Môi trường làm việc chuyên nghiệp, nhân văn không chỉ giúp người lao động gia tăng hiệu quả làm việc mà còn giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Thấu hiểu được tầm quan trọng này, 5 năm qua, Đại Hưng Thịnh đã nỗ lực xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, nơi mỗi nhà môi giới có thể cống hiến, được công nhận và có cơ hội phát triển tối đa năng lực. |
Với phương châm “Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn”, Đại Hưng Thịnh luôn khuyến khích và tạo điều kiện để nhân viên liên tục sáng tạo, đổi mới để phát triển từng ngày |
7 “điểm cộng” trong môi trường làm việc Đại Hưng Thịnh
Đề cao sự thoải mái trong môi trường làm việc: Đại Hưng Thịnh luôn mong muốn trở thành 1 nơi để thực hiện đam mê BĐS của nhân viên. Một môi trường làm việc thân thiện và tự do. Vì vậy, nhân viên của Đại Hưng Thịnh có thể thoải mái làm việc bất kỳ nơi đâu, bất cứ khi nào, nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả công việc tốt.
Cơ hội học hỏi không ngừng: “Luôn chia sẻ” được xem là châm ngôn đào tạo nên con người Đại Hưng Thịnh. Nhờ thế nên, nhân sự trẻ tuổi khi gia nhập vào “đại gia đình” này đều mang trong mình tâm lý thoải mái, được chỉ bảo tận tình, đào tạo chuyên sâu và chia sẻ nhiều kinh nghiệm trong công việc.
 |
Đại Hưng Thịnh luôn sẵn sàng chào đón những nhân sự chưa có kinh nghiệm hay sinh viên mới ra trường vào làm việc |
Tạo nên nguồn thu nhập không giới hạn: Ngoài khoản thu nhập cố định, Đại Hưng Thịnh còn là nơi được nhiều bạn trẻ lựa chọn bởi nguồn thu nhập không giới hạn. Đi kèm với đó, sự đa dạng trong sản phẩm còn là một lợi thế lớn giúp nhân viên dễ dàng “chốt sale”.
Cơ hội thăng tiến rộng mở: Một trong những điều làm nên sự khác biệt tại BĐS Đại Hưng Thịnh đó là tính công bằng. Do vậy, tất cả mọi người tại đây đều được đánh giá khách quan bởi năng lực làm việc. Đại diện doanh nghiệp chia sẻ, nhờ đó mà công ty có nhiều nhân sự trẻ tuổi nhưng lại đảm nhiệm các vị trí cao như Giám đốc Kinh doanh, Giám đốc sàn, Trưởng phòng…
Tạo cơ hội để nhân viên nâng cao kỹ năng mềm: Tại Đại Hưng Thịnh, tất cả nhân viên đều được tham gia vào các khoá học đào tạo kỹ năng bán hàng và luôn được hỗ trợ tối đa trong công việc.
 |
Quán Café Đại Hưng Thịnh |
Giúp mỗi người vượt ra khỏi vùng an toàn, thiết lập mối quan hệ: Với tính chất bám sát biến động thị trường và tiếp xúc với nhiều tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là giới thượng lưu, nhân viên của Đại Hưng Thịnh không chỉ có cơ hội vượt ra vùng an toàn mà còn tạo dựng và mở rộng các mối quan hệ tiềm năng.
Tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, vui chơi lành mạnh: Nhằm tạo động lực làm việc cho nhân viên và khích lệ sự đổi mới, sáng tạo, ban lãnh đạo Đại Hưng Thịnh đã tích cực xây dựng các chương trình, hoạt động ngoại khóa như: cuộc thi về sáng tạo content với giải thưởng hấp dẫn, hoạt động thể thao mở rộng hay team building hằng năm để tạo dựng tính đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên và bộ phận trong công ty.
 |
Giải cờ tướng Đại Hưng Thịnh (ảnh tư liệu) |
Nơi năng lực được công nhận
Đại diện công ty cho biết, bới danh mục hoạt động đa dạng trong ngành BĐS như: Tư vấn, môi giới; xây dựng nhà, công trình; lắp đặt hệ thống xây dựng; hoàn thiện công trình xây dựng... Đại Hưng Thịnh hiện đang sở hữu nguồn nhân lực chất lượng với hơn 500 thành viên.
“Ngoài việc trả lương đúng với năng lực, chế độ phúc lợi và chế độ đãi ngộ chu đáo, Đại Hưng Thịnh không ngần ngại đưa ra nhiều chính sách thưởng hấp dẫn cho nhân viên có năng lực”, đại diện doanh nghiệp khẳng định.
 |
Một buổi đào tạo của nhân viên Đại Hưng Thịnh (ảnh tư liệu) |
Ban lãnh đạo cho biết, mục tiêu của Đại Hưng Thịnh không chỉ dừng lại ở việc xây dựng một nơi làm việc lý tưởng mà còn tạo ra ngôi nhà thứ hai cho nhân viên. Nơi họ được cống hiến, được công nhận và có cơ hội phát triển tối đa năng lực bản thân.
