Soi kèo phạt góc Aston Villa vs Lille, 02h00 ngày 12/4
本文地址:http://profile.tour-time.com/html/02b699136.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo U21 Bristol City vs U21 Swansea, 21h00 ngày 13/1: Đối thủ khó chịu
Trong khi đó, công ty viễn thông Vodafone Idea lại có cách tiếp cận khác là dựa trên việc sử dụng mạng 4G của mình để cung cấp dịch vụ tương tự 5G.
Điều này có thể trở thành một lợi thế cạnh tranh trước cuộc đấu giá và giảm bớt một số áp lực khiến Vodafone Idea phải đầu tư vào các giấy phép phổ tần mới tốn kém.
Ông Vishant Vora, Giám đốc công nghệ của Vodafone Idea cho biết: “Cách tiếp cận của chúng tôi là chuẩn bị mạng với càng nhiều công nghệ 5G càng tốt, vì vậy, bất kể điều gì xảy ra trong vấn đề đấu giá phổ tần, chúng tôi sẽ có thể cung cấp nhiều tính năng, chức năng và lợi ích của 5G”.
Để cung cấp các dịch vụ tương tự như 5G, Vodafone Idea đã tập trung vào việc giới thiệu các công nghệ đám mây và ảo hóa vào mạng 4G của mình.
“Hiện nay, chúng tôi đã thực hiện ảo hóa và đám mây hóa ở mức độ cao nhất. Đám mây hóa là cần thiết để giải phóng toàn bộ sức mạnh của 5G. Vì vậy, đó là điều chúng tôi đang làm để thúc đẩy các khả năng của mạng 5G trên thị trường mà không cần phải đợi phổ tần 5G”, ông Vishant Vora cho biết thêm.
Đối với công ty viễn thông Bharti Airtel thì mối quan chính lại là vấn đề bất động sản.
Ông Randeep Sekhon, Giám đốc công nghệ của Bharti Airtel cho rằng: “Thách thức lớn nhất là về mặt cơ sở hạ tầng vì mạng 5G sẽ cần thêm không gian trên tất cả các tòa tháp, đặc biệt là ở các vị trí lắp đặt trạm gốc trên mặt đất”.
Ông cũng cho rằng, các nhà khai thác phải đưa ra các dịch vụ mới cho cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
Ông Randeep Sekhon nhận định: “5G sẽ cần một khoản đầu tư lớn, ngoài khoản đầu tư vào phổ tần số. Trong bối cảnh đó, việc kinh doanh của 5G sẽ đứng vững nếu cung cấp các hình thức kinh doanh cho cả doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C) và doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B). Ở đây, phát triển các hình thức kinh doanh B2B là một thách thức vì nó không giống như một dịch vụ băng thông rộng. Các hình thức kinh doanh B2B sẽ cần được xây dựng riêng cho các ngành dọc khác nhau và thậm chí cho một công ty cụ thể”.
Bên cạnh đó, các công ty viễn thông cũng phải đối mặt với một số hạn chế ở Ấn Độ.
Chẳng hạn như một số phổ tần số trong băng tần E (71-76 GHz) và băng tần V (57-64 GHz) đang nổi lên như một lựa chọn phổ biến cho các dịch vụ 5G, có thể yêu cầu kết nối siêu nhanh và độ trễ thấp, hiện vẫn chưa được chính phủ Ấn Độ xem xét cung cấp cho lĩnh vực viễn thông.
Trong một báo cáo gần đây của Hiệp hội các nhà cung cấp di động toàn cầu (GSMA) cho biết, các tuyến liên kết đường trục (backhaul) sử dụng băng tần V hoặc E rất phù hợp để hỗ trợ 5G do khả năng cho tốc dữ liệu cao từ 10 Gbps đến 25 Gbps.
Cơ quan quản lý viễn thông của Ấn Độ có kế hoạch cung cấp các băng tần E và V không qua đấu giá, nhưng các công ty viễn thông không ủng hộ kế hoạch này vì như vậy nó có thể được cấp cho các công ty không phải là công ty hoạt động trong lĩnh vực viễn thông.
Các công ty viễn thông Ấn Độ đều cho rằng, chính phủ nên xem xét cấp phép băng tần E và V cho các nhà khai thác vì nó rất quan trọng đối với mạng 5G.
