sạc điện ở đâu?", hãng Vinfast đưa ra 3 lựa chọn cho khách hàng, gồm: sạc tại các trạm sạc nhanh, cổng sạc công cộng do hãng xe xây dựng; sạc bằng cổng sạc di động mang theo xe; và bộ sạc treo tường đặt tại nhà.Ba lựa chọn trên có sự khác biệt xoay quanh thời gian sạc. Trạm sạc nhanh có thời gian sạc đạt đến 70% pin từ mức 10% là 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ. Cùng dung lượng này, bộ sạc di động cần từ 7 đến 11 tiếng, và sạc treo tường là khoảng 3 tiếng 15 phút.
Như vậy, khác với ô tô chạy xăng, dầu có thể đổ nhiên liệu ở bất cứ đâu có cây xăng và thời gian chỉ vài phút. Giờ đây người dùng ô tô điện sẽ phải tính toán nơi ở, điểm đến, chỗ dừng nghỉ để sạc điện. Nếu nhàn rỗi thì đơn giản, nhưng với người bận rộn, đôi lúc bị công việc cuốn đi thì việc phải thêm một quỹ thời gian cho việc sạc ô tô quả là đau đầu.
Sự quan trọng của chỗ sạc điện có thể thấy ngay bằng hình ảnh ở Trung Quốc, tại một số nơi khi người dân quá dễ dàng mua được ô tô điện dẫn tới thiếu trạm sạc, họ đã sáng tạo ra cách sạc không tưởng như: ròng dây điện từ trên tầng cao xuống sân chung cư, sạc ngay tại cột điện..v..v
 |
Hình ảnh "sáng tạo" sạc ô tô điện ở Trung Quốc gây cười vì tiềm ẩn rủi ro an toàn |
Bên cạnh đó, việc nhiều hãng xe cùng bán ô tô điện tiếp tục đặt ra câu hỏi: liệu có thể cùng sạc chung một trụ sạc? Hiện tại, mới chỉ có Vinfast đầu tư xây dựng các trạm sạc trên cả nước dùng cổng cắm điện xoay chiều AC Type 2, hay còn gọi là chuẩn J1772 phù hợp với nhiều dòng ô tô điện (trừ Tesla). Vì thế, người mua đang chờ đợi câu trả lời của hãng xe Việt về cách thức chia sẻ trạm sạc với các đối thủ.
Ai mới nên dùng ô tô điện?
Từ việc sạc điện không đơn giản như ô tô chạy xăng dầu, chúng ta cần đặt tiếp câu hỏi "ai mới nên dùng ô tô điện?". Hẳn đa số sẽ nghĩ đến ô tô điện chỉ phù hợp hoạt động quanh quẩn thành phố, nơi ở là chính dù hãng xe nói sẽ lắp đặt đầy đủ ở khắp các tỉnh thành, trạm dừng nghỉ.
Với bộ pin dung lượng 42kWh, xe ô tô điện VF e34 có thể đi được quãng đường tối đa khoảng 285km sau mỗi lần sạc đầy. Thậm chí có những mẫu xe như Tesla Model X có tầm hoạt động là 580 km, hay Porsche Taycan là 400 km.
 |
Ô tô điện sẽ khó phổ cập nếu thiếu trạm sạc |
Về lý thuyết, người dùng xe VF e34 chỉ đi lại hàng ngày dưới 100 km sẽ tiêu thụ khoảng 40-50% dung lượng pin. Sẽ không thành vấn đề nếu sau đó chủ xe cắm cắm sạc tại trạm sạc nhanh hoặc cắm sạc ở nhà qua đêm.
Tuy nhiên, với thực tế các đô thị ở Việt Nam đang tồn tại kiểu nhà ống mặt tiền hẹp, hay chung cư kiểu cũ thiếu bãi đỗ xe thì có thêm những trạm sạc nhanh sẽ rất khó khăn và tốn kém. Ngay cả đô thị Vinhomes thuộc hệ sinh thái xe Vinfast cũng đang tồn tại tình trạng thiếu chỗ để xe, không lấy gì đảm bảo chỗ sạc điện sẽ luôn được dành cho ô tô điện hay sẽ bị tranh chấp bởi những chiếc xe khác không dùng điện.
