当前位置:首页 > Công nghệ

Thoái hóa đất và rủi ro đe dọa "túi tiền" 44.000 tỷ USD của thế giới

Rủi ro kinh tế từ thoái hóa đất

Đất khỏe là nền tảng cho sự sống trên trái đất. Thế nhưng,áihóađấtvàrủirođedọaquottúitiềnquottỷUSDcủathếgiớkêt quả bóng đa tài nguyên đất đai đang ngày càng suy thoái. Số liệu của Bloombergcho biết, ước tính 40% diện tích đất đai trên trái đất đã bị suy thoái. Đáng báo động hơn, mỗi năm có thêm 100 triệu ha đất bị thoái hóa.

95% nguồn cung thực phẩm trên trái đất phụ thuộc vào "sức khỏe" của đất đai. Không chỉ nông nghiệp là lĩnh vực bị đe dọa khi tài nguyên đất cạn kiệt. Những cánh rừng, đồng cỏ, đất đầm lầy và các loại đất khác cũng đang bị suy thoái nhanh chóng. Nhiều ngành công nghiệp lớn từ dược phẩm, may mặc đến xây dựng và sản xuất đều cần các nguyên vật liệu có nguồn gốc từ rừng và đất giàu dinh dưỡng.

Báo cáo của Công ước Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa (UNCCD) cho biết một nửa GDP thế giới (vào khoảng 44.000 tỷ USD) phụ thuộc trung bình hoặc cao vào đất khỏe.

Nếu không có giải pháp ngay lập tức cho vấn đề suy thoái đất đai, sa mạc hóa và hạn hán, thế giới sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ về các vấn đề an ninh lương thực, di cư khí hậu cũng như những tác động tàn khốc đến sinh kế lẫn nền kinh tế.

Hội nghị lần thứ 16 các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa (COP16) diễn ra tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia từ ngày 2/12 nhằm kêu gọi các nỗ lực toàn cầu nhằm tăng cường khả năng phục hồi sau hạn hán.

"Suy thoái đất đai ảnh hưởng khắp nơi trên hành tinh của chúng ta", tiến sĩ Osama Ibrahim Faqeeha, Thứ trưởng Môi trường Saudi Arabia đồng thời là cố vấn COP16 cho biết.

Ông cho rằng những vấn đề như di cư vì hạn hán và sa mạc hóa, người tiêu dùng phải đối mặt với giá thực phẩm tăng cao, nông dân phải chịu thiệt hại về năng suất hoặc các doanh nghiệp phải đối mặt với bất ổn chuỗi cung ứng đều là những cuộc khủng hoảng toàn cầu đòi hỏi giải pháp quốc tế.

Các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, khai thác mỏ không đúng cách, ô nhiễm, phá rừng và chăn thả quá mức đều góp phần vào suy thoái đất đai. Vấn đề này cũng liên quan chặt chẽ đến biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học.

Theo Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), một trong những yếu tố thúc đẩy vấn đề suy thoái đất đai là mối đe dọa ngày càng tăng của hạn hán. Gần 2/3 dân số thế giới hiện đang đối mặt với tình trạng thiếu nước. Tỷ lệ này có thể lên tới 75% vào năm 2050, khiến hạn hán trở thành một vấn đề cấp bách cần thảo luận tại COP16. Chỉ riêng năm 2022, đã có 1,84 tỷ người phải đối mặt với hạn hán.

Để tăng cường giám sát và chuẩn bị ứng phó với hạn hán trên toàn cầu, Saudi Arabia đã lên kế hoạch khởi động Quan hệ đối tác toàn cầu về khả năng chịu đựng hạn hán trong sự kiện này.

"Hạn hán là một tình trạng khẩn cấp về môi trường và kinh tế. Cộng đồng quốc tế phải hành động quyết liệt đối với vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh kế của rất nhiều người trên toàn thế giới", ông Faqeeha nói.

Thoái hóa đất và rủi ro đe dọa túi tiền 44.000 tỷ USD của thế giới - 1

Ước tính rằng 40% diện tích đất đai trên trái đất đã bị suy thoái (Ảnh: Bloomberg).

Cần nhiều nguồn lực phục hồi đất đai

Từ chiến dịch thập kỷ phục hồi hệ sinh thái của Liên Hợp Quốc (2021-2030), chính phủ các nước đã cam kết khôi phục 1,5 tỷ ha đất vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu lớn này cần một cơ chế ngắn hạn để các quốc gia và công ty để đẩy nhanh quá trình khôi phục đất đai.

Tiến sĩ Faqeeha cho biết đây là cơ chế thiết yếu này sẽ giúp làm chậm quá trình suy thoái đất đai và đẩy nhanh quá trình phục hồi. Tuy nhiên, thực tế hiện nay quá ít quốc gia bắt tay vào hành động thực sự.

Ngoài ra, những chiến dịch phục hồi tài nguyên đất cũng cần nhiều cam kết và nguồn lực hơn để có tác động mang tính toàn cầu. Các nhà tổ chức đang vận động có thêm nhiều công cụ tài chính mới, khuyến khích các chính phủ mạnh mẽ hơn.

Theo Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), tổng số tiền tài trợ từ cả khu vực công và tư để giải quyết biến đổi khí hậu là khoảng 200 tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, chỉ có 35 tỷ USD trong đó được đến từ khu vực tư nhân. UNEP ước tính rằng nguồn vốn cho các giải pháp dựa vào thiên nhiên phải tăng gấp 3 lần so với mức hiện tại, đạt 542 tỷ USD mỗi năm vào năm 2030 nếu thế giới muốn đạt được các mục tiêu về biến đổi khí hậu.

Ông Faqeeha cho rằng thế giới đang xem đất đai là nguồn lực hiển nhiên, muốn có được nguồn lợi từ đất nhưng không bỏ ra chi phí môi trường để duy trì chúng.

Một mục tiêu chính của Hội nghị COP16 là thay đổi nhận thức của khu vực tư nhân với các khoản đầu tư tích cực đối với thiên nhiên, giúp thu hẹp khoảng cách về nguồn lực phục hồi tài nguyên đất đai.

"Đầu tư vào đất đai là điều tất yếu cũng là cơ hội lớn. Mỗi USD đầu tư vào phục hồi đất đai và quản lý bền vững sẽ mang lại lợi nhuận lên tới 30 USD", ông Faqeeha nhấn mạnh.

分享到: