Nhận định, soi kèo Sanat Naft vs Gol Gohar, 18h30 ngày 13/12
(责任编辑:Thể thao)
下一篇:Nhận định, soi kèo St.Gilloise vs Club Brugge, 23h30 ngày 27/4: Lợi thế cho Genk
2. Ướp cá
Đắp trực tiếp các lát chanh lên phần da cá. Chú ý không để da cá quá ướt.
Rắc đều một lớp muối biển và bột tiêu lên trên. Ướp cá khoảng 5-15 phút.
3. Chiên cá
Đun nóng chảo chống dính, cho mặt da cá xuống dưới rồi chiên ở lửa nhỏ.
Lắc chảo khoảng 1 phút rưỡi, cá có thể trượt trong chảo, sau đó lật mặt cá. Chiên chín vàng mặt còn lại là xong.
Thành phẩm:
Cá thu chiên muối tiêu làm theo cách của người Nhật vừa ngon miệng lại chế biến nhanh. Món ăn là nguồn cung cấp nguồn protein dồi dào và chất lượng nên phù hợp với mọi lứa tuổi.
Để làm được món cá thu chiên muối tiêu như trên thì bạn sẽ chi phí khoảng 30.000-40.000 đồng với thời gian chế biến khoảng 20 phút.
Theo Phụ nữ Việt Nam
Cách làm bò bít tết mềm ngon ngọt đúng vị như ngoài hàng
Bò bít tết là món ăn thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Cùng tìm hiểu cách làm bò bít tết đơn giản tại nhà mà ngon đúng điệu như nhà hàng tại đây." alt="Người Nhật có cách chiên cá đơn giản mà ăn ngon 'hết cỡ'" />Sau khi vụ việc 'gọi vong' thu tiền tại chùa Ba Vàng được báo chí nêu, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có buổi gặp gỡ báo chí chiều 21/3 tại chùa Quán Sứ, Hà Nội để giải đáp những thắc mắc của dư luận trong thời gian qua.
Tại buổi gặp gỡ báo chí, Thượng tọa Thích Đức Thiện cho hay, về sự việc tại chùa Ba Vàng, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ tổ chức một cuộc họp vào 14h ngày 26/3 tới đây.
Clip Thượng tọa Thích Đức Thiện nói về vụ việc đang gây bức xúc tại chùa Ba Vàng:
"Có thể nói rằng, sau dịp Tết Âm lịch xuân Kỷ Hợi trên các phương tiện truyền thông đưa rất đậm đặc các hiện tượng tín ngưỡng. Hầu như các phản ánh này đều nêu lên những mặt trái mà xã hội quan tâm từ đó tạo nên những hình ảnh không đẹp cho Phật giáo nói chung và Giáo hội Phật giáo Việt Nam (PGVN) nói riêng. Trước những vấn đề đó Giáo hội PGVN cũng có những chỉ đạo kịp thời bằng văn bản tới Ban Trị sự Giáo hội PGVN các tỉnh thành phố xem xét, chấn chỉnh để làm sao giữ được những nét đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong buổi gặp gỡ báo chí chiều 21/3 tại chùa Quán Sứ.
Có thể nói rằng, những vụ việc mà báo chí nêu đã được Giáo hội vào cuộc rất quyết liệt, kịp thời. Có thể nói rằng hiệu quả dù không chấm dứt được tức thời nhưng mà nó cũng có được những tác dụng nhất định với tăng ni các chùa. Sự việc xảy ra ở chùa Ba Vàng là rất đáng tiếc", Thượng tọa Thích Đức Thiện chia sẻ.Việc “gọi vong” có được cho phép trong giáo lý nhà Phật hay không thưa Thượng tọa?