Tin vui là theo báo cáo của Consumer Reports - một tổ chức người tiêu dùng phi lợi nhuận của Mỹ chuyên về thử nghiệm sản phẩm độc lập, hầu hết các lái xe ở Mỹ đi ít hơn 64 km một ngày, khiến cho một chiếc ô tô điện có dung lượng pin tầm ngắn cũng phù hợp với hầu hết cư dân thành thị hoặc các gia đình cần một chiếc ô tô thứ hai.
Đối với người dùng ô tô điện cho quãng đường dài, kế hoạch xây 40.000 trụ sạc điện trên khắp cả nước và tiếp tục tăng thêm của Vinfast là để đưa ô tô điện thuận tiện như xe động cơ đốt trong. Nhưng khi công nghệ sạc điện siêu nhanh vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu và khó triển khai rộng khắp trong thời gian ngắn, thì tài xế vẫn phải vận dụng đầu óc để tính toán đường đi, chỗ nghỉ để tranh thủ nạp điện. Điều này với nam giới có thể quen, nhưng sẽ là thử thách cho chị em. Consumer Reports đã kết luận ô tô điện hiện chưa được giới tài xế lái xe đường dài đưa vào lựa chọn vì lý do tốn thời gian sạc.
Ô tô điện cũng ngốn điện cho những nhu cầu căn bản ngoài việc lăn bánh
Xe điện, đúng như tên gọi của nó là dùng nguồn điện lưu trữ trong bộ pin để nuôi hoạt động của động cơ. Thế nhưng, một chiếc ô tô đúng nghĩa không chỉ lăn bánh mà nó cũng phải phục vụ những nhu cầu quen thuộc ngày nay của người dùng như: bật máy lạnh, sưởi ấm, giải trí.
Tạp chí Car and Drive đã có thử nghiệm khá thực tế trên các mẫu xe điện, và nhận thấy rằng, quãng đường ô tô điện đi được tỷ lệ nghịch với lượng điện tiêu thụ.
Ví dụ như xe Tesla Model 3 trang bị lò sưởi điện, khi trời lạnh xe có thể giảm đến 30% quãng đường di chuyển nếu bật nấc cao nhất và giảm 20% khi để tự động. Ngoài ra, các hệ thống hỗ trợ như Autopilot, giải trí, kết nối không dây... cũng cần tiêu thụ điện và nguồn chia sẻ năng lượng duy nhất tất nhiên vẫn là bộ pin. Rõ ràng, xe càng nhiều option, ô tô điện sẽ càng phải chia sẻ nguồn pin bên cạnh dùng cho động cơ, và dẫn đến quãng đường đi sẽ giảm. Còn nếu cắt giảm các trang bị tiện nghi, công nghệ, chẳng khác nào khiến khách hàng quay lại với ô tô động cơ đốt trong.
Không phải gara nào cũng sửa được ô tô điện
Đây là một thực tế hiện hữu bởi theo khảo sát của phóng viên VietNamNet tại các gara lớn nhỏ trên địa bàn Hà Nội, phần lớn chủ gara cho biết chưa từng được tiếp xúc với ô tô điện nên gần như không có kinh nghiệm sửa chữa nếu được yêu cầu. Trong khi đó, lượng tiêu thụ ô tô động cơ xăng dầu ở Việt Nam vẫn còn dư địa rất lớn (đến nay đã đạt hơn 400.000 xe/năm), cộng thêm tiêu chuẩn khí thải chưa khắt khe nên ô tô cũ còn "đất sống" khỏe. Đó cũng là lý do khiến nhiều chủ xưởng gara không có nhu cầu chuyển đổi để chạy theo một sản phẩm còn quá mới.
Về vấn đề này, PGS. TS Đàm Hoàng Phúc, Bộ môn Ô tô và xe chuyên dùng, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội lại cho rằng không đáng ngại, bởi ô tô điện khi được bán ra thị trường thì các hãng xe sẽ tự phải đảm bảo kiến thức, kỹ năng cho nhân viên các đại lý. “Ô tô điện có nhiều điểm lợi hơn động cơ đốt trong như công suất mạnh, không bị khống chế mô-men xoắn, pin đặt ở sàn có lợi thế về trọng tâm tăng độ an toàn, dễ lái, dễ cập nhật công nghệ và nhất là bảo dưỡng định kỳ không tốn kém’, PGS. TS Phúc nhận định.
