"Do lượng nước đến hồ duy trì ở mức cao, khoảng 1.000m3/s, để kiểm soát lưu lượng qua hồ dưới 600m3/s, chúng tôi phải vận hành đồng thời cả 6 cửa tràn, mỗi đợt tăng thêm 30m3, cách nhau 30 phút để đảm bảo an toàn công trình", ông Quế chia sẻ.
Ông Hồ Đắc Chương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định, cho biết mưa lớn ở phía tây bắc thượng nguồn sông Kôn đã khiến lượng mưa trong 24 giờ qua đạt 190mm, lưu lượng nước về hồ Định Bình ở mức 600m3/s.
Để ứng phó với tình hình mưa lũ, ngành chức năng tỉnh Bình Định đã yêu cầu Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Bình Định điều tiết nước qua tràn xả lũ hồ chứa Định Bình, với lưu lượng không vượt quá 600m3/s.
UBND các huyện Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Tuy Phước, Phù Cát và thị xã An Nhơn, đã thông báo đến chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan để kịp thời thông tin đến người dân.
Cùng ngày, Công ty TNHH khai thác công trình thủy lợi Bình Định đã gửi văn bản đến UBND các huyện An Lão, Hoài Ân và thị xã Hoài Nhơn về việc vận hành mở tràn xả lũ duy trì mực nước hồ Đồng Mít.
Việc điều tiết qua hồ Đồng Mít dự kiến tăng dần với độ mở khoảng 50m3/s mỗi lần, cách mỗi giờ tăng một lần, nhằm duy trì mực nước hồ không vượt quá cao trình theo quy trình vận hành.
Thời gian bắt đầu từ 1h ngày 24/11 cho đến khi mực nước trạm thủy văn An Hòa vượt báo động 2.
Đại diện Công ty TNHH khai thác công trình thủy lợi Bình Định lưu ý trong quá trình ứng phó mưa lũ, các xã, phường, thị trấn vùng hạ lưu hồ cần thường xuyên cập nhật tình hình diễn biến ngập để phối hợp kịp thời trong ứng phó giảm nhẹ thiên tai.
" alt=""/>Hồ chứa nước lớn nhất Bình Định điều tiết xả lũÔng Nhủ là chủ trang trại nuôi tôm công nghệ cao rộng 18ha. Năm vừa qua, ông thu hoạch 400 tấn tôm thương phẩm, đạt tổng doanh thu 45 tỷ đồng, lãi hơn 20 tỷ đồng, trở thành nông dân làm ăn có lãi nhiều nhất cả nước.
Trở thành tỷ phú nhưng ông Nhủ vẫn giữ nguyên chất nông dân của mình, vẫn cùng làm, thu hoạch tôm với nhân công (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Dù vậy, ông Nhủ cho biết xuất phát điểm của ông chỉ là một người làm muối, ăn bữa nay lo bữa mai. Cuộc sống gia đình chỉ tốt lên khi ông chấp nhận rủi ro, mạnh dạn phá ruộng muối để làm ao tôm.
Tỷ phú nông dân kể, là con út, ông được thừa hưởng 2ha ruộng muối cha mẹ để lại. Mảnh đất nằm ngay cửa sông Ba Lai, thấp trũng, đường vào khó khăn nên không có nhiều giá trị.
Thời gian đầu, ông Nhủ nối nghiệp cha mẹ, tiếp tục làm muối. Nhưng nghề muối thu nhập thấp, lại bấp bênh, có những năm làm chẳng đủ ăn.
Ông Nhủ nhớ lại, những năm 2000 là thời gian làm muối khó khăn nhất, thời tiết bất lợi nên sản lượng giảm, giá lại thấp. Nhưng cũng cơn bĩ cực đó đã ép ông phải thay đổi.
"Năm 2010, vì làm muối quá khó khăn, tôi đánh liều phá một phần ruộng muối để đào ao nuôi tôm. Mấy năm đầu nuôi rất trúng, nên năm 2014 tôi chuyển toàn bộ 2ha ruộng muối thành ao tôm", ông Nhủ kể.
Năm vừa qua, ông Nhủ bán ra thị trường khoảng 400 tấn tôm, thu lãi trên 20 tỷ đồng (Ảnh: NVCC).
Tuy nhiên khi ông Nhủ quyết định ăn thua với con tôm cũng là lúc thách thức của nghề nuôi tôm ập đến. Thiếu kiến thức, ít kinh nghiệm, nuôi tôm ao đất lại rủi ro cao, dịch bệnh dẫn đến việc nhiều vụ tôm ông Nhủ mất trắng.
"Không dễ ăn chút nào, có những năm một vụ trúng thì 3 vụ lỗ, cũng có lúc vì nuôi tôm mà nghèo hơn lúc còn làm muối", ông nông dân nói.
Ông nông dân ngoài 40 tuổi đi học nghề
Nhưng trong những ngày khó khăn nhất, ông Nhủ vẫn tin con tôm mới là "cửa sáng". Hơn nữa ruộng muối có thể đào thành ao tôm, nhưng ao tôm thì không làm lại thành ruộng muối được, tình thế buộc ông nông dân phải tiếp tục đầu tư để đi đường dài với con tôm.
Để khắc phục khó khăn, ông Nhủ quyết tâm đi học kỹ thuật nuôi tôm khi đã ngoài 40 tuổi. Năm 2017, ông bắt đầu từng bước chuyển đổi từ nuôi tôm ao đất sang nuôi ao bạt, sử dụng nhiều máy móc, áp dụng kỹ thuật chăm sóc tôm nhiều giai đoạn.
