当前位置:首页 > Nhận định > Nhận định, soi kèo Linfield vs Glentoran, 01h45 ngày 13/4 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Crystal Palace vs Aston Villa, 23h15 ngày 26/4: The Villans đòi nợ
Kiến Học - một dự án giáo dục mở ở bậc đại học và sau đại học với các khóa học từ các trường đại học tên tuổi như MIT, Harvard, Yale, Stanford… được Việt hoá và miễn phí - đang thu hút hàng nghìn bạn trẻ có nhu cầu học trực tuyến.
Dự án khởi đầu từ một nhóm cựu du học sinh, nghiên cứu sinh mong muốn xóa bỏ rào cản về chi phí học tập và ngôn ngữ, tạo cơ hội cho người Việt Nam phát huy hết khả năng, giúp cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
![]() |
"Người ta thường nói, Kiến tha lâu cũng đầy tổ, Kiến sẵn sàng tha lâu và tin rằng sẽ có ngày tổ đầy..." |
Chưa làm được điều to lớn, thì cứ làm điều nhỏ trước
Nhóm quen nhau khi được nhận học bổng đi du học và học chung trường tại Hàn Quốc, sau đó một vài người sang Thuỵ Sĩ, Úc, Đức... để học tiếp, và quen thêm vài thành viên mới.
Có điều kiện tiếp cận với các nền giáo dục hàng đầu thế giới, họ đều cảm thấy rằng mình may mắn hơn rất nhiều người.
Tháng 9/2015, Nguyễn Văn Trung (tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học quốc gia Úc, hiện là trưởng nhóm) liên lạc với mọi người, nêu ra ý tưởng ban đầu về việc xây dựng các khóa học trực tuyến miễn phí. Cả nhóm đều đồng tình và chọn lĩnh vực giáo dục chất lượng cao, vì tin rằng giúp đỡ về giáo dục là cách giúp đỡ bền vững nhất, tuy rằng cũng khó khăn nhất.
Sau nhiều lần điều chỉnh phương hướng và tham khảo các ý kiến từ nhiều chuyên gia, từ vấn đề kỹ thuật đến các quan ngại về bản quyền, nhóm đã chốt cách thức vận hành và bắt tay vào xây dựng trang web cũng như chọn các khóa học đầu tiên để dịch.
Tháng 10/2015, nhóm bắt đầu tìm kiếm các tình nguyện viên dịch thuật đầu tiên. Nhóm may mắn nhận được sự ủng hộ của khá đông tình nguyện viên là sinh viên từ các trường đại học trong và ngoài nước. Cùng thời gian này, Kiến Học nhận được tài trợ từ Microsoft cho một phần chi phí máy chủ.
Ngày 24/2/2016, khóa học đầu tiên về Khoa học máy tính (của Đại học Harvard) và Sinh học (của Học viện Công nghệ Massachusetts - MIT) ra mắt.
Kinh nghiệm từ việc triển khai 2 khóa học này đã giúp Kiến Học định hình thêm về phương hướng phát triển, cũng như nhu cầu người học và cách thức vận hành cho hiệu quả.
Trên cơ sở đó, ngày 1/6/2016, Khoá Nhập môn tâm lý học ra mắt và ngay lập tức có gần 2.000 người đăng ký học chỉ sau 1 tuần….
TS Mai Hải Thanh - thành viên của nhóm hiện đang sống và làm việc tại Việt Nam, nhớ lại “Cách đây vài tháng, chúng tôi có một cuộc tranh luận nhỏ với một số người Việt đang sống và làm việc ở nước ngoài. Họ phản đối việc Kiến Học đang làm, và cho rằng mọi người cứ học tiếng Anh giỏi đi sẽ tự học được các khóa học, không việc gì phải dịch ra như thế. Ai cố gắng thì sẽ có cuộc sống tốt đẹp.
Chúng tôi thì nghĩ rằng các anh, chị, cô bác nói không sai. Ai cũng cần tiếng Anh, như bản thân chúng tôi giỏi tiếng Anh nên chẳng phụ thuộc ai.
Nhưng chúng tôi cũng chẳng sai. Có những việc mình thấy đúng nhưng lớn quá chưa làm được, thì làm cái nhỏ trước...”.
Anh Thanh cho rằng sự thông minh, may mắn của mỗi người là trời cho. Không phải ai sinh ra cũng đủ thông minh hay có điều kiện học hành, hay đơn giản là bố mẹ chưa biết định hướng cho con như thế nào để thành công.