- Tôi không trực tiếp tham dự trực tiếp lễ “gọi vong” tại chùa Ba Vàng nhưng qua các clip đăng tải trên mạng xã hội thì có nhiều vấn đề chưa đúng với giáo lý nhà Phật. Như câu chuyện đem hình ảnh nữ sinh bị giết hại ở Điện Biên để giải nghĩa cho việc “oan gia, trái chủ” hoàn toàn không đúng với giáo lý nhà Phật, chủ trương của Giáo hội PGVN và không đúng với đạo đức xã hội.
Bởi vì tất cả chúng ta đều cảm thấy đau thương với một con người bị giết hại dã man, mà lại lấy thứ mơ hồ của hành động kiếp trước để cho là đó là việc oan gia là một sự nguy biện cho một hành động tàn bạo trong xã hội. Đây là hành động không thể chấp nhận được khi để xảy ra ở một ngôi chùa nổi tiếng như chùa Ba Vàng.
Việc diễn ra tại chùa Ba Vàng có thể hiểu là hành động “mê tín di đoan” hay không thưa Thượng toạ?
- Khi chúng ta nói về khái niệm mê tín, trí tín thì nó hết sức mong manh. Tuy nhiên, không có việc “thỉnh vong” để hóa giải cái nghiệp, cái oan gia. Bởi cái nghiệp của mình phải tự mình phải làm việc tốt để hóa giải nghiệp cho mình. Chứ việc “thỉnh vong” là hoàn toàn không đúng. Mà dẫn dắt con người đi theo con đường đó là không đúng theo chính pháp. Đây là dẫn dắt con người ta vào con đường tả kiến, mê lợi.
Thông qua những tài liệu được cung cấp trong các băng giảng thì việc nói 36 kiếp trước hay 48 kiếp trước là cách dẫn dụ con người ta vào con đường mê lợi. Tôi có nghe 1 đoạn băng có thấy tần suất nhắc đến từ “cúng giàng” rất nhiều. Hình thức “cúng giàng” không phải chủ trương của Giáo hội PGVN.
Giáo lý nhà Phật hoàn toàn không dạy những điều như chùa Ba Vàng đã làm.
Quy trình quản lý của Giáo hội PGVN như thế nào khi để một người vào thuyết giảng tại chùa Ba Vàng trong một thời gian dài?Nói về vấn đề thuyết giảng thì Giáo hội PGVN ở các địa phương có ban Hoằng pháp của các tỉnh, thành phố tiến hành hướng dẫn, thực hành giáo lý. Đối với chùa Ba Vàng cách đây hơn 1 năm đã xảy xung đột với tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ và Giáo hội PGVN phải đứng ra giải quyết. Trong đó yêu cầu phải tôn trọng những niềm tin, tín ngưỡng tôn giáo.
Hướng giải quyết hiện nay như thế nào thưa Thượng toạ?
Giáo hội PGVN vẫn đang đợi báo cáo của Giáo hội PGVN tỉnh Quảng Ninh và được biết tỉnh Quảng Ninh đang hết sức tích cực triển khai kiểm tra sự việc trên. Khi có kết luận cuối cùng, tùy theo mức độ vi phạm Giáo hội PGVN sẽ có hình thức kỷ luật căn cứ vào những nội quy, quy định. Ngoài ra, trước những sự việc xảy ra, Giáo hội PGVN sẽ có những chấn chỉnh lại vấn đề thuyết giảng ở chùa Ba Vàng.
Việc để thuyết giảng những thứ không đúng với giáo lý nhà Phật trong một thời gian dài tại chùa Ba Vàng liệu có phải là sự buông lỏng của sư trụ trì Thích Thái Minh, hình thức kỷ luật của Giáo hội PGVN sẽ như thế nào thưa Thượng toạ?
Những sai phạm trọng thuyết giảng sẽ do sư trụ trì phải chịu trách nhiệm. Việc này sẽ giao cho Ban trị sự Giáo hội PGVN của địa phương xem xét, đánh giá xem sư trụ trì còn đủ uy tín đề đảm nhận công việc, năng lực làm việc có đáp ứng được yêu cầu hay không…
Việc “thỉnh vong” có được xem là lừa đảo hay không thưa Thượng toạ?
