Để bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ nhiễm bệnh, con người quan tâm đến nhu cầu tăng cường hệ miễn dịch ngày một nhiều hơn. Nhiều người tìm đến những phương pháp nâng cao miễn dịch thông qua ăn uống quân bình âm - dương trong bữa ăn hàng ngày - ăn thực dưỡng, như là một biện pháp chăm sóc sức khỏe.
Theo giáo sư người Nhật Bản Georges Ohsawa, nếu con người được nuôi dưỡng bằng thực phẩm phù hợp dựa trên nền tảng quy luật tự nhiên, các cơ quan trong cơ thể sẽ hoạt động điều hòa, sức khỏe được phục hồi và khang kiện trở lại. Vì vậy, sự hài hòa âm - dương trong thực phẩm rất quan trọng. Ông Ohsawa đã tìm và chứng minh được ngũ cốc toàn phần, đặc biệt là gạo lứt là thực phẩm có tính cân bằng âm dương tốt bậc nhất. Để có sức khỏe bền vững thì phải lấy ngũ cốc làm trung tâm trong bữa ăn hàng ngày.
Để phát triển phương pháp này giúp chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, cũng như để những ai có nhu cầu có thể dễ dàng tiếp cận và thực hiện, thực dưỡng miễn dịch ra đời.
Thành phần trong thực dưỡng miễn dịch là sự kết hợp giữa Beta Glucan chiết xuất từ 9 loại nấm theo công nghệ Nhật Bản kết hợp với gạo lứt huyết rồng nảy mầm và các loại hạt như: đậu đen, đậu đỏ, đậu Hà Lan, mè đen, hạt kê tuân thủ theo nguyên lý thực dưỡng Ohsawa.
![]() |
Thành phần trong thực dưỡng miễn dịch |
Beta Glucan có công dụng kích thích hệ miễn dịch tự nhiên, tăng cường sức khỏe hô hấp. Beta Glucan giúp tăng cường hoạt động của các đại thực bào và kích thích tăng tiết nhiều cytokines (chất hoạt hóa tế bào) nhằm tiêu diệt các mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài, phòng các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, virus. Beta Glucan cũng được sử dụng để phục hồi hệ thống miễn dịch do cơ thể bị suy yếu, mệt mỏi, đầu óc căng thẳng, hay trong quá trình điều trị ung thư bằng hóa xạ trị.
Kết hợp với gạo lứt huyết rồng nảy mầm, cùng các loại hạt ngũ cốc như họ đậu đỗ, hạt kê, mè đen giúp cung cấp đầy đủ những dưỡng chất thiết yếu bao gồm đạm thực vật, protein, các axit amin là nguyên liệu để tổng hợp lên kháng thể, cùng với các vitamin và khoáng chất giúp nâng cao thể lực, thể trạng.
Giải pháp tăng cường sức khỏe cho cả gia đình
Cuộc sống ngày càng bận rộn, khiến bạn khó có thể dành nhiều thời gian chăm sóc gia đình, con cái để đảm bảo đúng tiến độ công việc. Đặc biệt đối với trẻ em trong giai đoạn đang phát triển và người già sức đề kháng suy yếu cần sự quan tâm đặc biệt hơn. Đó cũng là lý do bạn luôn muốn tìm kiếm các giải pháp tăng cường sức khỏe cho cả gia đình.
Theo Đại tá, Thầy thuốc nhân dân Quách Văn Mích - Chuyên gia về thực dưỡng, thực dưỡng miễn dịch là giải pháp chăm sóc sức khỏe, giúp nâng cao hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật.
![]() |
Theo ông, trong Nutri Ancan - thực dưỡng miễn dịch đầu tiên tại Việt Nam có thành phần từ thực vật, những thành phần này an toàn và sử dụng phù hợp cho các thành viên trong gia đình hay kể cả những người đang mang bệnh lý, người ăn kiêng…
Cùng với việc tăng cường sức khỏe qua lối sống, thể dục thể thao thì việc chủ động tăng cường miễn dịch cho bản thân và gia đình thông qua giải pháp chăm sóc sức khỏe từ bên trong theo thực dưỡng miễn dịch được nhiều người lựa chọn.
Nutri Ancan với thành phần chính là gạo lứt huyết rồng nảy mầm, các loại đậu như đậu đen, đậu đỏ, đậu Hà Lan, hạt kê, mè đen...Đặc biệt là thành phần Beta Glucan chiết xuất từ 9 loại nấm theo công nghệ Nhật Bản có tác dụng cung cấp dưỡng chất thiết yếu và tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao bảo vệ sức khỏe con người.