Với kỹ thuật mới, ao tôm của ông Nhủ có hiệu quả kinh tế hơn hẳn, giảm chi phí thức ăn, thuốc men, tôm lại gần như không dịch bệnh, chất lượng cao nên được giá.
Trang trại của ông Nhủ đang giải quyết việc làm cho 18 lao động (Ảnh: NVCC).
"Khi ao tôm được che chắn tốt thì không còn nguồn dịch bệnh xâm nhập nữa. Các chỉ số môi trường, chất lượng nước, sức khỏe tôm đều được theo dõi hàng ngày và có thể can thiệp nhanh chóng. Nhờ đó mà tỷ lệ vụ nuôi thắng lên đến 95%", ông Nhủ chia sẻ.
Trước đây, ông Nhủ còn phải tự đi kiểm tra màu nước, đo pH hồ nuôi. Nhưng mấy năm nay ông nông dân đã lắp đặt hệ thống theo dõi ao tôm tự động, hệ thống máy cho tôm ăn tự động. Nhờ đó mà không còn lo nắng mưa, ông Nhủ thản nhiên ngồi ở nhà mà vẫn sát sao được toàn bộ trang trại.
Chỉ từ 2ha đất ban đầu, sau những vụ tôm trúng liên tiếp, ông Nhủ không ngừng mua thêm đất, mở rộng trang trại. Trang trại càng rộng, quy mô càng lớn ông lại càng dễ áp dụng công nghệ mới, có điều kiện đàm phán được giá thức ăn cho tôm và giá bán tôm tốt hơn, hiệu quả kinh tế càng cao.
Cán bộ Hội Nông dân xã Bảo Thạnh cho biết, ông Út là người tiên phong ở huyện Ba Tri xây dựng trang trại nuôi tôm công nghệ cao.
Trang trại nuôi tôm của ông Út đang giải quyết việc làm cho 18 lao động địa phương, với mức lương 9 triệu đồng/người/tháng. Hàng năm, ông Út cũng trích một phần lợi nhuận đóng góp cho các hoạt động xây dựng giao thông, xây nhà tình nghĩa và hỗ trợ người nghèo của địa phương.
" alt=""/>Doanh thu 45 tỷ đồng, lãi 20 tỷ, nông dân giỏi nhất nước kể chuyện làm giàuThị trường tăng điểm nhưng thanh khoản vẫn thấp (Ảnh minh họa: Hữu Khoa).
Cổ phiếu HPG gây chú ý với diễn biến tăng 1,2% lên 26.150 đồng, là một trong những mã có tác động tích cực nhất lên VN-Index. Khớp lệnh tại HPG đạt 8,2 triệu đơn vị, dẫn đầu thị trường. Trong sáng nay không mã nào có giao dịch đạt tới mốc 9 triệu cổ phiếu.
HPG tăng giá với thanh khoản cao nhất thị trường sau khi Giám đốc tài chính của Hòa Phát chia sẻ về kế hoạch sản xuất thép ray cho tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tại một sự kiện diễn ra chiều 21/11. Vị đại diện Hòa Phát khẳng định tập đoàn này đủ năng lực cung ứng thép cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Cụ thể, theo vị này, tại Khu liên hợp Gang thép Dung Quất 2, Hòa Phát đã sản xuất được thép chất lượng cao vượt tiêu chuẩn cần thiết cho dự án đường sắt tốc độ cao.
Cổ phiếu bất động sản lần lượt bị chốt lời song mức điều chỉnh không lớn. SZL giảm 1,8%, thanh khoản rất thấp; QCG giảm 1,6%; NBB giảm 1,6%; DXS giảm 1,3%... Cổ phiếu VHM của Vinhomes sau khi kết thúc đợt mua lại, sáng nay chỉ còn khớp lệnh 3,8 triệu đơn vị, giảm khá mạnh 2,5%.
Cổ phiếu ngành xây dựng và vật liệu có phần khởi sắc khi HHV tăng 2,8%; VCG tăng 2%; CTD tăng 1,2%; LCG tăng 1%; CTR, EVG, NHA đều tăng giá.
Tại nhóm thực phẩm và đồ uống, VNM tăng 11,%; VCF tăng 1,1%; HAG tăng mạnh 3,9% lên 12.100 đồng, khớp lệnh tại HAG đạt 6,35 triệu đơn vị.
Theo nhận định của giới phân tích, diễn biến hồi phục hiện tại phần lớn là nhờ nguồn cung giảm, thể hiện qua thanh khoản giảm khá mạnh. Khả năng hồi phục được dự báo là có thể sẽ tiếp diễn và kiểm tra vùng gap giảm. Dự kiến nguồn cung sẽ có động thái gia tăng trở lại và gây áp lực tranh chấp tại vùng gap này.
Trong lúc tranh chấp có khả năng thị trường sẽ có trạng thái phân hóa giữ các nhóm cổ phiếu. Do vậy, nhà đầu tư được khuyến nghị có thể cân nhắc nhịp hồi phục để chốt lời hoặc cơ cấu danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro, đồng thời quan sát nỗ lực của dòng tiền trong thời gian tới. Nhà đầu tư có thể cân nhắc mua thăm dò tại một số cổ phiếu có tín hiệu dòng tiền tốt từ nền hỗ trợ nhưng vẫn cần quản trị danh mục hợp lý, tránh rơi vào trạng thái quá mua.
" alt=""/>Tỷ phú Trần Đình Long trước cơ hội lớn; chứng khoán tăng trong nghi ngờ