
Khi đến chợ, thiểu thương chỉ cần đưa Thẻ kiểm soát dịch bệnh cho ban quản lý chợ quét mã.Những tháng đầu năm 2021, khi dịch Covid-19 bùng phát tại TP.HCM và nhiều tỉnh, thành trên cả nước, hàng loạt điểm công sở, trường học, chợ, bệnh viện…trên toàn tỉnh TT-Huế được yêu cầu dán bảng gắn mã QR để phòng, chống dịch.
Các ứng dụng công nghệ trên nền tảng Hue-S cũng được chính quyền khuyến cáo người dân sử dụng để khai báo y tế, phòng chống dịch bệnh. Điều này đã hỗ trợ rất lớn cho chính quyền trong việc giám sát, truy vết và khoanh vùng dập dịch khi địa bàn xuất hiện ca nhiễm cộng đồng.
“Thế nhưng, không phải người dân nào cũng có Smartphone để quét mã QR hay đăng ký nền tảng Hue-S. Vì vậy vấn đề đặt ra là làm sao để người dân ai cũng có mã QR?
Thay vì người dân chủ động quét mã để chống dịch thì liệu việc này có nên giao cho các cơ quan quản lý?”, ông Nguyễn Xuân Sơn – GĐ Sở TT&TT tỉnh TT-Huế trăn trở.
 |
Khi đến chợ, thiểu thương chỉ cần đưa Thẻ kiểm soát dịch bệnh cho ban quản lý chợ quét mã. |
Ngày 19/9/2021, sau khi mã QR quốc gia được kết nối, GĐ Sở TT&TT tỉnh Huế đã có sáng kiến làm Thẻ kiểm soát dịch bệnh gắn mã QR quốc gia và đã được UBND Tỉnh chấp thuận.
Mã QR quốc gia là chủ trương mang tính chiến lược của Bộ TT&TT và đã được tỉnh TT-Huế gấp rút triển khai. Dùng mã QR quốc gia thì người dân Huế ra khỏi tỉnh vẫn dùng được, người ngoài tỉnh vào Huế vẫn dùng được, đi đâu cũng dùng được.
Với sự quan tâm, hỗ trợ của lãnh đạo Bộ TT&TT và Trung tâm công nghệ phòng chống dịch Covid-19 quốc gia, việc cấp Thẻ kiểm soát dịch bệnh gắn mã QR quốc gia đã được tỉnh TT-Huế gấp rút hoàn thiện.
5 năm ấp ủ ý tưởng không thực hiện được, nhưng chỉ chưa đầy 1 tháng, toàn tỉnh TT-Huế đã có 714.754 (chiếm hơn 60% dân số toàn tỉnh) người đăng ký và kích hoạt Thẻ kiểm soát dịch bệnh gắn mã QR quốc gia.
 |
Trung tâm giám sát, điều hành ĐTTM Huế được xem là cơ quan đầu não tiếp nhận thông tin. |
“Kiểm soát ra vào bằng quét mã QR trên Thẻ kiểm soát dịch bệnh của người dân hiệu quả hơn nhiều so với cách làm thụ động dán mã QR tại điểm kiểm soát.
Lúc này việc quản lý của chính quyền sẽ là quản lý cơ sở kinh doanh, các điểm kiểm soát thay vì quản lý hành vi, ý thức của người dân”, ông Sơn nhấn mạnh.
Câu chuyện của Huế và thước đo lòng dân
Một ngày giữa tháng 10/2021, khu vực cổng chính chợ Đông Ba (TP Huế) bỗng trở nên tấp nập lạ thường, đây là điều ít thấy trong thời điểm chính quyền có những khuyến cáo hạn chế tập trung đông người.
Đi sâu vào cổng, bàn ghế được Ban quản lý chợ đặt ngay ngắn theo từng dãy tách biệt. Hệ thống máy tính, các thành viên đội tình nguyện cũng được bố trí đầy đủ.
Anh Nguyễn Cảnh Thành Luân – Thành viên đội phản ứng nhanh (FUN75) cho biết, họ đang dốc thời gian, lực lượng để hỗ trợ người dân đến chợ đăng kí Thẻ kiểm soát dịch bệnh gắn mã QR quốc gia.
 |
Dùng Smartphone quét mã QR cá nhân để vào cơ quan. | Nơi đây mỗi ngày tiếp nhận hàng trăm cuộc gọi, phản ánh của người dân. |
|
Sau khoảng 10 phút chờ đợi, nhờ sự hỗ trợ của các tình nguyện viên, tiểu thương Nguyễn Thị Minh Hiếu (trú phường Tây Lộc, TP Huế) với ánh mắt vui mừng, cầm trên tay tấm Thẻ kiểm soát dịch bệnh khoe với phóng viên.
“Tôi thấy cách làm này của chính quyền rất hay. Thay vì như trước đây, mỗi lần đi đâu hay đến chợ, các tiểu thương phải khai báo y tế thì giờ đây, chúng tôi đeo tấm thẻ trước ngực, đưa mã QR cho ban quản lý quét rồi vào yên tâm buôn bán”, bà Hiếu chia sẻ.