Phan Văn Hòa(theo Lightreading)
Theo một báo cáo mới từ Hiệp hội các nhà cung cấp di động toàn cầu (GSA) cho thấy, hệ sinh thái thiết bị 5G tiếp tục phát triển và số lượng thiết bị 5G được công bố đã đạt 401, tăng hơn gấp đôi kể từ đầu năm 2020.
">Các công ty viễn thông Ấn Độ chuẩn bị cho 5G như thế nào?
Trong khoảng thời gian diễn ra dịch Covid-19, phần mềm họp trực tuyến Microsoft Teams cũng đã được nhiều Sở Giáo dục & Đào tạo triển khai tại các cơ sở giáo dục trên cả nước.
Microsoft hiện miễn phí gói A1 (phiên bản trực tuyến của Office và Microsoft Teams) cho tất cả các cơ sở giáo dục tại Việt Nam. Thông qua chương trình này, hơn 3 triệu giáo viên, học sinh trên khắp cả nước đã ứng dụng Teams vào việc học trực tuyến.
Trong thời gian tới, Microsoft sẽ cung cấp nền tảng Learning Passport dưới dạng sách giáo khoa kỹ thuật số được tích hợp cùng Microsoft Teams.
Nhiều dự án tăng cường kỹ năng số đang được triển khai tại Việt Nam, trong đó có việc tập huấn cho các thầy cô giáo làm quen với nền tảng họp trực tuyến Microsoft Teams. |
Theo Microsoft Việt Nam, đơn vị này cũng đang triển khai dự án với tên skill4employability nhằm hỗ trợ đào tạo kỹ năng cho thị trường lao động trẻ.
Đối tượng của dự án là các lao động trẻ di cư từ các tỉnh thành khác tới những nơi có ngành công nghiệp điện tử phát triển mạnh như Đồng Nai, Bình Dương và TP.HCM.
Dự án của Microsoft sẽ đặc biệt chú trọng vào nhóm đối tượng bị mất việc làm do ảnh hưởng của Covid-19 và những người có thiếu sót về kỹ năng lao động do chậm bất nhịp với xu hướng phát triển của công nghệ. Dự án được kỳ vọng sẽ tiếp cận và đào tạo tối thiếu cho 3.000 lao động trẻ tại Việt Nam.
Trọng Đạt
Theo đại diện Bộ TT&TT, một trong những giải pháp quan trọng của "Đề án bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng" là trang bị “Bộ kỹ năng số” cơ bản để trẻ em biết tự bảo vệ mình và biết cách tương tác an toàn trên môi trường mạng.
">Nhiều dự án tăng cường kỹ năng số đang được triển khai tại Việt Nam
Việc tổ chức đào tạo, tập huấn cho các cán bộ, công chức, viên chức về Chính phủ điện tử đã được Chính phủ xác định là một trong những giải pháp chủ yếu để xây dựng Chính phủ điện tử. Để triển khai tốt nội dung này, Bộ TT&TT nhận thấy, việc đào tạo các chuyên gia, các hạt nhân về Chính phủ điện tử trong mỗi bộ, ngành, địa phương. Từ đó lan tỏa tri thức ra các cơ quan, đơn vị là biện pháp thực hiện nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Hiện thực hóa sáng kiến của Bộ TT&TT, “Chương trình đào tạo 100 chuyên gia Chính phủ điện tử” đã được chính thức khởi động vào cuối tháng 12/2019, trong khuôn khổ hội nghị tổng kết công tác năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ năm 2020 của Bộ TT&TT, có sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Chương trình nhằm đào tạo các cán bộ CNTT trở thành lực lượng nòng cốt, là các hạt nhân triển khai Chính phủ điện tử tại bộ, ngành, địa phương.
Theo kế hoạch, “Chương trình đào tạo 100 chuyên gia Chính phủ điện tử” tổ chức đào tạo cho mỗi bộ, ngành, địa phương một chuyên gia làm hạt nhân triển khai Chính phủ điện tử. 100 chuyên gia tham gia Chương trình đào tạo này, dưới vai trò chủ trì của Bộ TT&TT sẽ hình thành một lực lượng chuyên gia Chính phủ điện tử từ trung ương đến địa phương, hợp lực để đề xuất giải pháp cho các vấn đề lớn trong quá trình triển khai Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, xã hội số, nền kinh tế số ở Việt Nam.
