Chú “dế” hình Gấu này có thể cài thẻ SIM vào, sau đó dùng để thực hiện hoặc nhận cuộc gọi như một chiếc điện thoại di động thông thường. Người dùng sẽ áp chú gấu này vào tai.

" />

Điện thoại Gấu của Nhật

Thời sự 2025-02-21 14:55:45 1

Chú “dế” hình Gấu này có thể cài thẻ SIM vào,ĐiệnthoạiGấucủaNhậthứ hạng của al-nassr sau đó dùng để thực hiện hoặc nhận cuộc gọi như một chiếc điện thoại di động thông thường. Người dùng sẽ áp chú gấu này vào tai.

本文地址:http://profile.tour-time.com/html/014e499983.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Union Magdalena vs Millonarios, 6h30 ngày 21/2: Nối mạch bất bại

Tôi 24 tuổi, ra trường được 2 năm và có công việc ổn định với mức lương gọi là tạm ổn với nhu cầu của bản thân. Bên cạnh tôi bây giờ đang có 2 người đàn ông. Một là người yêu hiện tại, bằng tuổi tôi. Chúng tôi yêu nhau được 8 năm từ khi mới học lớp 11 cho đến tận bây giờ.

{keywords}
 

Anh học ngành Kĩ thuật, ra trường được 2 năm và có mức lương hơn 10 triệu. Có điều gia đình anh hơi khó khăn về kinh tế. Hiện tại anh còn lo cho hai em ăn học. Bố anh sức khoẻ yếu, không thể lao động nặng nhọc. Mẹ anh bán quán cơm bụi ở quê, khá vất vả.

Người đàn ông thứ hai hơn tôi 2 tuổi. Anh ấy theo đuổi tôi đã 4 năm. Khi biết tôi có người yêu, anh buồn lắm nhưng vẫn tuyên bố rằng một ngày tôi chưa lấy chồng thì anh vẫn còn theo đuổi. Tôi càng cố gắng đẩy anh ra khỏi cuộc sống của mình thì anh lại cố gắng để gần tôi hơn.

Gia đình anh có điều kiện kinh tế. Bố làm nhà nước, mẹ kinh doanh đồ gỗ và bất động sản. Tôi biết anh có nhiều người sẵn sàng bên anh nhưng anh vẫn thích, vẫn quan tâm và ráo riết tấn công tôi trong nhiều năm qua.

Tôi đang trong tình trạng bị mưa dầm thấm lâu. Với người yêu hiện tại thì đúng là vừa yêu vừa thương nhưng nhìn rộng ra, cuộc sống của bản thân, con cái mình sau này cũng sẽ khổ, anh cũng sẽ vất vả. Tôi lấy anh cũng phải gánh với anh chuyện gia đình hai bên. Còn đến với người thứ hai, tôi sẽ có cuộc sống nhàn hạ hơn. Nhìn tổng thể thì anh cũng là người tử tế và dành nhiều tình cảm cho tôi.

Rất khó để hạnh phúc nếu như hai vợ chồng phải vất vả lo kinh tế, chạy ăn từng bữa. Tôi không tin vào lý thuyết “một túp lều tranh hai trái tim vàng” như ngày xưa nữa. Tôi đang bị lý trí lấn át khi nghĩ sau này lấy người có điều kiện kinh tế thì con mình sẽ có một cuộc sống đầy đủ. Bản thân tôi thì thế nào cũng được, nhưng nghĩ đến con cái, tương lai của con tôi thấy rất lo lắng.

Tôi phải làm sao, có nên từ bỏ tình yêu 8 năm để đến với người có điều kiện kinh tế không? Khi mà nhiều lúc tự tôi thấy chính mình cũng là gánh nặng cho người yêu hiện tại. Tôi nên làm gì trong trường hợp này? Xin các bạn hãy cho tôi lời khuyên./.

Thức dậy sau đêm say rượu, người đàn ông phát hiện điều khó tin

Thức dậy sau đêm say rượu, người đàn ông phát hiện điều khó tin

Hôm chia tay ở sân bay, Thứ bảo, tôi là bạn thân nhất, cũng là người cậu ấy tin tưởng nhất nên nếu gia đình cậu ấy cần giúp đỡ, Thứ mong tôi sẽ nhận lời. 

