![](https://vnn-imgs-a1.vgcloud.vn/image1.ictnews.vn/78/7f/2a/787f2a0668a1edb7ecabea2b53da0b29_0,ắcmàucôngnghệ<strong>kqbd nha</strong>1425,sz=1&i=188847,00.jpg)
Thời sự
![](https://vnn-imgs-a1.vgcloud.vn/image1.ictnews.vn/78/7f/2a/787f2a0668a1edb7ecabea2b53da0b29_0,ắcmàucôngnghệ<strong>kqbd nha</strong>1425,sz=1&i=188847,00.jpg)
1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。
![](http://profile.tour-time.com/template/news/lvse/skin/html/images/symbol-23.png)
-
Nhận định, soi kèo Alajuelense vs Cartagines, 08h00 ngày 3/2: Tiếp cận ngôi đầu
2025-02-06 11:18
-
Bổ sung 19 nhiệm vụ vào Kế hoạch xây Bộ TT&TT điện tử đến năm 2020
2025-02-06 10:54
-
MediaTek sẽ là đối tác sản xuất chip mới của Samsung
2025-02-06 10:16
-
Bộ TT&TT đang xây dựng báo cáo nghiên cứu các chỉ số năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực TT&TT và dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 10, làm căn cứ cho việc đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp trong ngành.
Ngày 14/9 vừa qua, Bộ TT&TT đã có văn bản báo cáo Chính phủ tình hình thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020.
Theo đó, Bộ TT&TT đã ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết 19 từ ngày 3/6, tập trung vào những nhiệm vụ chính là Nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực TT&TT; Ban hành các Nghị định quy định điều kiện kinh doanh các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực TT&TT; Chuẩn hóa thủ tục hành chính; Tiếp nhận, xử lý ý kiến phản ánh của công dân về thủ tục hành chính và dịch vụ công trực tuyến...
Bộ TT&TT đã triển khai nhiều giải pháp để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực TT&TT. Tại thời điểm này, Bộ đang xây dựng báo cáo nghiên cứu các chỉ số năng lực cạnh tranh, gồm những nội dung chính sau: - Báo cáo về việc đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh TT&TT của các tổ chức trong nước và quốc tế; Báo cáo nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng chỉ tiêu và đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh TT&TT; Báo cáo đề xuất, kiến nghị phương pháp đánh giá nâng cao năng lực cạnh tranh TT&TT, đề xuất giải pháp cung cấp thông tin tới các tổ chức trong và ngoài nước.
Đồng thời, trên cơ sở rà soát, gỡ bỏ những điều kiện kinh doanh không còn phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tham gia vào thị trường TT&TT, Bộ đã xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định 108/2016 Quy định chi tiết điều kiện kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng hay Nghị định 81/2016 để sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 25/2011 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông.
Bộ cũng đang nghiên cứu, xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 60/2014 của Chính phủ Quy định về hoạt động in. Dự kiến dự thảo sẽ hoàn thành và gửi xin ý kiến các Bộ, ngành, đơn vị liên quan trong quý IV/2016.
Liên quan đến nhiệm vụ chuẩn hóa thủ tục hành chính, Bộ TT&TT đã phê duyệt Danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ và công bố các thủ tục hành chính mới/thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung/thủ tục hành chính bị bãi bỏ hoặc hủy bỏ/thủ tục hành chính giữ nguyên thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ để chuẩn hóa nội dung cụ thể cho từng thủ tục.
Hiện Bộ đang triển khai việc cập nhật các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ đã được chuẩn hóa trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, dự kiến hoàn thành trước 15/10/2016; đã đăng tải toàn bộ các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết lên Cổng thông tin của Bộ và thực hiện niêm yết công khai theo đúng quy định.
Cuối cùng, trong hoạt động tiếp nhận, xử lý ý kiến phản ánh của công dân về thủ tục hành chính và dịch vụ công trực tuyến, Bộ cho biết đã đăng tải nội dung trả lời các phản ánh, kiến nghị trên Cổng thông tin của Bộ; Xây dựng và vận hành chuyên mục Hỏi - đáp trên Cổng thông tin của Bộ (Trong quý III đã tiếp nhận và xử lý trên 240 câu hỏi, kiến nghị). Tính đến thời điểm này, Bộ đang cung cấp 29 dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4, 8 dịch vụ trực tuyến mức độ 3 và nhiều dịch vụ mức độ 2 trên Cổng thông tin điện tử của Bộ.
