NEWSNEWS

Cuộc chiến không cân sức tại điểm nóng tự tử thế giới

Ngay sau thảm kịch Itaewon khiến 158 người thiệt mạng ở Seoul (Hàn Quốc),ộcchiếnkhôngcânsứctạiđiểmnóngtựtửthếgiớlịch bóng đá u23 châu á Song Hae-jin đã tìm kiếm sự hỗ trợ về mặt sức khỏe tâm thần cho cậu con trai tuổi teen của mình.

Đêm Halloween năm 2022, Lee Jae-hyun (16 tuổi), con trai của Hae-jin, đang cùng hai người bạn thân nhất vui chơi tại khu Itaewon thời thượng, cho đến khi họ bị kẹt trong dòng người chen lấn khủng khiếp, theo Telegraph.

“Một người bạn tụt lại phía sau nên con trai tôi không thể nhìn thấy khoảnh khắc cuối cùng của cậu bé ấy. Nhưng người bạn còn lại ngay ở bên cạnh Jae-hyun và thằng bé chứng kiến bạn mình bất tỉnh dần dần. Sự việc đã gây chấn thương tâm lý cho con tôi”, người mẹ chia sẻ.

Jae-hyun sống sót sau đêm 29/10 đó và hồi phục sức khỏe thể chất nhanh chóng. Nhưng vết sẹo tinh thần vẫn còn đó. Từ một cậu bé “sáng sủa và hướng ngoại”, Jae-hyun trở nên kiệm lời và thường xuyên mất ngủ về đêm.

tham kich Itaewon anh 2

Người dân thương tiếc các nạn nhân trong thảm kịch ở Itaewon. Ảnh: Yonhap.

Chàng trai cố gắng trở lại cuộc sống bình thường bằng cách đi học chăm chỉ, tham gia các buổi tham vấn tâm lý và thậm chí tập gym.

Nhưng 7 tuần sau thảm kịch Itaewon, Jae-hyun chọn cách tự sát. Cậu trở thành nạn nhân thứ 159 của vụ giẫm đạp tồi tệ nhất từng xảy ra ở Hàn Quốc.

Cái chết của Jae-hyun và nỗi đau thương mà thảm kịch Itaewon để lại đã nhấn mạnh nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần cấp thiết tại Hàn Quốc, quốc gia có tỷ lệ tự tử cao nhất trong số các nước phát triển.

Một xã hội áp lực đến trầm cảm

Năm 2021, ước tính rằng cứ mỗi 100.000 người Hàn Quốc thì có 26 người đã tự kết liễu đời mình, tương đương 13.300 người trên toàn bộ dân số xứ kim chi. Tỷ lệ này tăng 0,3% so với năm trước đó, theo dữ liệu từ văn phòng thống kê quốc gia Hàn Quốc vào tháng 9/2022.

Tháng 2, dữ liệu mới nhất cho thấy mặc dù là quốc gia có trình độ công nghệ tiên tiến, Hàn Quốc lại có tỷ lệ hài lòng về cuộc sống gần như thấp nhất trong số 38 thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), cụ thể là đứng thứ 36.

Nỗi cô đơn, khoản nợ hộ gia đình gia tăng và thiếu thời gian nghỉ ngơi đều được coi là những yếu tố làm giảm “điểm hạnh phúc” của Hàn Quốc xuống còn 5,9, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 6,7 của OECD.

tham kich Itaewon anh 3

Hàn Quốc xếp thứ 36 trên tổng số 38 quốc gia thành viên OECD về tỷ lệ hài lòng về cuộc sống. Ảnh minh họa: Seongjoon Cho/Bloomberg.

Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần của Hàn Quốc cũng được cho là do môi trường học tập và làm việc áp lực cao, nạn thất nghiệp, thiếu mạng lưới an sinh xã hội cho người cao tuổi.

Bác sĩ Kwon Hae-hyung, nhà trị liệu tâm lý người Mỹ gốc Hàn ở New York (Mỹ), cho biết chứng trầm cảm đặc biệt nghiêm trọng ở nhóm người trẻ tuổi và lớn tuổi - những người không cảm thấy được trao quyền.

“Đặc biệt, đối với những người trẻ tuổi ở Hàn Quốc, áp lực phải học giỏi là rất lớn”, bà nói, đề cập đến sự cạnh tranh khốc liệt để trúng tuyển trường đại học hàng đầu Hàn Quốc và khoản đầu tư giáo dục cho con cái của các bậc phụ huynh.

“Họ thường sẽ nói với con cái rằng: ‘Bố mẹ đã bỏ tiền ra nên con cần phải tài giỏi và thành công’, khiến người trẻ bị áp lực. Đến một lúc nào đó, họ cảm thấy không thể cố gắng hơn và đáp ứng được kỳ vọng gia đình, thầy cô”, bà chia sẻ thêm.

Cuộc sống cũng khó khăn đối với dân số già của Hàn Quốc khi quốc gia này còn thiếu một hệ thống phúc lợi mạnh mẽ. Kwon cho biết 1,6 triệu người cao tuổi Hàn Quốc đang sống một mình và phải đối mặt với sự cô lập đến tê liệt, theo số liệu năm 2021.