“Trong cuộc sống, những người lười biếng hẳn thì ráng chịu. Cũng có những người ở nhóm giữa, không làm hại ai, nhưng chưa ai giúp họ một cái cần câu cá, hoặc nói với họ rằng đừng câu cá ở bên này nữa mà hãy sang bên kia câu đi. Bên đấy đang vắng người, nhiều cá hơn... Ngay cả ở thành phố cũng đâu phải ai cũng có điều kiện, trong khi họ vẫn xứng đáng học tập để giỏi hơn, tốt đẹp hơn.
Chúng tôi là người may mắn biết được cả hai bên. Nên cứ chỉ cho người ta để người ta có cuộc sống tốt đẹp hơn mà mình cũng chẳng mất mát gì”.
![]() |
Một số thành viên chủ chốt của Kiến học |
Mong làm được nhiều hơn, nhanh hơn, tốt hơn
Với quan điểm như vậy, nên các thành viên và cộng tác viên hiện vẫn đang cần mẫn với việc phát triển các khóa học.
Thành phần người học ngày càng đông đảo, cho dù ban đầu mọi người chưa quen với hình thức khóa học MOOCs nên hiệu quả học tập chưa tốt như mong muốn. Nhiều người thậm chí nghi ngờ khi nghe tên “khóa học quốc tế miễn phí”, và cho rằng đó chỉ là chiêu marketing câu khách.
Ban đầu, nhóm hướng đến phục vụ đối tượng người học không biết tiếng Anh, nhưng hiện nay cũng có rất nhiều người học biết tiếng Anh sử dụng Kiến Học để kết hợp học thêm tiếng Anh chuyên ngành. Nhờ đó, đối tượng người học được mở rộng ra rất nhiều.
Chỉ trong một thời gian ngắn, Kiến Học đã cho ra mắt hơn 20 khoá học với hàng trăm nghìn lượt xem bài giảng, thu hút hơn 11.000 người học với hơn 17.000 lượt ghi danh.
Những bài giảng hấp dẫn ở nhiều lĩnh vực như khoa học máy tính, sinh học, hóa hữu cơ, tâm lý học, kinh tế vi mô, tài chính, phân tích dữ liệu... từ các trường đại học tên tuổi như MIT, Harvard, Yale, Stanford… đã mang lại trải nghiệm học tập mới mẻ và nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ người học.
Điểm đặc biệt của các khóa học này là khuyến khích sự tương tác, tranh luận giữa các học viên, tránh tình trạng học thụ động. Các khóa học có phụ đề tiếng Việt cũng sẽ là tiền đề giúp người học có cơ sở vững chắc để hướng tới việc tự theo học bằng tiếng Anh trên những trang web học tập trực tuyến khác.
Thanh chia sẻ trên thế giới mỗi chuyên ngành có ít nhất 20 – 30 khóa học hay và cần thiết, nhóm mong muốn đưa được nhiều hơn để ai bước vào Kiến Học cũng thấy điều có ích cho bản thân.
Tuy nhiên, trung bình hơn 1 tháng Kiến Học mới có thể cho ra mắt một khóa học. “Trong khi đó, kiến thức cập nhật hàng ngày hàng giờ, với tốc độ này không biết đến chừng nào Kiến học mới có kho kiến thức đủ lớn để giúp ích cho mọi người”.
Lý do của tốc độ không mong muốn này là nguồn tài chính eo hẹp.
Kiến Học đang vận hành với chi phí cực thấp, tất cả các cố vấn và tình nguyện viên hiện giờ đều không nhận gì về mình.
Tuy nhiên, nguồn lực này cũng có giới hạn. Nhiều cố vấn và tình nguyện viên đã phải bỏ dở giữa chừng.
“Rất nhiều hướng phát triển, nhiều khoá học rất hay mà học viên đề xuất Kiến học chưa thể thực hiện được, trải nghiệm học tập nhiều khi chưa được như ý” – anh Thanh bày tỏ.
Không có tiền nên kéo lùi mọi thứ. Để tìm kiếm nguồn tài trợ, các thành viên của nhóm đã đến gặp một số nhà đầu tư.
“Họ chỉ ra rằng Kiến Học có hai điểm yếu. Thứ nhất là Kiến học không kiếm ra tiền, mà họ đầu tư để kiếm ra tiền chứ không phải vì cộng đồng.
Điểm yếu thứ hai, theo họ, là đội Kiến Học chưa nghiêm túc, vì chưa có ai làm toàn thời gian cho công việc này.
Họ nói không sai ở chỗ toàn thời gian, nhưng bảo chúng tôi vì thế mà chưa nghiêm túc thì không đúng” – anh Thanh khẳng định.
