Google đang có ý định tăng cường sự xuất hiện của ảnh động trên nền tảng của mình. Điều này được thực hiện bằng việc thâu tóm đối tác ảnh GIF Tenor của Facebook.
Mua Lytro,ạiđếchếảnhđộnewcastle – fulham Google muốn Pixel thành smartphone chụp ảnh số 1Google mua lại đế chế ảnh động GIF Tenor


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Parma vs Juventus, 1h45 ngày 22/4: Tất cả vì Champions League -
- Hoàn toàn tán thành về việc xây một nền giáo dục trung thực, song nhiều người trong cuộc lại cho rằng: để có giáo dục trung thực thì cả xã hội, các ngành nghề khác, mỗi người đều phải vào cuộc, tạo nên một sự thay đổi đồng bộ. Ai cho giáo viên trung thực?Các tin liên quan Nếu tôi là Bộ trưởng Bộ Giáo dục?
'Là bộ trưởng, tôi cần 5 năm để thay đổi'
Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng Băn khoăn của người trong cuộc...
Trong khi nhiều người quy trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên thì tâm sự của chính những người đứng trên bục giảng lại cho thấy họ mới là những người trăn trở, băn khoăn nhiều nhất.
Nhiều giáo viên, đặc biệt là những nhà giáo trẻ chia sẻ cảm giác bất lực, muốn thay đổi nhưng lại phải chịu nhiều áp lực từ lãnh đạo, từ đồng nghiệp khiến những quyết tâm, những trăn trở của họ với nghề chỉ mang tới sự chán nản, thất vọng và bi quan.
Cô giáo Thu Anh chia sẻ, chị thực sự cảm thấy ‘hồ hởi trong lòng’ khi rộ lên tin đồn 3 môn thi tốt nghiệp là Thể dục, giáo dục công dân và công nghệ vì nghĩ rằng ‘đang có sự thay đổi’… “Tôi biết làm người quản lí rất khó nhưng không lẽ cái sai cứ để hoài trên giấy tờ sao, cứ mãi như vậy sao. Chương trình cũ không đổi mới, cái đổi mới mà ta vẫn nói thì càng nặng nề cứng nhắc hơn nữa.
Tôi là giáo viên, tôi đau lòng khi thấy cái áp lực vô hình đè nặng lên vai các em suốt 12 năm và thấy cả phản ứng đối phó của các em khi tới giờ lên lớp. Chúng tôi là giáo viên, chúng tôi phải có trách nhiệm. Điều đó đúng, nhưng chương trình, quy định không cho phép chúng tôi làm khác nhiều được”.
Một cô giáo khác cũng đồng cảm với tình cảnh ‘tiến thoái lưỡng nan’ này: “Tôi là một giáo viên tiểu học. Tôi rất bức xúc với những cái không thật trong ngành giáo dục hiện nay. Giáo viên muốn thật có khi cũng chẳng được, bởi điều đó ảnh hưởng tới những ‘người khác’”.
Là một giáo viên trẻ, tôi rất đồng lòng với tác giả bài viết"Nếu tôi là Bộ trưởng Giáo dục"của tác giả Phạm Xuân Anh!Thật tiếc, trong khi tôi và một vài giáo viên trẻ trong trường luôn cố gắng dạy học sinh làm một người trung thực thì một vài giáo viên có kinh nghiệm lại không làm như chúng tôi! Bạn nghĩ chúng tôi phải làm sao khi giáo viên cũ của mình đề nghị mình quan tâm vấn đề điểm của học sinh này, học sinh kia!
Thậm chí, có giáo viên còn nói thẳng: "Nó (HS) ở lại lớp 2 năm rồi, không lên lớp được đâu, cho nó lên lớp để xóa mù!" Thử hỏi cho nó lên lớp để xóa mù hay làm nó mù? Còn HS của tôi, thì hỏi điểm thấp sao thầy không cộng cho chúng em mỗi đứa 1 điểm. Lại đặt câu hỏi: từ đâu mà những HS đó có suy nghĩ như vậy?” – một thầy giáo trẻ chia sẻ những tâm sự rất thật về chuyện nghề của mình.