Chi phí dùng ô tô điện sẽ thêm khoản thuê pin
Nếu như ô tô dùng động cơ xăng, dầu thường được chẻ chi phí như: nhiên liệu, gửi xe, bảo dưỡng, phí đường bộ, đăng kiểm, thì ô tô điện cũng có chi phí tương tự, nhưng có thêm khoản tiền thuê pin.
VinFast cho biết khách hàng mua xe VF e34 có thể sử dụng gói thuê bao pin là 1.450.000 đồng/tháng dành cho quãng đường di chuyển 1.400km (mức di chuyển trung bình ít nhất của 1 xe ô tô trong 1 tháng). Nếu đi quá quãng đường 1.400km, khách hàng trả thêm 998 đồng/km.
Chi phí tiền điện sạc xe là 484 đồng/km (tính theo mức giá điện sinh hoạt bậc 5 hiện nay là 3.117 đồng/kW và mức tiêu hao năng lượng trung bình 15,52 kW/100km). Tính chung theo từng km, tổng chi phí vận hành ô tô điện VinFast VF e34 (gồm thuê pin và sạc điện) là 1.482 đồng/km, rẻ hơn so với một chiếc xe xăng có mức tiêu hao nhiên liệu trung bình 7,8 lít/100km, tiền đổ xăng sẽ là 1.631 đồng/km.
Tuy nhiên, với những người ít dùng xe thường xuyên thì tiền thuê pin sẽ trở nên tốn kém so với việc đổ nhiên liệu 500.000 đồng đến 1 triệu đồng chạy cả tháng. Chưa kể phải việc phải bỏ thêm tiền đầu tư cải tạo lại hệ thống điện trong nhà nếu muốn lắp thêm bộ sạc.
Đình Quý
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Sau Porsche Taycan và VinFast VF e34, hàng loạt xe ô tô điện sắp đổ bộ thị trường Việt Nam
Sau màn ra mắt chính thức của VinFast VF e34, hàng loạt mẫu xe ô tô điện sẽ sớm ra mắt thị trường Việt Nam vào cuối năm nay và trong năm 2022.
" alt="Những mối lo mà người Việt phải đối mặt nếu mua ô tô điện"/>
Những mối lo mà người Việt phải đối mặt nếu mua ô tô điện
Tôi từng ước được chết thay cho người thân- Vì sao anh mở triển lãm?
Ban đầu, tôi vẽ mười mấy tấm, đơn vị triển lãm đề nghị tôi vẽ thêm cho đủ một bộ sưu tập. Các tranh tôi vẽ đợt giãn cách xã hội đã bán hết, tiền đã trao tận tay những người khó khăn cần chúng. Qua Tết, tiền bán số tranh ở đây cũng sẽ dùng hết vào từ thiện. Năm nay, tôi muốn giúp đỡ các bé nghèo.
- Anh chia sẻ đôi chút về sở thích và năng khiếu hội họa nhé?
Tôi, chị Thu Minh và chị Hồng Ánh trưởng thành từ NVH thiếu nhi Quận 5; Quang Vinh, Hiền Thục, Mây Trắng, Mắt Ngọc từ NVH thiếu nhi Quận 1. Ở đó, chúng tôi sinh hoạt tất cả môn như cắm trại, vẽ tranh, làm thơ, viết văn, ca hát, múa kịch… để thi đấu với nhau. Tôi nhiều tài lẻ nhờ trưởng thành từ NVH thiếu nhi.
Lớn lên, tôi học Trường Mỹ thuật TP.HCM nhưng mới năm đầu đã đoạt giải 3 Triển vọng điện ảnhcủa Hội Điện ảnh. Thú thật, hồi vào trường vẽ, tôi thích thật nhưng thấy tương lai vô định lắm nên theo nghề diễn viên vậy.


- Triển lãm của anh có tên rất hay. Vậy vùng mơ của anh là gì?
