Bộ TT&TT luân chuyển, biệt phái cán bộ ngành dọc cấp phòng
Thực hiện chủ trương của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng về biệt phái cán bộ ngành dọc,ộTTTTluânchuyểnbiệtpháicánbộngànhdọccấpphòleicester sáng 2/8, Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ TT&TT) đã phối hợp với Cục Báo chí, Cục Xuất bản, in & phát hành và Thanh tra Bộ TT&TT tổ chức Hội nghị triển khai quyết định về công tác cán bộ.
Trên cơ sở để xuất của các đơn vị, Vụ Tổ chức cán bộ đã tham mưu lãnh đạo Bộ về việc biệt phái 3 cán bộ công chức.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ TT&TT quyết định biệt phái ông Nguyễn Phan Phúc, Thanh tra viên chính, Phó Trưởng phòng, Phòng Thanh tra Báo chí và Xuất bản (Thanh tra Bộ TT&TT) đến làm việc tại Cục Báo chí. Ông Phúc được phân công đảm nhiệm chức vụ Trưởng phòng, Phòng Thanh tra, pháp chế (Cục Báo chí) với thời gian biệt phái 2 năm.
Bộ trưởng cũng quyết định biệt phái ông Nguyễn Bằng Vũ, Trưởng phòng, Phòng Thanh tra, pháp chế (Cục Báo chí) đến làm việc tại Cục Xuất bản, in và phát hành. Ông Nguyễn Bằng Vũ được phân công đảm nhiệm chức vụ Trưởng phòng, Phòng Thanh tra, pháp chế (Cục Xuất bản, in và phát hành), thời gian biệt phái 2 năm.
Ông Hoàng Ngọc Bình, Trưởng phòng, Phòng Thanh tra, pháp chế (Cục Xuất bản, in và phát hành) cũng được Bộ trưởng biệt phái đảm nhiệm chức vụ Phó Trưởng phòng, Phòng Thanh tra Báo chí và Xuất bản (Thanh tra Bộ TT&TT) với thời gian 2 năm.
Bà Vũ Thị Là, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ cho hay, điều động luân chuyển, biệt phái cán bộ ngành dọc là chủ trương của lãnh đạo Bộ TT&TT nhằm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức và tăng cường phối hợp công tác giữa các đơn vị trong Bộ.
Trước yêu cầu của lãnh đạo Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ đã tổng hợp dữ liệu về nhân sự ngành dọc để chuẩn bị cho việc thực hiện điều động, luân chuyển biệt phái trong thời gian tới. Đây cũng là lần đầu tiên chủ trương này được Bộ TT&TT triển khai thực hiện.
“Việc biệt phái cán bộ là để thực hiện nhiệm vụ trong một thời gian nhất định, không phải lên chức hay xuống chức. Đây là cơ hội để các cán bộ thay đổi môi trường công tác, mở rộng mối quan hệ, tích lũy thêm kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để phục vụ cho quá trình công tác”, bà Vũ Thị Là chia sẻ.
Gửi lời chúc mừng tới 3 cán bộ vừa được điều động công tác, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ tin tưởng, chủ trương về việc luân chuyển, biệt phái cán bộ ngành dọc sẽ thành công, đạt hiệu quả cao. Vụ Tổ chức cán bộ cũng đề nghị các đơn vị nhận biệt phái phân công bố trí công việc, tạo điều kiện để các cán bộ biệt phái hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Sau khi nhận quyết định biệt phái, tân Trưởng phòng, Phòng Thanh tra, pháp chế (Cục Báo chí) Nguyễn Phan Phúc cho biết, việc luân chuyển, biệt phái cán bộ là chủ trương đúng đắn của lãnh đạo Bộ TT&TT.
Vinh dự khi là một trong những người đầu tiên được lựa chọn để thực hiện công tác này, ông Phúc bày tỏ sự tin tưởng chủ trương luân chuyển, biệt phái cán bộ ngành dọc sẽ mang lại kết quả tốt hơn cho công việc chung của Bộ.
Làm công tác báo chí đã hơn 20 năm, khi chuyển sang vị trí công tác mới, ông Nguyễn Bằng Vũ có chút băn khoăn, trăn trở lúc đầu. Tuy vậy, nhận thức đây là cơ hội để bản thân tiếp cận một lĩnh vực mới, tìm hiểu những vấn đề mới, tân Trưởng phòng, Phòng Thanh tra, pháp chế (Cục Xuất bản, in và phát hành) hứa sẽ cố gắng hết sức, mang hết khả năng, kinh nghiệm của mình để đóng góp cho đơn vị.
Chia sẻ sau khi được phân công vị trí công tác mới, ông Hoàng Ngọc Bình bày tỏ sự phấn khởi khi được lãnh đạo Bộ mở ra cơ hội ở một môi trường mới. Xác định việc biệt phái giống như một chuyến công tác dài ngày, tân Phó trưởng phòng, Phòng Thanh tra Báo chí và Xuất bản (Thanh tra Bộ TT&TT) xem đây là cơ hội để tích lũy kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, từ đó đóng góp cho sự nghiệp chung của ngành TT&TT.
