Quan sát con khi tắm có thể giúp phát hiện sớm bệnh lý phổ biến này ở trẻ
Ngay khi vừa kết thúc kỳ thi học kỳ 2,átconkhitắmcóthểgiúppháthiệnsớmbệnhlýphổbiếnnàyởtrẻlịch u23 bé V.A (8 tuổi, Quảng Bình) được bố mẹ đưa ra Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) điều trị cong vẹo cột sống.
Bố bé cho biết nửa năm trước, khi tắm cho con, gia đình phát hiện vai bé bên thấp, bên cao. Một phần hông bé nhô ra ngoài, xương sườn nhô lên một bên, chân lệch. Đưa con đi khám ở huyện, tỉnh, ra bệnh viện trung ương, gia đình nhận kết quả chẩn đoán con gái bị cong vẹo cột sống bẩm sinh, lệch 54 độ so với trục thẳng.
Vẹo cột sống không chỉ khiến bé bị lệch vai, thân người, xương chậu mà vùng tam giác cạnh thân (khi tay buông thõng) bên phải cũng rộng hơn hẳn so với bên còn lại. Để cải thiện cong vẹo, mấy tháng qua, bé phải liên tục tập đu xà, bàn tay đầy vết chai xước.
“Bé được phát hiện bệnh khá muộn, có chỉ định phẫu thuật để ngăn tiến triển cong vẹo”, PGS.TS Đinh Ngọc Sơn, Phó Viện trưởng Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Việt Đức, chia sẻ thông tin với gia đình ngày 22/5.
Gù vẹo cột sống khá phổ biến. Số trẻ em bị bệnh chiếm 0,5-1% dân số. 80% trường hợp chưa tìm ra nguyên nhân. Số còn lại có thể do nhiễm trùng, chấn thương, ngồi lệch tư thế hoặc mắc các dị tật đốt sống từ khi còn trong bào thai (bẩm sinh).
Theo PGS Sơn, bệnh cần phát hiện sớm, nếu không can thiệp sẽ ảnh hưởng nặng nề sự phát triển của cột sống, phổi (khiến trẻ dễ suy hô hấp), tim mạch, lồng ngực, hệ tiêu hóa...
Phát hiện sớm dấu hiệu trẻ cong vẹo cột sốngkhông quá khó, nhất là khi trẻ biết ngồi, biết đi. Người lớn chỉ cần quan sát kỹ khi trẻ đứng, đặc biệt là khi tắm, vệ sinh cho trẻ.
- Trẻ ở tư thế đứng, nhìn từ phía sau, quan sát 2 vai có cân bằng hay không. Nếu vai cao, vai thấp là bất thường.
- Quan sát thân người có thẳng trục hay không, có dáng chữ S, chữ C; hai bên hông, 2 tay, 2 chân (khi bước đi) có bị lệch không.
- Nghiệm pháp ADAM: Trẻ đứng, đầu gối thẳng, người cúi về phía trước, tay đặt lên gối, trẻ cong vẹo cột sống thường có vai cao vai thấp tương đối rõ; Xuất hiện ụ gồ vùng lưng.
- Thân mình, vùng lưng, thắt lưng trẻ có thể có đám da đổi màu (màu bã cà phê).
Dù dấu hiệu nhận biết khá rõ, nhưng trong 2 đợt khám, tư vấn miễn phí bệnh này tại Bệnh viện Việt Đức tổ chức từ ngày 17-19/5 và ngày 22-26/5, nhiều trẻ phát hiện bệnh muộn, có biến chứng. Thậm chí, có bệnh nhân 16 tuổi góc vẹo cột sống lên đến 120 độ, ảnh hưởng chức năng hô hấp, rối loạn thông khí phổi...
Điều trị cong vẹo cột sống ở trẻ khác người lớn
Theo PGS Sơn, điều này do đặc điểm giải phẫu sinh lý của trẻ là cột sống còn tiếp tục phát triển. Với người trưởng thành bị cong vẹo sẽ được nắn chỉnh, hàn xương để xương vẹo không phát triển nữa. Tuy nhiên, ở trẻ, nếu hàn xương cố định sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển chung của cột sống, gây ra hội chứng phát triển lệch.
Xương trẻ phát triển nhanh, vì thế việc khám, theo dõi định kỳ 6 tháng/lần rất quan trọng. Trẻ phát hiện sớm, mức độ nhẹ, có thể điều trị bảo tồn như thay đổi tư thế ngồi, tích cực tập vận động, đu xà, tích cực chơi thể thao, mặc áo chỉnh hình, tập phục hồi chức năng.
Nặng hơn, nếu phải phẫu thuật (thường cho trẻ từ 4 tuổi trở lên), Bệnh viện Việt Đức sử dụng hệ thống nẹp tăng trưởng giúp kiểm soát bệnh không nặng lên, cải thiện đáng kể tình trạng cong vẹo, đồng thời cột sống bé tiếp tục phát triển hài hòa. Trẻ vẫn đạt chiều cao như bình thường.
Thanh rọc trượt vít theo cột sống trẻ sẽ dài ra theo sự phát triển của trẻ. Trẻ được hạn chế mổ hơn, 3-4 năm mới phải đi khám lại để thay mới (phương pháp truyền thống là 6-9 tháng). Khi trưởng thành, cột sống ổn định, có thể trẻ không phải phẫu thuật lại. Trường hợp cần, thầy thuốc xem xét phương án mổ nắn chỉnh, đóng cứng như với người lớn.
Đến viện ngay nếu có triệu chứng cột sống nhiều người trẻ tuổi gặpNếu thấy đau vùng cổ, vai, gáy, lan xuống tay, bạn cần cẩn thận vì đó có thể là dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Nhiều người mới 20-30 tuổi đã bị bệnh này.