">

Bỏ tình yêu 8 năm để đến với người có kinh tế, tôi có thực dụng không?

{keywords} 

Bố mẹ tôi có 3 người con, anh em chúng tôi đều công tác xa nhà. Khi bố tôi lâm bệnh nặng, mẹ là người lo lắng chăm sóc. Bố khuất núi, mẹ đứng ra lo việc hậu sự của bố vẹn toàn, gọn nhẹ tránh tốn kém lãng phí.

Quê tôi ở ngoại thành Hà Nội, mấy năm nay đã thực hiện việc tổ chức tang ma rất văn minh. Không có chuyện khóc thuê, kèn trống mở âm lượng vừa phải, đến 10 giờ đêm là tắt. Không tổ chức cỗ bàn, hàng xóm bạn hữu đến viếng rồi về, chỉ làm cơm người nhà, họ hàng.

Đám ma bố tôi cũng chỉ gói gọn 20 mâm, chủ yếu là người thân trong gia đình tự nấu nướng, đồ ăn 3-5 món đơn giản. Lễ cúng 49 ngày của bố, gia đình tôi chỉ làm 3 mâm cơm mời chú bác ruột trong nhà, không mời họ hàng làng xóm.

Nhiều người trong làng xì xầm bàn tán rằng gia đình tôi tiết kiệm quá đáng, nhưng mẹ tôi vẫn quyết định làm như vậy và tôi thấy mẹ sáng suốt. Mẹ còn nói 'ma chê, cưới trách', thiên hạ nói gì mình không nên quá bận tâm, việc nhà mình tự xoay sở hợp lý là ổn.

Sau khi bố tôi mất 4 năm, gia đình tôi lo việc cải cát cho bố. Mẹ lo lắng ngay từ đầu năm, vì các việc phải làm rất nhiều, nào nhờ thầy xem ngày, xem hướng đất, hướng mộ mà con cháu thì ở xa, bận rộn.

Tháng 11 âm lịch, chúng tôi xin nghỉ phép 5 ngày, sấp ngửa dắt díu cả nhà về quê để lo việc bốc mộ cho bố. Mẹ tôi mời cỗ họ hàng, làng xóm 25 mâm, thuê đặt cỗ bàn chu đáo.

Ngay tối hôm ấy, cả nhà tôi tất bật, lo việc cải cát cho bố. Ngoài việc thuê phu mộ, mẹ và anh em chúng tôi cùng các bác tôi có mặt ở mộ từ 4 giờ sáng.

Cả nhà tôi huy động, xe máy, xe đạp chở củi đốt, mấy can nước to đựng nước sạch, chai rượu và rất nhiều vật dụng đi kèm để phục vụ công việc mà tôi không nhớ hết. 

Sau 2 tiếng, việc cải cát của bố tôi diễn ra thuận lợi, không gặp mưa gió gì nên cả nhà đều mừng. Nhưng tôi thì ám ảnh suốt nửa năm.

Cảnh mọi người dỡ quan tài, bốc xếp xương, rửa xương bằng rượu, đặt vào tiểu... khiến tôi rùng rợn. Tôi phải tránh đi, đứng cách xa 5 mét mà mồ hôi cứ vã ra giữa trời giá rét. 

Đến khi trở lại đi làm, nhất là những buổi làm ca đêm, đi về giữa khuya, vắng tôi lại nhớ lại và sợ hãi.

Sau năm đó, vào ngày giỗ bố, anh em tôi tập trung đầy đủ, tôi tếu táo với mẹ : 'Sau này mẹ đi gặp bố, mẹ đồng ý cho chúng con hỏa táng chứ con sợ cảnh bốc mộ lắm!'.

Mẹ tôi đồng ý ngay, mẹ bảo quan trọng nhất là các con đối xử tốt, hiếu thảo khi bố mẹ còn sống chứ lúc mẹ mất thì ma chay đơn giản, mộ phần bình dân cho đỡ tốn kém.

Mẹ tôi nói, giờ người chết đi hỏa táng là sạch sẽ, văn minh, đỡ ô nhiễm môi trường, một lần là xong hết, con cháu không phải lo cải cát vất vả hơn đám ma.

