Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin tiếp vị khách đặc biệt (Ảnh: AFP).
Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin ngày 20/4 chào đón một vị khách đặc biệt đến văn phòng chính phủ. Đó là một con trâu trắng khổng lồ được bán với giá 500.000 USD gần đây.
Con trâu có tên là Ko Muang Phet đã thu hút sự chú ý của dư luận Thái Lan sau khi đạt mức giá nửa triệu USD và nó được mời tới khuôn viên văn phòng chính phủ để "gặp gỡ" Thủ tướng Srettha.
Cao 1,8m, con trâu 4 tuổi đến từ tỉnh Phetchaburi nặng 1,4 tấn, gần gấp 3 lần so với một con trâu bình thường.
Ko Muang Phet cũng đã được nhiều người biết tới sau khi góp mặt trong bộ phim truyền hình dài tập nổi tiếng "Sound From The Field Of Love".
Ông Srettha - người cao 1,92m - đã gặp con trâu nổi tiếng ngay trước văn phòng chính phủ.
"Tôi không biết là nước ta có con trâu đẹp như vậy. Có còn nhiều con trâu thế này không?", ông Srettha nói với các phóng viên, đồng thời vỗ nhẹ vào một trong những chiếc sừng cong của con vật.
Trâu nước có mặt khắp nơi ở vùng nông thôn Thái Lan, được đánh giá là động vật khỏe mạnh và đáng tin cậy với nhà nông. Các con trâu trắng được xem là đặc biệt có giá trị vì chúng rất hiếm.
Ngoài ra, ngành kinh doanh trâu đực mang lại nguồn thu lớn ở Thái Lan. Vào năm 2023, một nông dân ở tỉnh Phitsanulok đã bán con trâu đực nặng 1,4 tấn với giá hơn 1,45 triệu USD.
Trong một bài đăng trên X, ông Srettha cho biết Hiệp hội chăn nuôi trâu Thái Lan đã đề nghị chính phủ quảng bá loài vật này như một công cụ của "quyền lực mềm".
Ông chủ của Ko Muang Phet, Jintanat Limtongkul, rất vui mừng với ý tưởng trên.
"Tôi muốn mọi người biết đến trâu nhiều hơn. Người Thái trước đây gần gũi với nông nghiệp và trâu bò, nhưng lối sống ngày nay đã khiến chúng ta xa cách chúng", ông Ko nói với các phóng viên tại tòa nhà chính phủ.
Ông cam kết sẽ mang 4 con trâu khổng lồ tới gặp các du khách tại đường Khao San, Bangkok. Đây là điểm đến ưa thích của khách nước ngoài vào tháng 4 nhân dịp Songkran, Tết té nước của người Thái Lan.
Theo AFP" alt=""/>Thủ tướng Thái Lan "tiếp" chú trâu giá 500.000 USDĐây là một trong những nội dung quan trọng được Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ tại buổi tiếp xúc cử tri các quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng sáng 3/12, để báo cáo về kết quả kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Đây là lần đầu tiên Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội, sau khi chuyển sinh hoạt từ đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên về.
Nếu cứ bình thản sẽ tụt hậu
Ghi nhận nhiều thành tựu trong quá trình phát triển đất nước, song theo Tổng Bí thư, nếu nhìn lại vẫn thấy còn nhiều việc chưa làm được, trong khi thế giới đang phát triển quá nhanh.
"Nếu mình cứ đi túc tắc, bình thản, vui sướng với kết quả đạt được, ngủ quên trên vòng nguyệt quế thì sẽ bị tụt hậu, bị bỏ xa", theo lời Tổng Bí thư.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng (Ảnh: Minh Châu).
Vì thế, ông nhấn mạnh hơn lúc nào hết phải vươn mình, tập trung chạy thật nhanh để đuổi kịp thế giới.
Để trả lời câu hỏi phải làm gì để bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển thịnh vượng, Tổng Bí thư chỉ ra nhiều vấn đề cốt lõi.
"Trung ương đã chỉ ra một số nhiệm vụ cấp bách, không chậm trễ được vì để lỡ thời cơ cũng là có lỗi với đất nước, với nhân dân", Tổng Bí thư nói.
Trước hết, ông nhấn mạnh cần tăng cường vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu và cầm quyền của Đảng, mạnh dạn đổi mới, nhìn ra tồn tại, thay đổi phương thức lãnh đạo phù hợp.
