Được học nghề gắn với việc làm, lao động nông thôn (LĐNT) vận dụng kiến thức kỹ năng, mạnh dạn đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật mở rộng sản xuất nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.Hà Giang chú trọng dạy nghề, tạo việc làm
Làm nông nghiệp chỉ có 1 vụ chính, tranh thủ thời gian nông rỗi, chị Thào Thị Súa (thôn Sủa Pả, xã Phố Cáo, Đồng Văn, Hà Giang) tham gia lớp dạy nghề may do địa phương tổ chức, với mong muốn cải thiện thu nhập. Sau khóa học, chị Súa đã có thể làm ra các sản phẩm may mặc bán ở chợ xã hoặc thương lái, mỗi tháng có thêm 3 triệu đồng, chị có thêm thu nhập để nuôi con, dành dụm.
Với chủ trương đào tạo nghề cho LĐNT, giải quyết việc làm phải gắn với giảm nghèo bền vững và phù hợp nhu cầu thực tiễn địa phương, Đồng Văn phối hợp với các cơ sở đào tạo, dạy nghề trong và ngoài tỉnh; chỉ đạo các cơ quan chức năng của huyện phối hợp với UBND các xã, thị trấn chủ động mở các lớp Trung cấp nghề, đào tạo nghề ngắn hạn lưu động tại các xã, thôn; triển khai lồng ghép các chương trình, dự án, chú trọng công tác tuyên truyền vận động các tổ chức, nhân dân tham gia học nghề.
|
|
Huyện đã tổ chức dạy các ngành nghề thế mạnh trên địa bàn như kỹ thuật gieo trồng cây lương thực; kỹ thuật chăn nuôi và phòng trừ dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; kỹ thuật sửa chữa xe máy, may mặc, xây dựng, điện dân dụng… Qua các lớp học nghề, nhiều LĐNT đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng mở các hiệu sửa chữa xe máy, xây dựng các trang trại chăn nuôi bò, lợn quy mô hộ gia đình, mở HTX dịch vụ nông nghiệp… góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.
Tính từ năm 2016 đến hết tháng 7/2018, huyện Đồng Văn đã đào tạo nghề được 2.887/4.000 người; tạo việc làm mới cho 5.034 LĐ, đạt 50,34% kế hoạch, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 34%; tỷ lệ người học nghề có việc làm sau khi tốt nghiệp đạt 80%; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm là trên 6%.
Thời gian tới, Đồng Văn sẽ đẩy mạnh liên kết với các tổ chức, đơn vị dạy nghề trong và ngoài tỉnh tìm hiểu nhu cầu học nghề gắn với tạo việc làm mới, xuất khẩu lao động; đa dạng hóa các hình thức đào tạo, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề… Mục tiêu của huyện đến hết năm 2020 là giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 20%; bình quân mỗi năm giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 5% - 7%; đào tạo nghề cho LĐNT đạt 6.000 người; bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho trên 1.000 lao động...
Đẩy mạnh đào tạo nghề ở nhiều địa phương
Tỉnh Quảng Bình cũng xác định giảm nghèo bền vững và giải quyết việc làm là một trong hai chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm của địa phương giai đoạn 2016-2020. Với các làm quyết liệt, trọng tâm, các chính sách, dự án giải quyết việc làm, hỗ trợ người nghèo đã giúp đời sống của người dân cũng như cơ sở hạ tầng vùng nông thôn trong tỉnh Quảng Bình được cải thiện rõ rệt.
|
|
Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm của Quảng Bình giảm mạnh, giai đoạn 2016-2018 bình quân giảm 2,42%/năm. Đến hết năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 9,48%, hộ cận nghèo là 12,03%. Hàng năm, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho trên 32.000 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề mỗi năm tăng từ 2,5-3%, xuất khẩu lao động đạt 2.500 người/năm; thu nhập bình quân của người dân nông thôn đạt gần 25 triệu đồng/người/năm. Nhiều công trình cơ sở hạ tầng được hỗ trợ đầu tư tại các xã đặc biệt khó khăn, bãi ngang vùng biển, nhất là ở huyện nghèo Minh Hóa; hàng chục ngàn lượt hộ nghèo được vay vốn sản xuất, hỗ trợ xây dựng nhà ở…
Tại Đắk Lắk, công tác đào tạo nghề cho LĐNT cũng được đẩy mạnh. Giai đoạn 2010-2017, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức 705 lớp đào tạo nghề cho gần 24.000 lao động, trong đó có 11.610 lao động nữ, 18.119 lao động dân tộc thiểu số với tổng kinh phí hơn 66 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay vốn giải quyết việc làm của người lao động sau khi học nghề đạt 104,6 tỷ đồng với 4.624 hộ được vay. Tỉnh đã triển khai có hiệu quả một số mô hình đào tạo nghề cho LĐNT như: Đào tạo nghề trồng và khai thác nấm, chăn nuôi lợn, gà; trồng và chăm sóc cây cao su, hồ tiêu, dưa lưới; dạy nghề mây tre đan kỹ nghệ.