Đơn vị chịu trách nhiệm sản phẩm: Công ty TNHH Thành Đạt Triệu Sơn Trụ sở chính: P1101 Tòa nhà C2 - Vinaconex 1, số 289A Khuất Duy Tiến, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội Hotline: 0866.218.788 Website: https://nutriancan.com.vn/ |
Ngọc Minh
" alt=""/>Thực dưỡng miễn dịchCẩn trọng 'ngày thứ 4 chết người' khi bị sốt xuất huyết
Báo động: Sốt xuất huyết tại Hà Nội tăng vọt 4 lần
Hà Nội: Nữ sinh viên 19 tuổi tử vong vì sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh nhiễm trùng cấp tính, bệnh có thể bùng phát thành dịch tương đối lớn do virus Dengue gây nên. Bệnh sốt xuất huyết lan truyền chủ yếu là do muỗi Aedes albopictus và Aedes aegypti.
Sốt xuất huyết Dengue là bệnh dịch đã từng xảy ra ở nhiều nước trên thế giới và đang bùng phát tại một số tỉnh thành ở nước ta. Bệnh có thể có thể dẫn tới tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết chủ yếu do virus dengue từ cơ thể loài muỗi Aedes aegypti gây nên, chu kỳ lây nhiễm chủ yếu là: Đầu tiên muỗi cái Aedes hút máu bệnh nhân nhiễm virus Dengue, tiếp theo virus này sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi từ 8 đến 11 ngày rồi tiếp tục trong thời gian đó truyền bệnh cho người, virus đi vào cơ thể người rồi tiếp tục lại quay lại vòng tuần hoàn: muỗi Aedes hút máu từ cơ thể người bệnh rồi truyền sang cơ thể người lành.
Theo tổ chức y tế thế giới, sốt xuất huyết là mối đe dọa đến sức khỏe và là mối quan tâm hàng đầu về sức khỏe cộng đồng của không ít quốc gia tại châu Mỹ và châu Á. Ước tính có khoảng trên dưới 50 triệu người bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết mỗi năm. Bệnh sốt xuất huyết có thể xảy ra nhiều lần trong năm. Tuy nhiên trong thời gian mùa mưa dịch sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát cao nhất.
Thông qua muỗi Aedes đốt, virus Dengue có thể lây từ người bệnh sang người lành, tuy nhiên virus này không lây trực tiếp từ người sang người. Virus Dengue có nhân ARN, thuộc nhóm Flavivirus, có bốn típ huyết thanh (D1, D2, D3, D4).
Các virut Dengue có kháng nguyên đặc hiệu của típ, có những kháng nguyên chung của nhóm, có những kháng nguyên đặc hiệu cho riêng từng típ, có thể gây phản ứng chéo một phần sau khi bị nhiễm một trong bốn típ.
Trong thời gian bị sốt, virus Dengue tồn tại ở trong máu bệnh nhân. Có thể tìm thấy kháng nguyên virus Dengue ở tuyến ức, đại thực bào, phổi, tế bào Kuffer ở gan, lách, tế bào monocyt ở máu ngoại biên.
Đặc điểm của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết
Người bệnh bị muỗi Aedes đốt khi đó muỗi sẽ mang virus Dengue truyền cho người lành. Muỗi Aedes đốt (cắn, hút máu) vào ban ngày và thường thời gian đốt nhiều nhất là lúc chiều tối và sáng sớm.
Muỗi Aedes aegypti mình đen, nhỏ, chân và thân có những đốm trắng nếu nhìn bằng mắt thường và nó thường được gọi là muỗi vằn.
Muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) thường đậu ở nơi tối trong nhà, chăn màn, dây phơi, trên quần áo, và các đồ dùng sinh hoạt khác, chúng cũng thường sống ở các khu đô thị.
Muỗi Aedes albopictus thích sống ở những nơi rậm rạp như ở lùm cây, bạn có thể hay bắt gặp chúng nhiều ở vùng nông thôn.
Ngay sau khi hút máu người bệnh, muỗi cái có thể truyền bệnh hoặc virus nhân lên ở tuyến nước bọt của muỗi, muỗi có thể truyền bệnh sau đó 8-10 ngày.
Trong suốt vòng đời của muỗi (khoảng 174 ngày tức là từ 5-6 tháng), người ta thấy muỗi bị nhiễm virus Dengue có thể truyền bệnh trong suốt khoảng thời gian đó. Muỗi Aedes đẻ trứng ở các ao hồ, chậu lọ hoặc dụng cụ chứa nước trong làng hoặc gia đình như chum, bể nước, chậu hoa… hoặc các đồ phế thải có chứa nước như: vỏ dừa, lon nhựa, lốp xe….
Muỗi Aedes có thể sinh sản quanh năm, và sinh sản mạnh vào những tháng sau mùa mưa. Trứng muỗi thường mất 11 đến 18 ngày, khi nhiệt độ đạt ngưỡng từ 29 đến 31 độ C để phát triển thành muỗi trưởng thành.
Qua nguyên nhân bệnh sốt xuất huyết ở trên, để phòng bệnh sốt xuất huyết trước tiên các gia đình cần giữ vệ sinh nơi ở thật sạch sẽ, tránh chứa nhiều những vật dụng không cần thiết như chai lọ, những đồ có khả năng chứa nước thải hoặc nước mưa quanh nơi sinh sống.