“Chúng tôi cũng không phải làm cho vui, mà đây là một việc nghiêm túc, vì cộng đồng. Ví dụ, để làm từ thiện, việc quyên góp 5, 10 triệu đồng là không nhỏ nhưng cũng dễ thôi. Quyết định chỉ trong một vài phút, ào một cái là xong.
Nhưng chúng tôi đã và đang dành rất nhiều thời gian cho Kiến Học. Với năng lực của các thành viên trong nhóm, thì thời gian dành cho Kiến Học nếu dành để kiếm tiền sẽ tốt hơn nhiều.
Hiện nay, chúng tôi hy vọng hai điều. Là những cái mình đã và sẽ làm ra đến được với càng nhiều người càng tốt, và làm sao để dự án tồn tại và phát triển lâu dài hơn”.
Kiến Học đang đặt mục tiêu tạo ra 50 khoá học trong 1 năm tới và nâng số người học lên 30.000.
Như các thành viên sáng lập đều đồng lòng: "Đây là dự án dựa trên sức mạnh của cộng đồng và vì cộng đồng, nên sự tham gia hỗ trợ của cộng đồng sẽ đem lại nhiều điều tốt đẹp cho xã hội".
Ngân Anh
" alt="Du học sinh mang khóa học Harvard, Yale, Stanford… về Việt Nam miễn phí"/>Du học sinh mang khóa học Harvard, Yale, Stanford… về Việt Nam miễn phí
mobiAgri là nền tảng về nông nghiệp cung cấp các giải pháp hướng tới mục tiêu “thay đổi hành vi trong sản xuất của các nông hộ Việt Nam”. Hiện nay, mobiAgri cung cấp các giải pháp: ứng dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ công tác chẩn đoán và cách điều trị sâu bệnh hại; cung cấp thư viện canh tác cây trồng; kết nối chuyên gia tới nông hộ; Cảnh báo thời tiết nông vụ nhằm đưa ra kế hoạch sản xuất chính xác.
Vượt qua nhiều ứng viên nặng ký đến từ nhiều quốc gia tranh giải tại hạng mục Artificial Intelligence/ Machine Learning Solution, mobiAgri đã giành được số điểm rất cao từ hội đồng chấm thi gồm hơn 300 giám đốc điều hành trên toàn thế giới.
mobiAgri được hội đồng chấm thi quốc tế đánh giá là giải pháp toàn diện, hàng đầu, nhờ tạo ra sự kết nối chặt chẽ giữa bốn bên liên quan bao gồm: Chính phủ, doanh nghiệp, nông dân và các chuyên gia. Những nỗ lực đào tạo nông dân cách sử dụng ứng dụng công nghệ cao của các các bộ kỹ thuật MobiFone cũng ghi điểm đối với ban giám khảo. Những vườn cây ăn quả, những vùng cây công nghiệp cho giá trị hàng hoá xuất khẩu cao tại Tây Nguyên và ĐBSCL đã áp dụng thành công giải pháp nông nghiệp thông minh này của MobiFone.
ClipTV được biết đến là một trong những dịch vụ truyền hình Internet hàng đầu tại Việt Nam. Dịch vụ cung cấp cho khách hàng trải nghiệm tuyệt vời với hơn 130 kênh truyền hình trong nước và quốc tế chất lượng cao, kho VOD khổng lồ với đa dạng thể loại từ giải trí, thể thao, âm nhạc, giáo dục, các bộ phim đặc sắc và phim Hollywood…100% có bản quyền.
Với thông điệp “Niềm vui tuyệt vời. Mỗi ngày. Mọi nơi”, khách hàng của MobiFone có thể dễ dàng xem tất cả nội dung mong muốn với chất lượng cao lên đến 4K trên đa nền tảng như web, mobile web, mobile app, TV app và TV box. ClipTV có khả năng phân loại kênh thông minh, thay đổi phù hợp với thói quen sử dụng của người dùng; tính năng lưu chương trình truyền hình đã phát lên đến 7 ngày và các tính năng hấp dẫn khác. ClipTV hướng tới mục tiêu trở thành dịch vụ hoàn hảo, có thể truyền tải cảm xúc và tối ưu hóa trải nghiệm cho người dùng trong tương lai gần.
Đại diện MobiFone cho biết: “MobiFone rất tự hào trước sự ghi nhận mang tầm quốc tế đối với những sản phẩm, giải pháp Make in Vietnam, Make in MobiFone. Thực hiện định hướng và chủ trương chuyển đổi số của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, MobiFone đã tạo dựng những nền tảng hạ tầng số, dịch vụ số, trong đó nhiều nền tảng đã được công nhận là nền tảng chuyển đổi số quốc gia. Giải thưởng IBA sẽ khích lệ MobiFone không ngừng nỗ lực, mở ra những hướng đi mới, đưa đến các sản phẩm, dịch vụ mới mang hàm lượng công nghệ cao ra thị trường, đặt con người vào cốt lõi của mọi nền tảng số, góp phần kiến tạo xã hội số, nền kinh tế số góp phần phát triển kinh tế xã hội theo định hướng của Chính phủ.”