1 triệu doanh nghiệp chuyển đổi số sẽ tạo thị trường cho sản phẩm số Việt NamTheo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, để các doanh nghiệp tin tưởng, bắt tay vào chuyển đổi số, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam sẽ phải đi trước và chuyển đổi số thành công.(责任编辑:Nhận định)
下一篇:Nhận định, soi kèo U20 Sassuolo vs U20 Cesena, 20h00 ngày 27/1: Chủ nhà ‘ghi điểm’
Từ ngày chuẩn bị làm đám cưới. Chính cái hôm mà gã dẫn vợ về xem xét cái “tổ chim cúc cu” của hai đứa với cái nguýt dài: “Đàn ông với chả mày râu, chỉ giỏi quen thói bừa bộn!”. Rồi vợ tuyên bố sẽ chính thức chuyển đổi cái “tổ” bừa bộn của gã thành tổng hành dinh của mình. Và cũng chính từ giây phút ấy, vợ nói là làm, cái tổ bừa bộn dần được lột xác. Chăn, ga, gối, đệm, đèn ngủ, đèn trang trí, khung tranh, giấy dán tường… mỗi hôm vợ lôi đến một thứ và “đắp” vào nó. Thế là cái tổ tồi tàn của gã thành nơi thơm phức mùi xa hoa, tráng lệ… chỉ trước ngày cưới có vài hôm.
Nhìn cái “tổ cú” lột xác thành “tổng hành dinh” của vợ, gã đắc thắng cười khùng khục, bụng nghĩ thầm: “Có vợ. Đời khác rồi. Bày ra thì lại sẽ ngăn nắp, sạch như lau li, thơm như… rượu nhậu”. Gã mơ màng tưởng tượng ra cảnh mỗi tối mình loạng choạng chân chiêu, quần áo vứt tung, giày dép bày bừa còn vợ khuôn mặt đặc sệt lo lắng, vội vàng chạy lại đỡ chồng. Rồi vợ cuống cuồng đi pha nước gừng mật ong, rồi khăn lạnh lau mặt… để gã giải rượu. Giấc mơ của gã quá hoàn mĩ!
Thế nhưng gã nhầm. Gã quên mất căn phòng đó không còn là cái tổ cú của mình mà giờ đây đã là tổng hành dinh của vợ. Chỉ có vợ mới có quyền tối thượng trong đó. Còn gã từ chủ nhân sẽ trở thành một “vai phụ” trên chính lãnh địa của mình.
Ngày đầu tiên về sống ở tổng hành dinh. Vợ xúng xính trong trang phục cô dâu. Vợ xinh đẹp, lộng lẫy như nữ hoàng. Gã mê mẩn, vội cởi caravat, lột áo, toan vồ vập thì vợ giơ tay chặn lại. Điều khoản thứ nhất “Cấm vứt bừa bộn trong tổng hành dinh. Bày ra thì tự dọn vào” buộc phải được thực thi khi gã đang hừng hực khí thế. Làm gì còn lựa chọn nào khác cho gã nếu muốn được vợ chiều!
Ngày thứ hai trong tổng hành dinh. Tức là một tuần sau ngày cưới, khi kì trăng mật vừa kết thúc được 1 ngày. Gã đi làm về, rón rén băng qua cầu thang, “né” mẹ gã đang chăm chú ngồi xem tivi trong phòng. Gã tính kế toan lên phòng vòng tay ôm nàng từ phía sau, hôn chụt một cái cho đỡ nhớ thì nhìn quanh, căn phòng trống trơn. Vợ không thấy đâu. Lúc này gã mới nghe loáng thoáng tiếng cười nói của vợ với mẹ gã vọng lên. Âm mưu thất bại, gã ném phịch mình xuống giường. Gã ngủ quên mất cho đến khi vợ lục dậy bằng bằng cách vừa vò vò đầu gã, vừa lấy khăn lau mặt để chồng tỉnh táo.
Gã thấy hài hước nhất là một đấng nam nhi hào hoa, bóng bẩy như gã lại răm rắp nghe lời vợ... (Ảnh minh họa)
Còn đang lâng lâng trìu mến thì vợ gã phụng phịu liếc chồng từ đầu đến chân: “Thế này thì hai ngày là giặt chăn ga gối một lần rồi”. Gã giật thót mình, đứng bật dậy. Gã quên mất đây là tổng hành dinh của vợ. Quên mất điều khoản “Nếu muốn cùng vợ giặt chăn ga gối sau giờ làm thì cứ tự nhiên mặc đồ đã ‘tẩm’ bụi bên ngoài ‘lăn’ lên trên giường”. Gã gãi đầu, mặc cả với vợ: “Lần đầu, không tính!”, rồi chạy biến vào phòng tắm. Gã bắt đầu thấm thía thế nào là “gông”, thế nào là “Nhất vợ, nhì trời”.
Tắm táp xong xuôi, gã khệ nệ lê bước xuống phòng ăn. Nhìn mâm cơm công phu, gã tròn mắt ngưỡng mộ vợ. Bố mẹ gã cũng nức nở khen con dâu đảm đang, khéo léo. Gã hứng khởi, thế là được dịp tự công kênh mình: “Chuyện, con đã kén vợ thì chỉ có nhất!” rồi cười ha hả. Gã không hay biết, cái nháy mắt đầy ẩn ý của mẹ gã với con dâu trong lúc gã đang híp mí vì sung sướng.
Bụng no căng, gã buông đũa định đứng dậy theo sau chân bố thì mẹ và vợ gã – hai người phụ nữ của gia đình, đứng hai bên, ấn vai gã ngồi xuống. Thế là người đàn ông vừa được dịp hả hê trước đó phải loay đánh vật với đống bát đĩa. Trong khi vợ và mẹ gã khoác tay nhau ra phòng khách thì gã đứng ôm đầu kêu thất thanh: “Trời ơi, đây mà là phụ dọn dẹp ư?”. Và đó là điều luật thứ ba của vợ gã có sự thông qua của mẹ chồng. Gã cứ thử không dọn?! Bụng no mà đêm “đói” thì… thôi rồi!
