Minh Tuấn








Ảnh: Hoà Nguyễn

当前位置:首页 > Thể thao > Minh Tuấn 正文
Ảnh: Hoà Nguyễn
标签:
责任编辑:Thế giới
Thực hiện nghiêm việc công khai lấy ý kiến
Trong văn bản do Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký về việc trả lời kiến nghị cử tri sau kỳ họp thứ 3 (Quốc hội khóa XIV) theo yêu cầu của Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, nhiều câu hỏi được đề cập xung quanh việc quản lý đô thị hiện nay của Hà Nội.
![]() |
Cử tri quận Long Biên lo ngại việc xây các toà chung cư cao tầng quy mô lớn dẫn đến quá tải hạ tầng. Cử tri Hà Nội đề nghị thực hiện nghiêm việc lấy ý kiến của dân trước khi duyệt các dự án chung cư thương mại. |
Theo phản ánh của cử tri quận Long Biên, hiện 2 tòa nhà chung cư cao tầng MIPEC thuộc địa bàn phường Ngọc Lâm (quận Long Biên) đã được xây dựng với quy mô lớn. Mặt khác, trên địa bàn phường này một số chung cư mới đang tiếp tục được triển khai xây dựng (như chung cư tại ngõ 298) khi cư dân về ở các khu nhà này sẽ dẫn tới tình trạng quá tải về hạ tầng xã hội, giao thông.
Các cử tri quận Long Biên, đề nghị UBND Thành phố xem xét điều chỉnh quy hoạch xây dựng trên địa bàn quận Long Biên và phường Ngọc Lâm. Đồng thời thực hiện nghiêm việc công khai lấy ý kiến nhân dân trước khi phê duyệt các dự án chung cư thương mại
Lý giải phản ánh trên của cử tri, lãnh đạo Hà Nội cho rằng, theo định hướng tại quy hoạch phân khu đô thị N10, tỷ lệ 1/2000 được Thành phố phê duyệt tại quyết định số 6115/QĐ-UBND ngày 21/11/2014, khu vực thực hiện dự án xây dựng toà nhà cao tầng MIPEC tại phường Ngọc Lâm và dự án Trung tâm thương mại, văn phòng chọ thuê và căn hộ IDB tại ngõ 298, phường Ngọc Lâm có chức năng sử dụng là đất hỗn họp (được bố trí các công trình có chức năng: thương mại, dịch vụ, văn phòng, ở,..) do vậy, việc triển khai đầu tư xây dựng các công trình nêu trên là phù hơp quy hoạch được duyệt.
![]() |
Các ô đất ký hiệu CC2, CC3-4, CC5, ĐMKT1 tại Khu Đoàn Ngoại giao tiếp tục được điểu chỉnh cục bộ. |
Lãnh đạo thành phố cũng lý giải, các khu vực đề nghị điều chỉnh quy hoạch đô thị thuộc địa bàn quận Long Biên đều tổ chức xin ý kiến cộng đồng dân cư trong khu vực điều chỉnh quy hoạch và các khu vực xung quanh, chính quyền địa phương trước khi trình UBND Thành phố phê duyệt. “Ý kiến cộng đồng dân cư là một trong các cơ sở để UĐND Thành phố xem xét, quyết đinh nội dung điều chỉnh quy hoạch đô thị, do đó việc công khai lấy ý kiến nhân dân trước khi phê duyệt luôn được UBND các phường, UBND quận Long Biên phối hợp thực hiện nghiêm túc”, lãnh đạo Hà Nội nêu rõ.
Không phải hỏi hời hợt mà nói là điều tra
Những ngày qua, câu chuyện thay đổi quy hoạch tại Khu Đoàn Ngoại giao (Bắc Từ Liêm – Hà Nội) được cư dân rất quan tâm.
Như VietNamNet đã thông tin, sau 7 năm điều chỉnh quy hoạch chi tiết Khu Đoàn Ngoại giao vào năm 2010, mới đây nhất ngày 22/5/2017, Hà Nội quyết định tiếp tục phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết Khu Đoàn Ngoại giao.
Theo đó, nhiều ô đất được điều chỉnh công năng, tăng mật độ xây dựng làm thay đổi cảnh quan khu đô thị như thiết kế dự kiến ban đầu. Trong đó có ô đất tăng gấp đôi mật độ xây dựng, tăng 3-4 lần tầng cao công trình.
Việc điều chỉnh này khiến cư dân tại đây lo lắng khi điều chỉnh quy hoạch có thể dẫn đến nguy cơ “băm nát” KĐT từng được coi là nơi đáng sống và là điểm nhấn của Thủ đô.
![]() |
Cư dân Khu Đoàn Ngoại giao lo lắng cho rằng việc điều chỉnh quy hoạch có thể dẫn đến nguy cơ “băm nát” KĐT từng được coi là nơi đáng sống và là điểm nhấn của Thủ đô. |
Cư dân Khu Đoàn Ngoại giao cho biết: “Việc điều chỉnh quy hoạch khu đô thị theo cư dân biết đều được làm theo đúng quy trình trong đó có cả việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư. Nhưng những dân cư đó là ai khi mà nhiều cư dân đang sống tại KĐT gần đây mới biết về quyết định điều chỉnh quy hoạch này”.
Trong khi đó, lãnh đạo Tổng Cty Xây dựng Hà Nội (Hancorp) – chủ đầu tư dự án khẳng định dự án Khu Đoàn Ngoại giao cho biết đã thực hiện theo quy định trong đó có ý kiến của cư dân.
Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, ngày 26/9/2016, Ban Quản lý các dự án Phát triển nhà và đô thị (đại diện chủ đầu tư Hancorp) đã có buổi làm việc với UBND phường Xuân Tảo về việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư đối với đồ án điều chỉnh quy hoạch kiến trúc các ô đất ĐMKT1, CC2, CC3-4, CC5 thuộc dự án Khu Đoàn Ngoại giao.
Ban quản lý phối hợp cùng UBND phường Xuân Tảo tổ chức trưng bày công khai hồ sơ đồ án điều chỉnh quy hoạch kiến trúc các ô đất nêu trên tại trụ sở UBND phường Xuân Tảo từ ngày 27/9- 27/10/2016 (30 ngày).
Đến ngày 4/11/2016, đã có buổi làm việc về việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư về việc điều chỉnh quy hoạch kiến trúc các ô đất ĐMKT1, CC2, CC3-4, CC5 thuộc dự án Khu Đoàn Ngoại giao. Tham gia buổi làm việc có 29 thành viên trong đó có đại diện UBND phường Xuân Tảo, Chủ tịch Hội người cao tuổi phường Xuân Tảo, đại diện tổ dân phố I, II; các bộ Ban quản lý các dự án (đại diện chủ đầu tư) và 10 hộ dân.
Biên bản làm việc ghi rõ: “Ý kiến các hộ dân tham gia cuộc họp: Thống nhất với nội dung của phương án điều chỉnh. Tuy nhiên phải điều chỉnh theo đúng quy định và quy trình của pháp luật đảm bảo quyền lợi của người dân”.
Trao đổi về việc lấy ý kiến cộng đồng khi phê duyệt, điều chỉnh dự án TS Phạm Sỹ Liêm – Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, việc quy hoạch xây dựng được điều chỉnh là chuyện bình thường, mục đích để phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội theo từng giai đoạn. Việc lấy ý kiến cộng đồng cũng đã được quy định.
“Việc lấy ý kiến phải được công khai có thể dán trên bảng thông báo. Phải xác định ở đây đối tượng hỏi lấy ý kiến là những ai. Anh hỏi biết thế nào là đa số, thiểu số. Đây là chuyện lớn, là cả một vấn đề điều tra xã hội học. Không phải hỏi hời hợt một vài người mà nói là điều tra” – ông Liêm nói.
Ông Liêm cũng nhấn mạnh: “Khi hỏi ý kiến cộng đồng phải phân tích chứ không phải hỏi cho có. Phải thực hiện một cách nghiêm chỉnh chứ không phải mang tính hình thức. Nếu tốt thì sao dân phản đối được. Đó cũng là điều mà các cơ quan quản lý phải xem xét”.