The International Business Awards (IBA - Kinh doanh Quốc tế), thuộc tổ chức The Stevie Awards, là giải thưởng uy tín toàn cầu được tổ chức thường niên nhằm vinh danh các thành tựu về kinh doanh. IBA năm 2022 đã nhận được hơn 3.700 đề cử từ các tổ chức thuộc mọi quy mô từ các tổ chức ở 67 quốc gia và vùng lãnh thổ và trong hầu hết mọi lĩnh vực, tranh giải trong nhiều hạng mục, bao gồm: Công ty của năm, Chiến dịch tiếp thị của năm, Sản phẩm hoặc dịch vụ mới tốt nhất của năm, Công ty khởi nghiệp của năm, Chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp của năm và Người điều hành của năm… Cuộc thi năm nay cũng có riêng một số hạng mục để ghi nhận phản ứng và nỗ lực của các tổ chức và cá nhân đối với đại dịch Covid-19. |
Ngọc Minh
" alt="mobiAgri và ClipTV của MobiFone giành giải Vàng tại IBA"/>Phản ứng trước tin tức, cổ phiếu Nvidia đã giảm 4%. Công ty cho hay, lệnh cấm áp dụng đối với chip A100 và H100, những loại vi xử lý được thiết kế để tăng tốc các tác vụ máy học.
Advanced Micro Devices (AMD), đối thủ của Nvidia, cho biết họ cũng nhận được yêu cầu về việc dừng xuất khẩu vi xử lý AI (dòng MI250) sang Trung Quốc.
Nvidia nói rằng cơ quan chức năng giải thích quy định mới được đưa ra nhằm “giải quyết rủi ro về việc các sản phẩm có thể bị sử dụng hoặc chuyển hướng sử dụng cho mục đích quân sự, hoặc người dùng cuối là các tác nhân quân sự tại Trung Quốc”.
Nếu không có các loại vi xử lý từ các công ty như Nvidia và AMD, nhiều công ty Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong việc tiến hành các tác vụ liên quan đến nhận dạng hình ảnh và giọng nói.
Ngày nay, nhận dạng hình ảnh và xử lý ngôn ngữ tự nhiên xuất hiện phổ biến trên các ứng dụng tiêu dùng như điện thoại thông minh. Đồng thời, chúng cũng được sử dụng trong quân sự, phục vụ các nhiệm vụ dò tìm vũ khí thông qua hình ảnh vệ tinh hoặc thu thập thông tin tình báo.
Ngô Vinh(Theo Reuters)
" alt="Mỹ cấm Nvidia, AMD xuất khẩu chip sang Trung Quốc"/>Nhận định, soi kèo Hoffenheim vs Dortmund, 20h30 ngày 26/4: Mất cảnh giác
Một bộ phận khán giả tỏ ra thích thú với những chia sẻ của Cát Tường. Tuy nhiên, không phải câu chuyện nào của MC Bạn muốn hẹn hò cũng nhận được sự ủng hộ của người xem. Nhiều ý kiến cho rằng cô đang sa đà vào những câu chuyện vô duyên, phản cảm.
Từ chuyện bắt cá hai tay, ngoại tình
Cát Tường - 1001 câu chuyện thật được đăng tải trên mạng xã hội và đã lên sóng tới mùa 2. Theo mô tả của Cát Tường, đây là chương trình chia sẻ kinh nghiệm về tình yêu, hôn nhân và gia đình.
Với mô tả trên, Cát Tường thoải mái kể về những chuyện đã xảy ra trong quá khứ của cô như yêu sớm, bị bạn trai phản bội, vướng vào mối quan hệ với đàn ông đã có gia đình, thuê người trả thù tình địch... Nhiều chia sẻ khiến khách mời cũng như người xem khá sốc.
Ví dụ, trong tập có Quách Ngọc Tuyên làm khách mời, nữ diễn viên Đồng tiền xương máu cho biết cô từng nhường tình yêu cho Lê Giang. Theo lời kể của Cát Tường, cô và Lê Giang cùng có cảm tình với chàng trai trẻ do nghệ sĩ Tấn Beo giới thiệu.
![]() |
Nữ diễn viên chia sẻ nhiều chuyện đời tư gây sốc trong talk show Cát Tường - 1001 câu chuyện thật. |
Cát Tường kể: "Cuối cùng, chị Lê Giang bảo tôi nhường đi. Tôi cũng tiếc bạn trai đó, nhưng thương chị Lê Giang quá nên quyết định nhường trai trẻ cho chị ấy".