Tôi rất tôn trọng cảm nhận của người xem. Tôi để bên giám tuyển đặt tên và chọn cái tên Vùng mơấy. Tương tự, các tranh ở đây đều vô đề. Tôi vẽ rất phiêu, thường phải có Jazz, nhấp chút vang, xem và lấy cảm hứng từ các bộ phim nghệ thuật như Breakfast at Tiffany's, Before Sunset,…Vì thế, mỗi bức tranh đều rất ngốn năng lượng. Các tông màu chủ đạo có vàng, xanh và trắng. Chúng lãng mạn kiểu Pháp, cũng là màu mùa hè ở biển Hy Lạp.
- Anh tải cảm xúc gì vào các bức tranh ấy?
Tôi nấu ăn và vẽ tranh để thư giãn. Bạn biết đấy, tôi phải chữa stress, vấn đề tâm lý và bệnh dạ dày gần 10 năm. Thời trẻ, tôi khó buông bỏ cảm xúc, những áp lực. Bây giờ, tôi phải thả lỏng bản thân. Tôi cân bằng tâm trạng bằng lao vào nấu ăn, vẽ tranh. Chúng chiếm thời gian và tâm trí, giúp tôi nhẹ nhàng hơn.
Nếu ai chưa từng trải qua cảnh đứng nhìn người thân ra đi giống tôi sẽ khó thấu cảm. Sự ra đi của ba, anh và em trai tôi để lại trong tôi cảm xúc không thể diễn tả bằng lời. Tuổi ngoài 20, tôi lo lắng về sự nghiệp, địa vị, tiền bạc… song chúng thật ra chẳng đáng gì. Một người ra đi mãi mãi không thể trở lại. Nỗi đau ấy rất khó chữa lành. Tôi từng ước được chết thay cho họ nhưng đời không có phép màu nào như thế.
Người sống nặng tình cảm sẽ khổ. Hôm chú chó nuôi 18 năm mất, tôi lái xe từ Vũng Tàu về TP.HCM mà nước mắt cứ đầm đìa chảy xuống. Hai năm qua, bạn bè đã nhìn thấy tôi bi lụy thế nào. Tôi không chịu nổi cảm giác nhìn em trai ra đi quá đột ngột.
Nếu không có anh Trinh Hoan và Tiệc trăng máu, không biết bao giờ tôi mới trở lại công việc. Tôi thực sự biết ơn anh và những người bạn của mình. Mãi sau đó, tôi mới tìm lại niềm vui trong nghề, tận hưởng những thành quả trong năm 2020 và chăm chút các sở thích.
 |
"Vùng mơ" của Hứa Vĩ Văn. |
Hội họa chữa lành vết thương của tôi
- Cá nhân tôi cũng từng trải qua nỗi đau mất người thân. Khi ấy, tôi không cảm nhận rõ và không thường mơ như bây giờ. Đó là vì sao tôi hỏi anh về những giấc mơ...
Như bạn nói, sự trưởng thành khiến tôi cảm nhận nỗi đau sâu hơn. Hồi thi chung kết Triển vọng điện ảnh, tôi nghe tin anh trai qua đời vì tai nạn giao thông. Tôi đau nhưng cảm giác khác với lần em trai tôi ra đi vào năm 2019.
Em ấy đang có một gia đình rất hạnh phúc với 2 bé đáng yêu. Cuộc sống của em rất hoàn mỹ. Trong 2 tháng, em tôi ra đi, tôi nghĩ giá mà mình có thể đi thay em. Tôi thì độc thân, đâu có gì vướng bận. Mỗi ngày trôi qua, em trai lại xa tôi hơn một chút. Tôi rối bời, bất lực, chỉ muốn đập đầu vào tường. Tôi đau nhiều ngày liền. Mọi thứ tinh thần, sức khỏe, ngoại hình… của tôi theo đó tuột dốc. Một năm trời dài đằng đẵng.
Tôi mơ thấy em trai rất nhiều. Tôi biết sẽ không có gì thay đổi nữa nên phải bước tiếp. Tôi cảm giác như mình là người được chọn để còn sống ở đây nên tôi phải sống cho đúng là đang sống.
Hiện tại, tôi nấu ăn ngày càng ngon, vẽ ngày càng phiêu. Nấu ăn rất kỳ diệu, bạn có thể chia sẻ niềm hạnh phúc ấy đến người thân xung quanh mình. Khi nấu ăn, tất cả giác quan của tôi đều thư giãn.