Nêu kiến nghị của cư tri Hà Nội đề nghị thành phố thực hiện nghiêm việc công khai lấy ý kiến người dân trước khi phê duyệt các dự án chung cư thương mại, Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng nêu ý kiến: “UBND TP cần nghiêm túc nhìn lại chuyện này. Qua dân cư phản ánh HĐND TP phải lên tiếng giám sát, đòi hỏi phải xem xét lại, báo cáo tình hình”.
Hồng Khanh
Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có văn bản chuyển đơn của các cư dân tại dự án Khu Đoàn Ngoại giao đến UBND TP Hà Nội để xem xét theo thẩm quyền và trả lời công dân theo quy định.
" alt="Khu Ngoại giao đoàn lấy ý kiến cộng đồng cư dân như thế nào?"/>Khu Ngoại giao đoàn lấy ý kiến cộng đồng cư dân như thế nào?
“Là cha mẹ, tất cả những gì chúng ta có thể làm là cố gắng nuôi dạy con trở thành một người hạnh phúc và biết cách tự kiếm sống”.
Dưới đây là những lời khuyên của bà Mellina về những sai lầm trong việc nuôi dạy con cái, không thể khiến trẻ trở nên hạnh phúc, giàu có trong tương lai.
Giáo sư tâm lý học nổi tiếng người Nga - Marina Mellina.
Cố gắng dạy con thành “nhà vô địch”
Những đứa trẻ bị ám ảnh bởi việc “phải trở thành người xuất sắc nhất” thường lớn lên trong những gia đình có cha mẹ đã đạt được những thành công nhất định và họ cũng mong muốn con mình phải làm được như vậy.
Hoặc chúng cũng có thể lớn lên trong gia đình có cha mẹ từng mơ ước về một điều gì đó, nhưng không thể đạt được và họ đặt mong muốn này lên con cái. Trước những sự áp đặt đó, các “nhà vô địch tương lai” phải dành cả ngày để học và tập luyện. Chúng cũng cảm thấy bức bối nhưng không dám bày tỏ suy nghĩ, mong muốn của bản thân. Áp lực ngày càng lớn khiến trẻ tin rằng bản thân sẽ chỉ hạnh phúc khi đạt được những mục tiêu này.
Nuôi dạy con trở thành một đứa trẻ hoàn hảo ngay từ khi còn nhỏ đang dần trở nên phổ biến. Ngày nay, hầu hết cha mẹ đều bắt đầu dạy con mọi thứ từ rất sớm. Nhưng điều đó có phần rất nguy hiểm, bởi nó có thể làm quá tải não của trẻ.
GS Marina Mellia cho rằng, không nên áp đặt lịch trình nghiêm ngặt cho trẻ, bởi điều đó chỉ biến đứa trẻ thành những người có tuổi thơ ảm đạm.
“Cha mẹ hãy cho trẻ có một chút thời gian rảnh rỗi, đôi khi chỉ để hít thở không khí trong lành hay nhìn ngắm bầu trời. Đây chính là cách mà sự sáng tạo được nảy ra”, bà Mellina nói.
Cha mẹ hay kể công
Trên thực tế, việc nuôi dưỡng con cái là trách nhiệm của cha mẹ. Phụ huynh có thể lựa chọn hy sinh vì con hay không. Do đó, cha mẹ không nên đòi hỏi con phải luôn biết ơn vì điều đó. Bà Mellia đưa ra lời khuyên, phụ huynh đừng nói những câu như “Mẹ đã hy sinh rất nhiều, con phải…”.
Bên cạnh đó, nhiều cha mẹ cũng thích nói đạo lý với con, điển hình như “Tiền không phải vỏ hến”, “Hồi bằng tuổi con, mẹ đã…”. Thực tế, cách nói này không có tác dụng giáo dục. Thay vào đó, cha mẹ nên thảo luận chi tiết về một tình huống cụ thể.