Giai đoạn 2018-2020, tỉnh Đắk Lắk phấn đấu đào tạo nghề cho gần 27.000 lao động nông thôn, trong đó đào tạo nghề nông nghiệp cho 6.660 người, nghề phi nông nghiệp cho 19.940 người; sau đào tạo, ít nhất 80% số người học có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn; tổ chức 30 lớp bồi dưỡng cho cán bộ, công chức xã với 3.000 lượt học viên.
Tại các địa phương, công tác đào tạo nghề LĐNT vẫn gặp phải một số khó khăn như: tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số còn cao, một bộ phận người dân vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ, chưa chủ động vươn lên thoát nghèo, tìm kiếm việc làm; việc hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập chưa đầu tư đúng mức; chất lượng nguồn lao động còn hạn chế…
Để tiếp tục đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững đi đôi với giải quyết việc làm, các địa phương tiếp tục triển khai các chính sách, dự án giảm nghèo, đổi mới phương pháp, nội dung đào tạo nghề phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội; tập trung ưu tiên đào tạo nghề nông nghiệp công nghệ cao; đào tạo nghề gắn với tìm đầu ra cho sản phẩm; đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên cho các đơn vị đào tạo nghề. Đây là một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.
M.M - Phương Cúc - Thanh Hà
" alt="Đào tạo nghề"/>
Đào tạo nghề
Mới đây, Hệ thống tiêm chủng VNVC được vinh danh “Top 10 thương hiệu xuất sắc - sản phẩm dịch vụ chất lượng - môi trường làm việc tốt nhất châu Á, Thái Bình Dương 2024”. Đây là giải thưởng do Viện Nghiên cứu Kinh tế châu Á phối hợp cùng Liên hiệp Khoa học Phát triển Doanh nghiệp Việt Nam xét chọn dựa trên tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam và quốc tế. Giải thưởng nhằm tôn vinh các thương hiệu Việt uy tín mang tầm khu vực châu Á - Thái Bình Dương, có đóng góp tích cực cho xã hội, độ bao phủ rộng và chấp hành tốt quy định của pháp luật.
Sau 8 năm thành lập, VNVC phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng mở rộng mạng lưới với hơn 200 trung tâm tiêm chủng lớn, hiện đại, an toàn trên toàn quốc. VNVC phục vụ hàng chục triệu lượt khách hàng mỗi năm, góp phần thay đổi diện mạo, chất lượng lĩnh vực tiêm chủng vaccine tại Việt Nam.
Nhiều năm qua, VNVC liên tục đưa về và triển khai tiêm chủng các loại vaccine thế hệ mới cho trẻ em và người lớn tại Việt Nam, gần nhất là vaccine zona thần kinh (bệnh giời leo) và sốt xuất huyết.
Vừa qua, VNVC công bố đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất vaccine và sinh phẩm với công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới theo tiêu chuẩn EU GMP (thực hành sản xuất tốt theo tiêu chuẩn châu Âu) tại Việt Nam. Đơn vị này bước đầu tiến tới thảo luận hợp tác sản xuất một số loại vaccine của Sanofi (Pháp) và một số thuốc sinh học quan trọng của các hãng dược phẩm lớn trên thế giới.
|
Lễ ký kết của VNVC và Sanofi có sự chứng kiến của PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến - Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam, ông Đinh Toàn Thắng - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Pháp, cùng lãnh đạo Bộ Y tế Việt Nam, lãnh đạo VNVC và Sanofi. |
Đặc biệt, trong 8 năm qua, VNVC ghi dấu ấn khi tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, chất lượng cao đối với lĩnh vực nhân lực của ngành y tế dự phòng, bao gồm đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế.
Để nhanh chóng đạt được thành công lớn này, ngay từ đầu VNVC đã chú trọng việc xây dựng đội ngũ nhân sự chất lượng cao, chuyên môn sâu, chuyên biệt hóa; xây dựng môi trường làm việc lý tưởng, đảm bảo phúc lợi tốt để chăm lo đời sống cho hơn 10.000 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế.