Minh Hòa
" alt=""/>Hành trình kiến tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp của Đại Hưng Thịnh

-Việc thanh tra, xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai được thực hiện đồng loạt trên phạm vi toàn thành phố Hà Nội.UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 210 tổ chức thực hiện Đề án của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến năm 2020” trên địa bàn Hà Nội. Kế hoạch nhằm tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 trên toàn địa Hà Nội.
Việc thanh tra, xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai được thực hiện đồng loạt trên phạm vi toàn thành phố, tập trung đối với một số nhóm đối tượng quản lý, sử dụng đất đang có nhiều nổi cộm; mỗi năm sẽ thực hiện đối với một nhóm đối tượng nhất định.
 |
Hà Nội thanh tra, xử lý vi phạm đất đai toàn thành phố |
Cụ thể năm 2017, tập trung thanh tra việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai ở các cấp, trong đó: Giao Sở Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra Thành phố chủ động phối hợp, cung cấp các hồ sơ, tài liệu phục vụ yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc thanh tra thực hiện thủ tục hành chính về đất đai tại Thành phố Hà Nội và 02 đơn vị cấp huyện; Giao Thanh tra Thành phố chủ trì cùng Sở Nội vụ, Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thanh tra việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai tại Sở Tài nguyên và Môi trường và tại 05 đơn vị cấp huyện.
Năm 2018, tập trung thanh tra việc quản lý, sử dụng đất tại các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thanh tra việc quản lý, sử dụng đất tại 03-05 khu công nghiệp, cụm công nghiệp có dấu hiệu vi phạm.
Năm 2019, tập trung thanh tra việc quản lý, sử dụng đất tại các cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài khu công nghiệp. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thanh tra 20 cơ sở, tổ chức kinh tế sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ có dấu hiệu vi phạm pháp luật đất đai.
Năm 2020, tập trung thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai trong việc quản lý, sử dụng đất trồng lúa theo quy định của pháp luật. Giao Thanh tra Thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thanh tra việc quản lý, sử dụng đất trồng lúa tại các cơ quan nhà nước có liên quan ở cấp Thành phố và tại 05 đơn vị cấp huyện.
Hàng năm, trên cơ sở kết quả thực hiện, kết quả thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai, các Sở, ban, ngành Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã và UBND các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện...
Hồng Khanh
" alt=""/>Hà Nội thanh tra, xử lý vi phạm đất đai toàn thành phố
1. Vợ mắc Covid-19 ngay trước kỳ sinh nở, anh Nguyễn Duy Tiên (sinh năm 1977) lòng như lửa đốt.Thất nghiệp vì dịch bệnh, gia đình nheo nhóc, anh Tiên bắt đầu xuất hiện những con đau. Anh là lao động tự do, vợ anh - Bùi Thị Vinh làm công nhân, sinh sống tại quận 12, TP.HCM. Họ là những người Quảng Nam mưu sinh ở đất khách như hàng triệu người khác.
 |
Anh Tiên trong phòng trọ tại quận 12, TP.HCM |
Vợ có chỉ định mổ bắt con ngày 4/9 vì bệnh Covid-19 trở nặng. Rối bời, anh chỉ biết đặt hy vọng vào bác sĩ. Anh ở nhà thấp thỏm, vừa chăm con, vừa ngóng tin vợ.
“Tối đó, vừa cho 2 con uống sữa xong, tôi nhận điện thoại của bệnh viện. Vợ mất rồi! Tôi hỏi đi hỏi lại, có thật không", anh Tiên vĩnh viễn không quên cuộc gọi định mệnh ngày 16/9.
Bé Vy - vừa chào đời trong khu điều trị Covid-19 của Bệnh viện Hùng Vương, nay mồ côi mẹ.
Mảnh đất này nuôi nấng gia đình anh, nhưng cũng là nơi đau thương sau cơn bão Covid-19. Không thể trụ lại, anh đưa 2 con (sinh năm 2009 và 2013) và tro cốt của vợ về quê nhà Quảng Nam, rau cháo hơn 2 tháng qua. Bất đắc dĩ, anh phải gửi lại bé út vừa cho người thân nuôi nấng.
“Không biết lấy gì nuôi con. Ngày xưa còn vợ, còn việc. Bây giờ, đầu óc tôi đau cuồng, không tỉnh táo nữa. Khám bệnh ở Khoa Tâm Thần, Bệnh viện Quảng Nam suốt nhưng cũng chưa cải thiện. Mấy tuần qua, muốn đưa các con vào TP.HCM, nhưng chỉ sợ đêm hôm, mình làm sao, các con ai nuôi nấng”, anh Tiên ngậm ngùi.
Hôm nay, anh nghe tin TP.HCM tưởng niệm hơn 17.000 người đã tử vong trong đại dịch Covid-19. Từ quê nhà Quảng Nam, anh thắp một nén tâm nhang.
 |
Gia đình anh Nguyễn Duy Tiên sau đại dịch. |
2. Ba đứa trẻ, đứa nhỏ nhất 4 tuổi, được gọi chung là trẻ mồ côi. Ông bà, cha mẹ của các bé đều lần lượt qua đời vì Covid-19. Người mẹ mới 28 tuổi, cha 30 tuổi. Các bé chỉ còn người cậu là anh Trần Văn Thời (huyện Hóc Môn, TP.HCM) là nơi nương tựa cuối cùng.
“Tôi sợ nếu một ngày mình có kết quả dương tính, các cháu tôi khó có cuộc sống an lành. Đừng nghĩ trẻ con không biết đau, thằng Út bốn tuổi thường giật mình khóc nửa đêm đòi mẹ”, anh Thời chia sẻ.
Nghe người lớn nói chuyện về lễ tưởng niệm, 3 đứa trẻ đòi cậu Thời mua nến để thắp cho ông bà, cha mẹ. Anh Thời mong mỏi, chúng sẽ hiểu được mọi người luôn quan tâm, yêu thương mình. Và tin rằng, không ai lãng quên cha mẹ của bọn trẻ.
“Tôi mong muốn tất cả trẻ em không may mất cha, mẹ, người thân vì Covid-19, sẽ vẫn có được giấc ngủ ngon trong những vòng tay nhân ái khác”.
Chỉ có tình thương, mới giúp các bé phần nào đỡ thiệt thòi với thân phận trẻ mồ côi.
3. Chị Trần Thị Long Phụng (Phòng Công tác xã hội) Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM sẽ không quên hình ảnh một cụ ông trong bộ comple đẹp nhất chị từng gặp.
Đó là một bệnh nhân đã hơn 90 tuổi tại Trung tâm Hồi sức Covid-19 nơi chị công tác. Cụ được tiên lượng tử vong gần vì tình trạng quá nặng, can thiệp không thành công.
Các bác sĩ gọi điện đến gia đình, giải thích tình hình. Chị Phụng đợi đến lúc gia đình phần nào chấp nhận sự thật, mới gọi điện đến để động viên và hỏi thăm tâm nguyện.
 |
Góc tưởng niệm đơn sơ tại Trung tâm Hồi sức Covid-19, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM. |
“Gia đình xin gửi vào 1 bộ comple mà ông cụ thích nhất. Vì trước đây, cụ luôn dặn phải mặc đúng bộ đồ đó lúc qua đời.
Bệnh nhân khi đó nằm hôn mê, các anh chị điều dưỡng cố hết sức mặc cho cụ, dù không dễ xoay trở. Cụ mặc comple, đeo cà-vạt nữa, đẹp lắm, không giống như người bệnh. Rồi chúng tôi chụp lại hình ảnh ý nghĩa đó”, chị Phụng nhớ lại.
Ba ngày sau khi cụ mất, gia đình làm cơm cúng, cũng là lúc nhận được di ảnh từ bệnh viện gửi về. “Họ nghẹn ngào lắm. Vì di nguyện đã hoàn thành, chắc ông ra đi đã rất thanh thản!”, chị Phụng kể.
Những hình ảnh mà chị Phụng lưu giữ và gửi về gia đình, là điều vô giá. Bởi trong 24.000 đồng bào đã mất vì Covid-19, có vô vàn người ra đi trong cô độc, không người thân kề cận phút cuối đời.
Đại dịch đã để lại những xót xa, mất mát không thể bù đắp. Lễ tưởng niệm tối nay, phần nào xoa dịu nỗi đau ấy, để người còn sống có thể tiếp tục sống vì những người đã mất.
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất
Linh Giao

Tưởng niệm hơn 23 ngàn người mất vì Covid-19
“Covid-19 đã cướp đi ba mẹ tôi, giờ nhà chỉ còn mình tôi với nỗi nhớ khôn nguôi”, chị Thảo tâm sự. Hôm nay, cả nước sẽ tưởng niệm hơn 23 ngàn người mất vì Covid -19, trong đó có ba mẹ chị Thảo.
" alt=""/>Những mảnh đời vá víu sau đại dịch Covid