Ví dụ, nếu trẻ muốn mua một món đồ đắt tiền nào đó, cha mẹ có thể dạy con cách dành dụm tiền để mua, chẳng hạn như giúp con lên kế hoạch tiết kiệm và theo dõi con thực hiện kế hoạch đó.
Trả tiền cho những việc làm của con
Ngày nay, không ít cha mẹ có thói quen trả tiền cho con mỗi khi chúng đạt được điểm tốt, biết tự dọn dẹp phòng hay làm những việc khác tương tự. Việc cha mẹ cổ vũ con khi ngoan ngoãn, học tốt là không sai, nhưng không nên thưởng bằng vật chất.
Việc được trả tiền cho những việc này về lâu dài sẽ khiến trẻ nảy sinh tâm lý đòi hỏi, thụ động và chỉ làm tốt nếu việc đó đem lại giá trị vật chất.
Cha mẹ có thể cho con tiền tiêu vặt nhưng cần phải cân nhắc số tiền và phải ấn định số tiền, thời gian cố định. Cha mẹ hãy để trẻ tự quyết định chúng sẽ tiêu tiền vào việc gì. Đây là cách cha mẹ cho trẻ thấy bản thân tin tưởng với các quyết định tài chính của con.
Tất nhiên, cha mẹ vẫn có thể hướng dẫn con cái, nhưng quyết định cuối cùng phải nằm trong tay trẻ. Chúng có thể mắc sai lầm nhưng điều đó đem lại bài học cho trẻ.
Cha mẹ “đè bẹp” ước mơ của con
Nhiều đứa trẻ có mong muốn được thổ lộ ước mơ của mình với cha mẹ. Nhưng thay vì khuyến khích, ủng hộ, nhiều phụ huynh gạt phăng suy nghĩ của trẻ vì cho rằng điều đó là không thực tế. Khi không được cha mẹ ủng hộ, trẻ trở nên thu hẹp mình, rụt rè và mất niềm tin vào bản thân.
“Cha mẹ nên dạy trẻ chủ động và nói với chúng rằng điều quan trọng là không nên sống theo kỳ vọng của người khác mà hãy làm theo mong muốn của bản thân. Khi cha mẹ nói với trẻ, không nên dùng những từ như “Con phải…” hoặc “Con cần phải làm…”. Điều đó sẽ giết chết động lực và sự sáng tạo của trẻ”, GS Marina Mellia gợi ý.
Thời Vũ(Theo Bright Side)
Tất cả những hành vi của trẻ phần lớn đều hình thành thông qua việc giáo dục. Đặc biệt giai đoạn trước tuổi lên 10, đây là thời điểm quan trọng ảnh hưởng lớn tới nhân cách của trẻ sau này.
" alt="Hay kể công, biến con thành ‘nhà vô địch’ là sai lầm kinh điển của phụ huynhc"/>Hay kể công, biến con thành ‘nhà vô địch’ là sai lầm kinh điển của phụ huynhc
Trung tâm cũng cho biết, lịch thi có thể được điều chỉnh phù hợp với công tác phòng dịch Covid-19.
Thí sinh có thể đăng ký dự thi tại địa chỉ là mục khảo thí trên trang web của nhà trường và chọn ca thi tương ứng.
Hệ thống đăng ký ca thi chỉ cho phép tài khoản đăng nhập và thao tác trên một thiết bị máy tính tại cùng thời điểm.
Lệ phí đăng ký và dự thi nộp trực tuyến trong 96 giờ kể từ khi hoàn thành đăng ký ca thi.
Sau 96 giờ, nếu thí sinh không hoàn thành việc nộp lệ phí, ca thi sẽ tự động hủy.
Hệ thống cho phép thí sinh đăng ký tối đa 2 lượt thi/năm (tính đến ngày 31/12/2023). Hai lượt thi cách nhau liền kề tối thiểu 28 ngày. Ca thi sẽ tự động đóng khi đã hết chỗ đăng ký.
Lệ phí dự thi năm 2023 là 500.000 đồng/thí sinh/lượt thi. Lệ phí đã nộp không hoàn lại với bất kỳ lí do gì. Do đó, thí sinh cần đọc kỹ hướng dẫn và cân nhắc kỹ trước khi nộp lệ phí.