Mẹ tôi cũng kể, các cô bác sinh hoạt tổ hưu trí với mẹ đều căn dặn con cháu là sau này bố mẹ  khuất núi thì các con cho đi hỏa táng. Các ông bà suy nghĩ tân tiến thế này, con cháu thật may mắn.

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Bạn nghĩ gì về quan điểm này? Hãy gửi ý kiến của mình bằng cách viết bình luận bên dưới bài hoặc gửi về địa chỉ mail: Bandoisong@vietnamnet.vn. Những ý kiến hay sẽ được biên tập và đăng tải trên báo VietNamNet. Trân trọng cảm ơn!">

Suốt nửa năm, tôi bị ám ảnh khủng khiếp vì cảnh bốc mộ bố

Tết là một phần văn hóa độc đáo của dân tộc Việt, rất trang trọng và thiêng liêng. Ngày xưa, ai cũng trông ngóng Tết. Cứ hễ gần đến Tết, ai nấy cũng rạo rực trong lòng, hăm hở chuẩn bị cây trái, hoa quả, bánh mứt trước cả tháng trời. Người ta trông Tết còn vì chỉ có dịp này già trẻ, lớn bé mới được nghỉ (không ra đồng làm việc), được đoàn tụ, được ăn cơm trắng thoải mái đến no thì thôi (hồi đó gạo rất hiếm, người dân đa phần ăn khoai lang, khoai mì thay cơm), được ăn thịt lợn kho, bánh phồng nướng, được đi thăm chúc bà con lối xóm... Trẻ con cũng được mặc đồ mới, đốt pháo nổ... rất vui.

Tết còn là dịp để nhắc nhau khuôn phép trong mối quan hệ cộng đồng, làm điều tốt đẹp, lễ phép, kính trọng... từ đó giáo dục và xây dựng đạo đức và lối sống lương thiện, chuẩn mực. Giới văn nghệ sĩ hết lời ca ngợi Tết với những mỹ từ như "nét đẹp văn hóa ngàn đời của dân tộc", "niềm tự hào của dân tộc"... Người kinh doanh, buôn bán coi đây là dịp để kích cầu, làm cho kinh tế phát triển... Nhưng không mấy ai biết rằng, để có được ba ngày Tết đó, hàng triệu nông dân đã dồn sức người, sức của hàng mấy tháng trời để trồng hoa, quả, chăn nuôi, để có hàng ngàn tấn thực phẩm đổ về các thành phố.

Còn tết nay thì sao? Rõ ràng Tết bây giờ đã khác xưa rất nhiều. Mà cũng phải thôi, giờ có ai đói cơm đến nỗi phải chờ đến Tết để có cơm ăn đâu? Còn thăm chúc, hỏi han người thân thì đã có điện thoại thông minh, đâu phải chờ đến Tết mới hỏi nhau được vài câu. Thịt lợn kho, dưa cải... bây giờ đến cả người có hoàn cảnh khó khăn cũng vẫn có thể mua ăn mỗi ngày. Vậy cớ sao cho đến bây giờ, khi mà khoa học và công nghệ đã tiến bước quá xa, kinh tế phát triển cao mà vẫn còn tồn tại cái Tết "khổ" như vậy?

Nhiều khi, tôi thấy Tết bây giờ tồn tại như một món nợ đời trả mãi không xong. Nó tồn tại trong sự gượng gạo, thừa thãi. Nhìn cảnh Tết nay, tôi không khỏi xót xa, tiếc nuối vì giá trị vô hình của Tết xưa đã dần mai một. Người ta đang biến Tết thành một thứ văn hóa vừa lỗi thời vừa xa xỉ. Đến Tết, giờ người ta vui ít, mệt nhiều. Sau mỗi cái Tết, ra đồng nhìn thấy cảnh hoang tàn sau một năm gồng mình dốc sức cho ba ngày Tết, bụng đói cồn cào, nhưng còn gì đâu để mà ăn? Người ta đã vơ vét tất cả đem ra chợ Tết để thực hiện một hy vọng nhỏ nhoi rằng sẽ trúng giá. Họ kiên nhẫn đội nắng dầm sương, chờ đến chiều 30 Tết, rồi lại xúc cả lên xe rác đem đi đổ.