Ông Võ Tuấn Hiển - Giám đốc nhân sự Hệ thống tiêm chủng VNVC - cho biết sau 8 năm hoạt động, VNVC tại xây dựng mô hình nhân sự chuyên môn cao, chuyên biệt hóa với hơn 10.000 người (gồm hơn 3.000 bác sĩ, gần 4.000 điều dưỡng và hơn 3.000 cán bộ, nhân viên y tế chuyên nghiệp).
Chế độ đãi ngộ, chính sách phúc lợi, cam kết về lương thưởng là yếu tố giúp đơn vị này giữ chân và gắn kết người lao động trình độ cao, số lượng lớn. Điển hình trong 3 năm dịch Covid-19, VNVC vẫn đảm bảo chế độ cho người lao động, hỗ trợ kịp thời cho các gia đình, cá nhân có hoàn cảnh khó khăn. Hiện 100% cán bộ nhân viên có hợp đồng lao động chính thức tại đây được nhận thêm bảo hiểm sức khỏe cao cấp; chính sách miễn giảm khi tiêm vaccine, khám chữa bệnh, sử dụng dược phẩm chăm sóc sức khỏe của các đơn vị trong hệ sinh thái và đối tác.
Theo ông Hiển, trong năm nay, toàn hệ thống VNVC mở thêm hơn 50 trung tâm tiêm chủng, số lượng nhân sự tăng hơn 1.000 người. Điều này diễn ra trong bối cảnh hàng nghìn nhân sự chất lượng cao trong lĩnh vực y tế dự phòng đã được VNVC tuyển dụng cho các trung tâm trên toàn quốc từ trước đó. Do đó, để có đủ “quân số” ở nhiều lĩnh vực công việc và đáp ứng nhu cầu phát triển hệ thống, VNVC chú trọng tìm kiếm và phát triển nguồn nhân lực, thông qua huấn luyện đào tạo bài bản, chuyên nghiệp.
VNVC là hệ thống tiêm chủng dịch vụ đầu tiên tại Việt Nam có 100% bác sĩ, điều dưỡng được cấp chứng chỉ “An toàn tiêm chủng” của Bộ Y tế. Gần 90% điều dưỡng có tay nghề cao bậc 3/4, bậc 4/4 là các bậc chuyên môn cao, có khả năng đào tạo cho điều dưỡng dưới bậc. 100% nhân viên thường xuyên được đào tạo kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng dịch vụ khách hàng cao cấp.
Chia sẻ về quy trình đào tạo một điều dưỡng, ThS Nguyễn Thị Kim Oanh - Giám đốc điều dưỡng VNVC - cho biết ngoài đạt tiêu chuẩn cao so với mặt bằng chung trên thị trường lao động, điều dưỡng tại VNVC được đào tạo liên tục 2-3 tháng kỹ năng chuyên môn và dịch vụ, sau đó mới được làm việc ở trung tâm nhưng chỉ ở vị trí phụ tiêm.
“Sau vài tháng cọ xát thực tế, phục vụ khách hàng, điều dưỡng mới được thi lên vị trí tiêm chính. Mỗi điều dưỡng tham gia thi tay nghề định kỳ để khẳng định năng lực và có cơ hội thăng tiến, tăng lương, thưởng theo quy định. Do đó, tất cả đều rất nỗ lực học tập, rèn luyện, phục vụ khách hàng tiêm chủng an toàn, nhẹ nhàng”, ThS Kim Oanh cho hay.
Với những cống hiến và nỗ lực vượt bậc trong suốt 8 năm qua, Hệ thống tiêm chủng VNVC được Thủ tướng Chính phủ trao bằng khen, ghi nhận sự đóng góp xuất sắc trong phòng chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, nhiều năm qua, VNVC được các đơn vị uy tín công nhận là công ty dược đứng đầu bảng xếp hạng “Top 10 công ty dược uy tín hàng đầu Việt Nam”; “Top 10 thương hiệu nổi tiếng hàng đầu Việt Nam; “Thương hiệu số 1 Việt Nam - sản phẩm, dịch vụ tốt nhất vì người tiêu dùng 2024”… Tất cả khẳng định uy tín, chất lượng và sự tin yêu của hàng chục triệu gia đình Việt dành cho VNVC - nơi tiêm chủng an toàn, bảo vệ sức khỏe.
" alt="VNVC có môi trường làm việc tốt nhất châu Á"/>
VNVC có môi trường làm việc tốt nhất châu Á