- Việc này phải đợi ý kiến của các cơ quan chuyên môn và chính quyền. Giáo hội khẳng định việc làm này là không đúng. Còn việc thu tiền thuộc trách nhiệm của các cơ quan chính quyền.
Sau sự việc tại chùa Ba Vàng, Giáo hội sẽ có biện pháp gì để chấn chỉnh?
-Sau sự việc trên, Giáo hội PGVN sẽ giao cho Ban trị sự các Giáo hội Phật giáo các địa phương kiếm tra, giám sát, kiểm soát. Bởi đây sự việc trên cũng chỉ là hành động cá biệt, không phải phổ biến. Ngoài ra Giáo hội cũng sẽ phối hợp với các địa phương, căn cứ vào Luật Tín ngưỡng Tôn giáo, Pháp lệnh của Chính phủ…
Tôi rất buồn về sự việc trên. Trong bối cảnh chúng tôi đang tập chung cho Vesak, Phật giáo lẽ ra phải xuất hiện những hình ảnh đẹp như hình làm tư thiện, xây dựng trường học cho các vùng khó khăn..., thế nhưng lại nhận được thông tin rất buồn này. Đây là hành động định hướng sai cho xã hội. Thậm chí nhiều phật tử tỏ ra hết sức bất bình về hành động này. Giáo hội PGVN không trốn tránh trách nhiệm mà muốn chấn chỉnh.
Tình Lê (ghi)
Clip: Thu Hằng
Bộ Văn hoá lên tiếng quanh thông tin chùa Ba Vàng 'gọi vong'
Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện có ý kiến làm rõ vấn đề dư luận phản ánh quanh việc truyền bá vong báo oán ở chùa Ba Vàng.
" alt="Giáo lý nhà Phật hoàn toàn không dạy những điều như chùa Ba Vàng đã làm" />Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt vừa được UNESCO vinh danh là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
Vào hồi 17h15 giờ địa phương ( 21h15 giờ Việt Nam) ngày 1/12/2016, tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 11 của UNESCO diễn ra tại thành phố Addis Ababa, nước Cộng hòa dân chủ Liên bang Ethiopia, di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Theo Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, hồ sơ đề cử di sản văn hóa phi vật thể Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt “đáp ứng những tiêu chí sau để đăng ký vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại:
Các thông tin trong Hồ sơ đã chỉ ra rằng di sản đã và đang góp phần quan trọng vào việc tạo ra sợi dây tinh thần liên kết các cộng đồng thực hành di sản. Từ góc độ xã hội, với tính chất cởi mở của di sản, đã thúc đẩy sự khoan dung giữa các sắc tộc và tôn giáo. Di sản này đã được trao truyền lại từ thế kỷ thứ 16 thông qua việc thực hành, truyền dạy của thủ nhang, đồng đền và con nhang, đệ tử,... Nó tương thích với các quy định về nhân quyền quốc tế và không có giới hạn về thực hành;
Các thông tin trong Hồ sơ chỉ ra rằng, bộ phận cấu thành của di sản này góp phần vào khả năng thực hành di sản nói chung và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nó ở các cấp độ khác nhau; đưa ra được những điểm tương đồng văn hóa giữa các cộng đồng và các nhóm người tham gia vào việc thờ Mẫu như là biểu tượng của lòng từ bi và độ lượng, cùng với đó là sự kết hợp của Đạo giáo, Phật giáo và các tôn giáo khác. Khi di sản này này được chia sẻ bởi các nhóm dân tộc khác nhau ở Việt Nam, việc thực hành sẽ tăng cường đối thoại và thúc đẩy tôn trọng đa dạng văn hóa; giúp cho việc sáng tạo, làm giàu vốn văn hóa và trở thành một thành phần quan trọng của lễ hội, nơi mà yếu tố nghệ thuật như trang phục, vũ đạo và âm nhạc đóng vai trò quan trọng;