Trong tập khác, khi trò chuyện với Tiết Cương, Cát Tường lại thừa nhận cô từng "bắt cá hai tay", lén lút hẹn hò với người khác dù đã có bạn trai. Thậm chí, không phải một mà tới hai lần.
"Trước khi kết thúc bài slow, người đàn ông ấy đã lén rút điện thoại di động ra, bấm số rồi đưa qua sau lưng bạn gái của anh cho tôi thấy số điện thoại anh ấy. Tôi nhìn kỹ số điện thoại đó và ghi nhớ trong đầu, rồi ra tín hiệu là đã nhớ. Về tới bàn, tôi lôi điện thoại ra nhắn tin, thế là cả hai có số của nhau. Sau đó, tôi và anh ấy có liên lạc qua lại", cô chia sẻ về lần phản bội bạn trai đầu tiên.
Lần khác, Cát Tường được người đàn ông đi xe máy ngoại nhập chạy theo, tán tỉnh ngay lúc đang dạo chơi với bạn trai. Vì muốn làm quen với người này, nữ diễn viên giục bạn trai nhanh chóng đưa cô về ký túc xá đại học.
Dù có bạn trai, Cát Tường vẫn đồng ý đi chơi, hẹn hò người đàn ông trên. Chia sẻ với Tiết Cương, cô nói: "Sau đó, tôi và anh ấy cũng có một mối tình đẹp. Đến giờ tôi không còn biết anh ấy ở đâu nữa vì đã mấy chục năm trôi qua rồi. Thời đó tôi còn trẻ nên cảm xúc rất mạnh".
Với phần trò chuyện cùng Sĩ Thanh, Cát Tường tiết lộ cô từng suýt bị bạn trai thiếu gia cưỡng bức vào năm 18 tuổi.
Đến những câu chuyện thiếu tế nhị
Trong tập được đăng tải hôm 23/8, Cát Tường kể với Thanh Trúc rằng cô từng yêu đàn ông có vợ. Theo cô, người đàn ông đã che giấu chuyện đã có "nửa kia" để hẹn hò cô. Khi phát hiện sự thật, MC 43 tuổi đã tới tận nhà để gặp vợ của bạn trai. Cô kể: "Họ sừng sổ, nói tôi là kẻ phá hoại, sao tôi dám tới đó".
"Lúc đầu cô ấy còn chửi tôi sao rẻ tiền vậy. Nhưng tôi rẻ tiền hay không không phải do cô ấy đánh giá", nữ diễn viên chia sẻ thêm.
Theo Cát Tường, chuyện tình yêu của cô luôn gặp trắc trở. Ngoài bị phản bội, diễn viên 43 tuổi còn bị bạn trai đòi 200 triệu khi chia tay. Cô thuật lại lời nói của bạn trai cũ: "Từ lúc quen em, tôi bỏ hết công việc để chăm sóc, lo lắng cho em. Nhờ có tôi mà em có ngày hôm nay. Tôi cũng đã bỏ tuổi thanh xuân để phục vụ em. Bây giờ tôi bước ra tay không thì tôi làm gì? Cho nên trả tôi 200 triệu”.
![]() |
Nữ diễn viên mời nhiều nghệ sĩ như Thanh Trúc, Tiết Cương, Quốc Thuận, Sĩ Thanh tham gia talk show. Ảnh: NVCC. |
Cát Tường còn tiết lộ từng nhờ họ hàng giả làm khách làng chơi để bóc trần thân phận thật sự của "tiểu tam" cướp bạn trai Việt kiều của cô.
Nữ diễn viên nói thêm: "Sau khi anh ấy đi nước ngoài, tôi trả thù bằng cách nhờ chú tôi tiếp cận cô gái kia. Chú phải chụp hình lại để tôi gửi cho bạn trai".
Dù khẳng định bản thân đã hối hận và đau lòng vì hành động trên, chia sẻ của Cát Tường vẫn vấp phải ý kiến trái chiều. Nhiều người cho rằng câu chuyện của cô không phù hợp để chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.
"Dạo này toàn thấy diễn viên hay người trong showbiz hết bàn chuyện thiên hạ rồi mang chuyện mình ra giãi bày. Chán ngán", khán giả Hải Bình bày tỏ quan điểm.
Ngoài ra, việc nữ diễn viên liên tục phơi bày đời tư cũng vấp phải ý kiến trái chiều của khán giả. Nhiều người cho rằng Cát Tường nói riêng và một số nghệ sĩ nói chung đã vượt quá giới hạn khi phát ngôn, chia sẻ trên mạng xã hội.