Cần chặn tham nhũng
Độc giả Trần Hữu Cườngcho rằng để giáo dục trung thực trước hết cần ngăn chặn ngay hiện tượng tham nhũng trong việc sử dụng nguồn vốn ngân sách dành cho xây dựng cơ bản - hạ tầng phục vụ nhiệm vụ giáo dục. “Nếu cửa của trường học luôn là loại tốt nhất, gạch xây trường là chất lượng nhất, và tất cả các thứ khác trong nhà trường luôn là loại tốt nhất và đúng giá trị nhất, thì chắc chắn có giáo dục trung thực”.
“Để có một nền giáo dục tốt cần có: người thầy, cuốn sách và môi trường xã hội” là ý kiến của bạn đọc Lê Trí.Anh cho rằng muốn thay đổi cần làm từ những điều nhỏ nhất: thấy rác thì nhặt, làm sai phải biết xin lỗi, biết tự xấu hổ...
Độc giả Đinh Công Tiếnđưa ý tưởng bên cạnh việc xây dựng một nền giáo dục trung thực, cần phải kêu gọi xã hội chấp nhận sự thật về nền giáo dục hiện tại để "xã hội đừng giật mình và bất ngờ về nền GD như tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2007".
Cắt giảm chương trình học là ý kiến được nhắc đến nhiều. Thầy giáo về hưu Lê Hữu Tuấncho rằng chương trình học hiện tại có quá nhiều nội dung không cần thiết, điển hình là việc tổ chức học nghề: “Thực chất chỉ là giả tạo để học sinh được cộng điểm, để cán bộ giáo viên lấy tiền…”
Một số độc giả đồng tình quan điểm ‘quét cầu thang phải quét từ trên xuống’, muốn giáo dục trung thực cần phải thay đổi từ các cấp lãnh đạo. Giáo dục sẽ trung thực thế nào khi mà đi thi cao học thì giám thị trong phòng quan sát giám thị hành lang, giám thị hành lang lại quan sát thanh tra như lời một độc giả phản ánh.
Độc giả Cươngmạnh dạn hiến kế nên bắt chước y chang một mô hình giáo dục nào đó đã thành công. “Làm từng bước theo từng lớp, từ lớp 1 đến lớp 12. Sau 12 năm, thì hãy điều chỉnh lại cho phù hợp hơn. Tôi đề nghị lấy toàn bộ chương trình giáo dục của Singapore hoặc Nhật Bản. Hạn chế tối đa việc sửa chữa chủ quan. Và thi cử giống các nước đó…”
Nâng cao chất lượng giáo viên cũng là một ý kiến hợp lý của bạn đọc Nguyễn Trinh.Độc giả này cho rằng cả nước chỉ nên có khoảng 5 trường đào tạo giáo viên và mức điểm đầu vào tối thiểu là 25 điểm (3 môn). Sau khi học xong, các giáo viên trẻ sẽ được phân về các trường địa phương giảng dạy.
Theo bạn đọc Nguyễn Trinh,chất lượng giáo viên thấp cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến nền giáo dục ngày càng đi xuống.
Tuy vậy, không ít ý kiến cho rằng chúng ta mới chỉ đang hô khẩu hiệu chứ chưa nghĩ tới những khó khăn khi hiện thực hóa nó. “Để giáo dục phát triển cần có tài chính lớn để đầu tư cơ sở vật chất, lương giáo viên, giáo trình... Ban sẽ lấy ở đâu? Bạn phải có cơ chế, chính sách phục vụ cho sự nghiệp phát triển đó. Bạn thay đổi được không? Bạn phải có toàn quyền để đưa ra quyết sách làm thay đổi giáo dục.
