Nhận định, soi kèo U20 Nhật Bản vs U20 Thái Lan, 16h15 ngày 14/2: Không thể cản bước

Thể thao 2025-02-18 23:29:47 679
ậnđịnhsoikèoUNhậtBảnvsUTháiLanhngàyKhôngthểcảnbướăn gì hôm nay   Hồng Quân - 13/02/2025 16:15  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://profile.tour-time.com/html/035d899247.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Công an Hà Nội vs Quảng Nam, 19h15 ngày 15/2: Tin vào chủ nhà

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng nêu rõ để có căn cứ đề xuất, bổ sung nội dung quy định về tự chủ bệnh viện công lập trong dự thảo Luật Khám chữa bệnh, chữa bệnh, yêu cầu Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan tổng kết đánh giá đầy đủ, toàn diện việc thực hiện Nghị quyết số 33.

Chính phủ cũng yêu cầu báo cáo rõ nguyên nhân chưa thực hiện thí điểm tự chủ của Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Chợ Rẫy và làm rõ bài học kinh nghiệm.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Y tế chỉ rõ tồn tại, hạn chế, vướng mắc cần phải khắc phục, điều chỉnh. Đồng thời, nêu rõ nguyên nhân trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đối với các tồn tại, hạn chế và đề xuất, kiến nghị cụ thể các cơ chế, chính sách cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện cơ chế tự chủ các bệnh viện công lập. 

Bộ Y tế tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến các bộ, ngành đối với nội dung đánh giá nêu trên, khẩn trương hoàn thiện báo cáo, trình Chính phủ trước ngày 25/11.

Trước đó, vào ngày 19/5/2019, Chính phủ ban hành Nghị Quyết số 33 phê duyệt đề án thí điểm tự chủ toàn diện đối với các bệnh viện: Bạch Mai, K, Việt Đức và Chợ Rẫy. 

Theo đề án, tự chủ ở bệnh viện công lập được đánh giá là xu thế tất yếu và để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân.

Tuy nhiên, 2 bệnh viện triển khai thí điểm là Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện K đã bộc lộ một số bất cập.

Đến tháng 8/2022 vừa qua, thông tin với báo chí, đại diện Bệnh viện Bạch Mai cho biết đã xin dừng thí điểm tự chủ toàn diện, đề xuất thực hiện theo Nghị định 60 - Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên (nhóm 2).

Tương tự cũng trong tháng 8, đại diện Bệnh viện K đã gửi Bộ Y tế bản tổng kết 2 năm thí điểm tự chủ toàn diện và xin chuyển sang thực hiện theo Nghị định 60 của Chính phủ. Như vậy, 2 bệnh viện tuyến trung ương là Bạch Mai và Bệnh viện K đều xin thay đổi mô hình tự chủ.

Ngày 14/10/2022, Bộ Y tế đã có báo cáo về việc thực hiện thí điểm tự chủ của 2 bệnh viện này.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, mặc dù còn nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19 nhưng nội dung thí điểm cơ chế tự chủ đã được Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện K triển khai và cơ bản đã đạt được các mục tiêu trong nghị quyết số 33. 

Việc thực hiện cơ chế tự chủ đã giúp các bệnh viện phát huy tính chủ động, sáng tạo, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực của bệnh viện, chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên. Góp phần tăng sự hài lòng của người bệnh đối với dịch vụ y tế. 

Tuy nhiên, sau khi rà soát, cập nhật các quy định, cơ chế, chính sách liên quan đến các nội dung tự chủ của các đơn vị công lập. Bộ Y tế nhận thấy các nội dung thí điểm tự chủ của bệnh viện được quy định trong Nghị quyết số 33 đều đã được quy định cụ thể trong các nghị định của Chính phủ mới được ban hành trong năm 2020 và năm 2021.

Vì vậy, Bộ Y tế báo cáo và kiến nghị dừng thí điểm cơ chế tự chủ theo Nghị quyết 33 ngày 19/5/2019 tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện K. Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện K sẽ chuyển sang cơ chế tự chủ theo Nghị định số 60 ngày 21/6/2021 của Chính phủ và các Nghị định của Chính phủ.

Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện K tiếp tục được phân loại là đơn vị nhóm và tiếp tục duy trì mô hình tổ chức có Hội đồng quản lý bệnh viện (theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ). 

Bộ Y tế đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm, đầu tư cho các bệnh viện trong các trường hợp cần thiết theo đề xuất của Bộ Y tế.

BV Bạch Mai: Nhiều máy móc không thể sử dụng, bệnh nhân 'gửi nhờ' sang viện khác

BV Bạch Mai: Nhiều máy móc không thể sử dụng, bệnh nhân 'gửi nhờ' sang viện khác

Giai đoạn thực hiện thí điểm tự chủ toàn diện gặp nhiều khó khăn vì vậy khi dừng tự chủ toàn diện theo Nghị quyết 33, thực hiện tự chủ theo Nghị định 60, Bệnh viện Bạch Mai đề xuất được thực hiện tự chủ ở nhóm 2.">

Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết 33

W--mg-0807-2.jpg
Trịnh Huyền Mai.

Ở phần thi ứng xử, Huyền Mai được hỏi liệu đã chiến thắng chưa khi lọt top 5 Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2023 và quan niệm về sự chiến thắng. Nữ sinh viên 19 tuổi bình tĩnh cho rằng được xướng tên vào top 5 không chỉ là may mắn, mà còn là sự chiến thắng chính mình trong quá khứ. Chiến thắng là mỗi ngày đều sống tốt hơn hôm qua, là sự cố gắng, nỗ lực mỗi ngày, biết nắm bắt cơ hội cho hiện tại. Song, như các thí sinh khác, cô có ước mơ chạm tới vương miện Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2023. Nếu bản thân giành được sự yêu thương của ban giám khảo, khán giả, ban tổ chức thì đây là chiến thắng vinh dự, trọn vẹn nhất.

W--mg-0833-2.jpg

Trịnh Huyền Mai là thí sinh duy nhất trình diễn tài năng trong đêm chung kết. 

Huyền Mai thi ứng xử:

Danh hiệu Á khôi 1 và giải thưởng 100 triệu đồng được trao cho Nguyễn Thị Minh Phương (Trường Đại học Y Hà Nội). Dương Kim Thanh (Trường Đại học Công nghệ TP.HCM) là Á khôi 2, nhận giải thưởng 50 triệu đồng.

W--mg-0965-2.jpg
Top 3 Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2023.

Các giải thưởng phụ gồm: Nữ sinh viên được yêu thích nhất(Trần Thị Hồng Linh), Nữ sinh viên nhân ái (Lê Phương Khánh Như), Đại sứ áo dài sinh viên Việt Nam (Lưu Thị Thiêm), Nữ sinh viên hùng biện tiếng Anh hay nhất(Trần Vũ Khánh Chi).

Top 10 Hoa khôi Sinh viên Việt Nam sẽ tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam lần thứ 9, nhiệm kỳ 2024-2029.

W--mg-0530-2.jpg
Top 5 trong phần thi ứng xử.

Sau 3 vòng chung kết khu vực, top 38 trải qua phần thi trải qua các phần thi trang phục thể thao, dạ hội, áo dài và ứng xử tại đêm chung kết toàn quốc. Nhiều thí sinh biểu cảm chưa thuần thục, không tự tin khi catwalk, một số suýt ngã khi trình diễn. Trong phần thi ứng xử của top 5, duy nhất Á khôi 1 Nguyễn Thị Minh Phương trả lời song ngữ. 

Bài, ảnh: Thanh Phi

Trả lời về 'đường cùng', nữ sinh Nhân văn thắng Hoa khôi Sinh viên miền NamVượt qua 38 thí sinh, Huỳnh Nguyễn Yến Nhi đến từ Tiền Giang đăng quang Hoa khôi Sinh viên khu vực miền Nam, nhận giải thưởng 15 triệu đồng tiền mặt, vương miện và 5 bộ vải áo dài.">

Nữ sinh Ngoại thương 19 tuổi đăng quang Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2023

anhhhhhhhh.jpg
Trợ lý ảo FPT.AI được phát triển bởi công ty TNHH FPT Smart Cloud, thành viên tập đoàn FPT. Ảnh: FPT

Trợ lý AI được tích hợp vào nhiều quy trình khác nhau, làm thay đổi cách thức giải quyết công việc truyền thống của nhân viên, cung cấp nhiều tính năng tiện ích như quản lý tác vụ, lập kế hoạch, hỗ trợ giao tiếp trong nội bộ doanh nghiệp và cả dịch vụ khách hàng... 