Qua các hoạt động và diễn đàn trên mạng của Chương trình để trao đổi, chia sẻ cách làm hay, giải pháp tốt, các học viên sẽ kết nối với nhau thành một mạng lưới chuyên gia Chính phủ điện tử, làm lực lượng nòng cốt cho quá trình triển khai Chính phủ điện tử ở Việt Nam. Đây chính là lợi ích lớn do Chương trình đào tạo 100 chuyên gia Chính phủ điện tử đem lại.
Là đơn vị được Bộ TT&TT giao chủ trì triển khai việc đào tạo 100 chuyên gia Chính phủ điện tử, thời gian vừa qua, do tình hình dịch bệnh, Cục Tin học hóa đã tổ chức các khóa học trực tuyến cho học viên của Chương trình thông qua hệ thống đào tạo từ xa.
Khóa đào tạo trực tiếp đầu tiên vừa được khai giảng sẽ kéo dài trong 2 ngày 11-12/6/2020, với sự tham gia của 100 học viên là Trưởng/ Phó phòng CNTT hoặc Giám đốc Trung tâm CNTT&TT của các đơn vị chuyên trách CNTT tại các bộ, ngành và các Sở TT&TT trong cả nước.
Cục trưởng Cục Tin học hóa Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại lễ khai giảng khóa đào tạo. |
Phát biểu tại lễ khai giảng, ông Nguyễn Huy Dũng, Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT đã một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của yếu tố nhân lực, con người trong xây dựng Chính phủ điện tử hay ứng dụng CNTT, chuyển đổi số.
Theo ông Dũng, với đội ngũ nhân lực làm CNTT, trong bối cảnh công nghệ luôn thay đổi, việc có kiến thức bao nhiêu cũng là không đủ. Cũng chính vì thế, cần phải có cơ chế để thường xuyên chia sẻ, cập nhật kiến thức.
Với tinh thần đó, người đứng đầu Cục Tin học hóa cho rằng, chương trình đào tạo 100 chuyên gia Chính phủ điện tử là một chương trình đã khởi đầu nhưng sẽ không có điểm kết thúc. Việc đào tạo, chia sẻ và cập nhật kiến thức sẽ được thực hiện thường xuyên, định kỳ hàng năm, hàng quý, hàng tháng. Đồng thời kết hợp các khóa đào tạo trực tiếp và trực tuyến, học elearning và tham quan, khảo sát thực tế.
“Các chuyên gia tham gia Chương trình đào tạo 100 chuyên gia Chính phủ điện tử cũng là những hạt nhân đầu tiên được gắn kết với nhau theo một cách mới, được tương tác, trao đổi cũng như được chia sẻ, cập nhật các kiến thức”, ông Dũng chia sẻ.
Học viên tham gia chương trình đào tạo 100 chuyên gia Chính phủ điện tử là các Trưởng/ Phó phòng CNTT hoặc Giám đốc Trung tâm CNTT&TT của các đơn vị chuyên trách CNTT tại các bộ, ngành, địa phương. |
Trong 2 ngày diễn ra khóa đào tạo trực tiếp, 100 học viên sẽ được nghe các chuyên đề về: Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng năm 2030; Giới thiệu Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0 và Hướng dẫn các bước xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.
Cùng với đó, các học viên cũng được hướng dẫn: triển khai về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước; triển khai quy định về lập đề cương dự toán chi tiết với hoạt động ứng dụng CNTT sử dụng kinh phí thường xuyên thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước; triển khai về chi phí thuê dịch vụ; triển khai nền tảng kết nối chia sẻ dữ liệu dùng chung cấp bộ, tỉnh (LGSP); và đảm bảo an ninh an toàn hạ tầng nền tảng Chính phủ số ứng dụng điện toán đám mây.
Cũng trong khóa đào tạo này, các học viên sẽ được tham quan khảo sát thực tế tại Trung tâm dữ liệu điện toán đám mây của CMC Telecom.
Khóa đào tạo sẽ mang lại cho các thành viên tham gia Chương trình những kiến thức chuyên sâu và bài học kinh nghiệm để có phương án giải quyết các vấn đề đặt ra từ thực tiễn triển khai Chính phủ điện tử ở bộ, ngành, địa phương mình.
Các học viên tham gia “Chương trình đào tạo 100 chuyên gia Chính phủ điện tử” sẽ nỗ lực góp phần hiện thực hóa mục tiêu Chính phủ đã đề ra là: “Phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới nền kinh tế số và xã hội số, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; đưa Việt Nam vào nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN trong xếp hạng Chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên hợp quốc đến năm 2025”.