"Không nghĩ ra game show gì mới nên đem chuyện đời tư của người trong giới showbiz để câu khán giả. Thật không nên", "Chuyện đời Cát Tường quá phức tạp", "Tôi không hiểu sao nghệ sĩ bây giờ phải mang đời tư lên câu view thế này", "Những chuyện như vậy mà Cát Tường cũng dám kể ra sao?"... là một số ý kiến phản đối của khán giả.
"Tôi từng sai lầm trong quá khứ"
Trả lời Zing về talk show gây nhiều ý kiến trái chiều, Cát Tường cho biết: "Ngay từ đầu tôi đã nói mục đích làm talk show là kể về cuộc đời tôi. Tôi làm chương trình với mục đích giáo dục con gái vì con đã đến tuổi trưởng thành. Nhìn vào những chuyện đã qua của tôi, điều gì tốt con có thể học tập, điều xấu thì con tránh".
"Tôi thấy không ảnh hưởng đến bản thân và gia đình thì tôi mới làm. Nếu ảnh hưởng thì tôi không quay show rồi. Đối với tôi, đó là những câu chuyện để giáo dục con. Ví dụ chuyện người thứ 3 trong tình yêu, con tôi xem và sẽ hiểu rằng luôn có cạm bẫy và những mối quan hệ nguy hiểm xảy ra trong cuộc sống. Hoặc trong cuộc trò chuyện với Sĩ Thanh, tôi muốn nhắn nhủ các bạn trẻ về tình yêu tuổi trẻ, về trinh tiết, 'giới hạn' của mỗi người", diễn viên Đồng tiền xương máu chia sẻ thêm.
![]() |
Diễn viên Cát Tường cho biết cô làm talk show để giáo dục con gái về cuộc sống. Ảnh: FBNV. |
Nhiều ý kiến cho rằng Cát Tường lợi dụng đời tư, thường kể những chuyện không văn minh, phản cảm để thu hút sự chú ý. Nữ diễn viên cho biết cô sẵn sàng đối mặt với quan điểm trái chiều của dân mạng.
"Tôi không ngại, không quan tâm và cũng không cần trả lời về những ý kiến trái chiều. Quan điểm mỗi người mỗi khác nên tôi không thể làm vừa lòng tất cả. Làm dâu trăm họ thì sao toàn vẹn được. Có những người thần kinh không vững thì họ sợ, không muốn nghe ý kiến trái chiều. Còn tôi, tôi thấy bình thường", Cát Tường trả lời Zing.
Bên cạnh đó, nữ diễn viên 43 tuổi cũng khẳng định cô không dùng từ ngữ suồng sã, kém lịch sự như một số phản hồi của dân mạng. Cát Tường cho biết: "Nhiều nơi đăng tải lại lời tôi nói nhưng không tường thuật đúng tinh thần, từ ngữ tôi dùng. Họ mô tả lại theo ý khác là câu chuyện rẽ hướng rồi. Tôi luôn chịu trách nhiệm với nguyên văn những lời tôi nói, chuyện tôi làm".
Nói về việc liên tục chia sẻ đời tư trong talk show, Cát Tường cho biết: "Tôi từng sai lầm trong quá khứ. Người ta nghe chuyện tôi làm sai xong có thể mắng tôi, nhưng sau đó họ có thể rút ra bài học, kinh nghiệm cho bản thân thì tốt. Đây cũng là mục đích của tôi".
(Theo Zing)
Cát Tường có cuộc sống, sự nghiệp ổn định ở tuổi 43 nhưng trống vắng tình yêu. Nữ nghệ sĩ cho biết chị vẫn luôn mở lòng và sẵn sàng mặc váy cưới, tổ chức hôn lễ lần 2 nếu tìm được người đàn ông phù hợp.
" alt="Cát Tường gây tranh cãi khi tiết lộ chuyện đời tư"/>Tăng Thanh Hà trong 'Bỗng dưng muốn khóc'
Tăng Thanh Hà rạng rỡ bên chồng doanh nhân sau thời gian điều trị bệnh
Lời tòa soạn: Phát biểu tại hội nghị cuối tuần qua trước gần 300 hiệu trưởng các trường đại học trong toàn quốc, ông Đặng Kim Vui - Giám đốc Đại học Thái Nguyên nhìn nhận cần phải thực hiện sát sao hơn việc tự chủ đại học, đặc biệt là những chính sách giải trình, minh bạch thông tin với xã hội. Đề cập tới quy định "3 công khai", ông Vui nói có hiện tượng "3 công khai trên website có thể rất đẹp nhưng đi vào thực tế thì không phải như vậy, có thể phần nào coi là đánh lừa xã hội, cần phải quan tâm".