>> Tôi chỉ mất đúng hai tiếng đi chợ sắm Tết

Tết giờ có vui không? Tết đến, người làm ăn xa nhà mà không về quê cha đất mẹ sẽ bị cho là bất hiếu, bất nghĩa. Vì vậy, mọi người phải về quê bằng mọi giá. Cho nên, những ngày cận Tết, từ các thành phố lớn, người ta ùn ùn kéo nhau về quê. Con đường nhỏ bỗng dưng cùng một lúc cõng trên lưng hàng nghìn xe cộ. Rồi ùn tắc, tai nạn giao thông tăng lên chóng mặt, khói bụi mịt mù... Thật là một sự đày đọa thật khủng khiếp.

Để chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết hàng năm, từ nhiều tháng trước Tết, các cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp phải gia tăng sản xuất. Nguyên liệu, nhiên liệu, điện, nước... tiêu thụ tăng cao chóng mặt. Cường độ lao động cũng tăng cao, tai nạn lao động cũng tỷ lệ thuận.

Trong ngày Tết, người dân nhiều nơi bắt buộc phải đi chúc Tết, bắt buộc phải uống rượu, bia. Hậu quả là năm nào cũng vậy, số người chết vì tai nạn giao thông, vì bệnh từ việc ăn uống quá độ, vì đánh nhau cũng tăng cao. Thiệt hại về kinh tế - xã hội là rất lớn. Mặc dù chưa có thống kê đầy đủ mức độ thiệt hại do Tết gây ra, nhưng cũng dễ đoán rằng nó không thua kém một trận sóng thần. Nó cướp đi hàng trăm sinh mạng, hàng nghìn tấn rượu, bia, hoa quả, lương thực, thực phẩm, để biến nó thành hàng nghìn tấn chất thải gây ô nhiểm cho môi trường.

Mấy năm gần đây, xuất hiện một số chuyên gia lên tiếng không đồng tình về việc tổ chức Tết nguyên đán, có người cho rằng nên gộp Tết Âm lịch vào Tết Dương lịch và giảm bớt những lễ nghi rườm rà. Những tưởng ý kiến này được một bộ phận người dân, đặc biệt là giới trẻ vui mừng hưởng ứng. Nhưng đi kèm với đó là hàng trăm, hàng nghìn bình luận phẫn nộ, chỉ trích gay gắt. Và có lẽ người Việt sẽ còn phải khổ vì Tết trong một thời gian dài nữa.

">

'Tết bây giờ như một món nợ'

Soi kèo phạt góc Newcastle Jets vs Brisbane Roar, 15h35 ngày 21/2

Nguyễn Thị Tú Quyên (biệt danh Quyên Emie) được nhiều người biết đến từ năm 2019 khi những shoot hình đáng yêu của cô được lan truyền trên mạng xã hội. Điểm nổi bật của cô gái 21 tuổi này là gương mặt xinh như búp bê, thân hình mũm mĩm nhưng biết cách ăn mặc sành điệu, khéo léo. Nhờ vậy, nhìn thấy Quyên, mọi người chẳng những không chê thừa cân mà còn khen ngợi hết lời về ngoại hình. Thậm chí có người khẳng định gầy chưa chắc đã đẹp, cứ "chân ngắn mà đằm thắm thì say đắm cả đời".

Quyên hiện là sinh viên trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM - HUTECH. Cô nàng quê gốc Kiên Giang có chiều cao khiêm tốn 1m57, cân nặng 60kg nhưng số đo 3 vòng nổi bật, lần lượt là 98-75-105 (cm). Quyên luôn tự tin với dáng vóc của mình, không quan tâm những lời đàm tiếu xung quanh. 

 

Quyên được nhiều người biết đến nhờ cách mix đồ ấn tượng. 

Cụ thể, Quyên chia sẻ: "Tôi được các bạn biết đến nhiều là do gu ăn mặc của mình. Số đo và cân nặng của tôi tuy hơi khủng nhưng nhờ việc lựa chọn đúng quần áo đã giúp tôi rất nhiều. Tôi không quan tâm người khác chỉ trỏ hay nhận xét, bình phẩm vì tôi hiểu bản thân mình nhất. Tôi có gu thời trang và thần thái của mình khi xuất hiện là rất tự tin.

