cứ lấy lý do chưa tách thửa xong nên chưa trả, họ cũng chưa trả đủ tiền mua đất cho tôi” - bà H’Nung nói.
Còn gia đình bà H’thét Êban (cùng ngụ buôn Sút M’Đưng) cho biết gia nhà bà có 2,4 sào đất. Năm 2021, bà làm hợp đồng bán một sào đất với giá 800 triệu đồng và giao sổ đỏ cho người mua đi làm thủ tục tách thửa.
Từ đó đến nay, cũng với lý do chưa làm xong thủ tục, người mua chưa trả lại sổ đỏ cho gia đình bà. Thậm chí người mua còn chưa trả hết tiền, còn nợ lại gần 200 triệu đồng.
Ở một hoàn cảnh khác, gia đình ông Y Lhăm Niê (buôn Sút H’Luốt, xã Cư Suê) có 4 sào đất, trong đó có 400 m2 đất thổ cư. Năm 2020, ông bán một sào đất và thỏa thuận (bằng miệng) với người mua để lại cho mình 100 m2 đất thổ cư.
Mớ đây, ông Y Lhăm nhận lại sổ đỏ thì phát hiện toàn bộ đất thổ cư của gia đình ông đã chuyển sang phần đất của người mua.
“Tôi thắc mắc, người mua nói không xử lý được. Họ đưa cho tôi thêm 10 triệu đồng và bảo tôi tự đi xin chuyển đổi đất thổ cư” - ông Y Lhăm nói.
![]() | ![]() |
Cảnh báo của một số trường THPT ở Hà Nội sau khi nhiều phụ huynh nhận được cuộc gọi lừa đảo.
Sáng 14/3, PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, đưa ra những dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết thông tin thật hay giả từ phía người gọi đến yêu cầu phụ huynh chuyển tiền.
"Nguyên tắc của ngành y là 'cứu người như cứu hỏa' nên không bao giờ có chuyện phải nộp tiền bệnh nhân mới được thầy thuốc cấp cứu, điều trị", PGS Điển nhấn mạnh.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh nhân nhập viện, bác sĩ sẽ yêu cầu khai thông tin cơ bản như họ, tên, năm sinh, địa chỉ, số điện thoại người thân khi cần liên hệ.
"Việc đóng viện phí không bao giờ là bắt buộc ngay lập tức, càng không phải là điều kiện đưa ra để cân nhắc chữa hay không chữa cho bệnh nhân", ông Điển nói.
Do đó, vị giám đốc này khuyến cáo nếu có người lạ gọi điện hoặc nhắn tin yêu cầu chuyển tiền mới cấp cứu cho con, cháu, phụ huynh phải cảnh giác, không làm theo lời kẻ xấu; đồng thời liên hệ với nhà trường, cô giáo chủ nhiệm hoặc phòng y tế của trường để nắm rõ thông tin.
"Nếu kẻ xấu nói con bị tai nạn ở trường, gia đình nên trực tiếp gọi cho nhân viên y tế học đườngđể nắm thông tin con đang ở bệnh viện hay phòng khám nào, tình trạng của trẻ ra sao”, PGS.TS Trần Minh Điển chia sẻ.
TS Điển cho biết thêm một trong những thủ tục hành chính bắt buộc, có tính pháp lý trong hồ sơ bệnh án là phải có chữ ký của người bệnh, người giám hộ của bệnh nhân (như cha, mẹ, con...) vào giấy cam kết trước khi bác sĩ thực hiện ca mổ hay thủ thuật. Vì thế, một người lạ không thể thay mặt gia đình ký cam kết.
Trước đó, VietNamNetđã thông tin vụ việc nhiều phụ huynh học sinh bị lừa từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng khi nhận được yêu cầu chuyển tiền từ kẻ lạ với kịch bản "con cấp cứu ở Bệnh viện Chợ Rẫy". Sau đó, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cũng phát cảnh báo về 2 trường hợp có dấu hiệu lừa đảo tương tự.