Được tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến như Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP), học máy (ML),  thị giác máy tính (computer vision), công nghệ giọng nói (Speech), Trợ lý ảo AI có khả năng thấu hiểu và thực hiện nhiều tác vụ từ đơn giản đến phức tạp một cách hiệu quả như lên lịch, tìm kiếm câu trả lời, đưa ra đề xuất gợi ý hoặc dự đoán... Nhiều doanh nghiệp trong khu vực APeJ với sự đa dạng về quy mô, ngành nghề đã sẵn sàng kích hoạt chiến lược triển khai Trợ lý ảo vào vận hành, nhằm tăng năng suất, tự động hóa và giảm thiểu chi phí hoạt động.

Theo đại diện FPT, trí tuệ nhân tạo AI sẽ tiếp tục đóng vai trò hạt nhân trong chiến lược phát triển của FPT hướng đến phục vụ ít nhất 50% công dân Việt Nam và 300 triệu công dân toàn cầu. Các giải pháp AI kết hợp sức mạnh của AI tạo sinh (Gen AI) được phát triển theo định hướng ngành nghề chuyên sâu sẽ đem lại lợi thế vượt trội cho bộ các sản phẩm Made by FPT và cho chính khách hàng của FPT trong kinh doanh và sản xuất.

Mô hình đánh giá nhà cung cấp IDC MarketScape được thiết kế để cung cấp cái nhìn tổng quan về năng lực cạnh tranh của các nhà cung cấp CNTT trong một thị trường cụ thể. Phương pháp nghiên cứu sử dụng phương pháp chấm điểm nghiêm ngặt dựa trên cả tiêu chí định tính và định lượng, dẫn đến một biểu đồ đồ họa duy nhất về vị trí của từng nhà cung cấp trong một thị trường nhất định. 

IDC MarketScape cung cấp một thang đo  trong đó các sản phẩm và dịch vụ, khả năng và chiến lược cũng như các yếu tố thành công trên thị trường hiện tại và tương lai của các nhà cung cấp CNTT và viễn thông có thể được so sánh một cách có ý nghĩa. Khuôn khổ này cũng cung cấp cho các nhà đầu tư, khách hàng mua sản phẩm công nghệ có được đánh giá toàn diện về điểm mạnh và điểm yếu của các nhà cung cấp trong hiện tại và tương lai.

Thúy Ngà

">

FPT xếp hạng 'Major Player' trong báo cáo của IDC Marketscape

Nhận định, soi kèo AZ Alkmaar vs Galatasaray, 3h00 ngày 14/2: Cơ hội sửa sai

{keywords}

Tuy nhiên, có một mặt trái đó là về an ninh. Thật không may, các nhà sản xuất không mấy quan tâm đến sự an toàn của thiết bị kết nối Internet, vì vậy hầu như bất kỳ thiết bị "thông minh" nào cũng đều dễ bị xâm nhập và do đó ẩn chứa những nguy cơ an ninh mạng tiềm ẩn.

Liệu IoT có nguy hiểm không?

Các thiết bị IoT thường có độ bảo mật yếu. Đây là dấu hiệu đáng mừng tận dụng được từ điểm yếu này của bọn tội phạm: Số lượng chương trình độc hại tấn công IoT đã tăng hơn gấp đôi trong năm nay. Trên toàn thế giới, số lượng thiết bị thông minh hiện nay là 6 tỷ, và nhiều thiết bị trong số đó là dễ bị tấn công khiến chúng trở thành đối tượng tiềm năng cho những kẻ xâm nhập.

Các thiết bị IoT bị tấn công có thể được sử dụng cho tấn công DDoS, phân phối sức mạnh tổng hợp của nhiều bộ định tuyến Wi-Fi để làm đầy và làm tê liệt máy chủ. Đó là chính xác những gì các botnet Mirai khét tiếng đã làm, ví dụ như trường hợp đánh sập hàng chục dịch vụ Web lớn nhất thế giới gần một năm trước đây.