Các thí sinh dự thi HSA sẽ làm bài trên máy tính, thời gian từ 195-199 phút. Bài thi gồm 3 phần với các câu hỏi trắc nghiệm khách quan (lựa chọn đáp án) và câu hỏi điền đáp án về các lĩnh vực Toán học (50 câu hỏi, 75 phút), Văn học-Ngôn ngữ (50 câu hỏi, 60 phút), Khoa học tự nhiên – xã hội (50 câu hỏi, 60 phút).
Phần 1 và phần 3 sẽ có thêm 1-3 câu hỏi thử nghiệm không tính điểm.
Cũng theo GS.TS. Nguyễn Tiến Thảo, kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2023 sẽ không có bất kỳ thay đổi gì về dạng thức, cấu trúc đề thi trong những năm qua.
Những điều chỉnh chỉ về việc giới hạn số lần dự thi, tăng chế tài xử phạt thí sinh vi phạm quy chế, lệ phí đăng ký dự thi và lệ phí thi.
Theo đó, ĐH Quốc gia Hà Nội giới hạn thí sinh chỉ đăng ký thi tối đa 2 lượt/năm, mỗi lần thi cách nhau tối thiểu 28 ngày.
Việc giới hạn số lượt dự thi xuất phát từ thực tiễn năm 2022 với hơn 20.000 lượt thi của thí sinh dự thi từ 2 lần trở lên nhưng điểm bài thi không thay đổi, gây lãng phí xã hội, đồng thời ảnh hưởng đến các thí sinh khác mong muốn được thi.
Quy chế thi Đánh giá năng lực quy định thí sinh bị đình chỉ thi sẽ bị hủy toàn bộ kết quả đăng ký dự thi, kết quả đã thi hoặc hồ sơ đăng ký các ca chưa thi.
Sau 14 ngày dự thi, thí sinh được nhận giấy chứng nhận kết quả (các em có thể tự tra cứu kết quả).
Giấy chứng nhận kết quả được gửi qua đường thư bảo đảm theo địa chỉ và số điện thoại khai báo tại tài khoản đăng ký thi HSA.
Thời gian tổ chức 8 đợt thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2023
Nhận định, soi kèo Rennes vs Auxerre, 22h15 ngày 6/4: Phong độ thất thường
UBND TP đồng ý cho học sinh trở lại trường học từ ngày 2/3/2021 (thứ Ba). Trong khi đó, sinh viên, học viên trở lại trường học từ ngày 8/3/2021.
Sở GD-ĐT, Sở LĐ-TB&XH chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, UBND các quận, huyện, thị xã thông báo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các trường, các đơn vị và tổ chức liên quan triển khai nghiêm túc và đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn để sẵn sàng đón học sinh trở lại trường.
Học sinh Hà Nội đi học trở lại từ 2/3/2021 |
Hôm qua, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng đã có công văn yêu cầu các trường tổ chức vệ sinh, khử khuẩn trường, lớp học, đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế trước ngày 1/3/2021. Đồng thời thực hiện tốt các quy định về phòng dịch.
Học sinh có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì phải nghỉ ở nhà, thông tin ngay cho nhà trường, và đến cơ sở y tế để khám, tư vấn, điều trị. Học sinh đang trong thời gian cách ly theo yêu cầu của cơ quan y tế không được đến trường.
Trần Thường
Hà Nội vừa quyết định cho học sinh trở lại trường vào ngày 2/3. Thông tin này khiến nhiều phụ huynh mừng rỡ vì sắp được “giải phóng” sau chuỗi ngày phải chật vật cùng con học online.
" alt="Chính thức: Học sinh Hà Nội đi học trở lại từ ngày 2/3"/>![]() |
Dự án Golden Land - Nguyễn Trãi |
Dự án Trung tâm thương mại - Dịch vụ, Nhà ở Golden Land (dự án Golden Land) do Công ty CP Cơ Khí chính xác số 1 và Công ty Cổ phần Thương Mại Hưng Việt (Tập đoàn Hoàng Huy) làm chủ đầu tư. Tổng số vốn đầu tư là 2.455 tỷ đồng.