Vân Anh
Bộ TT&TT đang lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết Chính phủ về xây dựng, phát triển Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030. Đây sẽ là chiến lược phát triển Chính phủ số Việt Nam giai đoạn tới.
">Đào tạo 100 hạt nhân triển khai Chính phủ điện tử tại bộ, ngành, địa phương
Nhận định, soi kèo Corum vs Istanbulspor, 21h00 ngày 13/1: Khó tin cửa trên
Thị trường giao dịch ảm đạm, giá đất giảm sâu từ 20-30%. Giá căn hộ ở Nha Trang cho phân khúc bình dân và trung cấp đang ở ngưỡng 22-30 triệu đồng/m2. Căn hộ cao cấp trước đây có giá bán từ 40-60 triệu đồng/m2, thì nay đều phải điều chỉnh giảm khoảng 20-30% để bán được hàng.
Đất nền nhiều khu đô thị ở Đà Nẵng thời điểm này giảm hơn một tỷ đồng/lô nhưng vấn hiếm giao dịch |
Tuy nhiên theo đánh giá của Hội Môi giới ở đây vẫn có những điểm sáng là những dự án nằm tại những khu vực có quy hoạch phát triển, tiềm năng cao, đã được đầu tư hạ tầng cơ bản, có giá khởi điểm ở mức thấp… Các dự án này được khách hàng và các nhà đầu tư quan tâm sôi động. Thời điểm tháng 9/2020, hiện tượng các nhà đầu tư trên cả nước quan tâm đến thông tin đầu tư tại các dự án bất động sản ở Khánh Hòa tăng đột biến, điều này cho cho thấy dấu hiệu hồi phục và khởi sắc của thị trường bất động sản Khánh Hòa.
Trong khi đó, tại Đà Nẵng, Quảng Nam trong 9 tháng đầu năm 2020 không ghi nhận nhiều dự án mới chào bán. Nguồn cung các dự án đã xong hạ tầng và pháp lý (có sổ đỏ) hiện khan hiếm.
Sau một thời gian các nhà đầu tư tìm đến các thị trường khác bởi khu vực này bị thanh tra, kiểm tra, nhiều dự án thiếu pháp lý, giá bị đẩy quá cao. Hiện nay, đã ghi nhận sự quay trở lại của nhiều nhà đầu tư.
Về giá bất động sản của khu vực, sau giai đoạn nóng và bùng nổ năm 2018- 2019, hiện nay, giá đất đã được điều chỉnh giảm khá mạnh ở mức phù hợp với thị trường.
Tại Quảng Nam, các dự án khu vực Thành phố có mức giá dao động 40-60 triệu đồng/m2; tại các huyện phát triển dao động 17-20 triệu đồng/m2.
Ghi nhận tại Đà Nẵng, đất nền nhiều khu đô thị (KĐT) thời điểm này giảm hơn một tỷ đồng/lô. Tại KĐT sinh thái Hòa Xuân (quận Cẩm Lệ), KĐT Nam Hòa Xuân (quận Ngũ Hành Sơn), thời điểm giá sốt lên đến 4 tỷ đồng/lô thì nay giảm còn khoảng 3 tỷ đồng/lô.
KĐT FPT City, thời điểm giá cao nhất 3 tỷ đồng/lô đường 7,5m, diện tích 90m2 thì nay còn được rao dao động khoảng 2 tỷ đồng.
Bà H.A.D, một người ở Hà Nội đang đầu tư đất ở Đà Nẵng cho biết, trong khoảng đầu năm 2019 khi đất đang “sốt” bà có mua 3 miếng đất vì thấy đất tốt nên quyết vay tiền đầu tư, không ngờ bây giờ đất giảm nên phải bán cắt lỗ nhưng cũng không ổn vì lỗ quá nhiều. Bên cạnh đó người mua cũng kén chọn nên nhiều nhà đầu tư như bà D. như đang ngồi trên đống lửa mấy tháng trời mà không biết phải làm gì.
Thị trường condotel gần như đóng băng
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng trong quý III vừa qua tiếp tục mang màu xám ảm đạm. Theo số liệu thống kê của Hội Môi giới, 9 tháng đầu năm 2020, cả nước ghi nhận hơn 4.000 sản phẩm biệt thự nghỉ dưỡng, căn hộ du lịch (condotel) mới được chào bán ra thị trường. Tuy nhiên, thị trường condotel gần như đóng băng, lượng giao dịch không đáng kể.