Không chỉ có các botnet sử dụng thiết bị thông minh được kết nối Internet. Ví dụ, khi một webcam thông minh bị hack, kẻ tấn công có thể bắt đầu theo dõi chủ nhân của thiết bị. Không có gì trong IoT có thể miễn dịch và ngay cả đồ chơi trẻ em cũng vậy. Tội phạm mạng có thể khai thác một kết nối Bluetooth không được bảo vệ để nói chuyện với một đứa trẻ trong vỏ bọc của một con gấu Furby hoặc gấu nhồi bông, hoặc theo dõi đứa bé dưới vỏ bọc của một con búp bê.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, một số tội phạm chỉ đơn giản là phá vỡ thiết bị IoT, làm cho chúng không hoạt động. Đó chính là cách vận hành của BrickerBot worm. Đồ vật bị tấn công thường đơn giản chỉ là đồ nhựa và kim loại vô tri vô giác.

Trao đổi với PV ICTnews về tính bảo mật của các thiết bị IoT, ông Nguyễn Ngọc Quân – Giám đốc trung tâm ATTT, VNPT-IT nhận định: “Các thiết bị IoT với bản chất là với bộ nhớ, khả năng xử lý hữu hạn dẫn tới việc chúng ta khó thiết lập biện pháp bảo mật cao cấp trên thiết bị này. Mặt khác, cũng bởi khả năng xử lý hữu hạn, bộ nhớ hữu hạn nên khi một thiết bị xâm nhập về an ninh thì không thể gây ảnh hưởng lớn tới chúng ta. Nhưng thiết bị IoT lại đang tăng trưởng với số lượng khủng khiếp, chính vì thế hàng tỷ thiết bị này sẽ gây ra rủi ro về an ninh mạng, an ninh quốc phòng hay cụ thể là an ninh trong y tế một cách vô cùng nghiêm trọng. Điển hình là trong năm 2018 đã có những cuộc tấn công ty các thiết bị IoT gây sập hệ thống mạng viễn thông một quốc gia”.

"Chính vì thế cần có một chiến lược xây dựng phương án bảo mật cho các thiết bị này. Việc áp dụng khung kiến trúc bảo mật sẽ giúp chúng ta có được một chiến lược tương hỗ lẫn nhau trong việc bảo mật thiết bị IoT. Từ việc chia vùng, phân lớp; xây dựng quy trình kiểm soát, cập nhật firmware…tới xây dựng đội ngũ vận hành đảm bảo an toàn thông tin một cách liên tục cho IoT sẽ là việc cần phải làm", ông Quân cho biết thêm. 

Nhận biết kẻ địch

Một cuộc kiểm tra lỗ hổng của 8 đồ vật thông minh: bộ sạc thông minh, bộ đồ chơi ô tô được trang bị webcam điều khiển bằng ứng dụng, bộ thu-phát cho hệ thống nhà thông minh, cân thông minh, máy hút bụi, bàn ủi (chính xác là một chiếc bàn ủi thông minh), máy ảnh và đồng hồ.

Kết quả không mấy khả quan. Trong số 8 thiết bị chỉ có một thiết bị được chứng tỏ là đủ đảm bảo an toàn, trong khi những thiết bị còn lại không có sự bảo vệ đáng tin cậy. Nhiều người đã sử dụng mật khẩu mặc định yếu, thậm chí một số trường hợp có mật khẩu không thể thay đổi được và số còn lại thì để thông tin bí mật trong tình trạng bị chặn.

Trong số những đồ vật thông minh khác có một đồ chơi "gián điệp" phổ biến - đó là chiếc xe được điều khiển bằng điện thoại có gắn camera tích hợp. Được kết nối với điện thoại thậm chí không yêu cầu mật khẩu, vì vậy chiếc xe được kiểm soát bởi bất kỳ ai. "Những gián điệp bánh xe" này có thể ghi lại âm thanh và video, cho phép bọn tội phạm tích lũy tài liệu tống tiền và còn hơn thế nữa trên chủ sở hữu của đồ vật.

Làm gì để tồn tại được trong thế giới IoT?

Để giữ an toàn khi sử dụng thiết bị thông minh, người dùng cần cân nhắc ưu và nhược điểm trước khi mua. Tìm kiếm thông tin về những cuộc tấn công trước đó trên đồ dùng mà bạn quan tâm. Có lẽ câu chuyện về các cuộc tấn công đã xuất hiện trên Internet.

Luôn luôn thay đổi mật khẩu mặc định thành mật khẩu phức tạp hơn. Nếu thiết bị không cho phép thay đổi mật khẩu, hãy cân nhắc lại xem bạn có thực sự cần mật khẩu hay không. Nếu vẫn muốn mua thiết bị, hãy suy nghĩ về cách để giảm bớt rủi ro bị tấn công bằng một số giải pháp bảo mật phù hợp. Hãy kiểm tra mạng Wi-Fi tại nhà của bạn, xác định thiết bị nào được kết nối với nó và cho bạn biết liệu chúng có được bảo vệ an toàn hay không.

P.V

Tập huấn an ninh mạng, phòng chống tội phạm công nghệ cao cho công an Bắc Ninh

Tập huấn an ninh mạng, phòng chống tội phạm công nghệ cao cho công an Bắc Ninh

Hơn 100 cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ các đơn vị thuộc Công an Bắc Ninh vừa tham gia lớp đào tạo về an ninh mạng, phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.

">

Nhiều rủi ro tiềm ẩn từ Internet vạn vật

- Đánh giá cao quyết định lui thời gian trình đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa của Bộ GD-ĐT, các chuyên gia giáo dục cũng đặt tiếp vấn đề: Những người làm chính sách có thực lòng muốn sửa?

Sáng nay, 25/4, Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết cần thời gian nghiên cứu về kinh phí thực hiện việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa nên chưa trình dự án này ra Quốc hội tháng 5 tới.

Cụ thể, Bộ GD-ĐT đã xin ý kiến và được Thủ tướng đồng ý xin rút nội dung thảo luận về báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về đối mới chương trình-SGK giáo dục phổ thông ra khỏi chương trình làm việc lần 6 của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

Về cơ bản, theo Bộ trưởng Luận, đề án đổi mới đã được chuẩn bị cơ bản đầy đủ, riêng vấn đề kinh phí không trình được lần này vì phải có ý kiến thẩm định của Bộ Tài chính và các bộ liên quan, sau đó là ý kiến của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

Đánh giá cao quyết định lui thời gian trình đề án đổi mới chươngtrình và sách giáo khoa của Bộ GD-ĐT, các chuyên gia giáo dục cũng đặttiếp vấn đề: Những người làm chính sách có thực lòng muốn sửa? 

VietNamNetghi lại ý kiến của các chuyên gia giáo dục trước quyết định này.

TS Giáp Văn Dương (người xây dựng cổng giáo dục điện tử trực tuyến Giapschool):Nhà làm chính sách phải đi trước dư luận

{keywords}

TS Giáp Văn Dương: Công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục là cơ hội đưa hệ thống giáo dục của chúng ta rẽ sang bước ngoặt “Học như thế nào?” và hướng đến “Học để làm gì?”. Ảnh: Lê Anh Dũng

Ngay sau khi biết thông tin đề án 34 nghìn tỷ đồng đổi mới chương trình-SGK, tôi đã có ý kiến rằng Bộ cần dừng đề án này để hoàn thiện hơn và trình Quốc hội vào lần sau, vì đề án còn quá nhiều bất cập. Nếu Bộ cứ quyết tâm trình dự thảo trong lần họp này thì chính Bộ đang chạy theo bệnh thành tích, một căn bệnh mà Bộ đang hô hào loại bỏ.

Qua quyết định của Bộ GD-ĐT, tôi thấy dư luận có vai trò nhất định.

Tôi đánh giá cao việc lui thời gian trình đề án lần này của Bộ. Nhưng nếu cứ hành xử như cách này (để sự việc xảy ra rồi lo dập đi) thì quá lo ngại. Nhà làm chính sách phải đi trước dư luận. Chạy theo dư luận có khác nào đẽo cày giữa đường.

Với giáo dục, không phải có tiền là có kết quả. Trong giáo dục, con người mới là linh hồn của mọi hoạt động giáo dục, cũng là điểm khởi đầu và đích đến của giáo dục. Không xoáy vào trọng tâm này thì thì dù có đổ ra bao nhiêu tiền cũng không giải quyết được vấn đề.

Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục này đã được trình Quốc hội lần 1 vào tháng 5/2011, với mức kinh phí đề xuất lên đến 70 nghìn tỉ đồng. Dự thảo đó đã bị Quốc hội bác.

Về kinh phí, cái thay đổi lần này của Bộ là giấu số tiền đó đi. Bị truy vấn mới lộ ra. Phần xây dựng cơ sở vật chất cũng cắt bỏ đi, để giảm bớt 35 nghìn tỉ so với đề xuất trước.

{keywords}

Theo TS Giáp Văn Dương, trọng tâm của giáo dục là việc học chứ không phải việc dạy. Để tổ chức tốt việc học thì cần phải làm rõ được ba câu hỏi: Học cái gì? Học như thế nào? Học để làm gì?. Ảnh minh họa: Văn Chung

Giáo dục được ví như đang bước vào “trận đánh lớn”, nhưng chưa đánh đã loạn, mỗi người một ý, giải trình lung tung, thông tin mập mờ, đến mức Bộ trưởng phải nhận sai.

Theo tôi, trọng tâm của giáo dục là việc học chứ không phải việc dạy.

Để tổ chức tốt việc học thì cần phải làm rõ được ba câu hỏi: Học cái gì? Học như thế nào? Học để làm gì?.Trong đó, “Học để làm gì?” là câu hỏi quan trọng nhất vì trả lời được câu hỏi này thì hai câu hỏi kia sẽ tự động được trả lời.

Càng lên cao, “Học để làm gì?” càng quan trọng.

Lịch sử giáo dục Việt Nam hàng nghìn năm qua cho thấy giáo dục chỉ giải quyết câu hỏi “Học cái gì?”, tiêu biểu là học thuộc tứ thư ngũ kinh thời Nho giáo. Đến nay, ta vẫn đang dừng lại ở tư duy đó. Công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục là cơ hội đưa hệ thống giáo dục của chúng ta rẽ sang bước ngoặt “Học như thế nào?” và hướng đến “Học để làm gì?”.

Bộ GD-ĐT nói mục tiêu chương trình mới tiếp cận năng lực. Nhưng điều này mâu thuẫn với việc chuẩn bị của Bộ bởi khi đã tiếp cận năng lực thì SGK không phải là vấn đề trọng tâm mà phương pháp dạy và học mới là quan trọng. Dạy thế nào, học thế nào, chứ không phải dạy cái gì, học cái gì.

Nếu cứ khăng khăng đổ tiền làm lại SGK, chưa kể quy trình làm SGK còn nhiều bất cập, thì vẫn giậm chân tại chỗ trong tư duy giáo dục. Thực chất chỉ là bình mới rượu cũ.

Cải cách giáo dục chỉ có thể thành công khi những người làm giáo dục hình dung được rõ ràng phẩm tính của sản phẩm đầu ra, tức con người mà hệ thống giáo dục đào tạo nên, xem đó là con người gì: con người tự do đầy sáng tạo hay con người công cụ chỉ biết vâng lời; và viễn tượng về một xã hội mà tất cả mọi người đều muốn sống trong đó: dân chủ hay chuyên chế, khai phóng hay áp đặt.

Những hình dung này phải được khái quát thành triết lý, ngắn gọn, dễ truyền thông, để tất cả mọi người trong xã hội đều hiểu được và hướng đến. Chỉ khi đó cải cách giáo dục mới thành công.

Nhưng rất tiếc, điều này vẫn vắng bóng trong đề án đổi mới giáo dục lần này. Vì thế, cơ hội thành công là rất nhỏ.

{keywords}

TS Nguyễn Kim Quang: Trong điều kiện kinh tế của đất nước, dự án phải thực sự hiệu quả. Cái gì cần làm nên làm, cái gì không cần thì hạn chế, tránh việc vẽ vời tốn kém ngân sách của nhà nước.

 TS Nguyễn Kim Quang(Phó hiệu trưởng ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM): Tâm huyết thì phải làm ngay

Nếu đề án là vấn đề tâm huyết, cần thiết Bộ phải bắt tay thực hiện ngay, không nên hoãn. Có lẽ tại thời điểm hiện tại, Bộ GD-ĐT rút đề án do cảm thấy nhất thời, chưa chu đáo trong khâu chuẩn bị.

