Người đàn ông 33 tuổi này đang điều hành Facebook - mạng xã hội lớn nhất thế giới với thị phần là 505,63 tỷ USD. Không những thế, vừa qua Facebook đã được tạp chí Glassdoor bầu chọn là nơi làm việc được yêu thích nhất thế giới.
Mặc dù hầu hết phần lớn thời gian CEO Mark Zuckerberg đều dành cho công ty nhưng ông vẫn không quên luyện tập thể dục đi du lịch khắp nơi và ở bên cạnh những người thân của mình.
Chính điều này đã mang đến năng suất công việc cũng như cân bằng trong cuộc sống cho Zuckerberg, tiếp tục giúp anh chinh phục những mục tiêu đầy tham vọng.
Dưới đây là một ngày bình thường của CEO Facebook:
Sau khi thức dậy vào 8 giờ sáng, việc đầu tiên Zuckerberg làm chính là kiếm tra những "đứa con tinh thần" Facebook, Facebook Messenger và WhatsApp trên điện thoại của mình
![]() |
Một khi đã nắm rõ hết mọi tin tức, Zuckerberg mới bắt đầu chạy thể dục cùng với thú cưng.
![]() |
![]() |
Thường là 3 lần một tuần, anh chạy thể dục buổi sáng cùng với thú cưng của mình, anh cho rằng "điều đó mang lại sự thú vị", bởi "về cơ bản nó giống như bạn đang tham gia một cuộc chạy bộ cùng với người khác vậy".
Beast - tên thú cưng của CEO là một giống chó họ cừu của Hungary, nó có một bộ lông khá ấn tượng giống như một cái chổi lau nhà.
![]() |
Sau khi đã khởi động xong, Zuckerberg bắt đầu ăn sáng...
![]() |
Anh là một người không quá cầu kỳ trong việc này, CEO Facebook chia sẻ: "Tôi không muốn tốn thời gian để quyết định những việc nhỏ nhặt, thay vào đó dành thời gian để lên kế hoạch cho những gì mình sẽ làm trong ngày hôm đó".
Đó là lý do tại sao Mark Zuckerberg luôn xuất hiện trong "bộ cánh" quen thuộc với áo phông xám, quần jean và giày chơi quần vợt.
![]() |
Trả lời về tủ quần áo của mình trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2014, Zuckerberg cho biết anh cố gắng đơn giản hóa mọi thứ để không mất thời gian quyết định chúng, thứ mà anh tiêu tốn thời gian nhiều nhất là làm sao để phục vụ cộng đồng một cách tốt nhất.
Căn nhà thông minh Palo Alto của Zuckerberg được bao phủ bởi một mạng lưới trợ lý ảo, có sự hỗ trợ của AI và được tùy chỉnh dựa vào chủ của nó.
![]() |
Thông thường Zuckerberg tiêu tốn 50 đến 60 giờ một tuần tại công ty Facebook.
" alt=""/>Một ngày của Mark Zuckerberg diễn ra như thế nào?Five9 công bố sẽ triển khai công nghệ IBM Watson for Oncology tại Việt Nam nhằm hỗ trợ các bác sĩ ung bướu đưa ra các lựa chọn phác đồ điều trị ung thư dựa trên bằng chứng.
Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam hiện xếp thứ 78/172 trên bản đồ ung thư thế giới, với tử lệ tử vọng là 110 người trên 100 nghìn dân . Nghiên cứu của WHO cũng cho thấy số bệnh nhân ung thư ở Việt Nam sẽ tăng từ 68.000 năm 2000 lên tới 190.000 vào năm 2020.
Trong khi các bác sĩ, điều dưỡng và các hệ thống chăm sóc sức khoẻ vẫn đang tìm kiếm cách tiếp cận chăm sóc điều trị ung thư dựa trên bằng chứng và dữ liệu, sự bùng nổ các thông tin y khoa đã tạo ra đồng thời các thách thức và cơ hội đối với việc nâng cao chất lượng chăm sóc. Mỗi năm có khoảng 50 nghìn tài liệu nghiên cứu về ung thư được xuất bản, và tới năm 2020 , dự báo là cứ sau 73 ngày thì lượng thông tin y tế sẽ tăng gấp đôi, khiến con người khó có thể cập nhật kịp với các biển kiến thức về y khoa.
“Quan hệ hợp tác này với Five9 sẽ mở rộng dấu ấn của IBM trong việc triển khai công nghệ điện toán biết nhận thức Watson tại các cơ sở chăm sóc sức khoẻ có tên tuổi trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương”, ông Eric Yeo, Tổng Giám đốc IBM Việt Nam phát biểu.
“Các cộng đồng trên thế giới đang ngày càng có nhu cầu về các công cụ nhằm giúp họ nâng cao tính hiệu quả và nhanh chóng được tiếp cận với những thông tin quan trọng trong vô vàn các kiến thức về ung thư có được hiện nay. Watson for Oncology hứa hẹn sẽ hỗ trợ việc chăm sóc dựa trên chứng cứ, đồng thời tạo điều kiện cho các bác sĩ dành nhiều thời gian cho bệnh nhân hơn”.
H.P.
" alt=""/>Five9 hợp tác IBM triển khai công nghệ điều trị ung thư dựa trên bằng chứng tại VNTình hình tấn công mạng ngày càng diễn ra phổ biến hơn và đang gia tăng cả về quy mô, số lượng và tính chất phức tạp dẫn đến lộ lọt thông tin và gây nguy hại cho các cơ quan, tổ chức.
Theo thông tin từ Bộ TT&TT, tính đến hết tháng 10/2017, Việt Nam đã ghi nhận hơn 11.000 cuộc tấn công mạng dưới nhiều hình thức khác nhau.
Theo ông Nguyễn Huy Dũng, Phó cục trưởng Cục ATTT (Bộ TT&TT), xu hướng tấn công hiện nay đã khác so với trước đây. Có thể thấy rằng vấn đề lây nhiễm phần mềm độc hại nói chung và các cuộc tấn công APT đang ngày càng trở nên phổ biến. Đặc biệt là đối với những hệ thống thông tin có chứa nhiều thông tin nhạy cảm của người dùng thì càng phải chú trọng hơn nữa vấn để bảo mật.
Trả lời phỏng vấn ICTnews, ông Nguyễn Huy Dũng cho hay: "Đảm bảo an toàn thông tin là vấn đề phải làm tổng thể bởi khi các thiết bị kết nối với nhau thì không có thiết bị nào có thể an toàn một mình được. Chính vì vậy, khi triển khai xử lý các phần mềm độc hại hay xử lý các cuộc tấn công APT thì chúng ta phải làm đồng bộ từ các thiết bị đầu cuối đến các hệ thống lõi, phần cứng phần mềm và cả các quy trình cũng như nhận thức của cán bộ quản lý, vận hành nữa".
Trong vài năm qua, sự quan tâm và mức độ đảm bảo ATTT của các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam đã có những chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, phải nhìn nhận một thực tế là chuyển biến tích cực của chúng ta dường như vẫn chậm hơn so với sự chuyển biến nhanh chóng của những nguy cơ đe dọa ngày nay.
" alt=""/>Công tác đảm bảo ATTT phải được thực hiện tổng thể