Tại Nha Trang (Khánh Hoà) được coi là một trong những thủ phủ của condotel nhiều nhà đầu tư cũng rao bán cắt lỗ sâu, khách hàng dự án The Arena rao cắt lỗ từ 50-300 triệu đồng |
Thống kê cho thấy có đến 2/3 các dự án có sản phẩm đang chào bán trên thị trường không phát sinh giao dịch.
Những khu vực dẫn đầu về thị trường condotel như Quảng Ninh, Đà Nẵng, Phú Quốc, Bình Thuận,… đều có số lượng giao dịch ở mức rất thấp.
Tuy nhiên, đến giai đoạn cuối tháng 9, thị trường đã xuất hiện điểm sáng. Thời điểm này, đã thấy dấu hiệu tái khởi động và chào hàng mạnh mẽ của các Dự án Du lịch nghỉ dưỡng. Điển hình như tại các địa phương: Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận….
Ghi nhận từ thực tế cho thấy, trước tình trạng lao đao của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, nhiều khách hàng bắt đầu lo lắng, chùn tay trong giao dịch, thậm chí đua nhau cắt lỗ, tháo chạy.
“Chính chủ bán cắt lỗ căn hộ condotel”, “cần tiền bán hoàn vốn căn hộ khách sạn”... là những thông tin rao bán nhộn nhịp trên mạng internet trong thời gian qua. Từ Đà Nẵng, Phú Quốc, Khánh Hoà… đều nhan nhản những tin rao bán cắt lỗ có khi đến hàng trăm triệu.
Như tại Nha Trang (Khánh Hoà) được coi là một trong những thủ phủ của condotel nhiều nhà đầu tư cũng rao bán cắt lỗ.
Tại siêu dự án The Arena là tổ hợp khu vui chơi giải trí kết hợp du lịch nghỉ dưỡng lớn nhất TP Cam Ranh do Công ty CP Trần Thái Cam Ranh làm chủ đầu tư từ đầu năm đến nay xuất hiện nhiều tin rao bán cắt lỗ. Theo thông tin quảng cáo, ngoài khu biệt thự 126 shophouse, dự án còn bao gồm 4 tòa khu căn hộ condotel với tổng số căn hộ “khủng” khoảng 5.000 căn...
Trên nhóm Hội nhà đầu tư condotel The Arena Cam Ranh Nha Trang nhiều nhà đầu tư sẵn sàng cắt lỗ từ 50 triệu đến 200, 300 triệu đồng. Như một khách hàng rao bán căn diện tích 32m2, đã đóng 30% tương đương 460 triệu sẵn sàng cắt lỗ 300 triệu chỉ thu về 160 triệu…
Minh Nguyễn
Trong 9 tháng qua, thị trường căn hộ du lịch (condotel) gần như đóng băng, những khu vực dẫn đầu về thị trường condotel như Quảng Ninh, Đà Nẵng, Phú Quốc, Bình Thuận…đều có số lượng giao dịch ở mức rất thấp.
">Giá nhà đất Đà Nẵng, Nha Trang lao dốc quay đầu giảm mạnh
HoREA vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng và UBND TP.HCM liên quan đến vấn đề về căn hộ du lịch (condotel), biệt thự du lịch (tourist villa), nhà phố du lịch.
Theo thống kê sơ bộ về tình hình bán nhà cho tổ chức, cá nhân nước ngoài trong 5 năm qua (2015-2020) của 17 tập đoàn và doanh nghiệp bất động sản lớn, HoREA ước tính các giao dịch của 17 đơn vị này chiếm khoảng 70-80% thị phần nhà ở bán cho các cá nhân nước ngoài, số lượng căn nhà mà người nước ngoài đã mua trong nửa thập niên qua trên phạm vi cả nước khoảng 14.800 - 16.000 căn.
HoREA đề nghị chưa cho phép người nước ngoài mua và sở hữu căn hộ du lịch (condotel), biệt thự du lịch, nhà phố du lịch. |
Trong đó, top 5 doanh nghiệp dẫn đầu được nhiều người nước ngoài lựa chọn mua nhà với lượng giao dịch hơn 10.500 căn, chiếm 85,7% tổng số nhà đã bán cho người nước ngoài. TP HCM thu hút nhiều người nước ngoài mua nhà nhất, chiếm khoảng 80% tổng số giao dịch.