T.C
" width="175" height="115" alt="Nhiều giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh TT&TT" />Nhiều giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh TT&TT
2025-02-06 09:03
![](http://profile.tour-time.com/template/news/lvse/skin/html/images/symbol-23.png)
![](http://profile.tour-time.com/template/news/lvse/skin/html/images/symbol-3.png)
Cách đây gần hai tháng, Vivo cũng chính thức ra mắt thị trường Việt Nam và đặt mục tiêu chiếm 15-20% thị phần điện thoại smartphone trong nước vào năm 2017. So với mục tiêu của Coolpad, hãng điện thoại đồng hương Vivo còn tham vọng hơn khi đặt mục tiêu này, vì cần biết rằng Oppo – hãng smartphone chiếm thị phần thứ hai tại Việt Nam tính đến tháng 5 năm nay, theo số liệu GfK – đang chiếm 21,8% thị phần.
Cuối năm ngoái, khi chính thức vào Việt Nam thông qua nhà phân phối Phúc Hải, ZTE cũng đặt mục tiêu lọt vào top 5, nhưng trong thời hạn 3 năm, tức đến cuối 2018.
Dựa vào số liệu GfK đến tháng 5/2016, Samsung đang là hãng dẫn đầu thị phần smartphone tại Việt Nam, chiếm tỷ lệ 34,7%. Oppo đứng ngay phía sau với 21,8%. Vị trí thứ 3 thuộc về Mobiistar với 5,8%, kế đến là Microsoft và Sony với thị phần lần lượt 4,7% và 4,6%. HTC và Asus mỗi hãng được hơn 2%.
Trong khi đó, các hãng không được kể tên chiếm đến 21,1% thị phần, cho thấy Việt Nam có nhiều hãng nhỏ, gộp lại chiếm thị phần tương đương Oppo ở vị trí thứ hai. Tất nhiên trong số 21,1% thị phần này, chắc chắn Apple chiếm một tỷ lệ đáng kể, không thể thua thị phần 5,8% của Mobiistar – vốn đang ở vị trí thứ 3.
![]() |
Nhìn vào bức tranh trên, có thể thấy vị trí của Samsung hầu như không thể lay chuyển, hãng đã có rất nhiều năm chiếm đóng vị trí số 1, trước đó là vị trí số 2 chỉ sau Nokia. Oppo chiếm 21,8% thị phần, đổi lại bằng thời gian hơn 3 năm đổ tiền vào các chiến dịch tiếp thị và hoạt động bán hàng, thì các hãng nào muốn ngấp nghé đến vị trí này hẳn phải đổ một khoản tiền tương đương. Trừ Apple có thể chiếm vị trí thứ 3 nhưng không được GfK tính vào, thì thị phần 5,8% của Mobiistar là nơi có thể dễ bị tấn công nhất.
Ông Đặng Quốc Cường, Giám đốc tiếp thị Oppo Việt Nam, cho biết vị trí top 5 tương đối khả thi cho các hãng đặt mục tiêu, tuy nhiên thị phần mới là điều quan trọng. Ông Cường cho biết, tính tương đối thì hiện nay hãng chiếm vị trí số 1 có thị phần gấp đôi hãng thứ hai, hãng thứ hai gấp đôi hãng thứ 3, và hãng thứ 3 cũng dẫn trước hãng số 4 hai lần. Do đó vị trí số 5 tương đối dễ thở nhưng ở vị trí số 3 thì bắt đầu rất khó.
Đối với các hãng đã đặt mục tiêu thị phần có nhắc tên ở trên, ông Mai Triều Nguyên – chủ hệ thống Mai Nguyên, người có kinh nghiệm quan sát thị trường di động từ nhiều năm nay – nói để đạt mục tiêu thì rất khó, phụ thuộc nhiều yếu tố mà không phải có tiền đã đạt được. Đó là chưa kể việc các hãng có chịu bỏ tiền đầu tư hay không.
" alt="Lọt vào top 5 các hãng smartphone tại Việt Nam có khó?" width="90" height="59"/>![](http://profile.tour-time.com/template/news/lvse/skin/html/images/symbol-13.png)
- Nhận định, soi kèo Al Sadd vs Al Ahli Saudi, 23h00 ngày 3/2: Khác biệt động lực
- LeTV LeMax Pro sẽ là smartphone đầu tiên chạy chip Snapdragon 820
- Facebook thử nghiệm tính năng mới: Bạn bè đang nói về điều gì
- SohaGame chào 2016 bằng bom tấn Độc Cô Cửu Kiếm Mobile
- Nhận định, soi kèo Belgrano vs Independiente, 7h30 ngày 4/2: Chủ nhà gặp khó
- Demon’s Score: Siêu phẩm di động một thời của E3 2012
- Bái phục thần đồng Mỹ vô địch giải Minacraft đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ
- [LMHT] Garen là nạn nhân tiếp theo
- Nhận định, soi kèo Rio Ave vs Porto, 03h45 ngày 4/2: Khách thắng chật vật
![](http://profile.tour-time.com/template/news/lvse/skin/html/images/symbol-5.png)
关注微信公众号,了解最新精彩内容