Vừa có chuyến công tác vào tỉnh TT-Huế, chia sẻ với VietNamNet, ông Hoàng Anh Tú – Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ TT&TT) nhận định, TT-Huế là mô hình cần nhân rộng với cả nước trong việc đưa ứng dụng CNTT vào phòng, chống dịch.
Theo ông Tú, có nhiều câu chuyện về ứng dụng CNTT trong phòng, chống dịch của TT-Huế cần được chia sẻ, trong đó có câu chuyện về Thẻ kiểm soát dịch bệnh gắn mã QR quốc gia; câu chuyện về phác đồ công nghệ phòng chống dịch của TT-Huế và đặc biệt là Xây dựng niềm tin của người dân vào công nghệ.
Dẫn dụ cụ thể về những câu chuyện này, ông Tú nhấn mạnh, không phải ngẫu nhiên mà kể từ đợt bùng phát dịch thứ 4, TT-Huế chưa một lần phải thực hiện giãn cách xã hội, mọi hoạt động của chính quyền, doanh nghiệp, người dân vẫn diễn ra bình thường.
“Cùng với các phương pháp khác, TT-Huế kiểm soát, phòng dịch từ xa bằng công nghệ. Khi công nghệ được xem như một liều “vắc xin” chống dịch thì nó sẽ phát huy hiệu quả”, Phó Vụ trưởng Hoàng Anh Tú nhấn mạnh.
Ông Tú chia sẻ, trước đây, mã QR được dán cố định tại điểm kiểm soát và người dân cần có Smartphone và cần tự giác quét. Cách làm này không phát huy được hiệu quả truy vết vì số lượng ghi nhận quét QR rất thấp.
 |
Phó Vụ trưởng Hoàng Anh Tú test mã QR tại Sở TT&TT tỉnh TT-Huế. |
Thẻ kiểm soát dịch bệnh làm theo hướng ngược lại. Ví dụ như tại chợ Đông Ba, có 12 điểm kiểm soát ở 12 cổng ra vào chợ, mọi tiểu thương, mọi người dân ra vào đều được Ban quản lý quét mã QR trên Thẻ kiểm soát.
Người dân cũng có thể dùng Thẻ kiểm soát dịch bệnh cho việc khai báo thông tin tại các điểm tiêm chủng và các điểm xét nghiệm.
Với sự hỗ trợ, đào tạo, tập huấn của Trung tâm công nghệ và các doanh nghiệp, đến ngày 03/10/2021, TT-Huế đã đạt 262.167 mũi tiêm trên nền tảng, tỷ lệ 98,01% trên tổng mũi tiêm thực tế.
 |
Bà Hiếu vui mừng cầm trên tay tấm thẻ “hình vuông”. |
“Dữ liệu mũi tiêm của Huế là dữ liệu chuẩn, đã sàng lọc, không bị trùng lặp, nhập realtime, hoàn thiện trong ngày. Về xét nghiệm, đạt 11.791 dữ liệu trên nền tảng xét nghiệm, toàn bộ 156 cơ sở xét nghiệm dùng nền tảng xét nghiệm và trả kết quả nhanh của Trung tâm công nghệ”, ông Tú đánh giá.
Đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh TT-Huế đã có 714.754 (chiếm 62,84% dân số) Thẻ kiểm soát dịch bệnh được đăng ký, kích hoạt. Đây là số lượng rất ấn tượng sau thời gian gần 1 tháng tỉnh này đưa vào kích hoạt Thẻ kiểm soát dịch bệnh gắn mã QR quốc gia cho người dân.
Với người dân chưa bao giờ dùng Smartphone, tiểu thương quanh năm buôn bán ở chợ, học sinh nhỏ chưa có điện thoại sẽ được cấp thẻ với tiêu đề “Thẻ kiểm soát dịch bệnh”.
Vì thế, đã tạo ra được tâm lý an tâm và tò mò khiến người dân đến điểm quét trải nghiệm và từ đó hình thành các thói quen quét QR. Huế đã làm được một việc khó của giới công nghệ, đó là người dân có niềm tin vào một “mã hình vuông” giúp bảo vệ họ trước dịch bệnh.
“Việc người dân đặt niềm tin vào những tấm thẻ “hình vuông” cho thấy cái tài của người làm công tác quản trị, quản lý.
Khi dân đã tin, thì làm việc gì cũng dễ. Cái khó nhất là lấy được lòng tin của dân, và công nghệ thì luôn minh bạch, số liệu thì không biết nói dối.
Cái thành công của TT-huế là làm đơn giản hóa công nghệ, quản trị một cách linh hoạt và nhìn vào hiệu quả thực tế áp dụng chứ không phải cứng nhắc, bắt người dân chạy theo quyết sách của chính quyền”, Phó Vụ trưởng Hoàng Anh Tú nhấn mạnh.