Đối chiếu với số liệu báo cáo thị trường bất động sản cả nước trong 10 năm (2009-2019) do Bộ Xây dựng công bố, có 5.000 dự án nhà ở với 3,77 triệu căn được xây dựng, bình quân mỗi chu kỳ 5 năm phát triển được khoảng 787.000 căn nhà. Nếu so sánh với số lượng 16.000 căn nhà mà người nước ngoài đã mua trong 5 năm qua, mức tiêu thụ này chỉ chiếm tỷ lệ 2% tổng số nhà ở toàn thị trường. Trong đó, TP.HCM thu hút nhiều người nước ngoài mua nhà nhất, chiếm khoảng 80% tổng số người nước ngoài mua nhà tại nước ta.
Ghi nhận từ thực tế hiện nay, theo HoREA không có “làn sóng” người nước ngoài mua nhà tại nước ta trong 5 năm qua. Nhưng đã cho thấy những dự án khu đô thị, khu dân cư, khu nhà chung cư cao cấp, hiện đại, có đầy đủ dịch vụ, tiện ích, an ninh an toàn, giao thông thuận tiện, thì mới thu hút được người nước ngoài lựa chọn cư trú hoặc mua nhà.
Cũng theo hiệp hội, các chủ đầu tư dự án nhà ở đã chấp hành nghiêm túc quy định giới hạn “trần” 30% số lượng căn hộ được bán cho người nước ngoài. Một số dự án đã đạt “trần” 30% thì người nước ngoài chuyển sang ký “Hợp đồng thuê mua nhà (leasing)” dài hạn 50 năm.
Không nên nới “trần”, chưa nên cho phép người nước ngoài sở hữu condotel
Vừa qua, trong bối cảnh thị trường bất động sản trong nước phải đối mặt với nhiều khó khăn từ dịch bệnh, Bộ Xây dựng đã đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản năm 2014 theo hướng tăng số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép sở hữu trong mỗi một toà nhà chung cư; cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu các bất động sản du lịch tại Việt Nam.
Nêu quan điểm về đề xuất này, Hiệp hội bất động sản TP.HCM cho rằng, không nên ảo tưởng sẽ có một làn sóng người nước ngoài ồ ạt mua nhà tại Việt Nam thực tế cho thấy giao dịch nhà ở liên quan đến khối ngoại cũng chỉ chiếm 2%.
Theo Bộ Công an, việc mua bán căn hộ du lịch (condotel), biệt thự du lịch (tourist villa), văn phòng văn phòng kết hợp lưu trú (officetel) diễn ra rất phức tạp, nhiều địa phương không quản lý được hoặc buông lỏng, nhiều chủ đầu tư mở bán loại hình này khi chưa đủ điều kiện, rủi ro cho người mua. |
Bên cạnh đó, phần lớn người Châu Âu, Bắc Mỹ, Australia, Nhật Bản… thường lựa chọn thuê nhà. Người nước ngoài có xu hướng mua nhà thường đến từ một số nước và vùng lãnh thổ thuộc khu vực Đông Á và Đông Nam Á, như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hongkong, Singapore.
Hiệp hội cũng lưu ý, việc Bộ Quốc phòng đã cảnh báo về tình trạng một số người nước ngoài "mua chui" bất động sản, kể cả dùng thủ đoạn nhờ doanh nghiệp hoặc cá nhân người Việt đứng tên mua nhà tại một số địa điểm nhạy cảm, có ảnh hưởng đến quốc phòng và an ninh.
Mới đây, Bộ Công an có báo cáo trong đó kiến nghị Thủ tướng Chính phủ không phát triển thêm các dự án căn hộ du lịch (condotel), biệt thự du lịch (tourist villa), văn phòng văn phòng kết hợp lưu trú (officetel), không hợp thức hóa các loại hình này thành nhà ở.
Trên cơ sở nghiên cứu ý kiến cảnh báo của Bộ Quốc phòng và kiến nghị của Bộ Công an, HoREA đề nghị chưa cho phép người nước ngoài mua và sở hữu căn hộ du lịch (condotel), biệt thự du lịch, nhà phố du lịch. Người nước ngoài có nhu cầu đầu tư vào các dự án khu du lịch nghỉ dưỡng, căn hộ condotel, thì thực hiện theo phương thức đầu tư tài chính theo quy định của Luật Đầu tư.
