Các đại diện tại cuộc họp trong khuôn khổ COP29 ở Baku, Azerbaijan ngày 24/11 (Ảnh: Reuters).
Reutersđưa tin, sau hơn hai tuần đàm phán, hôm 24/11, tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu thường niên lần thứ 29 (COP29) diễn ra ở Baku, Azerbaijan, đại diện của gần 200 quốc gia trên thế giới đã đạt được thỏa thuận về chống biến đổi khí hậu.
Theo đó, các nước giàu cam kết cung cấp 300 tỷ USD hàng năm cho đến năm 2035 cho các nước nghèo hơn để giúp họ đối phó với những tác động ngày càng thảm khốc của biến đổi khí hậu.
Cụ thể, 300 tỷ USD sẽ được chuyển đến các quốc gia đang phát triển, dễ bị tổn thương để giúp họ đối phó với thời tiết cực đoan và chuyển đổi nền kinh tế của họ sang năng lượng sạch.
Simon Stiell, người đứng đầu Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu cho biết: "Đó là một hành trình khó khăn nhưng chúng ta đã đạt được một thỏa thuận. Mục tiêu tài chính mới này là một chính sách bảo đảm cho nhân loại, trong bối cảnh tác động của khí hậu ngày càng tồi tệ đến mọi quốc gia".
Tuy nhiên, một số nước đang phát triển không hài lòng với cam kết này vì cho rằng số tiền hỗ trợ này chưa đủ. Theo ước tính của các nhà kinh tế, cần khoảng 1.300 tỷ USD để giúp các nước đang phát triển đối phó biến đổi khí hậu - cuộc khủng hoảng mà họ ít gây ra nhất.
Thỏa thuận cũng đề cập đến tham vọng rộng lớn hơn nhằm đạt quy mô hỗ trợ lên đến 1.300 tỷ USD, nhưng các nước đang phát triển muốn những nước giàu cam kết đảm nhận phần lớn hơn trong số này để tiền đó chủ yếu là dạng trợ cấp thay vì cho vay khiến họ mắc kẹt trong nợ nần.
Các nước giàu đã bác bỏ đề xuất số tiền hỗ trợ cao hơn vì cho rằng con số đó không thực tế trong bối cảnh kinh tế hiện tại.
Họ cũng kêu gọi các nền kinh tế mới nổi giàu có hơn như Trung Quốc, Ả Rập Xê Út đóng góp vào gói tài trợ khí hậu, nhưng thỏa thuận này chỉ "khuyến khích" các nước đang phát triển đóng góp tự nguyện và không đặt ra nghĩa vụ nào đối với những nước đó.
Theo Reuters" alt=""/>Các nước đang phát triển được hỗ trợ 300 tỷ USD chống biến đổi khí hậuHong Kong là thị trường nhà ở đắt đỏ nhất thế giới năm thứ 11 liên tiếp, Bloomberg đưa tin. Điều này thể hiện rõ sự chênh lệch thu nhập ở một thành phố tài chính hàng đầu.
Theo một báo cáo được công bố bởi Viện Cải cách Đô thị (Mỹ) và Trung tâm Biên giới về Chính sách Công (Canada), Hong Kong là thị trường nhà đất khó chi trả nhất thế giới năm 2020. Giá bất động sản trung bình tại đây hồi năm ngoái cao gấp 20,7 lần thu nhập trung bình của một hộ gia đình, giảm nhẹ so với con số 20,8 lần vào năm 2019.
Nghiên cứu được thực hiện trên 92 khu vực đô thị tại 8 quốc gia, trong đó có Mỹ, Canada và Australia với dữ liệu từ quý 3/2020.
Vancouver đứng ở vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng, với giá nhà đất trung bình gấp 13 lần thu nhập trung bình của hộ gia đình, so với chỉ 11,9 lần vào năm 2019.
Sydney vẫn giữ nguyên vị trí thứ 3, theo sau là Auckland, thành phố nhảy vọt từ vị trí thứ 6 của năm 2019.
Việc giảm thu nhập và giá bất động sản liên tục leo thang trong năm vừa qua đã khiến khả năng chi trả của người dân ở hầu hết các thành phố trên thế giới giảm sút nghiêm trọng. Ngoại trừ Hong Kong, những thành phố trong top 10 đều ghi nhận khả năng mua nhà giảm mạnh so với một năm trước đó, trong bối cảnh đại dịch làm trầm trọng thêm khoảng cách giàu nghèo.
Sự xuất hiện của lượng lớn người mua mới, đặc biệt là ở các vùng ngoại ô, là một trong những lý do khiến giá nhà tăng "phi mã" ở những thành phố trên. Nhiều hộ gia đình có thu nhập thấp và trung bình phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ nạn lạm phát nhà ở, khiến chất lượng cuộc sống của họ ngày càng đi xuống.