Nhiều người già không thể nghỉ hưu. Họ vật lộn kiếm sống qua ngày bằng những công việc dịch vụ được trả lương thấp, chẳng hạn như thu gom rác, khiến họ luôn kiệt sức và rơi vào chứng trầm cảm.

tham kich Itaewon anh 4

Áp lực thành tài khiến nhiều người trẻ Hàn Quốc rơi vào chứng trầm cảm. Ảnh minh họa: Kim Hong-Ji/Pool/AP.

Bên cạnh đó, một số quan điểm tồn tại từ cuối thế kỷ 20 đã góp phần gây ra vấn nạn về sức khỏe tâm thần hiện nay của xứ kim chi, từ khuynh hướng gia trưởng nặng nề, khiến phụ nữ cảm thấy bị hạ thấp và không an toàn, cho đến quan niệm lâu đời về thể diện, nỗi xấu hổ và sự tuân thủ.

Đồng thời, quá trình công nghiệp hóa hậu chiến tranh Triều Tiên đã giúp quốc gia này thoát cảnh đói nghèo, song lại gia tăng chủ nghĩa cá nhân và phá vỡ các mối quan hệ cộng đồng truyền thống.

“Xã hội Hàn Quốc không rộng lượng với những người phạm sai lầm”, bác sĩ Kwon nói.

Thiếu hụt dịch vụ tham vấn

Trong một tuyên bố vào tháng trước, Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc (MOHW) thừa nhận rằng sự hỗ trợ về mặt chính trị để giúp hạn chế vấn đề này là “rất cần thiết”, đồng thời cho biết rằng họ đã đẩy mạnh chương trình ngăn chặn tự tử vào tháng 4.

Những thảm kịch quốc gia quy mô lớn, bao gồm vụ Itaewon năm 2022, nơi phần lớn nạn nhân là người trẻ ở độ tuổi 20, 30 và vụ chìm phà Sewol năm 2014 khiến 306 người thiệt mạng, trong đó có 250 học sinh trung học, đã nâng cao nhận thức cộng đồng về sức khỏe tâm thần.

tham kich Itaewon anh 5

Một điểm tưởng niệm các nạn nhân trong vụ giẫm đạp Itawon tại Seoul City Hall Plaza. Ảnh: Reuters.

Tuy nhiên, những người sống sót và các chuyên gia nói rằng Hàn Quốc vẫn còn thiếu hụt dịch vụ hỗ trợ tâm lý trên toàn quốc. Bác sĩ Kwon cho biết còn thiếu một cầu nối giữa những người có nhu cầu tham vấn tâm lý với nguồn tài nguyên sẵn có.

Một bài viết được đăng trên tạp chí các vấn đề quốc tế Harvard International Reviewvào năm 2022 đã chỉ ra những khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Hàn Quốc, dù tỷ lệ căng thẳng và trầm cảm ở mức “đáng kinh ngạc”.

Bài viết tuyên bố một “cuộc khủng hoàng tiềm ẩn ở sông Hàn”, báo cáo rằng năm 2017, gần 1/4 người Hàn Quốc bị rối loạn tâm thần, như chỉ 1 trên mỗi 10 người được điều trị do xã hội vẫn coi việc trao đổi về sức khỏe tâm thần là chủ đề “cấm kỵ”.

Chẳng hạn, người mẹ Hae-jin cho biết bà đã không biết phải tìm kiếm sự giúp đỡ cho con trai Jae-hyun ở đâu, mặc dù chính phủ cam kết sẽ hỗ trợ bất kỳ ai bị ảnh hưởng bởi thảm kịch này. Cùng với đó, đường dây trợ giúp nạn nhân do MOHW thiết lập không đưa ra lời khuyên cụ thể nào.

“Họ có đưa ra những chương trình và chính sách, nhưng vấn đề đầu tiên là nạn nhân phải tự đi tìm hiểu về chúng dù đang trong trạng thái hoảng loạn. Hơn nữa, chất lượng và cấp độ của những chương trình giúp đỡ này thực sự thấp”, người mẹ kể lại.

Trong cơn tuyệt vọng, bà tìm đến dịch vụ tham vấn tâm lý của bệnh viện, nhưng họ chỉ có thể cung cấp cho Jae-hyun buổi tham vấn 20 phút, và cứ 10 ngày mới được một buổi. Trong khi đó, nhiều phòng khám khác có danh sách chờ kéo dài hàng tuần, thậm chí hàng tháng.

“Con trai tôi chưa bao giờ lỡ hẹn với bệnh viện và luôn háo hức khi đi học vì nó muốn trở lại cuộc sống bình thường”, Hae-jin chia sẻ, khẳng định rằng chính hệ thống hỗ trợ quá tải của chính phủ khiến Jae-hyun càng thêm thất vọng.

Theo Zing

Đau thương vụ Itaewon khiến người Hàn hủy tiệc tùng cuối nămKhông khí đau buồn bao trùm đất nước sau thảm kịch Itaewon khiến nhiều người thấy rằng tổ chức các bữa tiệc cuối năm là thiếu tế nhị.
赞(7421)
未经允许不得转载:>NEWS » Cuộc chiến không cân sức tại điểm nóng tự tử thế giới