Về giới hạn “trần” tỷ lệ nhà ở mà người nước ngoài được sở hữu trong dự án, HoREA đề nghị vẫn giữ giới hạn “trần” số lượng nhà ở, mà người nước ngoài sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư, không nên nới giới hạn “trần” này.
Hiệp hội cũng đề nghị giao thẩm quyền cho UBND cấp tỉnh quyết định tỷ lệ người nước ngoài được sở hữu nhà tại đơn vị hành chính cấp phường, để phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương. Trường hợp số lượng người nước ngoài sở hữu nhà tại một đơn vị hành chính cấp phường chiếm tỷ lệ khá lớn (có thề từ 20% trở lên), UBND cấp tỉnh phải báo cáo để Thủ tướng xem xét, quyết định.
Tháng 5 vừa qua, trả lời kiến nghị cử tri trước kỳ họp Quốc hội, Bộ Quốc phòng cho biết, từ năm 2011 - 2015, trên địa bàn khu vực biên giới biển TP Đà Nẵng có 134 lô, 1 thửa đất liên quan đến cá nhân, DN người Trung Quốc đang sở hữu, “núp bóng” sở hữu và thuê của UBND TP tại các vị trí: dọc các khu đô thị ven biển; ven tường rào sân bay Nước Mặn, đường Hoàng Sa, Võ Nguyên Giáp, thuộc phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn; khu đô thị các phường Phước Mỹ, Thọ Quang, quận Sơn Trà. Bộ Quốc phòng nhận định, để sở hữu các lô đất ở Đà Nẵng, người Trung Quốc chủ yếu dựa theo 2 hình thức. Thứ nhất, thành lập DN liên doanh với Việt Nam. Ban đầu, người Trung Quốc góp vốn thấp hơn người Việt Nam (người Việt Nam góp vốn chủ yếu bằng đất), DN sẽ do người Việt Nam điều hành. Sau một thời gian, bằng nhiều cách, DN Trung Quốc tăng vốn giành quyền điều hành DN; do tài sản góp vốn là đất nên quyền sở hữu các lô đất rơi vào tay người Trung Quốc. Thứ hai, họ đầu tư tiền cho cá nhân người Việt Nam (chủ yếu người Việt gốc Hoa) để mua đất, đã phát hiện một số trường hợp kinh tế khó khăn nhưng đứng tên sở hữu nhiều lô đất như ông Lý Phước Cang 12 lô, ông Trác Ngọc Phúc 10 lô... |
Bộ Công an đề xuất không phát triển thêm dự án condotel Trong tháng 7 vừa qua, nêu tại văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây về bất cập trong quy định pháp luật liên quan căn hộ du lịch (condotel), biệt thự du lịch (tourist villa), văn phòng văn phòng kết hợp lưu trú (officetel) ngoài việc chỉ ra những bất cập trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (sổ hồng), Bộ Công an còn nêu lên những bất cập trong quy định về kinh doanh các loại hình này dẫn đến phức tạp, rủi ro cho người mua. Theo Bộ Công an, việc mua bán các loại hình bất động sản này diễn ra rất phức tạp, nhiều địa phương không quản lý được hoặc buông lỏng, nhiều chủ đầu tư mở bán loại hình này khi chưa đủ điều kiện, rủi ro cho người mua, nhất là khi không thực hiện được cam kết với người mua đã phát sinh tranh chấp, phức tạp về an ninh trật tự. Từ những bất cập trong quy định pháp luật, quản lý vận hành Bộ Công an đã kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra việc triển khai các dự án codotel, biệt thự du lịch, officetel tại một số địa phương phát triển nhiều loại hình bất động sản trên, phát hiện sai phạm đề xuất xử lý. Đặc biệt, Bộ Công an đề xuất trước mắt không phát triển thêm dự án condotel, biệt thự du lịch. Không hợp thức các dự án officetel, biệt thự du lịch, officetel thành nhà ở. |
Thuận Phong
Theo Bộ Công an việc mua bán condotel diễn ra phức tạp, nhiều địa phương không quản lý được hoặc buông lỏng, nhiều chủ đầu tư mở bán chưa đủ điều kiện, rủi ro cho người mua nhất là khi không thực hiện được cam kết phát sinh tranh chấp…
">Chưa nên cho người nước ngoài mua sở hữu căn hộ condotel
'Tôi xin cảm ơn nhà hảo tâm đã cho tôi mạng sống thứ hai'
友情链接