Tạng người của tôi tròn tròn từ bé đến giờ rồi. Lúc học cấp 3, tôi có một khoảng thời gian tập gym và dùng thuốc giảm cân nên từng rất xinh đẹp với số cân nặng 48kg. Tuy nhiên, cân nặng bây giờ đã lên 60kg do hệ lụy của thuốc giảm cân và giảm cân không khoa học.

Thế nhưng, tôi vẫn rất tự tin vào bản thân mình. Bởi vì tôi đã mang đến cho những bạn có thân hình mũm mĩm như mình một nguồn năng lượng tích cực, khiến bản thân trở nên đặc biệt nhờ những ưu điểm, dùng ưu điểm để làm mờ đi khuyết điểm. Ví dụ như việc chọn quần áo, trang điểm, trau dồi tài năng...".

Cách chọn, phối quần áo để trở thành "cô béo xinh đẹp" sành điệu

Bí quyết mặc đẹp của Quyên là: "Tôi chăm shopping đồ đẹp, mặc che đi khuyết điểm và show ra những ưu điểm. Tôi rất ít khi mặc đơn giản, trừ khi ở nhà. Mỗi outfit khi ra ngoài của tôi đều mất nhiều thời gian để lựa chọn. Bởi lẽ body của tôi có rất nhiều khuyết điểm. Tôi phải mặc thế nào để trông mình gọn gàng, thời trang và show ra được ưu điểm."

Ngày thường khi đi ra ngoài gặp bạn bè, đi chơi hoặc đi du lịch, Quyên ưu tiên trang phục làm bản thân trở nên nổi bật nhất, tự tin nhất có thể. Cụ thể, việc nên và không nên trong chọn đồ của Quyên như sau:

- Tránh mặc những bộ quần áo có họa tiết nhỏ, dáng bó sát như quần legging, áo có phần cổ hơi cao. Theo cô, họa tiết càng đơn giản trông càng thon gọn. 

- Bắp tay to nên hạn chế mặc áo hai dây vì để lộ nhược điểm. Thay vào đó, cô chọn những kiểu áo trễ vai có tay ngắn, tay dài hoặc tay bồng. Thiết kế trễ vai giúp khoe được phần cổ dài nên nhìn người gọn hơn. 

- Khi có khuyết điểm ở bụng dưới thì nên chọn váy và quần đều có lưng rất cao, giúp phần eo trông rõ hơn. Với 2 item thời trang này, cô sẽ phối cùng áo crop top hoặc áo bra. 

- Để che đi khuyết điểm đùi to, chân thô, nên chọn áo giấu quần, quần short, váy siêu ngắn và sneaker. Đây là những món đồ không thể thiếu của nữ sinh Kiên Giang giúp chân trông thon và dài hơn. 

 

Những gợi ý chọn và phối đồ giúp che khuyết điểm của Tú Quyên.

Về ưu điểm khi chọn quần áo, nữ sinh Kiên Giang cho hay: "Tôi may mắn sở hữu 3 vòng rõ nét dù cơ thể mũm mĩm. Chỉ cần lựa chọn đồ thông minh và hiểu những ưu, khuyết điểm của bản thân thì sẽ dễ dàng giúp bản thân tự tin và nổi bật. Những bạn chân ngắn như tôi thì cứ chọn quần lưng cao, ống suông dài phối crop top hoặc chọn những mẫu áo giấu quần mặc cùng short là ổn."

Về màu sắc, quần áo của Quyên gồm 3 màu cơ bản là trắng, đen và hồng. Trong đó, cô thích màu hồng từ nhỏ nên quần áo màu này có số lượng vượt trội. 

Cuối cùng, Quyên tiết lộ bản thân thường gặp phải sự cố khi chọn quần áo vì số đo "khủng". Cô chia sẻ: "Tiêu chí lựa chọn trang phục của tôi đầu tiên là phải đẹp và che được khuyết điểm, sau đó mới là thoải mái. Vì thế có những bộ đồ bó phần eo trên làm tôi khó chịu, phải dè chừng và chú ý khi hoạt động mạnh."

 
 
 

Quyên thích mặc crop top cùng quần short hoặc váy ngắn.