Nhắc đến vấn đề tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết nhiều nhiệm kỳ Đại hội đã chỉ ra được tồn tại. "Đúng là chúng ta chưa thực hiện được, bây giờ là thời cơ hội, muốn phát triển, bộ máy phải nhẹ mới bay được cao", Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Ông cũng chia sẻ với ý kiến cử tri rằng đây là nhiệm vụ rất khó khăn vì động đến tâm tư, tình cảm, lợi ích, cuộc sống hàng ngày của cán bộ đảng viên. "Tâm tư lắm, nhưng phải vượt qua chính mình để làm điều có lợi cho dân tộc, đất nước, nhân dân", Tổng Bí thư nói. Ông cũng nhắc đến sự hy sinh để đất nước phát triển.
Không để dân phải chạy vạy xin chỗ này, chỗ kia
Bên cạnh đó, theo Tổng Bí thư, phải tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế để phát triển.
Tổng Bí thư đặt vấn đề "Tại sao đất nước không tiến được, con tàu không đi được? Mục tiêu tiến lên nhưng lại bị hàng trăm dây buộc kéo lại, vì lợi ích cá nhân, vì tiêu cực tham nhũng, vì lợi ích rất nhỏ nhen của mình mà cản trở cái chung, cài cắm quy định gây khó cho người khác, cho nhân dân".
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng sau kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV (Ảnh: Minh Châu).
Nhắc đến tình trạng địa phương không làm được lại xin ý kiến của bộ rồi lòng vòng làm mất nhiều thời gian, Tổng Bí thư cho rằng với mục tiêu phục vụ nhân dân thì phải tìm cách đến cùng để giải quyết tình trạng đó.
"Phải đẩy mạnh giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện cho người dân, nếu dân còn kêu thì rà soát lại quy trình thủ tục xem có cách nào hay hơn không. Chỗ nào không đồng tình phải trả lời cho dân biết, đừng bắt người dân phải đi chạy vạy xin chỗ này, xin chỗ kia, hệ thống một cửa nhưng lại bắt xin rất nhiều cửa", Tổng Bí thư quán triệt.
Đẩy mạnh chống lãng phí
Một vấn đề không mới cũng được lãnh đạo Đảng đề cập, đó là phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
Tinh thần chống tham nhũng không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ tiếp tục được Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt, song bên cạnh đó, ông nhấn mạnh phải đẩy mạnh chống lãng phí, quy được trách nhiệm nhưng không hợp thức hóa sai phạm.
Tổng Bí thư cho biết thêm thời gian qua, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương đã thi hành kỷ luật 6 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, tổng số cán bộ bị xử lý từ đầu năm đến nay là 52 cán bộ, trong đó có 48 cán bộ bị kỷ luật do liên quan đến các vụ án, vụ việc do Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.
Và cũng theo Tổng Bí thư, là lần đầu tiên Ban Chấp hành Trung ương xử lý kỷ luật cảnh cáo cán bộ chủ chốt của Đảng, của Nhà nước.
Ông cho biết thêm các cơ quan tố tụng khởi tố điều tra hơn 1.681 bị can, truy tố 1.479 bị can, xét xử sơ thẩm 2.703 bị cáo về tội phạm tham nhũng, kinh tế, chức vụ, trong đó có 3 bị can là cán bộ cao cấp thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
Đối với các vụ án, vụ việc do Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, trong giai đoạn điều tra, truy tố đã kê biên, tạm giữ trên 6.150 tỷ đồng và nhiều tài sản giá trị khác.
Tổng Bí thư Tô Lâm trò chuyện với các cử tri (Ảnh: Minh Châu).
Giai đoạn thi hành án thu hồi hơn 11.000 tỷ đồng, nâng tổng số tiền thu hồi được từ khi thành lập Ban Chỉ đạo đến nay là trên 96.000 tỷ đồng.
Phát biểu trước đó, cử tri Nguyễn Viết Chức (quận Ba Đình) chia sẻ, Tổng Bí thư Tô Lâm là người đã truyền niềm tin và cảm hứng mới về kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam.
Phát biểu của Tổng Bí thư về chống tham nhũng, lãng phí, tinh gọn bộ máy và đặc biệt thông điệp về kỷ nguyên mới là cổ vũ to lớn với hàng triệu trái tim Việt Nam, theo lời ông Chức.
Nêu thực tế có nhiều việc được đề ra nhưng không chuyển động ngay, như việc chống lãng phí, song theo ông Chức, phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm vừa qua về chống lãng phí đi kèm câu "phải có ai chịu trách nhiệm chứ", tuy giản dị, mộc mạc nhưng thực chất, trúng vấn đề và tạo chuyển biến ngay đối với các cấp.
Theo cử tri, những trăn trở của Tổng Bí thư Tô Lâm trong những phát biểu thời gian qua chính là những điều mong muốn của toàn Đảng, toàn dân.
Nhận định những chủ trương, quyết sách của Đảng và Nhà nước gần đây rất hợp lòng dân, ông Chức mong việc này tiếp tục làm mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả hơn nữa vì "thuận với lòng dân chắc chắn thắng lợi.
Cử tri Nguyễn Kim Sơn (phường Đội Cấn, quận Ba Đình) kỳ vọng Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ cùng các lãnh đạo chủ chốt tiếp tục lãnh đạo đất nước tiến tới Đại hội XIV của Đảng và đưa đất nước vào kỷ nguyên mới.
Ông cũng hoan nghênh việc Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII họp ngày 25/11 đã quyết định triển khai thực hiện Nghị quyết 18 liên quan một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
"Đây là một đòi hỏi cấp bách của thực tiễn, là cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy mang tính đột phá, dành nguồn nhân lực, tài lực cho phát triển đất nước", ông Sơn nhấn mạnh.
" alt=""/>Tổng Bí thư: Lần đầu tiên Trung ương kỷ luật cảnh cáo lãnh đạo chủ chốtCâu chuyện về sự thay đổi của các doanh nghiệp Việt đã khiến nhóm phóng viên ấn tượng.
Khởi nghiệp lần thứ hai nhờ Samsung
Trong các bài viết với tiêu đề "Đổi mới sản xuất 2.0 cùng với cường quốc công nghiệp thông minh", "Khởi nghiệp lần thứ hai nhờ Samsung", "Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam chuyển đổi nhà máy truyền thống sang nhà máy thông minh", tờ báo Maeil Business cho biết đã tới thăm Thăng Long - một doanh nghiệp nhỏ chuyên sản xuất bao bì đặt tại tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam.
Theo Maeil Business, ngay khi vừa đến nơi, ấn tượng đầu tiên với nhóm phóng viên là mùi nhựa đúc chảy thoang thoảng, bên trong nhà máy, hàng loạt máy in đang hoạt động nhộn nhịp. Các cảm biến kỹ thuật số được lắp đặt khắp bàn làm việc thu thập dữ liệu sản xuất theo thời gian thực. Trên màn hình lớn gắn trên tường, các con số thay đổi liên tục.
Đây là thành quả sau quá trình hỗ trợ xây dựng hệ thống sản xuất thông minh của Samsung tại Thăng Long. Samsung đã cử các chuyên gia kỹ thuật đến các doanh nghiệp tại Việt Nam để đề xuất các giải pháp tùy chỉnh, tối ưu hóa hiệu quả nhà máy và chuyển đổi số.
"Dự án hỗ trợ phát triển nhà máy thông minh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ do Samsung khởi xướng, triển khai thành công tại Hàn Quốc giờ đây đã vượt qua biên giới và được mở rộng áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam", Maeil Business nhấn mạnh.
Bà Đỗ Thị Phương Liên, Phó tổng giám đốc công ty Thăng Long chia sẻ cùng chuyên gia tư vấn của Samsung cạnh máy in trong xưởng sản xuất.
Theo tìm hiểu của nhóm phóng viên Maeil Business, trước khi nhận được sự hỗ trợ của Samsung, tất cả các quy trình, từ vận hành máy in, sản xuất in ấn, quản lý kho, bảo trì thiết bị tại Thăng Long đều phụ thuộc vào phương pháp thủ công. Toàn bộ các thông tin thu thập từ các khâu sản xuất đều được ghi tay rồi nhập vào Excel để lưu trữ. Trong khi đó, máy in thường hỏng đột ngột gây ra nhiều trở ngại.