Cuối tuần, được ngày nghỉ hiếm hoi, gã toan tính ngủ nướng thì vợ dựng dậy, yêu cầu ra khỏi tổng hành dinh, lấy xô, pha nước lau sàn. Gã bị vợ buộc phải tham gia “nghĩa vụ công ích” tổng vệ sinh với lý do vừa sạch nhà lại khỏe người. Càu nhàu thì sợ vợ dỗi. Thế là trong lúc vợ đi chợ, gã qua cơn than thân trách phận, tỉnh ngủ, không biết làm gì, đành hút bụi, lau nhà.
Điều khoản thứ 4, thứ 5, thứ n cứ thế lần lượt ra đời từ tổng hành dinh của vợ rồi lan cả ra đại tổng hành dinh. Vợ gã không hiểu có chiêu gì mà lôi kéo được cả bố mẹ chồng vào công cuộc cải biến gã. Đôi lúc gã thấy hơi mệt, hơi khó xử, hơi bức bối nhưng khi được ai đó khen “Có vợ rồi trông chững chạc, ra dáng đàn ông, đủ chuẩn mực để làm bố trẻ con” gã lại tươi như hoa.
Ngẫm ra thì tổng hành dinh là của vợ nhưng gã vẫn có những lúc được “hét ra lửa”. Nhậu với bạn tới khuya mới mò về mà không bị vợ ca thán miễn là không được bày bừa bãi trong tổng hành dinh và đúng hẹn. Một tháng đôi lần vợ vẫn vờ quên, không gọi gã vào buổi sáng sớm cuối tuần để gã được ngủ nướng. Ăn uống xong xuôi vợ cũng không bỏ mặc gã một mình xoay xở với đống bát đĩa. Gã thấy thật hài hước, thật bi kịch! Tại sao một người đàn ông đào hoa, bóng bẩy như gã lại răm rắp nghe lời vợ trong “tổng hành dinh” của cô ấy!?
(Theo Pháp luật Xã hội)" alt="Chuyện bi hài của gã đào hoa trong 'tổng hành dinh' của vợ" />- Chủ quán ăn từ thiện Cường 'béo' qua đời
Những ngày qua, cộng đồng mạng liên tục chia sẻ, truyền đi thông tin chủ nhân quán cơm chay xã hội Cường 'béo' qua đời. Thông tin trên khiến nhiều người đau buồn, xót xa bởi Cường 'béo' được biết đến là người đàn ông dành nhiều năm để làm việc thiện.
Nhiều năm qua, Cường 'béo', tên thật là Vũ Quốc Cường (SN 1975, ngụ phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM) mở 2 quán cơm chay xã hội Cường 'béo' để hỗ trợ người nghèo. Dù nằm trong hẻm nhỏ nhưng quán cơm luôn là địa chỉ thân thuộc của hàng ngàn người nghèo tại TP.HCM.
Khi dịch bệnh bùng phát, anh và bạn bè tiếp tục thành lập bếp cơm từ thiện để nấu các bữa cơm cho tuyến đầu chống dịch. Tuy nhiên, sau 2 tháng thực hiện nhiều hoạt động thiện nguyện cho bà con nơi tâm dịch, anh nhiễm Covid-19 rồi qua đời.
Anh Cường 'béo', người dành nhiều năm làm từ thiện vừa qua đời khiến nhiều người thương tiếc. Sự ra đi của chủ nhân quán cơm chay xã hội Cường 'béo' khiến nhiều người xót xa, thương tiếc. Rất nhiều hội, nhóm thiện nguyện đã chia sẻ thông tin, bày tỏ niềm thương tiếc, nói lời chào tạm biệt người quá cố trên trang cá nhân của mình.
Đặc biệt, thông tin trước khi nhập viện, Cường 'béo' vẫn gọi điện thoại động viên, dặn dò cộng sự tiếp tục chăm lo cho người nghèo khiến cộng đồng mạng xúc động. Tài khoản có tên Trịnh Thủy chia sẻ: “Hơn 2 tháng đồng hành cùng nhau, bếp cơm anh Cường 'béo' đã hỗ trợ rất rất nhiều cho các bệnh viện, tuyến đầu chống dịch”.
"Anh dễ thương, khoan thai, nhẹ nhàng, vui tính cực kỳ và được tất cả những người tiếp xúc anh yêu mến. Khi thiếu nhân sự nấu cơm, anh đổi sang làm bánh mì ngọt buổi sáng cho y bác sỹ trước khi vào ca trực.
Chưa khi nào anh ngơi nghỉ hay nghĩ cho mình. Nhớ mãi lời cuối anh nói khi anh nhập viện ngày 17/8: “Thanh ơi, anh dương tính rồi, em ráng tiếp tục nha em. Cần gì anh gọi”…
Thôi thì kiếp này vậy là đủ rồi. Cầu mong anh thanh thản, cảm ơn anh vì đã gặp nhau và đồng hành chặng đường vừa qua! Cảm ơn vì tất cả những gì anh đã cống hiến cho đời này”, tài khoản này viết.
Khi còn sống, anh nổi tiếng là người có đam mê làm từ thiện. Anh mở quán cơm chay xã hội để giúp người nghèo. Anh Đỗ Học, một người bạn của anh Cường cho biết, trước ngày phát hiện mình nhiễm Covid-19, anh Cường vẫn đi gửi tặng bánh mì cho người dân.