Điều này hiện nay rất khó vì liên quan đế nhiều Bộ ngành, đia phương.... Bạn làm sao để thay đổi được. Bạn phải chọn, đào tạo và xây dựng được đội ngũ cán bộ, giáo viên giỏi? Làm sao để có được? – một cán bộ công tác trong ngành giáo dục phân tích và chia sẻ những khó khăn với các lãnh đạo ngành.
Phạm Trang(tổng hợp)
"> -
Security Bootcamp 2020 đề cao yếu tố con người trong an toàn thông tinÔng Lê Tỷ Khánh, Phó Giám đốc Sở Thông tin & Truyền thông tỉnh Phú Yên phát biểu khai mạc Hội thảo Security Bootcamp 2020.
Đặc biệt, Security Bootcamp 2020 có chương trình “Đấu trường an toàn thông tin", một cuộc thi để các đội thể hiện và trình diễn năng lực, kỹ năng của mình trong việc tìm ra các điểm yếu, lỗ hổng an toàn thông tin, cũng như điều tra truy vết khi hệ thống bị xâm nhập.
Ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) chia sẻ, chủ đề “Con người: Nhân tố kiến tạo mạng lưới an toàn thông tin" được lựa chọn vào thời điểm nhân loại đang trải qua thời kì phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực khoa học công nghệ nói chung và bảo mật, an toàn thông tin nói riêng.
Con người dường như đã bị lãng quên như là yếu tố chính trong cuộc chiến toàn cầu trên không gian mạng. Theo ông Vũ Thế Bình, yếu tố con người, hay các chuyên gia bảo mật thông tin, chính là một lực lượng cốt yếu trong công cuộc chống lại các hiểm họa số.
Security Bootcamp 2020 đã có 11 tham luận của các chuyên gia. Ông Trần Minh Quảng, Trưởng Phòng Mã độc và khai thác lỗi, Công ty An ninh mạng Viettel đã trình bày tham luận “Thời gian bao nhiêu để vá lỗ hổng là hợp lý nhất?”.
Trình bày vấn đề này, ông Trần Minh Quảng chia sẻ, việc cập nhật bản vá lỗ hổng từ trước đến giờ vốn được coi là mặc định, nhưng gần đây đã có sự cải thiện đáng kể về ý thức vá lỗ hổng, dù vẫn chưa đủ nhanh. Trọng tâm của vấn đề này đã được thảo luận để xử lý những lỗ hổng an toàn thông tin sớm nhất, đủ nhanh để chống lại các cuộc tấn công vào hệ thống.
H.A.H
Diễn đàn Security Bootcamp sẽ lần đầu có “Đấu trường an toàn thông tin”
Có chủ đề về con người, diễn đàn an toàn thông tin mạng - Security Bootcamp 2020 sắp được tổ chức tại Phú Yên. Năm nay, hoạt động diễn tập sẽ lần đầu diễn ra theo cách thức mới với tên gọi “Đấu trường an toàn thông tin”.
"> -
Hội thảo tập huấn về điều tra tội phạm mạngToàn cảnh Hội thảo tại điểm cầu Việt Nam. Ảnh:ksndtc.gov.vn
Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) Tối cao phối hợp với Đại sứ quán Hoa Kỳ tổ chức Hội thảo tập huấn về điều tra tội phạm mạng. Ông Nguyễn Quang Dũng, Phó Viện trưởng VKSND Tối cao và ông Christopher Klein, Phó Đại sứ – Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đồng chủ trì Hội thảo.
Tham dự hội thảo tại điểm cầu Việt Nam, có đại biểu đại diện một số đơn vị thuộc VKSND Tối cao, VKSND cấp cao tại Hà Nội, VKSND thành phố Hà Nội; ông Cory Dunne, Tùy viên quốc gia Cơ quan Điều tra An ninh Nội địa Hoa Kỳ; ông Jon Gandomi, Điều phối viên Chương trình thực thi pháp luật và tư pháp hình sự (INL);... Hội thảo được tổ chức dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ các điểm cầu Việt Nam, Hoa Kỳ và Malaysia.