Từ những năm 1990, các con nhang, đệ tử và người thực hành di sản này đã tự nguyện huy động, đóng góp tiền, hỗ trợ cho việc duy trì lễ hội và trùng tu di tích thờ Mẫu. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để quản lý các lễ hội, di sản. Các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị của di sản đã được đưa ra bao gồm: xây dựng chính sách hỗ trợ, thành lập các câu lạc bộ bảo vệ và phát huy giá trị di sản ở địa phương; phục hồi các lễ hội truyền thống; tổ chức nghiên cứu khoa học, xuất bản tài liệu hướng dẫn; tổ chức triển lãm, trưng bày, trình diễn di sản tại bảo tàng; thiết kế các chương trình giảng dạy chính thức và phi chính thức; tôn vinh, công nhận danh hiệu cho các nghệ nhân và thủ nhang, đồng đền tiêu biểu. Các hoạt động đó phản ánh cam kết của Nhà nước, cộng đồng và các nhóm nhằm bảo vệ di sản. Mục tiêu tổng thể là để đảm bảo tính khả thi trong việc thực hành di sản, tránh việc thương mại hóa các nghi lễ;
Đề cử này là kết quả của việc tham vấn và hợp tác của những người thực hành (thủ nhang, đồng đền, ông đồng, bà đồng, cung văn, con nhang, đệ tử,...), đại diện cộng đồng, nhà nghiên cứu, cùng với nhiều tổ chức chính phủ và phi chính phủ. Các tài liệu kèm theo hồ sơ cho thấy họ đã nhận được sự đồng thuận của cộng đồng cho việc đề cử di sản. Thông tin của Hồ sơ đã chứng minh rằng các biện pháp cụ thể nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản đã được thực hiện luôn tôn trọng phong tục tập quán, quyền tham gia thực hành di sản;
Thông tin Hồ sơ cũng đã cung cấp một phụ lục chứng minh di sản đã được đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2013. Hoạt động kiểm kê đã được Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp tổ chức thực hiện với Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam; kết quả kiểm kê đều được cập nhật hàng năm. Việc kiểm kê đã được thực hiện với sự tham gia của cộng đồng địa phương, trưởng thôn, thủ nhang, đồng đền, ông đồng, bà đồng, con nhang, đệ tử...”.
Việc UNESCO ghi danh Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại khẳng định những nỗ lực của các cấp, các ngành và cộng đồng trong việc bảo tồn kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.
Trước đó, vào tháng 3/2014, Việt Nam đã chính thức đệ trình UNESCO hồ sơ “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” xét đăng ký vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Theo Giáo sư Ngô Đức Thịnh, Ủy viên Hội đồng Di sản Quốc gia, tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian thuần Việt, có lịch sử lâu đời, biến chuyển thích ứng với sự thay đổi của xã hội. Tín ngưỡng thờ Mẫu ra đời từ trong cuộc sống đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt, cường quyền đè nén và nạn ngoại xâm tàn bạo, có một mối gắn bó rất tự nhiên với người dân lao động.
Tín ngưỡng này hướng đến cuộc sống thực tại của con người với ước vọng sức khỏe, tài lộc, may mắn. Đây là một nhu cầu trong đời sống tâm linh của người Việt.
Tín ngưỡng thờ Mẫu gắn liền với nhiều hình tượng người phụ nữ là các nhân vật lịch sử hoặc được lịch sử hóa như Thánh mẫu Liễu Hạnh, Quốc mẫu Âu Cơ, Vương Mẫu (tương truyền là người mẹ của Thánh Gióng), Linh Sơn Thánh Mẫu.
"Không giống như Ca trù, Tín ngưỡng Thờ mẫu ngay từ khi rục rịch làm hồ sơ đệ trình UNESCO, chưa cần tới cơ quan chức năng phát động thì nó đã bùng phát, nhân rộng tới toàn thể nhân dân. Điều đó cho thấy sức sống của nó và nhu cầu tâm linh của con người là có thật", giáo sư Ngô Đức Thịnh cho biết.