“Khi phải nhập viện, anh ấy vẫn gọi điện, nhờ bạn bè trong nhóm đem số bánh mì còn lại đi gửi cho người khó khăn. Lúc nào anh ấy cũng chỉ nghĩ cho người khác, còn mình thì cứ dung dị, xuề xòa”, anh Học chia sẻ.
Một nhân viên Trạm y tế phường Bến Nghé xác nhận thông tin anh Vũ Quốc Cường tử vong do nhiễm Covid-19. “Khi biết tin anh Cường nhiễm bệnh, chúng tôi đã đến thực hiện các biện pháp hỗ trợ. Hiện nay, ngôi nhà gia đình người này ở vẫn đang bị phong tỏa. Nhà còn một cụ già, chúng tôi sẽ hỗ trợ cho cụ”, người này cho biết.
“Chỉ để lại nhân đức và tấm lòng vì cộng đồng”
Anh Cường phát hiện nhiễm Covid-19 vào ngày 16/8. Sau đó, cả gia đình anh gồm vợ và một số người cũng dương tính với Sars-Cov-2, phải đi cách ly, điều trị. Hôm 17/8, anh được đưa vào khu cách ly tập trung để điều trị và mất vào ngày 22/8.
Anh Đỗ Học cho biết, khi nghe tin anh Cường mất vì Covid-19, anh rất đau xót. Bởi, ngày còn sống, anh Cường gần như dành toàn bộ tâm tư, tình cảm, sức lực của bản thân, gia đình để làm việc thiện.
“Anh mở quán cơm chay xã hội cho người nghèo, vận động, quyên góp tiền ủng hộ người khó khăn, xây nhà, tặng xe đạp… cho người cần. Làm được bao nhiêu, anh đều đem đi làm từ thiện hết, không tích góp, để lại gì cho vợ con… Đến khi mất, anh cũng không để lại được gì cho gia đình”, anh Học chia sẻ.
Vừa được xuất viện để chuẩn bị để tang chồng, chị Diệu Tuyền - pháp danh (tên thật là Nguyễn Thị Tuyết Lan), vợ anh Cường xót xa cho biết, gia đình chị nhiều năm làm từ thiện nhưng lại chịu quá nhiều mất mát. Trước khi chồng qua đời vì Covid-19, chị cũng mất mẹ vì dịch bệnh.
“Hiện, gia đình chúng tôi ly tán. Mẹ, chồng tôi đã mất vì dịch bệnh. Các con tôi vẫn đang đi cách ly mỗi đứa mỗi nơi. Chỉ có một đứa đang học đại học y và tham gia tuyến đầu chống dịch là còn chạy đi chạy về lo việc nhà. Tôi vừa xuất viện, đến ở nhờ nhà người em để đợi nhận tro cốt chồng. Căn nhà thuê ở Quận 1 vẫn đang bị phong tỏa”, chị nói.
Chị Tuyền chia sẻ, trước khi mất, anh Cường dành hết tâm huyết để làm thiện nguyện vì thế kinh tế gia đình cũng chỉ đủ ăn. Hai vợ chồng làm làm lụng vất vả nhưng vẫn phải ở nhà thuê rộng chưa đầy 20m2.
Cho đến khi mất, anh vẫn dặn dò bạn bè, cộng sự tiếp tục giúp đỡ người khó khăn hơn mình. Cũng theo chị, khi còn sống, anh Cường chỉ lo giúp người nghèo. Khi thành phố thực hiện việc giãn cách, người người nhà nhà đi mua thức ăn dự trữ, anh lại dốc hết tiền đi mua hộp, túi, thức ăn chay về chất trong nhà.
Vợ hỏi, anh nói sẽ nấu cơm, bỏ hộp để gửi cho người nghèo, vô gia cư. Đến bây giờ, nhà anh ngoài số đồ đó chỉ còn đôi ba ký gạo. Chị Tuyền nói, gia đình hiểu tâm nguyện của anh nên chưa bao giờ trách móc.
Chị luôn cố gắng thu vén việc nhà, chăm lo con cái để anh có thể yên tâm làm thiện nguyện. Chị Tuyền tâm sự: “Anh ra đi không để lại tài sản gì vì có bao nhiêu anh đã dồn hết vào việc thiện nguyện. Có chăng, anh chỉ để lại nhân đức và tấm lòng vì cộng đồng”.
“Bây giờ, tôi chỉ mong các con được ăn học thành tài, duy trì được quán cơm xã hội để có thể chia sẻ khó khăn với sinh viên, người nghèo như anh từng ước nguyện lúc còn sống”, chị Tuyền nói.
PV VietNamNetđã nhiều lần liên lạc với UBND phường Bến Nghé để tìm hiểu thêm về gia cảnh của anh Cường cũng như những hoạt động từ thiện mà anh đã thực hiện trên địa bàn. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, phường vẫn chưa cung cấp thông tin về trường hợp này.
Hà Nguyễn
Tấm lòng 'hoa sen' của Cường 'béo', người đàn ông dành cả đời làm từ thiện
Thương những phận đời khắc khổ, Cường "béo" vét cạn tiền túi, mở quán cơm chay xã hội trong tiếng cười nhạo, khinh thường của người đời.
" alt="Chủ bếp ăn từ thiện Cường Béo qua đời vì Covid" /> - Những “điểm xanh” mang hy vọng nơi tuyến đầu
Thời gian qua, bộ phim tài liệu VTV đặc biệt “Ranh giới” và tiếp nối phần 2 với “Ngày con chào đời” đã trở thành từ khóa được lan truyền nhanh chóng trên cộng đồng mạng. Không một lời bình, bộ phim đã ghi lại những hình ảnh chân thật nhất về cuộc chiến chống lại Covid-19 tại khu K1 - tầng 5 của Bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM), nơi điều trị cho các sản phụ là F0.