Theo đó, quy mô dự án cũ được quy hoạch gồm 3 ô đất liền kề nhau: Ô số 1 có chức năng thương mại dịch vụ, văn phòng làm việc, công trình cao 33 tầng; Ô đất 2A chức năng nhà ở thương mại, công trình cao 25-27 tầng; Ô đất 2B chức năng nhà ở cao tầng bàn giao cho thành phố.
Tuy nhiên, theo quyết định điều chỉnh mới, UBND TP. Hà Nội chấp thuận việc điều chỉnh diện tích sử dụng đất từ 23.380m2 xuống 19.728m2 gồm 2 ô đất (số 1 và 2A). Ô đất 2B được tách thành dự án riêng.
Đặc biệt, ô đất số 1 có chức năng thương mại dịch vụ, văn phòng làm việc, công trình cao 33 tầng được chuyển đổi thành nhà ở cao tầng có chức năng thương mại, dịch vụ, nhà trẻ và nhà ở trên diện tích 2.352m2 cao 33 tầng +3 tầng hầm kỹ thuật và để xe. Riêng, tầng 17-33 chức năng căn hộ ở (170 căn hộ).
Theo VnMedia
Chiều tối ngày 31/10, các cơ quan chức năng đã phối hợp chủ đầu tư dự án Khu đô thị Tây Hồ Tây và khu đô thị Ngoại giao đoàn mở cổng thông xe tuyến đường dẫn từ hai đô thị này ra đường Võ Chí Công.
" alt="Dự án Golden Land được điều chỉnh quy hoạch"/>Kể từ khi trường học đóng cửa vì dịch Covid-19, đồng thời chuyển sang học trực tuyến, chị Thư buộc phải mua thêm một chiếc máy tính khác cho cậu con trai út do cả hai anh em học trùng giờ. Ngoài ra, chị cũng để lại một chiếc điện thoại cũ ở nhà, phòng khi máy tính không thể đăng nhập vào lớp học, các con vẫn có thể dùng điện thoại thay thế.
Dù không muốn con “dán mắt” vào màn hình quá lâu, nhưng chị Thư cho rằng, “cuối cấp, nếu chỉ học trên trường thôi là chưa đủ”.
Con học trực tuyến, bố mẹ cũng vất vả theo.
Con trai lớn của chị năm nay dự định sẽ thi vào Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ. Ngoài lịch học trên trường với 3 tiết buổi sáng và 3 tiết buổi chiều, mỗi tiết kéo dài 40 phút, chị còn cho con học thêm 2 buổi tiếng Anh, 2 buổi Toán, 1 buổi Ngữ Văn. Tất cả cũng chuyển sang học trực tuyến.
"Việc ngồi trước màn hình quá lâu cũng khiến con cảm thấy uể oải. Thỉnh thoảng, con than với mẹ rằng ngồi nhiều khiến con mỏi mắt, mỏi vai. Nhưng quãng thời gian này vô cùng quan trọng với con, thậm chí còn phải tranh thủ từng giây, từng phút để học. Bố mẹ cũng chỉ biết động viên con cố khắc phục, mỗi tuần cố gắng thêm hai buổi từ 6h30 – 8h tối”.
Nữ phụ huynh này cũng bày tỏ mong muốn việc học của con sẽ được tối giản hơn, không bê nguyên số tiết giống như học trực tiếp trên trường khiến học sinh phải nhìn vào màn hình quá lâu.
“Thấy con mệt mỏi, mình chỉ biết động viên con cố gắng tập trung vào 3 môn Toán, Văn, Anh. Chỉ mong sao các con sớm được quay trở lại trường học để yên tâm cho việc ôn thi cuối cấp”.
"Không thể thở nổi với chiếc máy tính”
Chị Lã Mai Huyền (Hà Nội) cũng rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” khi cả lớp học trên trường lẫn lớp học thêm của con đều phải chuyển sang hình thức trực tuyến.