Còn với vẽ, tôi từng tự hỏi mình học mỹ thuật để làm gì. Hóa ra, mọi thứ đều đã sắp đặt, hội họa giúp chữa lành vết thương của một nghệ sĩ như tôi.
- Anh có phải kiểu người dễ rơi nước mắt?
Tôi ít khóc vì thường hướng mọi thứ vào trong. Mọi người nghĩ tôi yếu đuối nhưng sự thật tôi khỏe hơn cả Iron Man, trời có sập tôi vẫn chống được. Bờ vai của tôi là trụ cột cho gia đình tựa vào. Nếu tôi yếu đuối, ủy mị, họ sẽ đổ theo.
 |
Vẽ tranh giúp chữa lành vết thương trong Hứa Vĩ Văn. |
- Một người vốn kín đáo như anh sẽ thế nào nếu phô bày nội tâm của mình qua triển lãm tranh này?
Hơn 20 năm, khán giả chỉ biết diễn viên Hứa Vĩ Văn chứ không biết còn có một Mark Hứa. Ngay cả trong phim ảnh, các bộ phim chỉ mới khai thác 20% của tôi. Tôi thần tượng Daniel Day-Lewis và nghĩ cả đời cũng không có vai diễn như ông. Trong showbiz cũng vậy, tôi tôn trọng mọi người dù không hợp nhau nhiều. Nếu tôi không phô bày nội tâm mình lúc này thì còn đợi đến bao giờ?
Tôi của 20 khác với tôi của hiện tại. Nhiều thứ của Hứa Vĩ Văn năm đó đã mất. Đổi lại, tôi của hôm nay bình tâm, nhẹ nhàng. Việc của tôi là làm người xung quanh mình hạnh phúc.
Tại buổi triển lãm "Vùng mơ", Hứa Vĩ Văn khóc khi thấy đông đủ bạn bè đến chung vui với anh. Diễn viên luôn trân quý tình cảm và cánh tay của những người bạn kéo anh khỏi nỗi đau mất người thân. Triển lãm "Vùng mơ" diễn ra tại số 1Bis Phạm Ngọc Thạch, Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM; kéo dài đến hết ngày 23/2 (nhằm Mồng 9 Tết ÂL). Toàn bộ số tiền bán tranh sẽ dùng cho hoạt động từ thiện." alt="Hứa Vĩ Văn mở triển lãm 'Vùng mơ'"/>
Hứa Vĩ Văn mở triển lãm 'Vùng mơ'

Trước khi nói đến việc mua xe một cách thần tốc và đầy ngẫu hứng, tôi phải mạn phép nói về ấn tượng cực kỳ ... sâu sắc của bản thân đối với xe ô tô.
Cả một thời thơ ấu và đến tận khi đi làm, tôi luôn thắc mắc là làm thế nào mà người ta chỉ dùng tay xoay xoay, vặn vặn cái "bánh xe" (vô lăng) nho nhỏ trước mặt mà lại có thể điều khiển chuyển động của cả một chiếc ô tô to đùng.
Thế rồi những thắc mắc đó đi vào cả những giấc mơ từ khi còn là học sinh, đến nỗi rất nhiều lần, tôi mơ ... lái xe ô tô, mà tệ là mỗi giấc mơ đều không đưa ra được lời giải đáp nào cho câu hỏi "lái xe ô tô như nào".
Tuy nhiên, chúng đều có một điểm chung là: cảm xúc khi cầm vô-lăng thật là kinh hoàng, lúc thì lao dốc không phanh, lúc thì rơi thẳng xuống xuống ao, lúc thì đâm vào cây, vào tường và có lúc thì “hôn nhau” với xe tải, container…
Thế nên, mặc dù rất thắc mắc về ô tô nhưng chưa bao giờ, tôi có ý định sẽ sắm cho mình 1 chiếc ô tô. Ngay cả khi đã đi làm một thời gian và đủ tiền mua xe, tôi vẫn rất thờ ơ với việc sở hữu xe cho riêng mình.
 |
Luật sư Phạm Thị Thuỳ Dương (Hà Nội) đam mê thích thú đối với ô tô từ thuở nhỏ |
Thựcra, chỉ bởi tôi là người vốn rất thực tế. Nôm na, tôi tính toán “dư lày” (như thế này): mua xe mất tiền tỉ, hàng tháng lại mất tiền triệu để gửi xe (chưa kể còn có tìm được chỗ gửi gần nhà hay không), rồi đi làm thì lại phải đi rất sớm và về rất muộn (cho đỡ tắc đường), rồi lại chi phí xăng, gửi xe, rửa xe, bảo dưỡng, bảo trì... Tóm lại cả núi tiền!
