发布时间:2025-01-22 08:06:01 来源:NEWS 作者:Thể thao
Sự sáng tạo không được ấn định vào một phạm vi cụ thể nào của chương trình giảng dạy,ẻhọctưduysángtạovớiphươngpháđội hình bayern gặp heidenheim mà được thể hiện ở chính lối tư duy, sự hiểu biết, sự tự do chọn lựa và tinh thần “I can do!”.
Khi được tự do khám phá và thể hiện bản thân, năng lực sáng tạo của trẻ, đặc biệt ở lứa tuổi mầm non, sẽ phát triển không ngừng |
Độ tuổi mầm non (từ 6 tháng đến 3 tuổi) là giai đoạn phát triển khả năng sáng tạo vì ở thời điểm này, trẻ đã bắt đầu biết bò, học đi và học nói. Những sự phát triển về thể chất đánh dấu bước ngoặt lớn trong sự phát triển về tư duy và năng lực biểu hiện của trẻ. Đây là khoảng thời gian mà quá trình gồm các hoạt động: quan sát, khám phá thế giới xung quanh, ghi nhớ và thể hiện lại ra bên ngoài (hay còn gọi là quá trình sáng tạo) của trẻ diễn ra tích cực và bản năng nhất.
Với niềm tin rằng mỗi trẻ em đều chứa đựng một năng lực sáng tạo rất lớn, phương pháp giáo dục Reggio Emilia tập trung sử dụng các biện pháp nhằm kích thích trí tò mò, đồng hành trên hành trình khám phá thế giới xung quanh và tôn trọng những cách riêng trong suy nghĩ và giải quyết tình huống của trẻ.
Khởi nguồn từ sự sáng tạo
Phương pháp giáo dục Reggio Emilia được đặt tên không phải dựa theo một chuyên gia giáo dục, một nhà tâm lý học nổi tiếng hay một nhà khoa học, mà đó là tên của một thành phố nằm ở phía Bắc nước Ý. Nơi đây từng hứng chịu những hậu quả nặng nề sau thế chiến thứ hai cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, bằng tình yêu thương và niềm hy vọng vào thế hệ tiếp theo, dù không có trường học hay giáo án, các bậc ông bà, bố mẹ đã luôn đồng hành cùng con trẻ trong quá trình khám phá, tự đặt ra câu hỏi, tự tìm hiểu đáp án và học tập từ những tình huống thực tế.
Khi Loris Malaguzzi đặt chân đến nơi này, ông vô cùng ngạc nhiên trước sự hiệu quả của phương pháp giáo dục ấy. Trẻ em thành phố Reggio Emilia đã học được nhiều kiến thức đa dạng, trưởng thành với nhiều kinh nghiệm phong phú và cảm nhận sâu sắc về cuộc sống. Ông đã nghiên cứu và đề ra phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, cho chúng sự tự do khám phá, tìm tòi tuyệt đối và lấy tên chính thành phố này để đặt tên cho phương pháp đó.
Loris Malaguzzi quan sát khả năng sáng tạo của trẻ trong một lớp học theo phương pháp tiếp cận Reggio Emilia |
“Phương pháp Reggio Emilia được sáng lập bởi nhà tâm lý học Loris Malaguzzi trong quá trình tái thiết xã hội Ý. Mục tiêu lớn nhất của phương pháp này là giáo dục toàn diện trẻ em với các kỹ năng mềm, định hướng trẻ phát triển và trở thành những công dân toàn cầu. Do vậy, khả năng sáng tạo là giá trị cốt lõi mà mỗi người học Reggio Emilia đều được nuôi dưỡng.” – bà Claudia Giudici, Chủ tịch tổ chức giáo dục Reggio Children khẳng định.
“Công thức” của sự sáng tạo
Để có thể nuôi dưỡng khả năng sáng tạo cho trẻ nhỏ, chúng ta cần hiểu rằng sự sáng tạo không phải do ý chí mà có được, càng không phải một khả năng thiên bẩm chỉ xuất hiện ở vài người. Sự sáng tạo cần một nền tảng vững chắc được tạo thành từ “tự do” và “trí tuệ”.