Để thực hiện một đề án mới phải rút kinh nghiệm từ những đề án trước đây. Phân tích chi tiết cái cũ hay, dở thế nào, đã đạt đến mục tiêu gì, không thể nói một cách chung chung.

Nếu xây dựng đề án cập rập, vội vàng, để đối phó với những tồn trước mắt đề án sẽ không đạt được hiệu quả, thậm chí rơi vào phá sản.

Dù sao, cũng phải hoan nghênh Bộ có những mong muốn (ước mơ) để đổi mới ngành mình. Tuy nhiên, nếu Bộ cho rằng đề án này mới chỉ đưa ra chủ trương, chưa xin tiền là Bộ chưa nghiên cứu mục tiêu tương lai- đối với một vấn đề phải chi tiết và khoa học.

Đặc biệt trong điều kiện kinh tế của đất nước, dự án phải thực sự hiệu quả. Cái gì cần làm nên làm, cái gì không cần thì hạn chế, tránh việc vẽ vời tốn kém ngân sách của nhà nước.

TS Lê Viết Khuyến, Nguyên Vụ phó Vụ GD Đại học (Bộ GD-ĐT):Bộ có thực sự cầu thị?

Có thể coi đây là thắng lợi của dư luận, không thể để đất nước lãng phí vì những chuyện tiêu tốn số tiền khổng lồ như vậy. Việc rút chưa thảo luận để hoàn thiện về nội dung kinh phí của đề án mà Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trình bày cho thấy Bộ đã biết sai.

Nhưng cái đáng lo là Bộ có thực sự tâm phục khẩu phục, thực sự cầu thị trước các ý kiến góp ý không?

Tôi lo và thực tế là có nhiều góp ý xác đáng nhưng Bộ đã bỏ ngoài tai. Tôi thông cảm Bộ trưởng có nhiều việc. Nhưng chuyên viên, người tham mưu cho Bộ trưởng sự cầu thị thể hiện không cao, áp lực dư luận khi việc đã vỡ ra buộc Bộ phải chấp nhận thay đổi thôi.

Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh (Phó Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng và Hỗ trợ chất lượng giáo dục, Hiệp hội các trường ngoài công lập): 'Bộ không nhìn thấy điều dân nhìn thấy"

Tôi không dám lạm bàn về kinh phí 34.000 tỷ vì nó quá lớn, nếu nói đủ hay không đủ phải biết Bộ định làm cái gì, có cần thiết hay không.

Tuy nhiên nếu Bộ “đổ” kinh phí này vào làm SGK là một sự tốn kém vì sách giáo khoa không phải là trung tâm của cải cách. Thậm chí, Nhà nước không cần bỏ tiền vào vấn đề sách giáo khoa.  Nếu Bộ đổ tiền vào đây người dân sẽ nghi, chắc chắn sẽ có sự tiêu cực, độc quyền.

Tốt nhất vấn đề này, Nhà nước nên giao lại cho tư nhân, nhà nước chỉ làm khung.

Ở các nước khác tư nhân làm rất nhiều, họ làm đa dạng nên phù hợp với nhiều nhóm đối tượng. Nhà nước làm chỉ phù hợp với một nhóm đối tượng duy nhất.

Hơn nữa việc giao viết sách cho các chuyên gia- chuyên gia không phải là học sinh, chuyên gia có thể họ hiểu biết về nguyên tắc, quy chuẩn nhưng cách triển khai phù hợp với từng loại học sinh cụ thể thì họ không làm được. Vì chuyên gia viết sách rất hàn lâm và học sinh không học được. 

 Về vấn đề Bộ tạm hoãn đề án này, ở mức tin tưởng, thiện chí nhất, thì đây được xem là sự hạn chế tầm nhìn, Bộ không nhìn thấy cái dân nhìn thấy nên đưa ra, dân không đồng ý lại rút.

  • Văn Chung - Lê Huyền(Ghi)
">

Lùi đề án 34.000 tỷ, Bộ Giáo dục đã dám sửa sai

友情链接