Tại “tầng điều trị Covid-19 cuối cùng” đó, 150 bức ảnh các bé vừa chào đời đã được các bác sĩ cẩn thận in ra thành “tấm thiệp hy vọng” mang đến tận giường cho những người mẹ. Trong cuộc chiến không cân sức này, nhiều người mẹ đã hồi phục diệu kỳ từ nỗ lực không ngừng nghỉ của lực lượng y bác sĩ tuyến đầu và niềm hy vọng nhỏ bé nhưng vô cùng mạnh mẽ đó.
Tấm ảnh các bé mới chào đời đượccác bác sĩ mang đến cho những sản phụ mắc Covid-19 như những mầm xanh tràn đầy hy vọng Đọng lại sau những thước phim là hình ảnh các y bác sĩ dốc sức không kể ngày đêm giành lại từng hơi thở cho sản phụ và các em bé đang nằm trong bụng mẹ. Họ như những “điểm xanh” nơi tuyến đầu, là chỗ dựa, là hy vọng cho những người mẹ trong phim lẫn cho chính những người xem, với niềm tin rằng dù ở nơi khốc liệt nhất, sẽ luôn có một “vùng xanh hy vọng” để chiến thắng dịch bệnh, giành lại sự sống!
Cũng tại các khu điều trị Covid-19, sức lan tỏa của những hành động tích cực mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Như câu chuyện về bệnh nhân F0 Nguyễn Thị Tú (SN 1992, huyện Củ Chi, TP.HCM) nén lại nỗi nhớ con, sau khi dần hồi phục, chị Tú tình nguyện tham gia chăm sóc những bệnh nhân yếu hơn. Hay như chàng trai 29 tuổi - Hà Ngọc Trường sau khi chiến thắng Covid-19, tình nguyện ở lại bệnh viện để dọn vệ sinh, tắm gội… cho người bệnh, giúp đỡ các điều dưỡng, y bác sĩ. Cứ như thế, mỗi hành động đẹp trao đi lại gieo mầm thêm những yêu thương mới, tạo thành “vùng xanh hy vọng” ngay tại nơi đối đầu trực diện với dịch bệnh.
Sau khi phục hồi, anh Hà Ngọc Trường tiếp tục ở lại cùng hỗ trợ tuyến đầu trong cuộc chiến chống dịch bệnh “Điểm xanh” của tình người trong đại dịch
Bên ngoài hàng rào bệnh viện, khu cách ly, khu phong tỏa… có những “điểm xanh” âm thầm mang đến sự lạc quan, niềm hy vọng cho cộng đồng. Đó là màu xanh quân phục của anh bộ đội đi chợ giúp dân, màu xanh từ bộ đồ bảo hộ của tình nguyện viên hay màu áo xanh thanh niên ướt đẫm mồ hôi xung phong chống dịch… Giữa đại dịch, các “điểm xanh” ấy đã mang theo niềm tin, sự lạc quan và hy vọng.
Các chiến sĩ trao tận tay người dân thực phẩm cần thiết Trong các khu xóm nghèo, khu trọ dành cho công nhân, nhiều gia đình đã phải trải qua những ngày khó khăn, những bữa ăn tạm bợ. Nhờ những lời kêu gọi tương trợ nhau, những bản đồ định vị nơi người dân đang gặp khó khăn lan tỏa trên mạng xã hội mà những phần quà có gạo, thịt, rau, sữa được các doanh nghiệp, tổ chức xã hội tiếp sức cho hàng nghìn khu hẻm trên khắp TP.HCM.
Một nhóm tình nguyện cộng đồng bên chiếc xe chở đầy lương thực, thực phẩm, chuẩn bị lên đường tiếp ứng bà con các quận “tâm dịch” Ở đâu khó, ở đó đều có những màu áo xanh tình nguyện… Không chỉ hỗ trợ thực phẩm, nhu yếu phẩm, tại con hẻm 46, đường 30, phường 6, quận Gò Vấp, các chiến sĩ áo xanh của Thành Đoàn quận còn mang niềm vui tinh thần đến các em nhỏ nhân dịp Tết Trung Thu, với lồng đèn ông sao, bánh Trung Thu, tập vở... Trong không khí đó, những bộn bề vì Covid-19 tạm lùi xa chiếc hàng rào phong tỏa, để các em lưu giữ ký ức Rằm tháng 8 “đặc biệt” này. Nụ cười rạng rỡ của con trẻ nhanh chóng lan sang người lớn, thổi vào “con hẻm F0” luồng sinh khí mới, đầy niềm vui.
Món quà Trung Thu tuy giản dị nhưng mang đến niềm vui cho nhiều em nhỏ trong khu hẻm phong tỏa này (ảnh chụp từ clip phóng sự của VTV Digital) Nụ cười, niềm vui của trẻ thơ cũng chính là một “điểm xanh” mang đến sự lay động mạnh mẽ và truyền đi động lực để mọi người chung tay mang cuộc sống bình thường về lại với các em. Để mang đến sự chăm sóc, yêu thương dành cho những “điểm xanh nhỏ bé” này, nhiều hành động thiết thực hướng đến trẻ em đã được phát động. Một trong số đó, hoạt động “Cùng góp điểm xanh, cho Việt Nam khỏe mạnh” - dự án “Vùng xanh hy vọng” (thuộc giai đoạn 2 chiến dịch “Bạn khỏe mạnh, Việt Nam khỏe mạnh”) của Vinamilk đang được triển khai mạnh mẽ, không chỉ giúp lan tỏa tinh thần lạc quan tích cực mà còn hướng đến mục tiêu góp 1 triệu ly sữa cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn hiện sống tại các nhà mở, mái ấm… vốn đã chịu nhiều thiệt thòi.