Trong quá trình quan sát và khám phá thế giới xung quanh, trẻ tự động thu nạp một nguồn tri thức khổng lồ và đa dạng, cùng với sự khích lệ và định hướng đúng đắn của bố mẹ, thầy cô, trẻ cảm thấy thoải mái biểu lộ những suy nghĩ của bản thân theo hướng tự nhiên nhất, mà trong số đó sẽ có những ý tưởng và thành quả tượng trưng cho sự sáng tạo. Tiến sĩ giáo dục học Nguyễn Thị Bích Hồng cho biết, “muốn kích thích tư duy sáng tạo, cần cho trẻ thể hiện suy nghĩ của mình, lắng nghe và tôn trọng những phát hiện của trẻ”.
Với nguyên tắc “lấy người học làm trung tâm”, phương pháp Reggio Emilia cho trẻ không gian được tự chủ khám phá, tìm tòi đặt câu hỏi và tự đề xuất phương án giải quyết. Trong khi thực hiện công việc của mình, trẻ sẽ có hàng trăm cách suy nghĩ và ngôn ngữ biểu hiện khác nhau, do đó “quyền tự do chọn lựa” chủ đề học tập, cách biểu đạt và ý kiến cá nhân của trẻ cần được tôn trọng và khai phá tối đa.
Sự sáng tạo của trẻ được thể hiện qua trí tưởng tượng phong phú với thế giới xung quanh |
Trong bối cảnh đó, giáo viên Reggio Emilia (hay bất kỳ người lớn nào) không trực tiếp đưa ra chỉ dẫn hay câu trả lời đúng – sai, mà “khơi dậy sự tò mò” trong trẻ để từ đó trẻ tự tìm kiếm kiến thức và xây dựng các mối quan hệ.
Chẳng hạn khi trẻ muốn làm một con diều, giáo viên sẽ chỉ cung cấp những nguyên vật liệu cần thiết, rồi để học sinh tự do tư duy, tìm ra cách thích hợp để hoàn thành tác phẩm của riêng mình.
Khi bước vào một lớp học theo phương pháp tiếp cận Reggio Emilia, phụ huynh sẽ ngạc nhiên bởi nó giống như một phòng triển lãm với nhiều tác phẩm nghệ thuật do chính trẻ tạo nên từ những vật liệu khác nhau. Do vậy, rất ít khi có một đồ chơi nào chỉ có một tính năng duy nhất xuất hiện trong các lớp Reggio, thay vào đó sẽ là những nguyên liệu đa dạng như: gỗ, đá, vỏ sò, vỏ ốc, hạt, lá, màu vẽ, vải, giấy… “Môi trường học tập chính là người thầy” cho trẻ điều kiện, cơ hội thể hiện khả năng bản thân mà không bị giới hạn.
Các nguyên vật liệu thường thấy trong lớp học Reggio Emilia |
Đặc biệt, các tác phẩm “ngẫu hứng” này sẽ được trưng bày, dùng để trang trí lớp học như một sự thôi thúc trẻ sáng tạo ra những sản phẩm mới. Các tác phẩm không chỉ mang nét tính cách cá nhân, đôi khi là kết quả của “sự tương tác giữa trẻ và bạn bè”. Những đứa trẻ Reggio sẽ tự truyền đạt kiến thức và khơi nguồn cảm hứng lẫn nhau, khiến cho việc học trở nên đa chiều và đầy màu sắc.
Giáo dục tư duy sáng tạo cho trẻ là một quá trình “khó mà không khó”, tuy nhiên đòi hỏi sự nỗ lực và kiên nhẫn của người lớn trong quá trình đồng hành cùng trẻ, tựa như cách thế hệ trước ở thành Reggio Emilia đã trao cho con trẻ sự tự do thể hiện bản thân và phát huy những giá trị tốt đẹp nhất.
Phương Nhung
相关文章
随便看看