Trong khi đó, muốn dùng xe ô tô đi đâu chơi xa hoặc nhiều người thì tôi chỉ cần hú một tiếng, các nhà xe có mà xếp hàng, chi phí cạnh tranh, dịch vụ chu đáo, không phải tự lái mà các bác tài lại khéo nói, đẹp giai nữa chứ!
Thế mà đùng một cái, chỉ trong một cuộc chuyện phiếm với bạn, nghe tin hãng xe M đang có chương trình ưu đãi, cơn bốc đồng nổi lên, tôi quyết mua xe luôn trong khi chưa có bất kỳ một sự tính toán, lựa chọn (về màu sắc, cấp độ...), chưa có bất kỳ một sự chuẩn bị "hậu kỳ" nào. Tôi không nhớ rõ lắm về khoảng thời gian chính xác nhưng có lẽ là tầm cuối năm 2015-2016.
Sau khoảng 3 tháng mua xe, tôi mới tìm thầy dạy lái. Mà éo le ở chỗ, tôi mua xe số tự động nhưng lại chỉ được học số sàn, vì thời đó chưa có thi bằng lái xe số tự động.
Buổi đầu tiên, thầy có "trình bày" nọ kia về nguyên lý động cơ, về nguyên tắc này nọ, tôi bảo: "Thôi thầy cho chị lên xe lái luôn đi, nghe không thì chị không nhớ được đâu".
Học thầy được khoảng 6 buổi (mỗi buổi cách nhau 1-2 tuần), nghe thầy nói bâng quơ sắp có kỳ thi lấy bằng bên Long Biên (Hà Nội), tôi bảo thầy: "Đăng ký cho chị thi luôn!". Thầy choáng: "Chị đã học hành gì ra hồn đâu?".
Tôi chỉ nhẹ nhàng: "Chị bận lắm, cứ thi đi, trượt thì thi tiếp chứ đợi học xong xuôi thì đến bao giờ, thầy cứ đăng ký luôn khỏi ... lỡ".
Đăng ký xong, tôi sang Long Biên học thêm 4 buổi ở sân địa hình để thi. Cái sân địa hình không làm khó được tôi, nhưng cái xe ở sân địa hình thì thật là ... khó tả. Nó không chỉ cũ mà còn cổ kính, không chỉ ít vệ sinh mà còn là tập hợp các loại mùi. Các bộ phận chạm vào (chân ga, chân phanh, vô-lăng...) đều mòn nhẵn, trơn lì cả, chạm đến đâu cứ ... tuồn tuột đến đấy, khiến cho tôi cứ rón rén không dám lái phiêu vì chỉ sợ tự nhiên thấy xe ... cất cánh.
Thế mà người hướng dẫn tại sân địa hình, nghe tôi nói mới học trc đó 6 buổi thì choáng váng vì không hiểu sao lần nào tôi lùi chuồng cũng như ... đặt, đều một phát ăn ngay! Rồi thì tôi cũng lò dò lần lượt hoàn thành các bài test trong 4 buổi tập với sân địa hình.
Học xong 4 buổi ở Long Biên, mọi thứ đều có vẻ nuột nà mà chân ga, chân phanh vẫn có vẻ chưa êm, cứ mỗi lần nhấn ga hoặc phanh là tôi phải nhấc bổng gót giày để ghì xuống tạo lực (tôi tập lái toàn đi giày thể thao) và cứ đến đoạn phải tăng tốc thì toàn bị trừ 5 điểm vì tốc tăng không nổi.
Đến hôm đi thi, rút kinh nghiệm sâu sắc, tôi lặng lẽ xách theo đôi bốt ... 9cm (để có chỗ tì lực khi tăng tốc), cả đội tham gia thi cùng buổi đều choáng váng khi thấy tôi ngật ngưỡng trên đôi cà khoeo 9cm đi vào nhận xe thi.