Những hộp sữa từ Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam góp phần chăm sóc sức khỏe và mang lại niềm vui cho nhiều em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn trong dịch Covid-19 Theo đó, với sự tham gia của cộng đồng bằng cách chia sẻ các câu chuyện, hành động tích cực, lạc quan trên nền tảng mạng xã hội kèm 3 hashtag #Vungxanhhyvong, #BankhoemanhVietNamkhoemanh, #VinamilkviVietNamkhoemanh, Vinamilk sẽ thay người tham dự góp 1 triệu ly sữa vào Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam và trao tặng đến hơn 10.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Mỗi em sẽ được hỗ trợ uống sữa miễn phí trong 3 tháng liên tiếp.
Mọi người đều có thể góp thêm “điểm xanh” và mang 1 triệu ly sữa được trao tặng đến trẻ em khó khăn. “Trong cuộc chiến chống dịch, ít nhiều sẽ có những thiệt thòi, khó khăn nhưng chúng tôi tin rằng mỗi người khỏe mạnh, Việt Nam sẽ khỏe mạnh và sẽ không có ai bị bỏ lại phía sau, nhất là trẻ em, những mầm xanh quý báu của đất nước. Chính vì vậy, Vinamilk kêu gọi sự chung tay của cộng đồng để mang đến nhiều hỗ trợ thật tốt cho các em trong đại dịch”, bà Bùi Thị Hương, Giám đốc Điều hành Nhân sự, Hành chính và Đối ngoại công ty Vinamilk cho biết.
Truy cập https://bit.ly/2XrPNDY để tìm hiểu và đồng hành cùng chiến dịch “Bạn khỏe mạnh, Việt Nam khỏe mạnh”.
D. An
" alt="Điều kỳ diệu từ những ‘vùng xanh hy vọng’ trong đại dịch" /> - Anh thẳng tay cho tôi cái bạt tai vìtội “hỗn” dám gọi mẹ anh là bà nọ bà kia, nói xấu “đấng sinh thành” của anh vớithiên hạ…
TIN BÀI KHÁC
Phụ tình còn 'bốc lửa bỏ tay' bạn đời...
Những căn nhà 'tí hon' giữa lòng Sài Gòn
Nỗi lòng của người vợ có chồng "xấu như ma"
Ly kỳ chuyện hổ bạch châu Phi sinh con ở Nghệ An
Hà Nội: Đi xe ôm không cần mặc cả
" alt="Thẳng tay tát vợ vì tội 'nói xấu' mẹ chồng" /> Người đàn ông 62 tuổi lên núi Bà ẩn cư suốt 4 tuần
Chán cảnh phố phường, người đàn ông 62 tuổi mang theo chiếc lều vải, nồi nhôm, điện thoại thông minh đời cũ… lên núi sống ẩn cư suốt 4 tuần qua.
" alt="Nghỉ hưu, vợ chồng làm nhà trong rừng, không tốn một xu tiền điện và nước" />
- ·Nhận định, soi kèo Gresik United vs Persibo, 15h00 ngày 28/1: Khách thất thế
- ·Chồng muốn xé đơn ly hôn nhưng câu trả lời của vợ khiến anh tê tái
- ·Sợ ngoại tình, đàn ông chọn vợ 'ít nhu cầu'
- ·5 câu nói một người vợ không bao giờ nên nói với chồng
- ·Nhận định, soi kèo Crystal Palace vs Brentford, 21h00 ngày 26/1: Bẻ cánh Bầy ong
- ·Khốn khổ tìm con 32 năm, khi đoàn tụ con lại một mực bảo vệ kẻ bắt cóc
- ·Ý tưởng ngọt ngào và tình cảm cho ngày kỷ niệm tình yêu thời COVID
- ·Kỳ nghỉ lễ 2/9 đặc biệt: Họp gia đình online, hẹn hò qua mạng
- ·Nhận định, soi kèo Dagon Port vs Hantharwady United, 16h30 ngày 28/1: Chủ nhà chìm sâu
- ·Chuyện hy hữu: Đòi lại cô dâu sau 20 ngày cưới
- " alt="Mai Phương" />
- Độc giả Đức Tiến
Bê tông đúc sẵn là một loại vật liệu được sản xuất theo khuôn đúc có sẵn tại các nhà xưởng hoặc nhà máy sau đó được đưa ra công trường để lắp ghép, thi công. Các loại cấu kiện bê tông đúc sẵn bao gồm tấm tường, tấm sàn, ống cống, dầm chịu lực, cọc móng, cột...
Theo kiến trúc sư Trương Thành Trung (Công ty Tư vấn thiết kế kiến trúc và nội thất T&T), vật liệu này giống bê tông truyền thống ở thành phần vật liệu như cát, đá dăm, sỏi, xi măng, phụ gia... song phụ thuộc thêm vào công nghệ sản xuất của từng nhà máy. Do đặc thù sản xuất trước nên các cấu kiện bê tông đúc sẵn thường có kích thước cố định theo từng chủng loại.