Học trực tuyến từ lớp 4, cô gái Quảng Ninh nhận bằng cử nhân năm 17 tuổi

Học trực tuyến từ lớp 4, cô gái Quảng Ninh nhận bằng cử nhân năm 17 tuổi

 Học trực tuyến từ khi còn là học sinh cấp 1, Nguyễn Vũ Khánh Linh (Quảng Ninh) đã xuất sắc phá kỷ lục về tốc độ học trực tuyến, chỉ 2 tháng nữa sẽ nhận bằng cử nhân vào năm 17 tuổi.

">

'Cô béo xinh nhất Kiên Giang' khéo lên đồ che khuyết điểm

Từ chuyến bay "chưa từng gặp"

"10 năm trong ngành hàng không, tôi chưa bao giờ gặp trường hợp hay tình huống đặc biệt như trong dịch Covid-19 này. Đối với tôi, lần công tác đặc biệt nhất chính là lần đón chuyến bay đầu tiên, giải cứu đồng bào từ vùng dịch Vũ Hán trở về. Đó là lần đầu tiên tôi và các đồng nghiệp thực hiện những quy trình đặc biệt, chưa bao giờ có trước đây" - anh Trương Văn Hiếu, Phó Phòng An toàn Hàng không Sân bay Quốc tế Vân Đồn - một trong những nhân viên Sun Group liên tục đón các chuyến bay từ vùng dịch - mỉm cười nhắc lại về kỉ niệm nhớ đời của không chỉ riêng anh, mà của cả sân bay mới “hơn 1 tuổi” này.

{keywords}
Đón hành khách xuống máy bay  

Hơn một tháng trước, hôm đó, trong màn đêm và những cơn gió thốc giữa sân bay quốc tế Vân Đồn là cảnh tượng như …"chỉ có trong phim". Một "biệt đội" trang bị đồ bảo hộ trắng toát đợi chờ chuyến bay giải cứu người Việt về từ Vũ Hán cập cảng. "Vũ Hán" thời điểm ấy là một cái tên dễ làm người ta hoảng sợ.

{keywords}
 Khu vực khai báo y tế và làm thủ tục hải quan được đưa ra bên ngoài nhà ga  

Nhưng đến giờ, nỗi sợ đã được thay thế bằng niềm xúc động, khi thấy đồng bào hạnh phúc đặt chân lên đất mẹ. Liên tiếp những chuyến bay từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức... trở về trong thời gian ngắn là một thách thức cho các cán bộ nhân viên Sun Group tại sân bay Vân Đồn. Thách thức, không chỉ bởi nguy cơ mà những người tuyến đầu gặp phải. Thách thức, không chỉ bởi sự gấp gáp của những chuyến bay, đôi khi chỉ được biết trước 1 giờ đồng hồ, đôi khi "thoắt ẩn thoắt hiện", vừa mới lên xe trở về nhà, được tin báo có chuyến bay sắp hạ cánh, lại lập tức trở lại sân bay, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ mới, đến khi sẵn sàng tại vị trí làm việc, lại nhận tin chuyến bay hủy. Như anh Nguyễn Hải Linh, Tổ trưởng Tổ bốc xếp hành lý, hàng hoá chia sẻ, là làm sao "vừa đảm bảo nhanh chóng thoải mái cho hành khách nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn cho cả khách và nhân viên phục vụ, khi phải xử lý nhanh những tình huống chưa gặp bao giờ, trong khi hàng chục chuyến bay, không chuyến nào giống chuyến nào".

Đến "biệt đội" sẵn sàng 24/7

24 chuyến bay từ các vùng dịch đã cập Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn từ ngày 1/2 đến 23/3, mang theo 3.526 hành khách tới các khu cách ly. Một quy trình đón khách thông thường đã được nâng cấp thành "phiên bản" ngoài trời tối ưu, và nhanh chóng được rút ngắn từ 2 giờ sau chuyến bay Vũ Hán xuống chỉ còn khoảng 1 giờ ở thời điểm hiện tại.