Liên quan tới vấn đề này, Ngân hàng Thế giới đã có một nghiên cứu về "Minh bạch và công khai thông tin trong giáo dục đại học của Việt Nam", thực hiện với 123 trường ĐH trong cả nước. Nghiên cứu này nhìn nhận: "Việc thực hiện Quy chế Ba công khai của các cơ sở giáo dục đại học tập trung vào nộp báo cáo cho Bộ thay vì công bố thông tin này trên trang thông tin điện tử của mình, như quy định bắt buộc". Sắp tới đây, việc thúc đẩy trách nhiệm giải trình khi đẩy mạnh "tự chủ đại học" - một giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học - sẽ có những bước tiến gì?
Bài 1: Các trường chủ yếu "3 công khai" với Bộ
Nhận định về việc giám sát và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Quy chế "3 công khai" (Quy định về tính minh bạch của các cơ sở giáo dục công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân ban hành theo Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT năm 2009 - PV),nghiên cứu cho rằng, việc thiếu cơ chế giám sát và kiểm tra chính là vấn đề quan trọng khiến việc thực hiện quy chế này ở nhiều trường còn mang tính hình thức.
Theo các tác giả nghiên cứu, cán bộ của Bộ GD-ĐT thừa nhận điểm yếu cơ bản này của hệ thống hiện nay trong việc giám sát thực hiện công bố thông tin của các trường ĐH theo yêu cầu của Quy chế Ba công khai.
![]() |
Việc thực hiện Quy chế Ba Công khai của các trường ĐH được cho là còn mang tính hình thức và chủ yếu tập trung vào việc báo cáo cho Bộ GD-ĐT. |
Trong khi đó, các trường cho rằng, Bộ GD-ĐT không áp dụng bất kỳ hình phạt nào đối với những trường không tuân thủ quy định, kể cả trường hợp nộp chậm lẫn "không nộp gì cả".
Theo đó, việc nộp chậm các báo cáo đầy đủ theo mẫu bắt buộc trong Quy chế Ba công khai rất phổ biến nhưng việc xử lý của Bộ chỉ được thực hiện thông qua hình thức nhắc nhở.
Các cơ sở GDĐH nói rằng "khi nộp chậm các báo theo Quy chế Ba công khai, Bộ sẽ nhắc nhở cán bộ quản lý của trường trong các cuộc họp được tổ chức tại văn phòng Bộ, và thường không có công văn (nhắc nhở) được gửi đến trường".
"Thông thường sau khi được nhắc nhở một hoặc hai lần, cán bộ quản lý của trường sẽ cảm thấy xấu hổ và nộp các báo cáo này. Ngoài ra, không có hình phạt hoặc chế tài xử phạt do Bộ đặt ra".
Nghiên cứu cũng cho rằng, việc thiếu đánh giá mức độ tuân thủ của các trường đối với Quy chế Ba công khai có vẻ là lý do chính giải thích kết quả thực hiện kém của các cơ sở GDĐH về công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của mình.
Nghiên cứu cho biết, có thông tin cho rằng Bộ không đưa ra bất kỳ phản hồi/đánh giá nào về các báo cáo "ba công khai" mà các trường nộp cho Bộ.
Về kết quả công bố thông tin trực tuyến còn kém, một người tại trường đại học khác cho biết: "Chúng tôi chưa bao giờ được nhắc nhở về báo cáo Ba công khai vì chúng tôi vẫn nộp những báo cáo này cho Bộ mặc dù chúng tôi không công bố những báo cáo đó trực tuyến".
Vì vậy, nghiên cứu nhận định, việc thực hiện Quy chế Ba công khai của các cơ sở GD ĐH tập trung vào nộp báo cáo cho Bộ là chính thay vì công bố thông tin này trên trang thông tin điện tử của mình, như quy định bắt buộc.