Việc sử dụng bê tông đúc sẵn sẽ không để lại các vết nứt bởi có các vật liệu hoàn thiện che phủ trong quá trình lắp đặt công trình. Đối với nhà ở dân dụng, bê tông đúc sẵn chỉ nên sử dụng cho sàn và tường. Trong đó, bề mặt sàn sau khi lắp đặt sẽ được cán nền lát gạch như bình thường. Còn với tường, tấm kép được lắp xong sẽ có thêm băng lưới xử lý mối nối và hoàn thiện bề mặt bằng cách trát hoặc dùng bột trét.
Ở xứ sở Kim Chi, nói đến hai từ tình yêu giữa chồng Hàn Quốc – vợ Việt Nam là điều thật xa xỉ nhưng chị Bùi Thị Huyền may mắn khi từng ngày anh đã chinh phục, làm ấm lên con tim e dè của chị.
Chị bảo: “Từ bé tới lớn, đó là nỗi đau, sự tủi hổ thứ 2 mà mình phải hứng chịu. Lúc đó mình sợ phải gặp lại một tình huống tương tự nên không dám yêu một ai”.
Buồn chán về gia đình, thất vọng về tình yêu, một ngày, nghe mọi người nói chuyện, chị đánh liều thử đi thi tuyển lấy chồng Hàn Quốc. Và sự liều lĩnh này đã khiến cuộc đời của chị bước sang một trang mới.
Hôm đó, chị cùng rất nhiều cô gái khác đứng chật kín trong một căn phòng. Rồi có nhiều người buồn bã rời khỏi phòng, nhưng chị nằm trong số người ở lại. Rồi anh Lee Seon Jae chọn chị.
Tính tới thời điểm đó, cuộc hôn nhân của chị và anh lúc đó cả hai chưa hề có tình yêu, cảm xúc với nhau. Nhiều khi chị lo lắng thật sự khi nghĩ đến cảnh tương lai sống chung với người đàn ông xa lạ đó mà không biết sẽ gắn kết với nhau vì cái gì, vì điều gì…
Tình yêu đơm hoa kết trái sau khi cưới
Ở xứ sở Kim Chi, nói đến hai từ tình yêu giữa chồng Hàn Quốc - vợ Việt Nam thật xa xỉ. Nhưng chị may mắn khi từng ngày anh đã chinh phục, làm ấm lên con tim yếu mềm của chị.Hiện tại, nếu được chọn lại, chị Huyền khẳng định chị sẽ vẫn mong được anh Lee Seon Jae chọn làm vợ. Gia đình bé nhỏ của chị đang sinh sống ở Gyeonggi-do Pyeongtaek (miền Bắc Hàn Quốc).
“Thời gian thấm thoát trôi qua nhanh thật nhanh. Nhớ lại ngày nào vợ chồng mình còn nhìn nhau như 2 kẻ xa lạ mà giờ chúng mình đã xây nên 1 gia đình hạnh phúc rồi. Đôi khi mình hạnh phúc biết bao khi nhìn lại những gì vợ chồng mình đã và đang có với nhau” - chị hạnh phúc chia sẻ.
Chị không dám nhận là gia đình hưởng trọn vẹn hạnh phúc một cách hoàn hảo. Song chị chỉ cần thế, chỉ cần gia đình luôn tràn ngập tiếng cười nói của bố mẹ già, tiếng khóc của đứa con thơ, tiếng vui đùa sau những giờ làm việc căng thẳng mà anh dành cho chị hàng ngày. Với chị thế là đủ.
Chị và anh - hai người đến từ hai đất nước mang trong mình hai dòng máu, hai phong tục, hai cách sống và hai ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau. Nhưng với chị những thứ ấy chỉ là yếu tố khách quan bên ngoài.
Chị - cô gái Việt dịu dàng, duyên dáng, mảnh mai như chiếc áo dài truyền thống mang đậm chất Việt Nam, anh - chàng trai Hàn Quốc, cao to khoẻ mạnh như bộ Hanbuk mang đậm chất Hàn Quốc. Anh chị gặp gỡ, yêu nhau, đến bên nhau qua 1 lần gặp mặt do mai mối chẳng một chút yêu thương hay quen biết. Nhưng không phải vì thế mà anh chị không có một thứ tình yêu trọn vẹn như bao cặp đôi khác.
Trong con mắt của chị, chồng chị không đẹp trai, không còn trẻ, không nổi bật, cũng chẳng giàu có nhưng không phải vì thế mà chị không yêu anh. Chị dần dần yêu anh, đơn giản vì trong anh, chị luôn giữ một vị trí nhất định. Vì anh chân thành, ngọt ngào, anh luôn muốn những điều tốt nhất cho chị.
“Tuy chỉ cưới nhau chưa đầy 2 năm nhưng niềm hạnh phúc mình thu được trong suốt 2 năm ấy không phải là ít. Những lúc mình ốm, mệt, anh luôn chăm sóc mình chu đáo, ngọt ngào. Lấy anh, mình chưa bao giờ nấu được một bữa cơm hoàn chỉnh. Nhưng không vì thế mà anh chê bao trách móc mình” - Chị nói.
Giờ đây niềm hạnh phúc của cả gia đình như được nhân đôi khi anh chị có với nhau một cô công chúa nhỏ tên Lee Su Yeon (Tên Việt Nam là Lee Nhật Khánh My). Con gái chị giống anh như đúc. Chị tự hào vì con như bản sao của anh, chị nhìn được điều này hiện lên trong mắt anh, niềm hạnh phúc rạng ngời trong gương mặt của mọi thành viên trong gia đình.
Khi được hỏi, điều gì trong anh mà chị cảm thấy khó chịu nhất. Chị hóm hỉnh kể: “Đó là những lúc nằm cạnh và nghe anh ngáy ro ro. Có những lần mình định bụng sẽ bóp mũi chồng cho anh tỉnh dậy để bảo mình không thể nào ngủ được.