“Dù con mới chỉ học lớp 2 và lớp 7 nhưng mình đã phải quay cuồng với việc học của con. Bạn lớp 2 không thể học online khi không có mẹ; còn với bạn lớp 7, bình thường mẹ vẫn cấm dùng smartphone, nhưng giờ lại phải giao máy tính cho con từ 8 giờ sáng đến 6 giờ chiều thì thật nguy hiểm quá”.
Điều này cũng khiến chị Huyền nhấp nhổm không yên khi để hai con ở nhà để đi làm.
Học sinh dưới lớp 3 chưa thể tự học trực tuyến khi không có bố mẹ
Không thể nghỉ việc ở nhà, nữ phụ huynh cũng chỉ có thể dõi theo con từ xa. “Điện thoại mình lúc nào cũng phải để ở chế độ nhận thông báo từ nhóm lớp. Nào là rà soát nhóm xem cô giáo dặn in phiếu bài tập môn gì, nào là theo dõi xem con có vào lớp đúng giờ hay không để còn gọi điện nhắc con dậy học.
Có lần vì mải họp, mình tắt thông báo trong nhóm, sau đó quên kiểm tra lại nên không biết phải in phiếu bài tập cho con. Lần đó, con cũng bị cô giáo nhắc nhở, phê bình”.
Con học, mẹ cũng phải vất vả theo, nhưng chị Huyền cho rằng, việc trẻ phải ngồi hàng giờ trước máy tính cũng không dễ dàng gì.
“Mình đi làm hàng ngày, cũng phải tiếp xúc thường xuyên với máy tính. Có những khi nghe hội thảo online cả buổi, về nhà đầu cũng đau như búa bổ, không nhớ mình đã nghe những gì. Còn bọn trẻ hàng ngày phải học tới 6 – 7 tiết, chưa kể học thêm, thật khó để đòi hỏi trẻ tiếp thu được nhiều điều”.
Học sinh phải ngồi hàng giờ trước máy tính để học trực tuyến
Các lớp học thêm cũng chuyển sang học online khiến Hà Văn Dũng, học sinh lớp 9 tại Thái Bình phải ngồi trước máy tính gần như liên tục mỗi ngày.
“Nếu không phải học trên lớp hay học thêm, em cũng sẽ lên mạng tìm kiếm bài tập để luyện thêm các dạng. Việc phải ngồi liên tục như thế khiến em cảm thấy hơi nhức đầu và mỏi mắt, nhưng cũng không còn cách nào khác vì thời điểm thi cấp 3 đã rất cận kề”.
Ngoài học thêm môn Toán, Dũng còn được mẹ đăng ký thêm cho một khóa học tiếng Anh online. Từ việc chủ động học, giờ đây, nam sinh cảm thấy hơi quá tải và chán nản.
Thấy con xao nhãng, mẹ cậu càng thúc ép con cần phải tập trung hơn. “Bình thường, việc học đã quá áp lực rồi, mẹ còn thường xuyên giám sát khiến em cảm thấy bức bối, không muốn học nữa.
Đôi khi, em muốn giải tỏa bằng việc chơi game, nhưng mẹ lại cho rằng em không nghiêm túc với việc học”.
Đối mặt với lịch học kín mít, Dũng cho rằng, việc học online chẳng những không nhẹ nhàng mà còn nặng hơn so với việc học trên lớp.
“Em chỉ mong sớm được trở lại lịch học bình thường trên trường, vì giờ đây, có những lúc em cảm thấy ‘không thể thở nổi với chiếc máy tính”, nam sinh lớp 9 bộc bạch.
Thúy Nga
Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, học sinh khối 1, 2, 3 học trực tuyến các môn Toán, Tiếng Việt, Ngoại ngữ; Khối 4-5 học Toán, Tiếng Việt, Ngoại ngữ, Khoa học, Lịch sử, Địa lý theo khung thời gian linh hoạt.
" alt="Học thêm cũng online, học sinh ‘mờ mắt’ vì ngồi cả ngày trước máy tính"/>Học thêm cũng online, học sinh ‘mờ mắt’ vì ngồi cả ngày trước máy tính