Quang Thành

Bài 1: Giấy thông hành 'đặc biệt' của người dân TT-Huế giữa đại dịch
Xem công nghệ như một liều “vắc xin” để chống dịch và luôn kiên định 5 nguyên tắc “ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch”, tỉnh TT-Huế được đánh giá là một trong những tỉnh, thành kiểm soát tốt dịch bệnh.
" alt="Chống dịch bằng công nghệ và cái tài của người quản trị"/>
Chống dịch bằng công nghệ và cái tài của người quản trị

Meta Spatil Moon - không gian ảo đầu tiên của vũ trụ Meta Spatial.Số liệu thống kê của CoinMarketCap cho thấy, sau một tháng ra mắt với cộng đồng, vũ trụ ảo Meta Spatial với sản phẩm đầu tiên là Meta Spatil Moon đã nhận được sự quan tâm của khoảng gần 1 triệu người trên khắp thế giới.
Chỉ sau vài tuần ra mắt, cộng đồng của Meta Spatial đã lên đến con số gần 100 nghìn người. Đây là những con số thống kê đáng nể, cho thấy niềm tin và sự ấn tượng của người dùng với một dự án công nghệ còn khá non trẻ của người Việt.
Đặc biệt, sau một tháng hoạt động, Meta Spatial đã nhận được đầu tư từ hơn 100 quỹ đầu tư trên thế giới. Trong đó, có thể nhắc đến nhiều quỹ đầu tư tên tuổi như: Okex, Polygon, Mexc, CMC, X21, Master Venture, Redkite, ZBS, Au21…
Meta Spatial được đánh giá là một trong những dự án đầu tiên xây dựng một thế giới metaverse đúng nghĩa. Bằng việc sử dụng các công nghệ AR, VR, MR, XR, Meta Spatial hứa hẹn sẽ mang đến những trải nghiệm chưa từng có cho người sử dụng.
 |
Để đưa người thực vào trong thế giới ảo đòi hỏi công nghệ hết sức phức tạp. Meta Spatial hiện đã có thể làm ra các nhân vật 3D giống với người thật với khả năng tương tác trong thế giới 3 chiều. |
Theo ông Ngô Văn Cường – Founder/CTO của Meta Spatial, việc tạo hình được một nhân vật 3D giống với người thật ở ngoài đời đã là rất khó. Để nhân vật 3D đó di chuyển trong phối cảnh 3D hay các không gian ảo còn khó hơn nhiều.
Meta Spatial đã làm được việc đó khi cho phép người dùng biến hình ảnh của mình thành một nhân vật có khả năng tương tác trong thế giới ảo.
Người dùng sẽ có thể sử dụng nhân vật ảo của họ để chơi các trò chơi 3D. Họ cũng có thể tham gia các triển lãm nghệ thuật, show diễn thời trang, sự kiện âm nhạc ảo hay đến một rạp chiếu phim ảo trong vũ trụ metaverse của Meta Spatial.
Để làm được điều này, Meta Spatial sẽ tạo ra nhiều không gian khác nhau trong vũ trụ ảo Meta Spatial để người dùng trải nghiệm. Tham vọng của Meta Spatial là tạo ra nhiều không gian trong một vụ trụ ảo và trở thành đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ để tạo ra một vũ trụ ảo metaverse có tính ứng dụng trong thế giới thật.
 |
Ông Ngô Văn Cường – Founder/CTO của Meta Spatial, dự án vũ trụ ảo metaverse của người Việt Nam. |
Theo ông Cường, để làm được đó, Meta Spatial đã xây dựng sẵn một nền tảng công nghệ hỗ trợ cho các startup khác có thể xây dựng những ứng dụng metaverse phục vụ cho cộng đồng. Meta Platform sẽ là nền tảng đầu tiên trên thế giới cho phép sự cá nhân hoá tuyệt đối để đưa một công dân từ thế giới thực vào trong thế giới ảo.
“Việc đưa người thực vào trong thế giới ảo là công nghệ hết sức phức tạp. Đây chính là sứ mệnh của Meta Spatial và chúng tôi đang trong giai đoạn hoàn thành nền tảng công nghệ này. Meta Platform sẽ được công bố đến cộng đồng trong một vài tuần tới để hỗ trợ cho bất kỳ startup nào muốn tham gia vào hệ sinh thái vũ trụ ảo.”, CTO của Meta Spatial chia sẻ.
Trọng Đạt

Người Việt cũng có thể tự tạo những vũ trụ ảo Metaverse
Ai cũng có thể có một cuộc sống khác bên trong một thế giới ảo. Điều tưởng chừng như chỉ có trong những bộ phim viễn tưởng đó lại đang trở nên rất gần.
" alt="Startup vũ trụ ảo Việt Nam nhận đầu tư từ nhiều quỹ quốc tế"/>
Startup vũ trụ ảo Việt Nam nhận đầu tư từ nhiều quỹ quốc tế