Nhà thơ Hữu Thỉnh (Ảnh: BTC).Nhà thơ Hữu Thỉnh cho biết, rất yêu quý Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông đọc nhiều tác phẩm nổi tiếng của Đại tướng, tiếp nhận từ đó những giá trị cao quý về vẻ đẹp của bộ đội Cụ Hồ, về sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương, của Bác và đặc biệt là thiên tài quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
"Tác phẩm của Đại tướng truyền cảm hứng mạnh mẽ cho tôi. Sau nhiều năm suy nghĩ, tôi quyết định phải viết một cái gì đó về Điện Biên Phủ. Trước khi bắt tay vào công việc khó khăn này, tôi đã nhiều lần lên Điện Biên, đến các địa danh lịch sử, gặp gỡ một số cán bộ, chiến sĩ từng tham gia chiến đấu ở Điện Biên, đọc rất nhiều sách báo trong và ngoài nước viết về chiến dịch 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu' này", nhà thơ Hữu Thỉnh cho biết.
Để tôn trọng tính chân thực lịch sử, trong tập trường ca, nhà thơ Hữu Thỉnh sử dụng một số chi tiết từ cuốn sách của Đại tướng và nhà văn Hữu Mai, ông đã xin phép gia đình họ và được chấp thuận.
Nhà thơ Hữu Thỉnh cho rằng, cái khó khi viết về một chiến dịch lịch sử là phải khơi dậy sự xúc động trong tâm hồn người đọc. Khó hơn nữa là qua 70 năm, sự kiện lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ đã được các nhà quân sự, sử gia, nhà văn, nhà báo và nhất là những người trong cuộc nói rất nhiều. Đó là những thách thức đối với tác giả.
Với tất cả sự thành tâm của mình, ông chỉ dám xem Giao hưởng Điện Biênnhư một nén nhang tinh thần tri ân những người đã làm nên một trong những chiến công oanh liệt nhất thời đại Hồ Chí Minh.
Tại lễ ra mắt sách, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều cho biết: “Tôi đã đọc, vừa lo lắng, vừa hồi hộp, vừa hứng thú để xem rằng Điện Biên Phủ - một chiến dịch, một chiến thắng lừng lẫy đã được dựng lại trong thi ca mang vẻ đẹp gì? Tất cả chương hồi, câu chuyện, sự kiện cơ bản ở vùng miền núi Tây Bắc cho đến các nhân vật đã được Hữu Thỉnh tái hiện sinh động, sâu sắc, kỳ vĩ.
70 năm là một thách thức với một nhà thơ để sáng tạo tác phẩm về một sự kiện lịch sử, nhưng 70 năm cũng cho nhà thơ Hữu Thỉnh lùi lại khoảng thời gian thật dài để thấm sâu hơn sự hy sinh lớn lao của quân dân Việt Nam, để thấm sâu sự kiện kỳ vĩ, quan trọng với công cuộc giải phóng, giành độc lập tự do cho Tổ quốc”…
Theo nhà thơ Hữu Việt, những năm gần đây, dường như không ai dám viết trường ca. Mới chỉ đọc lướt qua Giao hưởng Điện Biên, nhà thơ Hữu Việt cho rằng đây là tập thơ vô cùng quan trọng trong dịp đất nước kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ; đồng thời cũng khẳng định nhà thơ Hữu Thỉnh vẫn là số 1 trong nền văn học Việt Nam khi viết trường ca.
Trong khi đó, nhà thơ Trần Đăng Khoa khẳng định, trường ca Giao hưởng Điện Biênlà "trận Điện Biên Phủ bằng văn chương của nhà thơ Hữu Thỉnh".
"Ở tuổi 82, nhà thơ Hữu Thỉnh viết trường ca này như một chàng trai 28 tuổi, từng chương cắm sát vào lịch sử của đất nước. Ông đã mở một trận Điện Biên Phủ bằng văn chương của riêng mình", nhà thơ Trần Đăng Khoa nói.
NSƯT Kiều Minh Hiếu đọc một chương trong trường ca 'Giao hưởng Điện Biên':
Bộ sách tiết lộ nhiều tư liệu quý về chiến thắng Điện Biên Phủ
Bộ sách với hơn 30 cuốn, bao gồm hồi ức của những người trực tiếp tham gia cuộc chiến, những sáng tác, nghiên cứu về Chiến thắng Điện Biên Phủ của các nhà văn, chuyên gia trong nước và quốc tế." width="175" height="115" alt="Trận Điện Biên Phủ bằng văn chương của nhà thơ Hữu Thỉnh" />