"Tình trạng suy giảm khả năng chi trả nhà ở là mối đe dọa hiện hữu đối với các hộ gia đình có thu nhập trung bình. Sự bất bình đẳng giàu nghèo tăng lên trong những thập kỷ gần đây phần lớn là do chi phí nhà ở tăng cao", Bloomberg trích dẫn báo cáo.
Chính sự chênh lệch giàu nghèo khiến nhiều người Hong Kong phải tìm đến những căn nhà "quan tài" hay sống chen chúc trong các tòa chung cư xuống cấp. Báo cáo của Liber Research Community công bố hôm 4/1 cho biết, cứ 8 căn hộ được bán ở Hong Kong thì có một là siêu nhỏ. 13% số căn được bán ở đặc khu này trong năm 2019 có diện tích dưới 24m2, tức nhỏ hơn hai chỗ đỗ xe hơi. Trong khi đó, năm 2010, doanh số căn hộ tí hon chỉ chiếm 0,3% cả thị trường.
Đáng chú ý, những căn hộ này có thể được chào bán với giá lên đến 5 triệu đôla Hong Kong (645.000 USD), dù chúng hầu như không thể đáp ứng đầy đủ những nhu cầu cơ bản. Trong 8.550 căn hộ siêu nhỏ được Liber Research Community khảo sát từ năm 2010 đến năm 2019, 85% không có phòng ngủ riêng và 70% thiếu cửa sổ trong nhà vệ sinh. Gần như tất cả không có bếp riêng.
" alt=""/>Nhà ở Hong Kong đắt nhất thế giới 11 năm liên tiếpCác phần tử khủng bố IS (Ảnh: Mehr News).
Thủ tướng Iraq Mohammed Shia al-Sudani phát đi tuyên bố trên hôm 22/10, cho biết tên Jassim Al-Mazrouei, còn được gọi là Abu Abdul Qader đã mất mạng.
Trong một bài đăng trên X, thủ tướng đã viết, "Tôi xin chúc mừng những người đã tiêu diệt thủ lĩnh IS ở Iraq và 8 lãnh đạo cấp cao của nhóm".
Ông Al-Sudani nhấn mạnh rằng chiến dịch đặc biệt này do cơ quan chống khủng bố và an ninh quốc gia của đất nước dưới sự giám sát của Bộ Tư lệnh Chiến dịch Chung (JOC) thực hiện.
Ông đánh giá cao các lực lượng an ninh, nhấn mạnh: "Không có chỗ cho những kẻ khủng bố ở Iraq. Chúng tôi sẽ truy đuổi chúng đến tận nơi ẩn náu và tiêu diệt chúng cho đến khi đất nước Iraq thanh trừng chúng và những hành động tàn bạo của chúng".
JOC, liên minh chống khủng bố do Mỹ đứng đầu, cho biết chiến dịch tiêu diệt các chỉ huy IS được hỗ trợ kỹ thuật và thông tin tình báo từ lực lượng Liên minh toàn cầu.
IS, tổ chức đã tấn công Iraq vào năm 2014 và giành được khoảng 45% lãnh thổ của đất nước trong một thời gian ngắn, đã bị đánh bại vào năm 2017 với sự hỗ trợ từ liên minh chống khủng bố do Mỹ dẫn đầu.
Tuy nhiên, kể từ đó, những mầm mống của nhóm khủng bố này vẫn tìm cách trỗi dậy và thực hiện các cuộc tấn công khủng bố.
Lực lượng Iraq đã tăng cường các hoạt động chống lại IS vào năm 2024. Trong một bài trả lời phỏng vấn với Bloombergvào tháng trước, ông al-Sudani tuyên bố rằng quốc gia Trung Đông này không còn cần quân đội Mỹ trên lãnh thổ của mình nữa, bởi vì "Iraq vào năm 2024 không giống như Iraq vào năm 2014" và nói thêm rằng "Chúng tôi đã chuyển từ giai đoạn chiến tranh sang ổn định".
Vào tháng 9, Iraq và Mỹ đã ra tuyên bố chung cho biết Washington sẽ kết thúc sứ mệnh quốc tế do Washington đứng đầu tại Iraq trong 12 tháng tới. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc sau đó đã làm rõ rằng mặc dù sứ mệnh của Mỹ đang thay đổi, nhưng không có nghĩa là Washington sẽ rút quân hoàn toàn.
Mối quan hệ quốc phòng Mỹ - Iraq sau đó sẽ chuyển từ liên minh sang mối quan hệ an ninh song phương mở rộng. Giai đoạn này sẽ kết thúc muộn nhất là vào tháng 9/2025.
Baghdad đã đàm phán chính thức về việc rút quân của Mỹ trong ít nhất 9 tháng, trong khi các quan chức Iraq cũng đưa ra những lời kêu gọi tương tự trong nhiều năm.
Theo RT" alt=""/>Thủ lĩnh khủng bố IS ở Iraq bị tiêu diệt