Chia sẻ của các trường cho thấy, họ tin rằng Bộ không thực sự "nghiêm túc" về quy định này và chỉ mang tính "hình thức". Một người được phỏng vấn cho rằng, "chính sách là tốt, nhưng nếu không có cơ chế đánh giá, giám sát và xử phạt phù hợp, một số người sẽ coi chính sách như một trò đùa, vì vậy chính sách không mang lại hiệu quả tốt"
“Quy chế Ba công khai có thể tạo ra sự cạnh tranh giữa các trường đại học. Tuy nhiên, để duy trì một quy định tốt như vậy, Bộ cần phải để cho các trường biết Bộ đánh giá thế nào. Ví dụ, đơn vị thực hiện tốt sẽ được gì? Họ có được số lượng tuyển sinh cao hơn không? Tại thời điểm này, không có những điều như vậy" - đại diện một trường ĐH khẳng định.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra một số bất cập của Quy chế 3 công khai như sự cứng nhắc trong quy định về thông tin phải gửi theo biểu mẫu của Bộ, yêu cầu báo cáo tỉ lệ việc làm của sinh viên tốt nghiệp được cho là rất khó khăn với một số trường…
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho rằng, việc thực thi các cơ chế giám sát Quy chế Ba công khai là rất khó khăn trong bối cảnh hệ thống giáo dục ĐH phân tán như hiện nay.
Bộ GD-ĐT chỉ có thể xử phạt do không tuân thủy Quy chế Ba công khai với những trường ĐH do Bộ trực tiếp quản lý. Những trường do các bộ ngành khác hoặc chính quyền địa phương quản lý, nơi Bộ không thể bãi nhiệm hiệu trưởng của trường thì việc thực thi này rất mất thời gian và khó khăn.
Các trường tư thục kém minh bạch thông tin
Những khảo sát định lượng của nghiên cứu cũng cho thấy, nhóm các trường ngoài công lập (tư thục) có chỉ số thấp nhất trong 4 nhóm trường được khảo sát trong việc minh bạch thông tin.
Khảo sát mức độ công khai theo 4 nhóm thông tin gồm: Thông tin chung về cơ sở giáo dục, Thông tin về đào tạo, Thông tin về nghiên cứu khoa học, Thông tin về các dịch vụ dành cho sinh viên cho thấy, việc thực hiện công khai thông tin trực tuyến của các trường ĐH, nhóm trường của ĐHQG thực hiện tốt nhất, còn các trường đại học tư thục thực hiện kém nhất.
Điểm trung bình của nhóm trường thuộc ĐHQGHN là 63,5 điểm trong khi điểm trung bình của các trường ĐH ngoài công lập chỉ 34. Khoảng cách khá lớn.
![]() |
Mức độ công khai, minh bạch thông tin trên cổng thông tin điện tử các trường ĐH nhóm tư thục kém hơn các nhóm khác. |
Trong nhóm các cơ sở GDĐH thuộc Chính phủ, Trường Đại học Kinh tế thuộc ĐHQG Hà Nội có điểm số cao nhất, với 79,7/100 điểm (Trường Đại học Kinh tế và Kinh doanh của ĐHQGHN), tiếp theo là Đại học Ngoại ngữ và Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (cả hai trường đều thuộc ĐHQGHN).
Trong số các cơ sở GD ĐH thuộc Bộ GD&ĐT, Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội và Đại học Nông lâm Huế có điểm số cao nhất, với 69,2/100 điểm, với Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên với 66,5 điểm và Đại học Mỏ - Địa chất với 65,8 điểm.
Trong số các trường đại học ngoài công lập, trường Đại học Lạc Hồng có số điểm cao nhất với 65,0 điểm. Tuy nhiên, trường xếp điểm thấp nhất của nhóm trường này chỉ đạt 14 điểm.
Điểm về công bố thông tin của các cơ sở GD ĐH ngoài công lập thấp hơn so với các loại hình cơ sở GD ĐH khác, trong đó các cơ sở GDĐH ngoài công lập ở phía bắc có điểm số kém hơn so với cơ sở ở miền trung hoặc phía nam.
Khảo sát cũng cho thấy, nhu cầu tìm kiếm thông tin trên website các trường của sinh viên rất lớn. 43,1% sinh viên được hỏi thường xuyên truy cập website của trường và chỉ 3,4% sinh viên chưa từng truy cập vào trang web của trường để tìm kiếm thông tin.
Nghiên cứu khẳng định, tính minh bạch và công bố thông tin vô cùng quan trọng đối với Việt Nam trong nỗ lực tăng cường quản trị ngành GD ĐH.
Điều này đặc biệt đúng khi ngành đang phát triển và Chính phủ đang thử nghiệm với một số cải cách quan trọng, đặc biệt là tăng quyền tự chủ về chức năng của các cơ sở GD ĐH mà trước đây do trung ương kiểm soát.
"Phải công nhận là quyền tự chủ lớn hơn cần đi đôi với tăng cường trách nhiệm giải trình, cho thấy tầm quan trọng của minh bạch và công bố thông tin theo yêu cầu không chỉ của cơ quan quản lý nhà nước mà còn của sinh viên, phụ huynh và công chúng nói chung" - nghiên cứu viết.
Lê Văn
" alt="Trường đại học có 'đánh lừa' xã hội?"/>