Nhờ dự án hỗ trợ của Samsung, Thăng Long đã cắt giảm lượng tiêu thụ năng lượng và tăng cường quản lý ESG (môi trường, trách nhiệm xã hội và quản trị minh bạch). Các thiết bị sẽ tự động tắt nguồn khi không hoạt động, tối ưu hóa việc vận hành máy sấy in, giúp giảm đáng kể mức tiêu thụ điện năng. Quy trình sản xuất cũng được tái cấu trúc để phù hợp với luồng công việc, từ đó nâng cao hiệu suất tổng thể.
Trong cuộc phỏng vấn với Maeil Business, bà Đỗ Thị Phương Liên, Phó tổng giám đốc công ty Thăng Long cho biết: "Nhờ sự hỗ trợ của Samsung mà nhà máy của chúng tôi đã tái sinh thành một nhà máy thông minh khác biệt so với trước đây, điều này chẳng khác gì như một lần khởi nghiệp thứ hai".
Thay đổi sau khi áp dụng giải pháp nhà máy thông minh của Samsung
Nhóm phóng viên Maeil Business cũng đã tới thăm Công ty TNHH Bình Minh TMC - doanh nghiệp chuyên gia công cơ khí chính xác (CNC). Công ty này cũng được tái sinh nhờ tham gia dự án hỗ trợ phát triển nhà máy thông minh của Samsung.
Maeil Business nêu rõ, từ một không gian chỉ khoảng 150m² vào năm 2008, Bình Minh TMC đã phát triển thành một doanh nghiệp với quy mô 10.000m² với tổng 320 nhân viên. Dự án nhà máy thông minh của Samsung đã mang đến cho công ty những bước ngoặt quan trọng.
Các quy trình ghi chép và quản lý thủ công lặp đi lặp lại hàng ngày nay đã được số hóa. Toàn bộ thông tin sản xuất đều có thể kiểm tra theo thời gian thực, giúp giải quyết vấn đề ngay lập tức.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc công ty Bình Minh TMC chia sẻ với nhóm phóng viên: "Chúng tôi đã thử nhiều cách để giảm tỷ lệ lỗi và tăng năng suất, nhưng sự thay đổi thực sự chỉ đến sau khi áp dụng giải pháp nhà máy thông minh của Samsung".
Nhờ sự hỗ trợ của Samsung, tỷ lệ hoạt động của thiết bị đã tăng đáng kể. Công ty dự kiến doanh thu năm nay sẽ tăng hơn 30% so với năm trước.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc công ty Bình Minh TMC đang trao đổi cùng nhân viên vận hành về máy gia công chính xác.
Chia sẻ với Maeil Business, ông Nguyễn Văn Tuấn nói: "Việc đổi mới quy trình sản xuất trong thời gian ngắn đã giúp chúng tôi tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí. Dự án này mở ra cơ hội để công ty vươn lên một tầm cao mới, trở thành doanh nghiệp sản xuất linh kiện chính xác chất lượng cao".
Theo Maeil Business, trong 3 năm qua, Samsung Việt Nam đã hỗ trợ tư vấn phát triển nhà máy thông minh cho khoảng 72 doanh nghiệp Việt Nam. Khác với Hàn Quốc, các doanh nghiệp tại Việt Nam không nhận hỗ trợ tài chính mà sẽ nhận được tư vấn phù hợp nhằm cải thiện tối đa quy trình sản xuất.
Samsung không chỉ hỗ trợ tái cấu trúc hệ thống sản xuất và cải tiến hiện trường mà còn giúp các doanh nghiệp này có khả năng tự vận hành và phát triển về sau một cách độc lập. Nghiên cứu đã chỉ ra triết lý phát triển đồng thịnh vượng trên toàn cầu của Samsung là mô hình tiêu biểu về mối quan hệ tuần hoàn, đồng phát triển giữa các doanh nghiệp địa phương và Samsung. Trong tương lai, mô hình này được mong đợi đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành môi trường sản xuất thông minh tại Việt Nam.
Maeil Business cũng cho biết, Samsung sẽ không ngừng đẩy mạnh các dự án nhằm hỗ trợ nâng cao hiệu suất cũng như năng lực sản xuất cho các doanh nghiệp. Samsung dự kiến mở rộng hỗ trợ tư vấn nhà máy thông minh trên phạm vi toàn cầu, với điểm khởi đầu từ Việt Nam.
" alt=""/>Báo kinh tế Hàn Quốc kể câu chuyện tái sinh của doanh nghiệp Việt Nam