Nhưng mình chợt nhận ra khuôn mặt khắc khổ đang say trong giấc ngủ, tim mình chợt nhói đau khi thông cảm với anh còn biết bao nhiêu gánh nặng… Mình biết, anh mệt mỏi nên mới vậy. Dần dần mình cũng quen và cảm thấy yêu tiếng ngáy ấy. Giờ đây vắng tiếng ngáy ấy có khi mình mất ngủ cho xem”.
Công chúa nhỏ của vợ chồng chị
Yêu mẹ chồng như mẹ đẻ
Khi lấy anh, sự thay đổi tập quán, cách sống là điều chị trải qua đầu tiên. Bước đầu chị phải thích nghi với điều này. Chị cười tâm sự: “Mình có nói vui là lấy chồng Việt thì ăn trông nồi ngồi trông hướng. Nhưng lấy chồng Hàn thì ăn bằng chậu, miếng to, ăn phồng miệng để người ngoài thấy mình ăn ngon miệng. Mình từ trước quen ăn bé, nói nhỏ, khép nép, giờ ăn miếng to cũng thấy vừa lạ vừa khó”.
Khi mới sang Hàn, người mà Huyền ái ngại, e dè, lo lắng nhất đó chính là mẹ chồng. Nhìn mẹ chồng, chị lo lắng vô cùng. Nhưng khác với khuôn mặt nghiêm túc của bà, bà lại là một người mẹ hết lòng yêu thương con cháu.
Chị Huyền và mẹ chồng.
Lần đầu chị gặp chồng, chị không nghĩ mẹ sẽ đón nhận chị. Bà không đẹp, không sang trọng như trong tưởng tượng của chị. Nhưng hơn cả, bà lại có một trái tim bao dung. Với chị điều đó là may mắn, hạnh phúc của chị.
Bà bảo, bà thích nhất nhìn chị trong bộ áo dài Việt Nam truyền thống. Vì thế những dịp gì chụp ảnh kỷ niệm gia đình, bà cũng bảo chị: “Con mặc áo dài truyền thống chụp cho đẹp nhé!”.
Bà không thích con dâu làm việc nhà. Cứ thấy chị cặm cụi quét nhà, rửa bát, bà lại giành lấy làm bằng được.
Chị nhớ như in ngày chị sinh con, ngoài chồng, bà là người ở bên cạnh cầm tay động viên chị từ đầu cuộc chiến đến khi bé cất tiếng khóc chào đời. Khi bé chào đời, bà nhẹ nhàng hôn lên trán chị và bảo: “Mẹ cảm ơn con, em bé xinh đẹp vô cùng. Mẹ cảm ơn con”.
Chị tâm sự: “Mẹ chồng chẳng sinh ra mình, chẳng mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày nhưng trong lòng mình, mẹ là người mẹ vĩ đại. Mình yêu mẹ nhiều hơn tất cả, mẹ cho mình biết thế nào là tình mẫu tử. Mẹ bù đắp cho mình tất cả những thiếu thốn mà trước kia mình không có cơ hội để hưởng.
Mẹ dạy mình cách trở thành 1 người vợ 1 người mẹ tốt, mẹ dạy mình từng điều, từ những điều nhỏ nhất. Mẹ dạy mình biết yêu thương, chia sẻ. Mẹ không nuôi mình bằng dòng sữa ngọt nhưng mẹ đã yêu thương mình bằng cả trái tim của mẹ. Mình hạnh phúc biết bao mỗi lần gọi 2 tiếng ‘ơm ma".
Có người đã từng bảo rằng khi yêu cần phải có lý trí, nhưng trước hết đó là câu chuyện của trái tim. Thế nhưng chị lại chọn lý trí trước.
Người ta thường bảo, yêu nhau cũng giống như cùng nhau chơi một trò chơi, một trò chơi của số phận. Chị nghiệm thấy điều đó không sai.
Hiện tại, chị Huyền đang say đắm trong tình yêu, hạnh phúc với gia đình nhỏ của mình. Với chị, hạnh phúc đôi khi đơn giản chỉ là mỗi sáng thức giấc nhận được một tin nhắn của ai đó, một cái nhìn, cái cầm tay âu yếm, một lời chúc ngủ ngon trước mỗi tối…
(Theo Afamily/PLXH)" alt="Chuyện về người phụ nữ “liều mình” lấy chồng Hàn Quốc" />- " alt="Tại sao nước sôi thả trứng vào luộc dễ bị nổ?" />
- ·Nhận định, soi kèo Baniyas vs Sharjah, 21h30 ngày 27/1: Đối thủ kỵ giơ
- ·Khu du lịch giả cổ nghìn tỷ vắng khách, công ty đầu tư lỗ nặng sau 3 năm
- ·Món ăn Valentine ở bếp của các bà nội trợ đảm
- ·Bố chồng nấu cơm cho con dâu mang đi làm
- ·Kèo vàng bóng đá Venezia vs Hellas Verona, 00h30 ngày 28/1: Đối thủ kỵ giơ
- ·Hôn nhân bế tắc vì chồng nặng 86kg
- ·Tiệm bò nướng đu đủ đâm 20 năm ở Tri Tôn
- ·Danh sách thắng giải Quả Cầu Vàng 2024
- ·Nhận định, soi kèo Genoa vs Monza, 02h45 ngày 28/01: Khách trượt dài
- ·Tết dở khóc dở cười của những nàng dâu đoảng