Phải diệt ấu trùng muỗi (lăng quăng), không tạo điều kiện để muỗi đẻ trứng bằng biện pháp như:
+Thả cá vàng hay các loại cá ăn lăng quăng vào trong lu, giếng, chum, vại.
+Đổ hết nước trong các vật chứa đựng nước không cần thiết.
+Tránh để đồ đạc lộn xộn hoặc để nhiều đồ vào chỗ tối tạo khe hở cho muỗi sinh sản.
+Đặt bát nước muối ở các khe trong nhà.
+Sử dụng hương muỗi, thuốc xịt, đèn bắt muỗi… để phòng bệnh sốt xuất huyết.
Khuê Minh
" alt=""/>Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết bạn cần biết
Cách đây 1 tháng, mẹ chồng em bị tai nạn phải nằm viện bó bột và điều trị 18 ngày. Trong thời gian này, chồng em vẫn đi làm hành chính nên mọi việc của bà ở viện đều do em lo liệu từ việc đưa bà đi khám, chụp chiếu, thay băng ... đến cơm nước, giặt giũ.
Chỉ riêng việc dọn rửa vệ sinh cho bà em không tự tay làm mà thuê người làm với giá 200 nghìn/ngày. Mẹ chồng thấy em thuê người dọn rửa cho mình thì tiếc tiền và tự ái. Bà muốn tự tay em phải làm để đỡ tốn tiền nhưng em không đồng ý. Vì thế bà giận dỗi, không chịu ăn.
![]() |
Ảnh minh họa |
Chồng em thấy mẹ ốm lại không ăn thì xót mẹ nên bắt em "xuống nước", chiều ý bà. Em không chịu nên vợ chồng cãi nhau. Anh bảo em ích kỷ không biết nhường nhịn người già. Theo anh, việc dọn rửa vệ sinh cho bà là trách nhiệm của nàng dâu. Anh còn bảo, cả nước Việt Nam, ai đi làm dâu cũng phải phụng dưỡng, chăm sóc bố mẹ chồng như vậy, chỉ có em là "Tây hóa" mà đã Tây hóa thì sang Tây mà ở.
Em không chấp nhận được những lời nói bảo thủ ấy nên nhất quyết không làm. Em nghĩ, em đã làm tròn bổn phận của mình. Lẽ ra bà ốm đau con cái ruột thịt của bà, nhất là mấy cô con gái phải túc trực để làm việc đó nhưng đằng này, 2 cô con gái ở Hà Nội nhưng cô nào cũng lấy lý do bận. Cô thì con nhỏ, cô thì ly dị, không có người chăm con nên cũng chỉ đến được chốc lát.
Bận thì ai chả bận, em cũng con nhỏ, cũng kinh doanh cửa hàng quần áo nhưng vì bà em đã phải gửi con em về ông bà ngoại rồi vất vả suốt 18 ngày để lo cho bà. Vậy mà cả nhà chồng rồi cả họ hàng nhà chồng ùa vào nói em.
Hôm mẹ chồng em ra viện, chúng em đưa bà về Hà Nam theo ý muốn của bà. Hàng xóm đến chơi, mẹ chồng, bố chồng em đều oang oang đay nghiến em. Bà bảo với họ hàng là em láo, mẹ chồng ốm mà không thèm dọn rửa lại đi thuê người khác làm. Thế là mọi người được đà, trách móc em. Họ còn lý luận theo kiểu, dù có giàu có đến đâu thì con dâu vẫn phải là người phụng dưỡng, chăm sóc cho bố mẹ chồng. Ai cũng nhìn em bằng con mắt hình viên đạn như thể em là đứa láo lếu, sống không biết điều.
Vì thế, em thấy ghét và khó chịu với bố mẹ, họ hàng nhà chồng. Sau khi đưa mẹ về quê, em chỉ gọi điện chứ ít khi về. Nhưng gọi điện thì mẹ chồng em ngấm nguẩy không nghe hoặc nghe nhưng nói giọng khó chịu nên em cũng ít gọi dần. Thế là, như một cái vòng luẩn quẩn, gia đình chồng em càng được thể tách móc con dâu.
Tất cả coi em như kẻ tội đồ. Chồng em thì bị gia đình tác động nên cũng xa lánh vợ. Cả tháng, anh không thèm nhìn mặt em, hễ nói là anh chửi bới thóa mạ em.
Hôm qua, nhân việc anh bắt em phải đóng cửa hàng để về quê chăm mẹ anh một tuần, em đã cãi nhau rất to với anh. Anh còn tát em 2 cái rồi vội vã đi làm hồ sơ ly hôn khiến em càng cay cú và cũng muốn giải quyết dứt điểm...Mọi người thấy em làm vậy là đúng hay sai ?
M.H (Hải Phòng)
" alt=""/>Chồng đánh đập, đòi ly hôn vì vợ không chịu lau rửa vệ sinh cho mẹ chồng