Và cuối cùng, em đã vượt qua kỳ thi mỹ mãn với ... 95 điểm (bị trừ 05 điểm vì vượt quá tốc độ tại phần tăng tốc).
Thế rồi có bằng, tôi cũng biết thế nào là lái ô tô!
Từ khi leo lên được ghế lái đến giờ, tôi chủ yếu chỉ sử dụng vô lăng, chân ga, chân phanh, đài FM, các chức năng khác của xe gần như không xài tới. Tôi còn không biết dùng cả bluetooth trên xe.
 |
Chị Phạm Thuỳ Dương thường tự lái xe khám phá các cung đường đẹp ở Việt Nam |
Được cái "trộm vía", từ khi lái xe, tôi hoàn toàn chủ động trên mọi cung đường, cuộc sống của tôi như mở rộng hơn rất nhiều. Tôi có thể tự chiều bản thân cho phép mình đến những nơi ngoại ô bất cứ khi nào để hít hà hương đồng gió nội, để giải phóng mệt mỏi, căng thẳng, tù túng ngay khi cần.
Cũng có thể ngay lập tức lên đường vào Hà Tĩnh, Nghệ An để gặp một trường hợp đang cần giúp đỡ, rồi lại quay trở lại Hà Nội mà không phải phụ thuộc hay tính toán gì nhiều.
Chưa kể, công việc của tôi từ khi tự lái xe cũng trở nên chủ động và linh hoạt hơn nhiều lắm. Và chiếc xe cũng giúp tôi có cơ hội thử thách và rèn luyện bản lĩnh tay lái trên những cung đường khó như Mù Cang Chải, Mộc Châu, Sơn La, hay những lúc toát mồ hôi đua với xe của các nam nhân khác để chèn ép lại khi bị họ chèn đè vô lý trên đường.
Rồi những khi được đồng nghiệp và bạn đường thể hiện thái độ "thán phục" về những pha lùi chuồng trứ danh (đều tăm tắp với khoảng cách tính bằng mm) cũng khiến tôi muốn ảo tưởng sức mạnh mà đón nhận cụm từ "năng khiếu" mà mọi người dành cho mình.
Dù đôi khi vẫn chạnh lòng khi đọc những bài viết, những câu chuyện tếu táo về phụ nữ lái xe, tôi tin chắc rằng những cánh mày râu đã từng đi xe cùng tôi, đã từng chứng kiến tôi điều khiển con voi sắt của mình, đã từng được tôi chèn đè, đã từng biết đến những cuộc độc hành của tôi... với tất cả sự an toàn, chính xác, gọn gàng, khéo léo đầy nam tính, sẽ thay đổi suy nghĩ về khả năng lái xe của phụ nữ (ngoại trừ khả năng sử dụng các tính năng nội thất của xe).
Thế nên các nàng ạ, không cần phải quá quan tâm người khác đang nhìn gì, nói gì, đánh giá gì về mình, khi các nàng được làm điều mình muốn, thực hiện điều mình thích, tìm kiếm điều mình thấy phù hợp, sống như mình chính là, ... thì tự nhiên các nàng sẽ trở thành những phụ nữ hạnh phúc, tự tin và tràn đầy năng lượng.
Khi đó chẳng phải các nàng đã tự mình thắp sáng ngọn nến của bản thân bằng chính năng lượng tự thân hay sao. Còn gì có thể tuyệt vời hơn thế không!
Không chỉ 8-3, hãy luôn toả sáng theo cách của mình, bạn nhé!
Luật sư Phạm Thị Thuỳ Dương
Bạn nghĩ gì về những định kiến khi phụ nữ lái xe? Hãy chia sẻ câu chuyện của bạn với Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn.

Những màn đãng trí khó đỡ của chị em khi lái ô tô
Không riêng phụ nữ mà cả đàn ông khi lái ô tô dễ mắc phải một số lỗi sơ đẳng nhưng cánh chị em thường bị “gắn tên” cố định bởi dư luận cho rằng đây là sự đãng trí điển hình.
" alt="Nữ luật sư mê ô tô: Lái xe là ... nghiệp"/>
Nữ luật sư mê ô tô: Lái xe là ... nghiệp