{keywords}
 Mọi CBNV Sb Vân Đồn đều phải mặc trang phục bảo hộ để đảm bảo an toàn  

"Máy bay đậu ở bãi đỗ xa và sau đó xe bus chở lần lượt hành khách vào làm thủ tục: kiểm tra thân nhiệt, làm tờ khai y tế điện tử, thủ tục xuất nhập cảnh, hải quan, lấy hành lý để lên các xe quân sự, sau đó chở thẳng đến các khu vực cách ly. Tất cả những công việc này được xử lý nhịp nhàng cùng với các đơn vị. Đến nay chúng tôi có thể tin tưởng và đảm bảo việc lây nhiễm khó có thể xảy ra đối với nhân viên. Việc lây chéo giữa các hành khách với nhau khi xuống sân bay cũng ở mức thấp nhất" - ông Phạm Ngọc Sáu, Giám đốc Sân bay Vân Đồn, đại diện Sun Group chia sẻ về công việc đặc biệt của "biệt đội" màu trắng.

{keywords}
 Phun xịt khử trùng hành lý xách tay của hành khách  

Quy trình đón khách nghe có vẻ... đơn giản, nhưng nếu biết rằng, phương án triển khai phải được thống nhất và tính toán tỉ mỉ đến cả chi tiết nhỏ nhất như việc... đi vệ sinh của khách, không để khách dừng dọc đường mà phải làm toilet di động cho khách sử dụng mới thấy thật lắm "công phu". Chính nhờ sự nghiêm ngặt, chặt chẽ và linh hoạt này mà ca bệnh thứ 18 trở về từ Hàn Quốc đã được xử lý cách ly thành công, không gây ra bất kỳ sự nguy hiểm nào tới cộng đồng.

{keywords}
 Sau khi đón tiếp hành khách, toàn bộ khu vực được xịt khử trùng

"Khi đã hình thành được một quy trình chuyên nghiệp, an toàn và khép kín, chúng tôi tự tin ứng phó với các tình huống bất ngờ, bao gồm cả việc tiếp đón các hành khách từ vùng dịch Covid-19 trở về" - anh Trương Văn Hiếu chia sẻ.

Xen lẫn giữa những tin nhắn báo liên tục cập nhật tình hình các chuyến bay và trao đổi, phân công công việc không ngớt, chàng nhân viên phục vụ hành khách trẻ tuổi Ngô Thanh Tùng nở nụ cười tươi: "Mẹ em vẫn khuyên nên tránh đi nếu có thể. Nhưng em trả lời mẹ: “Phải đối đầu thôi". Nói vui không hẳn là đúng nhưng các nhân viên sân bay Vân Đồn thực sự đã chiến thắng nỗi sợ, và làm việc vui vẻ. Là nhân viên Sun Group ai cũng hiểu triết lý yêu nước. Yêu nước không bằng lời nói, mà bằng hành động. Chúng em biết mình đang phục vụ những chuyến bay đặc biệt chở đồng bào mình về từ vùng dịch".

Trước những chuyến bay Vũ Hán, Incheon, Osaka..., có lẽ không nhiều người nghĩ một sân bay tư nhân mới đi vào hoạt động lại có thể thực hiện tốt trọng trách đón các chuyến bay từ vùng dịch đảm bảo an toàn đến thế. Nhưng "bí kíp" mà Sun Group áp dụng ở đây là "con người, phương tiện và quy trình" - 3 mũi nhọn tạo nên sức mạnh của sân bay quốc tế Vân Đồn chung tay cùng cả nước vượt qua bão dịch. Còn "bí kíp" của những người Sun Group như chàng nhân viên điều hành sân bay Lê Anh Sơn đơn giản là "làm hết trách nhiệm của mình, không chỉ là trách nhiệm với công việc mà còn là trách nhiệm với đất nước".

Sân bay quốc tế Vân Đồn (xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) có tổng vốn đầu tư 7.463 tỷ đồng. Đây là sân bay quốc tế đầu tiên do Sun Group - một tập đoàn tư nhân đầu tư tại Việt Nam và hoàn thành chỉ sau 2 năm thi công xây dựng. Năm 2019, sân bay Vân Đồn đã được nhận danh hiệu: Sân bay mới hàng đầu châu Á và Sân bay mới hàng đầu thế giới do Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) trao tặng.

Doãn Phong

">

Biệt đội sẵn sàng 24/7 ở sân bay Vân Đồn

友情链接