Phó Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Quang Dũng phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: ksndtc.gov.vn Theo Cổng thông tin của VKSND Tối cao, phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Quang Dũng, Phó Viện trưởng VKSND Tối cao đã cảm ơn sự hỗ trợ của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam trong quá trình chuẩn bị và tổ chức hội thảo trực tuyến cũng như các chuyên gia đã dành thời gian chia sẻ những kinh nghiệm cho phía Việt Nam.
Trong những năm gần đây, tình hình an ninh mạng đã và đang là vấn đề nóng của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Các hoạt động tội phạm trên không gian mạng ngày càng phức tạp và tinh vi, đe dọa nghiêm trọng tới an ninh và nền kinh tế của các quốc gia.
Tội phạm công nghệ cao là một trong những loại tội phạm mới xuất hiện Việt Nam trong khoảng một thập kỷ gần đây, nhưng với sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng Internet đã làm phát sinh và phát triển nhanh chóng loại tội phạm này tại Việt Nam.
Các hoạt động tội phạm liên quan đến phá hoại hệ thống máy tính bằng cách phát tán các mã độc, ăn cắp các thông tin về thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng của nạn nhân, chiếm dụng và sử dụng trái phép tài nguyên máy tính, vi phạm bản quyền, tống tiền, đánh bạc, sử dụng máy tính để cưỡng đoạt tài sản, mại dâm, mua bán người, mua bán ma túy...
Phó Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Quang Dũng cho biết: Chìa khoá thành công trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mạng là sự hài hoà của các luật phòng, chống liên quan cùng các cam kết hợp tác song phương, đa phương chặt chẽ giữa các cơ quan thực thi pháp luật của các nước trên thế giới. Do vậy, việc tăng cường hợp tác quốc tế nhằm học tập và chia sẻ kinh nghiệm về kỹ năng điều tra tội phạm mạng với các quốc gia có thế mạnh về phát triển các thành tựu khoa học kỹ thuật hình sự, đặc biệt là điều tra kỹ thuật số, giám định tư pháp, trong đó có kinh nghiệm của Hoa Kỳ được VKSND Tối cao Việt Nam hết sức coi trọng.
Chuyên gia chia sẻ từ đầu cầu tại Hoa Kỳ. Ảnh: ksndtc.gov.vn Tại hội thảo, các chuyên gia đến từ Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, Cơ quan Tổng Chưởng lý Hoa Kỳ giới thiệu các quy định pháp luật và chia sẻ kinh nghiệm về điều tra trực tuyến liên quan đến một số loại tội phạm mạng điển hình; điều tra gian lận trực tuyến trong bối cảnh dịch Covid-19; các quy định liên quan đến lưu giữ và thu thập bằng chứng kỹ thuật số; về các trang website đen, gian lận thẻ tín dụng trực tuyến và thảo luận một số tình huống của vụ án đã thực hiện.
Bên cạnh đó, các đại biểu đại diện các cơ quan phía Việt Nam cũng đã trao đổi, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc, kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến tội phạm mạng gắn với quy định pháp luật và thực tiễn của Việt Nam.
Trước đó, sáng ngày 22/12, Phó Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Quang Dũng đã có buổi tiếp ông Christopher Klein, Phó Đại sứ – Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam. Hai bên đã trao đổi các quan điểm chung về hình thức tội phạm mạng, đặc biệt là tội phạm mua bán người ở cả hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ.
D.V
6 tỉnh miền Trung diễn tập ứng phó sự cố tấn công vào máy chủ dịch vụ
Có chủ đề “Phối hợp ứng phó sự cố tấn công hệ thống máy chủ dịch vụ và phá hủy dữ liệu”, diễn tập đảm bảo an toàn thông tin mạng năm 2020 của cụm mạng lưới ứng cứu sự cố số 4 vừa được tổ chức tại Hà Tĩnh.
">